Top 6 Bài soạn "Cô bé bán diêm" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

620

An-đéc-xen (1805- 1875) là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. Văn bản...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cô bé bán diêm" số 1

Đọc hiểu văn bản:

1. Những chi tiết thể hiện thời gian và địa điểm cô bé xuất hiện

“Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối” là câu văn mở đầu, giới thiệu hoàn cảnh của nhân vật.

2. Những hình ảnh hiện lên mỗi khi cô bé quẹt diêm

- Lần 1: một lò sưởi bằng sắt có trang trí với những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Em rất lạnh, ước mơ có một cái lò sưởi ấm áp

- Lần 2: bán ăn với khăn trắng, bát đĩa sứ quý giá và con ngỗng quay đang cắm sẵn dao ăn, phuốc - sét tiến về phía cô bé. Vì bụng trống rỗng, em ước sao có một bàn ăn thật thịnh soạn.

- Lần 3: cây thông No-en sang trọng hiện lên trước mắt em. Lần này, em ước mơ được vui chơi trong ngày lễ hội.

- Lần 4: em nhìn thấy người bà hiền hậu của mình đang cười với em. Lần này, khao khát tình thương đã chiếm lấy tâm trí cô bé. 

3. Giấc mơ nào của cô bé được thực hiện qua tranh minh họa?

- Tranh minh họa hình ảnh cô bé đang nắm tay người bà bay lên trời. Điều này phù hợp với điều ước cuối cùng của em. Điều ước muốn đi theo bà, muốn sống cùng bà những ngày tháng thật hạnh phúc.

4. Kết thúc của câu chuyện

Soạn bài Cô bé bán diêm

Cô bé chết vì lạnh ở một xó tường trong ngày đầu năm mới, nhưng với một nụ cười trên môi.


Trả lời câu hỏi bài soạn

1. Thời gian và địa điểm của câu chuyện cho thấy gia cảnh của cô bé như thế nào?

- Cô bé xuất hiện trong một đêm tuyết rơi dày đặc, đầu trần, chân đất và một giỏ đầy những bao diêm. 

- Trong đêm giao thừa, lẽ ra mọi người đã phải về đoàn tụ cùng gia đình ở bên một mâm cỗ ấm áp, thì một đứa bé như cô lại phải lầm lũi dưới trời tuyết để bán những bao diêm. 

- Gia cảnh của cô bé qua hình ảnh trên vô cùng bất hạnh

2. Nhưng chi tiết thực và mộng ảo cùng giấc mơ của cô bé bán diêm

- Hình ảnh thực hoàn toàn trái ngược so với mộng ảo của cô bé. 

    + Cô bé ước mơ có được một lò sưởi: trái ngược với hiện thực trời tuyết rét buốt

    + Cô bé ước mơ có một bàn ăn thịnh soạn: khác hẳn với thực tại rằng bụng cô bé đang reo lên vì đói.

    + Cô bé ước mơ có một cây thông no-en sang trong: khác hẳn với bức tường lạnh lẽo đầy rong rêu trước mắt cô

    + Cô bé ước mơ gặp bà: trái ngược với hiện tại bị ghẻ lạnh khi sống với cha và dì ghẻ

3. Ý nghĩa của câu chuyện Cô bé bán diêm

- Câu chuyện kết thúc không có hậu. Có nhiều ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện:

+ Trong cuộc sống còn rất nhiều góc tối mà chúng ta không nhìn thấy được, cũng như góc tường nơi cô bé đã không ngừng mơ mộng về những ảo ảnh tốt đẹp

+ Khi hiện thực quá khắc nghiệt, con người thường mơ mộng đến những điều tốt đẹp, nhưng mơ mộng cũng sẽ biến mất như cái cách mà que diêm vụt tắt mang theo những ước mơ của cô bé

+ Xã hội bấy giờ thật vô tâm và tàn nhẫn, để những đứa trẻ - lứa tuổi mà đáng ra em phải được học tập và vui chơi - phải chịu nhiều đau khổ.

4. Những đặc điểm cổ tích trong truyện cô bé bán diêm

- Kiểu nhân vật: nhân vật chính nghèo khổ

- Kết thúc truyện: dù cô bé bán diêm chết cóng, như đây vẫn được xem là một cái kết nhân đạo, vì em hoàn thành được ước muốn được sống cùng bà. Giả thử em còn sống, lại còn bao nhiêu đêm rét lạnh như thế?

- Ý nghĩa: giáo dục cách thương yêu con người và san sẻ giúp đỡ người có hoàn cảnh bất hạnh

5. Liên hệ bản thân từ câu chuyện Cô bé bán diêm

- Những bạn không có điều kiện đi học. Cũng giống như cô bé bán diêm, luôn mơ ước về một điều xa xôi và khó khăn

- Những việc làm để giúp đỡ bạn: quyên góp tập sách, quần áo cho bạn có động lực đến trường

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cô bé bán diêm" số 2

1. Chuẩn bị

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

- Các sự kiện chính và diễn biến nội dung câu chuyện:

  • Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
  • Cô bé lần lượt quẹt các que diêm.
  • Lần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.
  • Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay.
  • Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra.
  • Lần thứ tư: Bà mỉm cười hiền hậu.
  • Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.
  • Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

- Các nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm, người bà, người bố.

  • Cô bé bán diêm: hiền lành, ngoan ngoãn.
  • Người bà: hiền từ, nhân hậu
  • Người bố: độc ác

- Những chi tiết kì ảo: Mỗi lần quẹt diêm, cô bé sẽ nhìn thấy những khung cảnh kỳ diệu (lò sưởi, căn phòng có bàn ăn, cây thông Noel, người bà)

- Ý nghĩa, thông điệp của truyện: Truyện gửi gắm bài học về tình yêu thương giữa con người, phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm.

* Đôi nét về tác giả:

- An-đéc-xen (1805 - 1875) là nhà văn người Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Nhiều truyện của ông được biên soạn lại từ những truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông sáng tạo ra.

- Một số tác phẩm quen thuộc như: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…

* Đôi nét về Cô bé bán diêm:

- Bố cục: 3 phần.

  • Phần 1: Từ đầu đến “Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Họ đã về chầu thượng đế”. Các lần em bé quẹt que diêm và mộng tưởng thành sự thật.
  • Phần 3. Còn lại. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

- Tóm tắt: Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội - người yêu thương em nhất cũng đã qua đời. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.


2. Đọc hiểu

Câu 1. Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

  • Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.
  • Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

Câu 2. Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.

Những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt diêm:

  • Lần thứ nhất: lò sưởi
  • Lần thứ hai: căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay
  • Lần thứ ba: cây thông Noel
  • Lần thứ tư: người bà
  • Lần cuối cùng: gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

=> Đó đều là những hình ảnh trong mơ, không có thật.

Câu 3. Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

Giấc mơ của em bé: được gặp lại và sống cùng với người bà của mình.

Câu 4. Chú ý kết thúc của câu chuyện.

Kết thúc của câu chuyện đó là cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

  • Thời gian: sáng sớm hôm sau.
  • Không gian: ở một xó tường lạnh lẽo.
  • Hình ảnh: Một cô bé có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười nhưng em đã chết cóng.
  • Lý do: Không có ai quan tâm, giúp đỡ. Gia đình thì ghẻ lạnh, thờ ơ.

=> Tố cáo một xã hội thờ ơ, vô cảm.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

- Thời điểm bán diêm: Đêm giao thừa rét mướt.

- Không gian bán diêm: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

- Hình ảnh cô bé bán diêm:

  • Ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà.
  • Nghĩ đến nếu không bán được diêm mà trở về nhà sẽ bị bố đánh.
  • Thu đôi chân cho đỡ lạnh nhưng càng lúc càng rét buốt hơn.
  • Đôi bàn tay cứng đờ ra vì lạnh giá.

- Điều đó cho thấy cảnh ngộ của cô bé bán diêm: Sự nghèo khổ thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu được bao bọc của những người thân trong gia đình.

Câu 2. Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

- Lần quẹt diêm thứ nhất:

  • Mộng ảo: Một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
  • Hiện thực: Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút.

- Lần quẹt diêm thứ hai:

  • Mộng ảo: Một tấm rèm bằng vải màu. Trong nhà có bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay.
  • Hiện thực: Những bức tường dày đặc và lạnh lẽo.

- Lần quẹt diêm thứ ba:

  • Mộng ảo: Một cây thông Nô-en lớn và được trang trí lộng lẫy.
  • Hiện thực: Bầu trời đầy sao.

- Lần quẹt diêm thứ tư:

  • Mộng ảo: Bà đang mỉm cười.
  • Hiện thực: Bà biến mất.

=> Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương, nhưng lại có một tâm hồn trong sáng, nhân hậu. Cô bé luôn khao khát được sống trong một gia đình hạnh phúc, được hưởng tình yêu thương từ những người thân.

Câu 3. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Ý nghĩa câu chuyện: Tác phẩm Cô bé bán diêm đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.

Câu 4. Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa...).

- Kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh.

- Kết thúc có hậu: Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.

- Yếu tố tưởng tượng, kì ảo: Những hình ảnh hiện ra sau mỗi lần quẹt diêm.

- Ý nghĩa: Bài học về tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ những bạn ấy?

  • Những bạn nhỏ mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi…
  • Một số việc làm như: ủng hộ sách vở quần áo, đến thăm và động viên các bạn…
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cô bé bán diêm" số 3

1. Chuẩn bị - Soạn Cô bé bán diêm sách Cánh Diều

(SGK trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)

- Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích

- Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen ( Hans Christian Andersen)

Gợi ý:

- Sự việc chính trong truyện Cô bé bán diêm:

  • Hoàn cảnh đáng thương của cô bé
  • Lần quẹt diêm đầu tiên: lò sưởi
  • Lần quẹt diêm thứ hai: bàn ăn và con ngỗng quay
  • Lần quẹt diêm thứ ba: cây thông noel
  • Lần quẹt diêm thứ tư: bà
  • Lần quẹt diêm cuối cùng: quẹt hết một bao diêm để níu bà ở lại.
  • Cùng bà đi về với chúa Trời

- Nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm

  • Hoàn cảnh: nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất, gia sản tiêu tán em phải xa ngôi nhà đầm ấm để xui rúc trong một xó tối tăm, luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập của cha
  • Ngoại hình, trang phục: đầu trần, chân đất, quần áo không đủ ấm
  • Tính cách: hiền lành, ngoan ngoan

- Những chi tiết kì ảo ở chỗ mỗi lần quẹt diêm hiện lên trước mắt em là những khung cảnh kì diệu khác nhau:

  • Lần 1: que diêm sáng rực như than hồng, tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng.
  • Lần 2: Bức tường như biến mất, bàn ăn với những thứ quý giá và ngỗng quay xuất hiện. Con ngỗng mang theo dao ăn và phuốc-sét căm trên lưng nhảy ra khỏi đĩa tiến về chỗ em bé
  • Lần 3: hiện 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy
  • Lần 4,5: hiện lên hình ảnh người bà

- Ý nghĩa thông điệp: thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua câu truyện người đọc đã cảm nhận được một cách rất chân thực và sâu sắc thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.

- Nhà văn Hans Christian Andersen:

  • Hans Chiristian Andersen (1805-1875) là người Đan Mạch, cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng như "Nàng tiên cá", "Cô bé bán diêm", "Chú lính chì dũng cảm"... Gắn liền với tuổi thơ của trẻ em trên khắp thế giới, Andersen đã mang đến những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc hấp dẫn qua từng câu chữ, ông trở thành nhà văn của những "độc giả nhí" mọi thời đại.
  • Tinh tế và ý nghĩa, những câu chuyện cổ tích của nhà văn người Đan Mạch vẫn còn được ái mộ tới ngày nay, bất chấp quy luật khắc nghiệt của thời gian. Với gia tài truyện cổ tích đồ sộ, Anderden được mệnh danh là "ông vua truyện cổ tích". Theo UNESCO, Hans Christian Andersen là nhà văn có tác phẩm được dịch nhiều thứ tám trên thế giới. Các tác phẩm của ông được dịch ra 125 ngôn ngữ khác nhau nhưng không phải tất cả chuyển ngữ đều đảm bảo được ý nghĩa câu chuyện gốc mà nhà văn người Đan Mạch muốn kể.

2. Đọc hiểu - Soạn Cô bé bán diêm sách Cánh Diều

*Câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 17 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

X

Câu hỏi: Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

Gợi ý:

- Thời gian: Đêm giao thừa, trời rét mướt.

- Đại điểm: trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

Câu 2 trang 18 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2

Gợi ý:

- Hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt diêm:

  • Lần 1: hình ảnh lò sưởi.
  • Lần 2: bàn ăn với đồ dùng quý giá và cả ngỗng quay.
  • Lần 3: hiện lên 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy
  • Lần 4,5: hiện lên hình ảnh người bà

Câu 3 trang 19 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

Gợi ý:

Bức tranh thể hiện giấc mơ được đoàn tụ về người bà hiền hậu của em bé. Em ước được sống hạnh phúc bên bà, không còn đói ret, đau buồn đe dọa nữa.

Câu 4 trang 20 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Chú ý kết thúc của câu truyện

Gợi ý:

Câu truyện có một kết thúc buồn,rất đáng thương. Đêm giao thừa lẽ ra một cô bé như em sẽ được ở bên gia đình ấm cũng nhưng em lại phải chịu rét và đói trong đêm giao thừa để rồi em đã chết.


*Câu hỏi cuối bài - Soạn Cô bé bán diêm sách Cánh Diều

(SGK trang 20 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)

Câu 1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

Gợi ý:

- Bối cảnh của câu chuyện là đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết rơi phủ kín mặt đất. Cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, cả ngày chưa bán được bao diêm nào đang dò dẫm trong bóng tối.

- Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, đêm giao thừa lạnh giá vẫn ở ngoài trời với đầu trần chân đất và chiếc bụng đói, do cả ngày không bán được bao diêm nào mà em không dám trở về nhà vì bố sẽ đánh em.

Câu 2. Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Gợi ý:

- Chi tiết hiện thực:

  • Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút
  • Trước mặt em là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo
  • Chỉ có trời đầy sao
  • Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét
  • Em bé đã chết trên nền tuyết giá lạnh

- Chi tiết mộng ảo:

  • Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng
  • Tường được thay bằng tấm rèn bằng vài màu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Ngỗng nhảy ra khởi đĩa mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía em
  • Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng
  • Bà em đang mỉm cười với em
  • Bà nắm lấy tay em cả hai cùng bay vụt lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa

- Nhận xét về nhân vật: Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

Câu 3. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Gợi ý:

- Ý nghĩa của câu chuyện: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 4. Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...).

Gợi ý:

- Truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện ở:

  • Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm
  • Kiểu nhân vật: những người hiền lành
  • Truyện có ý nghĩa khuyên răng,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia

Câu 5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể giúp đỡ những bạn ấy

Gợi ý:

- Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn như các bạn nhỏ mồ côi; những bạn nhỏ gia đình khó khăn phải đi bán hàng rong; đánh giày; đi nhặt rác để kiếm tiền sinh hoạt hàng ngày hay những bạn nhỏ ở những vùng xa xôi vẫn ngày ngày phải vào rừng làm rẫy vất vả....

- Hành động: chúng ta có thể tổ chức các đoàn thăm, du lịch tới thăm và động viên các em, hỗ trợ việc làm...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cô bé bán diêm" số 4

Chuẩn bị

- Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích

- Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen ( Hans Christian Andersen)

Bài làm:

Sự việc chính trong truyện Cô bé bán diêm:

+ Hoàn cảnh đáng thương của cô bé

+ Lần quẹt diêm đầu tiên: lò sưởi

+ Lần quẹt diêm thứ hai :bàn ăn và con ngỗng quay

+ Lần quẹt diêm thứ ba :cây thông noel

+Lần quẹt diêm thứ tư: bà

+Lần quẹt diêm cuối cùng :quẹt hết một bao diêm để níu bà ở lại.

+ Cùng bà đi về với chúa Trời

Nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm:

  • Hoàn cảnh: nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất, gia sản tiêu tán em phài xa ngôi nhà đầm ấm để xuii rúc trong một xó tối tăm, luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập của cha
  • Ngoại hình, trang phục: đầu trần, chân đất, quần áo không đủ ấm
  • Tính cách: hiền lành, ngoan ngoan

Những chi tiết kì ảo ở chỗ mỗi lần quẹt diêm hiện lên trước mắt em là những khung cảnh kì diệu khác nhau:

  • Lần 1: hiện lò sưởi
  • Lần 2: hiện 1 bàn đầy đồ ăn
  • Lần 3: hiện 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy
  • Lần 4,5: hiện lên hình ảnh người bà 

Ý nghĩa thông điệp: thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua câu truyện người đọc đã cảm nhận được một cách rất chân thực và sâu sắc thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.


Tìm hiểu về Hans Christian Andersen: Ông sinh tại Odense, Đan Mạch (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875); tiếng Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C. Andersen. Cha của ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người chăm chỉ làm lụng để nuôi gia đình của mình.


Những câu chuyện cổ tích của Andersen, gồm 156 câu chuyện trong chín tập  và được dịch ra hơn 125 ngôn ngữ, đã trở thành văn hóa ăn sâu vào tâm thức tập thể người phương Tây , dễ tiếp cận với trẻ em, nhưng thể hiện những bài học về đức tính và sự kiên cường khi đối mặt nghịch cảnh đối với độc giả trưởng thành. của ông hầu hết các câu chuyện cổ tích nổi tiếng bao gồm "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "The Little Mermaid ", "The Nightingale ", "Chú lính chì dũng cảm", "The Red Shoes ", "Nàng công chúa và hạt đậu", "Cô bé bán diêm' và Thumbelina


Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài:

Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2

Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

CChú ý kết thúc của truyện

Bài làm:

Những chi tiết cho thấy thời gian và địa điểm em bé xuất hiện:

Thời gian:

  • Đêm giao thừa, trời rét mướt
  • Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực rỡ ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà!

Địa điểm: 

+ Góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào

Trong phần 2, mỗi lần quẹt diêm, hình ảnh hiện lên trước mắt cô bé: lò sưởi, bàn ăn thịnh,  soạn, cây thông noen, người bà hiền hậu

Qua bức tranh ta thấy giấc mơ được cùng bà sống đoàn tụ, hạnh phúc của cô bé được thực hiện

Kết thúc của truyện rất đáng thương, hiện thực là cô bé đã chết trong cái đêm lạnh lẽo ấy, em chết vì giá rét 


* Câu hỏi cuối bài

  1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?
  2. Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
  3. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
  4. Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...).
  5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống như những em bé mồ côi ở làng trẻ mồ côi SOS, những em bé vào hoàn cảnh một mình không nơi nương tựa:

1. Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện cho ta biết được cảnh ngộ đáng thương của cô bé:

Câu chuyện lấy bối cảnh vào một đêm giao thừa rét buốt ở xứ ở Bắc  u lạnh giá là hình ảnh của cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối, đối mặt với những trận gió bấc thổi vi vút, với cái lạnh thấu xương của tuyết phủ kín mặt đất và điều đáng thương hơn đó là cả ngày em chưa bán được bao diêm nào

2. 

Những lần quẹt diêm

Mộng tưởng

Hiện thực

1

Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng

Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút

2

Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trăng tinh, trên bàn toàn bát địa vằng sứ quý giá và có cả một con ngống quay

Ngỗng nhảy raz khởi đĩa mạnh cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phieas em

Xung quang những bức tường dày đặc và lạnh lẽo

3

Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tuiwoi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng

Chỉ có đầy trời  đầy sao

4

Bà em đang mỉm cười với em

Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét

5

Bà nắm lấy tay em cả hay cùng bay vịt lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa

Em bé đã chết trên nền tuyết giá lạnh

=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

3. Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

4. Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:

Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm

Kiểu nhân vật: những người hiền lành

Truyện có ý nghĩa khuyên răng,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia

5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn

+ Hành động: chúng ta có thể tổ chức các đoàn thăm, du lịch tới thăm và động viên các em, hỗ trợ việc làm,,,, 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cô bé bán diêm" số 5

Phần I: CHUẨN BỊ

Trả lời câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích.

Phương pháp giải:

Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng từ đó lần lượt trả lời các câu hỏi đối với văn bản này.

Lời giải chi tiết:

- Sự việc chính trong truyện Cô bé bán diêm:

+ Hoàn cảnh đáng thương của cô bé

+ Lần quẹt diêm đầu tiên: lò sưởi

+ Lần quẹt diêm thứ hai : bàn ăn và con ngỗng quay

+ Lần quẹt diêm thứ ba : cây thông noel

+Lần quẹt diêm thứ tư: bà

+Lần quẹt diêm cuối cùng :quẹt hết một bao diêm để níu bà ở lại.

+ Cùng bà đi về với chúa Trời

- Nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm.

+ Hoàn cảnh: nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất, gia sản tiêu tán em phải xa ngôi nhà đầm ấm để chui rúc trong một xó tối tăm, luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập của cha

+ Ngoại hình, trang phục: đầu trần, chân đất, quần áo không đủ ấm

+ Tính cách: hiền lành, ngoan ngoãn

- Những chi tiết kì ảo ở chỗ mỗi lần quẹt diêm hiện lên trước mắt em là những khung cảnh kì diệu khác nhau:

+ Lần 1: hiện lò sưởi

+ Lần 2: hiện 1 bàn đầy đồ ăn

+ Lần 3: hiện 1 cây thông noen trang trí lộng lẫy

+ Lần 4, 5: hiện lên hình ảnh người bà 

- Ý nghĩa thông điệp: thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến thông điệp về tình yêu thương và sự sẻ chia của mỗi người đối với những hoàn cảnh không may.


Trả lời câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen (Hans Christian Andersen)

Phương pháp giải:

Em tham khảo thêm từ sách vở, internet.

Lời giải chi tiết:

An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.

- Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

- Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới.

Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.


Trả lời câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tham khảo ý kiến sau của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dung với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng.”

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm và đối chiếu với nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân.

Lời giải chi tiết:

Nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng đắn khi nhận xét về văn chương của An-đéc-xen. Đây chính là suối nguồn của của đạo đức, tình yêu thương trong xã hội, là những câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn mà các em nên tìm đọc để thấu hiểu và sống tốt hơn.


Phần 2: ĐỌC HIỂU

Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

Phương pháp giải:

Chú ý những hình ảnh, chi tiết nói về thời gian.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy thời gian và địa điểm em bé xuất hiện:

- Thời gian:

+ Đêm giao thừa, trời rét mướt

+ Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực rỡ ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà!

- Địa điểm: Góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào.


Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2)

Lời giải chi tiết:

Trong phần 2, mỗi lần quẹt diêm, hình ảnh hiện lên trước mắt cô bé: lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn, cây thông noen, người bà hiền hậu.


Trả lời câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

Phương pháp giải:

Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Qua bức tranh ta thấy giấc mơ hạnh phúc nhất của em là được gặp bà và sống trong tình yêu thương của bà.


Trả lời câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chú ý kết thúc của truyện.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, nêu sự kiện chính của truyện.

Lời giải chi tiết:

- Kết thúc của truyện là một nỗi đau của em bé đáng thương, hiện thực là cô bé đã chết trong cái đêm lạnh lẽo ấy, em chết vì giá rét nhưng đôi môi vẫn mỉm cười.

- Thông thường, cái chết là một nỗi đau thương nhưng đối với em bé, cái chết là một niềm hạnh phúc vì em thoát khỏi được những nỗi khổ nơi trần gian và trở về đoàn tụ với người bà kính yêu của mình. Điều đó nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh, cơ cực của em bé đáng thương.

CH cuối bài

Trả lời câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

Phương pháp giải:

Đây là quãng thời gian đặc biệt, em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện cho ta biết được cảnh ngộ đáng thương của cô bé:

- Thời gian: vào đêm giao thừa, khi nhà nhà đang sang đèn để cùng nhau tiệc tùng, đón cái tết đầu năm.

- Địa điểm: trong một góc tường, em bé cô đơn ngồi nép thân mình giữa tiết trời rét buốt.

=> Em bé có cảnh ngộ bất hạnh và đáng thương khi rơi vào khoảnh khắc lẽ ra đang được quay quần bên gia đình ấm cúng thì em lại cô đơn ở nơi lạnh lẽo để bán những bao diêm.


Trả lời câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Phương pháp giải:

Đọc lại các lần em bé quẹt diêm, liệt kê những hiện thực và mộng tưởng.

Lời giải chi tiết:

=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.


Trả lời câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Phương pháp giải:

Từ văn bản đã học, em nêu ra điều mà truyện muốn gửi gắm.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của nhà văn với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.


Trả lời câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...).

Phương pháp giải:

Nhớ lại các đặc điểm của truyện cổ tích.

Lời giải chi tiết:

Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:

- Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm.

- Kiểu nhân vật: những người hiền lành.

- Truyện có ý nghĩa khuyên răn,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia.


Trả lời câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ các bạn ấy.

Phương pháp giải:

Nhớ lại những cảnh đời kém may mắn giống nhân vật trong truyện.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh ở làng trẻ SOS, hoặc những bạn nhỏ bị bỏ rơi, những bạn nhỏ mồ côi không nơi nương tựa hoặc những bạn nhỏ ở miền núi xa xôi không có điều kiện được học hành và ăn uống.

- Việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ các bạn ấy:

+ Tổ chức thăm hỏi, trao quà cho các bạn nhỏ khó khan

+ Gom góp sách vở sau mỗi năm học và quần áo không sử dụng đến, đồ dùng học tập để tặng cho các bạn khó khăn,…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cô bé bán diêm" số 6

Chuẩn bị

- Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích

Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen ( Hans Christian Andersen)

Tác giả Hans Christian Andersen

- Hans Christian Andersen (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875; tiếng Việt thường viết là Han-xơ Khơ-rít-chiên An-đơ-sân) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. 

- Thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. 

- Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá. Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.

- Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. 

- Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới”, “Cô bé bán diêm”


Đọc hiểu

Trong khi đọc

Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?

Trả lời:

- Thời gian xuất hiện của em bé là: Vào buổi tối trong đêm giao thừa

- Địa điểm xuất hiện là: Trong góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào trong chút ít.

Câu hỏi trang 18 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.

Trả lời:

- Lần 1: Hình ảnh một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng

- Lần 2: Hình ảnh một tấm rèm vải bằng vải màu. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc – sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé.

- Lần 3: Hình ảnh cây thông Nô – en. Cây này lớn và em trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái

- Lần 4: Hình ảnh bà xuất hiện và bà đang mỉm cười với em.

Câu hỏi trang 19 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?

Trả lời:

- Giấc mơ được sống cùng với bà, được thoát khỏi cuộc sống đầy khó khăn, cực nhọc của hiện tại.

Câu hỏi trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Chú ý kết thúc của truyện.

Trả lời:

- Kết thúc truyện là cái chết của em bé vì cái lạnh giá của đêm giao thừa. Nhưng ta lại thấy đôi má hồng mà nụ cười trên môi em khiến cái chết không còn thê thảm, đáng thương mà nó như một điều kì diệu. Em bé tốt bụng đã bay lên trời cao, thoát khỏi những đói rét đau buồn của hiện tại.


Sau khi đọc

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

Trả lời:

- Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện là :

+ Vào buổi tối trong đêm giao thừa, khi tất cả các gia đình đang quây quần, xum họp đón chờ năm mới.

+ Trong góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào trong chút ít.

- Từ địa điểm, thời gian của em bé ta thấy được cảnh ngộ của em bé thật đáng thương, đáng ra trong ngày giao thừa em phải đang quây quần bên gia đình ấy vậy mà em lại phải đi bán những bao diêm trong lạnh lẽo.

Câu 2 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời:

Những lần quẹt diêm

Mộng tưởng

Hiện thực

1

Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng

Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút

2

Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát địa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay

Xung quang những bức tường dày đặc và lạnh lẽo

3

Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. 

Chỉ có đầy trời  đầy sao

4

Bà em đang mỉm cười với em

Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét

5

Bà nắm lấy tay em cả hai cùng bay lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa

Em bé đã chết vì quá lạnh.

=> Nhận xét của em về cô bé bán diêm: Bạn nhỏ vô cùng đáng thương và tội nghiệp, nhưng lại rất tốt bụng và nhân hậu. Dù trong hoàn cảnh đáng thương, khổ cực nhưng bạn vẫn không ngừng hi vọng mơ ước tới một cuộc sống đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

Câu 3 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến người đọc bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 4 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...).

Trả lời:

* Đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích là:

- Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta.

- Có một số kiểu nhân vật chính: Nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ/ Nhân vật thông minh/ Nhân vật ngốc nghếch.

- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo.

- Thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu

Một số chi tiết chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích là:

Câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống đói nghèo, bất hạnh cơ cực của những em bé đáng thương.

- Em bé bán diêm thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.

- Trong chuyện có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo như: Những tưởng tượng của em bé sau 5 lần quẹt diêm, hình ành em bé cùng bà bay về trời. 

- Thể hiên khao khát hi vọng của nhân dân về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.

Câu 5 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống ? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ bạn ấy.

Trả lời:

Gợi cho em liên tưởng tới những bạn nhỏ mồ côi cha mẹ, những bạn nhỏ phải đi bán vé số, bán hàng rong, đánh giày trên các hè phố, lề đường.

- Em sẽ giúp các bạn bằng cách cho các bạn đồ dùng học tập, sách, truyện cũ, yêu thương hòa đồng với các bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .