Top 6 Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ sáng tác năm 1951, dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực...xem thêm ...
Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 1
Kiến thức ngữ văn
1. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật, qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.
2. Biện pháp tu từ hoán dụ: Là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó, nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Soạn Đêm nay Bác không ngủ
1. Chuẩn bị
- Câu chuyện được kể trong bài thơ: Kể lại một đêm Bác không ngủ trên đường hành quân trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy: Kể lại một đêm Bác không ngủ trên đường hành quân trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Qua đó, tác giả tái hiện hình ảnh Bác Hồ - một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam hiện lên đầu chân thực, sống động.
- Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: Sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ…
- Tác giả Minh Huệ:
- Minh Huệ (1927 - 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.
- Ông sinh ra ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Minh Huệ làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai.
Các từ láy “trầm ngâm” giúp người đọc hình dung rõ hơn về hình ảnh Bác Hồ, còn “lâm thâm”, “xơ xác” là hoàn cảnh bên ngoài.
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Người Cha mái tóc bạc” chỉ Bác Hồ.
- Tác dụng: Bác Hồ giống như vị cha già kính yêu, dành sự quan tâm, chăm lo cho những người chiến sĩ.
Câu 3. Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 và việc tạo yếu tố tự sự.
- Tác dụng của dấu gạch đầu dòng: trích dẫn lời nói của nhân vật trữ tình trong bài.
- Tác dụng của việc tạo yếu tố tự sự: bài thơ giống như một câu chuyện kể.
Câu 4. Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
Hai từ láy “đinh ninh”, “phăng phắc” có vai trò miêu tả chân dung Bác về tư thế, dáng vẻ của Bác trong đêm không ngủ.
Câu 5. Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của Bác Hồ.
Câu 6. Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối.
Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối: chữ cuối dòng 2 vần với chữ cuối dòng 3 (hồng - mông), khổ cuối: chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4 (tình - Minh).
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9 - 10 dòng).
- Bài thơ có những nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên.
- Hoàn cảnh xuất hiện:
- Thời gian: Thấy trời khuya lắm rồi.
- Không gian: Ngoài trời mưa lâm thâm/Mái lều tranh xơ xác.
- Kể lại câu chuyện: Đêm đó tại núi rừng Việt Bắc, trời mưa lâm thâm, dưới mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi đó. Anh thầm nghĩ cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ấy vậy mà, Bác vẫn còn ngồi đó. Hình ảnh Bác hiện lên bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm. Anh đội viên nhìn Bác mà lại càng thêm yêu thương. Anh thấy Bác đi dém chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Lần thứ ba thức dậy, vẫn thấy Bác còn thức. Anh mời Bác đi ngủ, thì biết được rằng Bác không ngủ được vì lo cho đoàn dân công. Tấm lòng yêu thương của Bác khiến cho anh đội viên cảm thấy thật ấm áp. Sự nồng ấm đó đã xua tan đi cái lạnh giá của cơn mưa ngoài kia. Chính vì sự quan tâm của Bác mà anh đội viên quyết định thức cùng Bác.
Câu 2. Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em.
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với chiến sĩ và dân công:
- Chiến sĩ:" Rồi bác đi dém chăn/Từng người từng người một/Sợ cháu mình giật thột/Bác nhón chân nhẹ nhàng”
- Dân công: “Bác thương đoàn dân công… Càng thương càng nóng ruột/Mong trời sáng mau mau".
- Chi tiết gây ấn tượng nhất: Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ bộ đội. Bởi chi tiết này thể hiện được quan tâm, chăm sóc chu đáo của Bác.
Câu 3. Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 - dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ:
“Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
Bác có lạnh lắm không?”
*
“Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn”
*
“Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh”
*
“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi!”
*
“Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác”
- Chi tiết để lại nhiều cảm xúc nhất: Sau khi biết được lí do Bác chưa ngủ vì lo cho đoàn dân công, anh đội viên đã quyết định thức luôn cùng Bác. Điều đó đã thể hiện một niềm ngưỡng mộ, kính yêu và tự hào của anh đội viên dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4. Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
- Câu thơ được điệp lại: 3 lần.
- Ý nghĩa: Thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc của Bác Hồ.
Câu 5. Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
- Miêu tả hình ảnh Bác Hồ: Vẻ mặt Bác trầm ngâm”, “Người Cha mái tóc bạc”, “Bác nhón chân nhẹ nhàng”, “Bóng Bác cao lồng lộng”. Giúp khắc họa rõ nét, chân thực hình ảnh Bác Hồ.
- Miêu tả thiên nhiên: “Ngoài trời mưa lâm thâm”, “Mái lều tranh xơ xác”, “Rừng lắm dốc, lắm ụ”. Cho thấy hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn của kháng chiến.
Câu 6. Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kể lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiển, đầm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Gợi ý:
- Giống nhau: Kể lại một đêm Bác không ngủ trên đường hành quân trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Qua đó thể hiện tình yêu rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
- Khác nhau:
- Hình thức: “Đêm nay Bác không ngủ” là thơ, đậm chất trữ tình; “Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?” là văn xuôi, giàu chất tự sự.
- Nội dung: Bài thơ là anh đội viên kể về một đêm Bác không ngủ ấy, còn bài viết trên theo ngôi kể thứ ba, chỉ là Minh Huệ nghe kể lại.
Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 2
1. Chuẩn bị bài soạn Đêm nay Bác không ngủ trang 28 Sách Cánh Diều
– Xem lại phần kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản
– Khi đọc văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ
+ Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
+ Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức, tình cảm của em sau khi học
Đọc trước bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tìm hiểu thêm về tác giả Minh Huệ.
=> Lời giải
+ Đọc kĩ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ
Câu chuyện được kể trong bài thơ: kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
Tác dụng của những yếu tố tự sự miêu tả trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ để tái hiện lại hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khẳng định lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác.
+ Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức, tình cảm của em sau khi học
Bằng thể thơ năm chữ, Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: “yêu nước, thương người”. Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
+ Tác giả Minh Huệ:
Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
Đêm nay Bác không ngủ (1951). Bài thơ đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Hướng dẫn Soạn văn 6 bài Đêm nay Bác không ngủ ngắn nhất
* Trả lời Câu hỏi giữa bài:
- Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai
+ Tác dụng của từ láy:” trầm ngâm”,” lâm thâm”, ” xơ xác” trong khổ thơ thứ hai để làm tăng giá trọ biểu cảm vào miêu tả cho khổ thơ
- Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc. Tác dụng: gợi nhiều liên tưởng cho người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ trên một đêm rừng ở chiến khu Việt Bắc. Đó là sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người em trong gia đình.
- Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23,25 và việc tạo yếu tố tự sự.
- Các từ ” đinh ninh”, ” phăng phắc” giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
+ Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hai từ láy này có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác: khắc hoạ được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ. Qua hai từ láy có thể thây được lí do Bác không ngủ vì đang tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao.
- Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của Bác Hồ
- Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối
Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối: chữ cuối dòng 2 vần với chữa cuối dòng 3 ( hồng-mông), khổ cuối đặc biệt hơn: chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4 (tình- Minh)
* Trả lời Câu hỏi cuối bài:
Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)
- Bài thơ có nhân vật: anh đội viên và bác Hồ
- Hoàn cảnh xuất hiện ở chi tiết:
+ Thấy trời khuya lắm rồi
+ Lặng yên bên bếp lửa
+ Ngoài trời mưa lâm thâm
+ Mái lều tranh xơ xác
Đêm nay ở chiến khi ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh đập vào mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên kẽ hỏi:” Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?’. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm:” Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc”. Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của a đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.
Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em
Tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:
” Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.”
” Bác thương đoàn dân công”
” Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”
Em thích nhất hình ảnh
Em thích nhất hình ảnh bác nhón chân đi đắp chăn cho từng người
Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ ( từ dòng 1-dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ
” Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn”
” Anh hoảng hốt giật mình”
” Anh vội vàng nằng nặc”
“Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác”
Em thích nhất chi tiết:” Không biết nói gì hơn/ Anh nằm lo Bác ốm/ Lòng anh cứ bề bộn”
Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
- Nhắc lại 3 lần
- Việc nhắc lại câu thơ ” Đêm nay Bác không ngủ ” Minh Huệ. Muốn nói lên được tình cảm của bác trong câu thơ ” Đêm nay Bác không ngủ” của mỗi khổ thơ. Câu thơ ấy thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Một lòng muốn bảo vệ nước. Bác thương các chiến sĩ, vì muốn trận đấu ngày mai giành thắng lợi, Bác ân cần chăm sóc họ. Tình thường bao la rộng lớn như biển cả. ” Đêm nay Bác không ngủ” Nhà thơ muốn mọi người hiểu về tấm lòng, về con người cũng như tính cách của Bác.
Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
Ví dụ cho yếu tố miêu tả:
” Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
” Bác nhón chân nhẹ nhàng”
” Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngon lửa hồng”
Em thích nhất là hình ảnh
” Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
=> Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ngọn lửa để so sánh Bác Hồ là một ngọn lửa vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương của Người dành cho các chiến sĩ thật ấm áp và mạnh mẽ.
Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
– Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ…
Bác cười hiển, đầm ấm:
– Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”…”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Giống nhau: đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ
Khác nhau:
+ Hình thức: 1 bài là văn duôi, 1 bài diễn đạt bằng thơ
+ Nội dung: Bài thơ là anh đội viên kể về một đêm Bác không ngủ ấy ( góc nhìn của anh đội viên) còn bài văn trên theo ngôi kể thứ ba, chỉ là Minh Huệ nghe kể lại
Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 3
1. CHUẨN BỊ - SOẠN BÀI ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ SÁCH CÁNH DIỀU
(SGK trang 28 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả cần chú ý:
+ Câu chuyện được kể trong bài thơ: Một đêm Bác thức không ngủ.
+ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:
- Các lần anh đội viên thức dậy thấy Bác không ngủ;
- Mặt Bác trầm ngâm, trời mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác;
- Mái tóc bạc của Bác;
- Bác đi dém chăn từng người một, nhón chân nhẹ nhàng;
- Bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng;
- Cuộc trò chuyện giữa Bác và anh đội viên.
- Bác ngồi đinh ninh, chòm râu im phắc;
→ Tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ là: giúp người đọc thấy rõ được sự kính yêu, tôn trọng, ca ngợi của anh đội viên dành cho Bác Hồ.
+ Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Điệp ngữ Đêm nay Bác không ngủ,…
- Từ láy: lâm thâm, trầm ngâm, xơ xác,…
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc
- Sử dụng phép so sánh: Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng,…
+ Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ nói lên tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Và tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
→ Từ đó, em nhận thức được công lao to lớn mà Bác đem lại cho Tổ quốc, bồi dưỡng thêm tình yêu nước đậm đà.
- Tác giả Minh Huệ.
+ Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,
+ Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
+ Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
- Tham khảo hoàn cảnh ra đời của bài thơ: “Đó là một đêm sông Lam mùa đông năm 1950. Trong một căn nhà gianh gió lùa kẽ liếp, Minh Huệ được một người bạn tên là Chắt, bảo vệ của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, kể cho nghe chuyện Bác Hồ đi chiến dịch.”. Trong đó có chuyện Bác không ngủ, Minh Huệ nghe và đã viết lại câu chuyện này. Bài thơ ra đời năm 1951, lúc nhà thơ 24 tuổi.
2. ĐỌC HIỂU - SOẠN BÀI ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ SÁCH CÁNH DIỀU
*Câu hỏi giữa bài
Câu 1 trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu hỏi: Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai.
Gợi ý:
- Trầm ngâm: diễn tả dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó của Bác Hồ.
- Lâm thâm: diễn tả mưa nhỏ nhưng mau hạt và kéo dài.
- xơ xác: diễn tả mái lều tả tơi, không còn nguyên vẹn ở nơi chiến khu.
→ Các từ láy làm tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm.
Câu 2 trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu hỏi: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
Gợi ý:
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ở dòng thơ số 11: "Người Cha mái tóc bạc"
- Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ ở dòng thơ số 11: Dòng thơ miêu tả Bác Hồ giống như người cha yêu thương chăm sóc các con mà ở đây là các anh đội viên. Từ đó, ta thấy được tình cảm dạt dào, gần gũi mà Bác dành cho mọi người.
Câu 3 trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu hỏi: Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 và việc tạo yếu tố tự sự.
Gợi ý:
- Tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 là dùng để dánh dấu lời thoại trực tiếp.
→ Tạo ra cuộc đối thoại của Bác Hồ và anh đội viên – yếu tố tự sự.
Câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu hỏi: Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
Gợi ý:
Các từ "đinh ninh", "phăng phắc" nhằm miêu tả sự tập trung cao độ của Bác, tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao – đường lối giải cứu dân tộc.
Câu 5 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu hỏi: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
Gợi ý:
Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của anh đội viên đang lo lắng cho Bác Hồ.
Câu 6 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Câu hỏi: Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối.
Trả lời:
Cách gieo vần của hai khổ thơ cuối:
- hồng, mông
- tình, Minh
*Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ sách Cánh Diều
(SGK trang 31 - 32 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)
Câu 1 trang 31 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều.
Câu hỏi: Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9 – 10 dòng).
Gợi ý:
- Bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên.
- Các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật:
+ Trời khuya lắm rồi
+ Lặng yên bên bếp lửa
+ Ngoài trời mưa lâm thâm
+ Mái lều tranh xơ xác
- Kể lại câu trong bài thơ: "Đêm đã khuya, khi tất cả mọi người đều đã ngủ thì Bác vẫn còn đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh đội viên thức giấc thấy Người cha già vẫn ngồi đốt lửa cho các anh đội viên ngủ, rồi Bác còn nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người. Nhìn người cha gia đêm khuya vẫn chưa ngủ anh đội viên bèn hỏi "Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?". Đáp lại anh là lời Bác động viên ngủ ngon để ngày mai còn đánh giặc. Mặc dù nghe lời Bác đi ngủ nhưng trong lòng anh đội viên vẫn bồn chồn."
Câu 2 trang 31 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều.
Câu hỏi: Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em?
Gợi ý:
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:
+ Đốt lửa cho anh nằm
+ Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng.
+ Bác khuyên anh ngủ ngon để đi đánh giặc.
+ Bác thương đoàn công dân ngủ ngoài rừng, lấy lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn.
- Chi tiết gây ấn tượng nhất cho em: Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng. Bởi em thấy rõ được tình cảm yêu thương mà Bác dành cho mọi người.
Câu 3 trang 31 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều.
Câu hỏi: Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
Gợi ý:
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ:
+ Lo lắng khi thấy Bác chưa đi ngủ.
+ Anh càng nhìn lại càng thương Bác.
+ Hỏi thăm Bác xem vì sao Bác không ngủ, Bác có lạnh không.
+ Lo lắng sợ Bác sẽ ốm.
- Chi tiết đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất: Anh càng nhìn lại càng thương Bác. Bởi em thấy rõ được tình cảm dạt dào chan chứa trong lòng anh đội viên dành cho Bác.
Câu 4 trang 32 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều.
Câu hỏi: Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
Gợi ý:
- Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại ba lần trong bài thơ.
- Ý nghĩa nhấn mạnh sự việc đêm nay Bác không ngủ vì thao thức, vì lo lắng cho dân quân, lo lắng cho công cuộc giải phóng đất nước.
Câu 5 trang 32 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều. Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
Gợi ý:
- Một số yếu tố miêu tả trong văn bản:
+ Quan sát ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của Bác: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, Bác đi dém chăn nhón chân nhẹ nhàng, Bác ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc
+ Quan sát thiên nhiên, khung cảnh: mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác
- Tác dụng qua một ví dụ cụ thể về miêu cả cảnh thiên nhiên cho chúng ta thấy được thời tiết lạnh giá, hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó tại nơi chiến trường.
Câu 6 trang 32 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều.
Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiền, đầm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)
Câu hỏi: Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Gợi ý:
- Giống:
- Đều nêu rõ cốt truyện Bác Hồ quan tâm chăm sóc mọi người dưới sự chứng kiến của anh đội viên, cuộc trò chuyện giũa anh và Bác. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương của Bác dành cho mọi người và tình cảm của anh đội viên dành cho bác.
- Khác:
- Hình thức: Một bên là tự sự, một bên là thơ trữ tình.
- Bài thơ là góc nhìn của anh đội viên được Minh Huệ truyền tải lại, bày tỏ nhiều cảm xúc hơn.
- Đoạn trích là câu chuyện Minh Huệ được nghe kể, chủ yếu là kể lại tối hôm đó.
- Nhà thơ Minh Huệ viết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" sau khi được nghe câu chuyện từ một người bạn là bảo vệ của đồng chí Nguyễn Chí Thanh kể lại vào một đêm chiến dịch, trên đường đi, Bác cùng anh em ghé vào dừng chân trong một cái lán có các chiến sĩ vệ quốc đang trú quân.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.
- Biện phá tu từ hoán dụ
Hoán dụ là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vatah, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ, trong câu thơ "Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..." (Tố Hữu), việc dùng cụm từ áo chàm vốn chỉ trang phục đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc để chỉ những người mang trang phục đó trong buổi chia tay đã gợi lên tình cả gần gũi, thân thương giữa cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.
Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 4
Chuẩn bị
Câu hỏi trang 28 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: - Khi đọc văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ
+ Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
+ Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật của bài thơ.
+ Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em sau khi học.
Trả lời:
- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác
à Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.
- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.
- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
Câu hỏi trang 28 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Đọc trước bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tìm hiểu thêm về tác giả Minh Huệ.
Tìm hiểu về tác giả Minh Huệ
Tiểu sử:
- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là "Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái".
- Quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Sự nghiệp cách mạng gắn liền với sự nghiệp văn học:
- Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi.
- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
- Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Minh Huệ (3/10/1927 - 11/10/2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là "Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái".
Đọc hiểu
Trong khi đọc
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai
Trả lời:
- Các từ láy trong khổ thơ thứ 2 là: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác.
- Tác dụng: Các từ láy gợi ra vẻ suy tư, lo lắng của Bác, trong hoàn cảnh không gian mưa gió, thiếu thốn, khắc nghiệt. Các từ láy đó đã làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho khổ thơ.
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
Trả lời:
- Câu thơ “Người cha mái tóc bạc” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
- “Người cha” ở đây được ẩn dụ cho “Bác Hồ”: Bác Hồ luôn quan tâm, yêu thương lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ của những người chiến sĩ như người cha lo lắng cho những đứa con thân yêu của mình.
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23,25 và việc tạo yếu tố tự sự.
Trả lời:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Chú cứ việc ngủ ngon
→ Tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở 2 câu thơ trên được đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu hỏi trang 30 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Các từ " đinh ninh", " phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
Trả lời:
- Gợi ra cho em hình ảnh giữa đêm tối yên tĩnh, vắng lặng, Bác ngồi trầm ngâm, tập trung suy nghĩ một vấn đề lớn lao của dân tộc. Hai từ láy này có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác: khắc hoạ được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ.
Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
Trả lời:
- Khổ thơ trên thể hiện tâm trạng của Bác, khi nghĩ về những người dân công đêm nay phải ngủ ngoài rừng hoang, lạnh giá.
Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối.
Trả lời
- Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối: chữ cuối dòng 2 vần với chữa cuối dòng 3 ( hồng-mông), khổ cuối đặc biệt hơn: chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4 (tình- Minh)
Sau khi đọc
Câu 1 trang 31 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)
Trả lời:
- Bài thơ có hai nhân vật là Bác Hồ và anh đội viên (bộ đội)
- Hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật là vào một đêm trời đã khuya, mưa lâm thâm, bên cạnh bếp lửa hồng ở một mái lều tranh xơ xác.
- Kể lại câu chuyện dựa theo trật tư thời gian.
Hôm đó, vào một đêm mùa đông trời mưa và rất lạnh nên tôi giật mình tỉnh giấc, thức dậy tôi thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi bèn giục bác nhưng bác nói hãy cứ ngủ trước đi rồi Bác đi rém chăn, đốt lửa cho chúng tôi ngủ ngon. Tôi thiếp vào giấc ngủ từ lúc nào không hay lần thứ hai tỉnh giấc vẫn thấy Bác ngồi đó vẻ mặt suy tư trầm ngâm của Bác làm tôi không khỏi lo lắng, bồn chồn giục Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn lặng lẽ ngồi. Đến lần thứ ba tỉnh dậy, tôi phải tới tận nơi bảo, Bác hãy ngủ đi không thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lắm, lúc này Bác mới tâm sự với tôi những lo lắng băn khoăn của mình, Bác lo lắng cho đoàn dân công nay không có chỗ ngủ không có chăn, màn, trời lại mưa thế này. Tôi nghe mà lòng thương xót và biết ơn vô cùng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đêm đó, tôi và Bác cùng nhau thức tới tận sáng, đó là kỉ niệm mà mãi mãi tôi không thể nào quên.
Câu 2 trang 31 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em
Trả lời
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác với chiến sĩ và dân công
" Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
*
" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
" Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau"
- Em thích nhất chi tiết “Sợ cháu mình giật thột/ Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Câu 3 trang 31 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ ( từ dòng 1-dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
Trả lời:
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
“- Bác ơi! Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không”
" Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn"
" Anh hoảng hốt giật mình"
" Anh vội vàng nằng nặc"
"Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác"
- Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất là: “- Bác ơi! Bác chưa ngủ/Bác có lạnh lắm không”
Câu 4 trang 32 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
Trả lời
- Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại 3 lần
- Ý nghĩa của việc điệp lại 3 lần là: Tương ứng với ba lần thức giấc của anh đội viên đều thấy Bác chưa ngủ, việc lặp lại nhằm nhấn mạnh sự lo lắng, yêu thương, chăn chở của Bác dành cho những người chiến sĩ, dân công. Đồng thời cũng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng của anh đội viên dành cho Bác.
Câu 5 trang 32 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Một số yếu tố miêu tả trong văn bản là:
" Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác"
" Bác nhón chân nhẹ nhàng"
" Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngon lửa hồng"
- Em thích nhất là hình ảnh
" Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong câu thơ Ngoài trời mưa lâm thâm/ Mái lều tranh xơ xác" đã cho thấy hiện thực cuộc sống vô cùng khắc nghiệt, thiếu thốn, dữ dội mà những người lính phải trải qua.
Câu 6 trang 32 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Trả lời
- Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ dựa trên câu chuyện mà mình được nghe lại về Bác
- Sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ:
+ Giống nhau: Về nội dung đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ
+ Khác nhau:
+ Hình thức : 1 bài là văn xuôi, 1 bài diễn đạt bằng thơ (5 chữ)
+ anh đội viên) còn bài văn trên theo ngôi kể thứ ba, chỉ là Minh Huệ nghe kể lại
Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 5
Chuẩn bị
- Xem lại phần kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản
- Khi đọc văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ
+ Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
+ Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức, tình cảm của em sau khi học
Đọc trước bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tìm hiểu thêm về tác giả Minh Huệ.
Bài làm:
+ Đọc kĩ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ
Câu chuyện được kể trong bài thơ: kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
Tác dụng của những yếu tố tự sự miêu tả trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ để tái hiện lại hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khẳng định lại được đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Qua đó, người chiến sĩ hiểu thêm tấm lòng nhân ái bao la của Bác.
+ Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức, tình cảm của em sau khi học
Bằng thể thơ năm chữ, Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
+ Tác giả Minh Huệ:
Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
Đêm nay Bác không ngủ (1951). Bài thơ đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài
- Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai
- Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
- Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23,25 và việc tạo yếu tố tự sự.
- Các từ " đinh ninh", " phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
- Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
- Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối
Bài làm:
- Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai
+ Tác dụng của từ láy:" trầm ngâm"," lâm thâm", " xơ xác" trong khổ thơ thứ hai để làm tăng giá trọ biểu cảm vào miêu tả cho khổ thơ
- Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc. Tác dụng: gợi nhiều liên tưởng cho người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ trên một đêm rừng ở chiến khu Việt Bắc. Đó là sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người em trong gia đình.
- Các từ " đinh ninh", " phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
+ Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc. Hai từ láy này có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác: khắc hoạ được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ. Qua hai từ láy có thể thây được lí do Bác không ngủ vì đang tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao.
- Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của Bác Hồ
- Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối: chữ cuối dòng 2 vần với chữa cuối dòng 3 ( hồng-mông), khổ cuối đặc biệt hơn: chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4 (tình- Minh)
* Câu hỏi cuối bài:
- Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)
- Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em
- Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ ( từ dòng 1-dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
- Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
- Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
- Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiển, đầm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Bài làm:
- Bài thơ có nhân vật: anh đội viên và bác Hồ
Hoàn cảnh xuất hiện ở chi tiết:
- Thấy trời khuya lắm rồi
- Lặng yên bên bếp lửa
- Ngoài trời mưa lâm thâm
- Mái lều tranh xơ xác
Đêm nay ở chiến khi ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh đập vào mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên kẽ hỏi:" Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?'. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm:" Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc". Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của a đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.
2. Tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:
" Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
*
" Bác thương đoàn dân công"
" Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau"
Em thích nhất hình ảnh
Em thích nhất hình ảnh bác nhón chân đi đắp chăn cho từng người
3. Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ
" Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn"
" Anh hoảng hốt giật mình"
" Anh vội vàng nằng nặc"
"Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác"
Em thích nhất chi tiết:" Không biết nói gì hơn/ Anh nằm lo Bác ốm/ Lòng anh cứ bề bộn"
Nhắc lại 3 lần
Việc nhắc lại câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ " Minh Huệ. Muốn nói lên được tình cảm của bác trong câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của mỗi khổ thơ. Câu thơ ấy thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Một lòng muốn bảo vệ nước. Bác thương các chiến sĩ, vì muốn trận đấu ngày mai giành thắng lợi, Bác ân cần chăm sóc họ. Tình thường bao la rộng lớn như biển cả. " Đêm nay Bác không ngủ" Nhà thơ muốn mọi người hiểu về tấm lòng, về con người cũng như tính cách của Bác.
Ví dụ cho yếu tố miêu tả:
" Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác"
" Bác nhón chân nhẹ nhàng"
" Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngon lửa hồng"
Em thích nhất là hình ảnh
" Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
=> Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ngọn lửa để so sánh Bác Hồ là một ngọn lửa vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương của Người dành cho các chiến sĩ thật ấm áp và mạnh mẽ.
b.
Giống nhau: đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ
Khác nhau:
- Hình thức: 1 bài là văn duôi, 1 bài diễn đạt bằng thơ
- Nội dung: Bài thơ là anh đội viên kể về một đêm Bác không ngủ ấy ( góc nhìn của anh đội viên) còn bài văn trên theo ngôi kể thứ ba, chỉ là Minh Huệ nghe kể lại
Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 6
Tóm tắt
Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.
Bố cục
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...Lấy sức đâu mà đi): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...Anh thức luôn cùng Bác): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba
- Phần 3 (Còn lại): Hình tượng Bác Hồ
Nội dung chính
Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời, cũng thể hiện tình cảm kính yêu và cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác – vị chủ tịch đáng kính.
Chuẩn bị
- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.
- Khi đọc văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả:
+ Câu chuyện được kể trong bài thơ: Một đêm Bác thức không ngủ.
+ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:
- Các lần anh đội viên thức dậy thấy Bác không ngủ;
- Mặt Bác trầm ngâm, trời mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác;
- Mái tóc bạc của Bác;
- Bác đi dém chăn từng người một, nhón chân nhẹ nhàng;
- Bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng;
- Cuộc trò chuyện giữa Bác và anh đội viên.
- Bác ngồi đinh ninh, chòm râu im phắc;
→ Tác dụng: Ta thấy rõ được sự kính yêu, tôn trọng, ca ngợi của anh đội viên dành cho Bác Hồ.
+ Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Điệp ngữ Đêm nay Bác không ngủ,…
- Từ láy: lâm thâm, trầm ngâm, xơ xác,…
- Ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc
- So sánh: Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng,…
+ Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em:
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân.
- Tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
- Từ đó, em nhận thức được công lao to lớn mà Bác đem lại cho Tổ quốc, bồi dưỡng thêm tình yêu nước đậm đà.
- Đọc trước bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; tìm hiểu thêm về tác giả Minh Huệ.
+ Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,
+ Làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp và Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nội tiếng nhất của ông.
- Tham khảo hoàn cảnh ra đời của bài thơ: “Đó là một đêm sông Lam mùa đông năm 1950. Trong một căn nhà gianh gió lùa kẽ liếp, Minh Huệ được một người bạn tên là Chắt, bảo vệ của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, kể cho nghe chuyện Bác Hồ đi chiến dịch.”. Trong đó có chuyện Bác không ngủ, Minh Huệ nghe và đã viết lại câu chuyện này. Bài thơ ra đời năm 1951, lúc nhà thơ 24 tuổi.
Đọc hiểu
Trong khi đọc
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
Các từ láy ở khổ thơ thứ hai:
- trầm ngâm: gợi ra dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó của Bác Hồ.
- lâm thâm: gợi ra những hạt mưa nhỏ nhưng mau hạt và kéo dài.
- xơ xác: gợi ra mái lều tả tơi, không còn nguyên vẹn ở nơi chiến khu.
→ Các từ láy làm tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm.
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
Trả lời:
Ở dòng thơ 11, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: Người Cha mái tóc bạc.
→ Tác dụng: Bác Hồ được ví như người cha yêu thương chăm sóc các anh đội viên. Từ đó, ta thấy được tình cảm dạt dào, gần gũi mà Bác dành cho mọi người và tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho Bác.
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 và việc tạo yếu tố tự sự.
Trả lời:
- Tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 là dùng để dánh dấu lời thoại trực tiếp.
→ Tạo ra cuộc đối thoại của Bác Hồ và anh đội viên – yếu tố tự sự.
Câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
Trả lời:
- “đinh ninh”: trước sau vẫn thế, không thay đổi.
- “phăng phắc”: im lặng đến mức không có một tiếng động nhỏ nào.
→ Hình ảnh Bác hiện lên trong thế tĩnh, tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao – đường lối giải cứu dân tộc.
Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
Trả lời:
Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của anh đội viên đang lo lắng cho Bác Hồ.
Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối.
Trả lời:
Cách gieo vần của hai khổ thơ cuối:
- hồng, mông
- tình, Minh
Sau khi đọc
Câu 1 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9 – 10 dòng).
Trả lời:
- Bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên.
- Các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật:
+ Trời khuya lắm rồi
+ Lặng yên bên bếp lửa
+ Ngoài trời mưa lâm thâm
+ Mái lều tranh xơ xác
Câu 2 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em?
Trả lời:
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:
+ Đốt lửa cho anh nằm
+ Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng.
+ Bác khuyên anh ngủ ngon để đi đánh giặc.
+ Bác thương đoàn công dân ngủ ngoài rừng, lấy lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn.
- Chi tiết gây ấn tượng nhất cho em: Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng. Bởi em thấy rõ được tình cảm yêu thương mà Bác dành cho mọi người.
Câu 3 trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
Trả lời:
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44):
+ Lo lắng khi thấy Bác chưa đi ngủ.
+ Anh càng nhìn lại càng thương Bác.
+ Hỏi thăm Bác xem vì sao Bác không ngủ, Bác có lạnh không.
+ Lo lắng sợ Bác sẽ ốm.
- Chi tiết đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất: Anh càng nhìn lại càng thương Bác. Bởi em thấy rõ được tình cảm dạt dào chan chứa trong lòng anh đội viên dành cho Bác.
Câu 4 trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
Trả lời:
Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại ba lần trong bài thơ.
→ Ý nghĩa nhấn mạnh sự việc Bác không ngủ đêm nay vì thao thức, vì lo lắng cho dân quân.
Câu 5 trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Một số yếu tố miêu tả trong văn bản:
+ Quan sát ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của Bác: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, Bác đi dém chăn nhón chân nhẹ nhàng, Bác ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc
+ Quan sát thiên nhiên, khung cảnh: mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác
- Tác dụng qua một ví dụ cụ thể về miêu cả cảnh thiên nhiên cho chúng ta thấy được thời tiết lạnh giá, hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó tại nơi chiến trường.
Câu 6 trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiền, đầm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Trả lời:
*Giống:
- Đều nêu rõ cốt truyện Bác Hồ quan tâm chăm sóc mọi người dưới sự chứng kiến của anh đội viên, cuộc trò chuyện giũa anh và Bác. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương của Bác dành cho mọi người và tình cảm của anh đội viên dành cho bác.
*Khác:
- Hình thức: Một bên là tự sự, một bên là thơ trữ tình.
- Bài thơ là góc nhìn của anh đội viên được Minh Huệ truyền tải lại, bày tỏ nhiều cảm xúc hơn.
- Đoạn trích là câu chuyện Minh Huệ được nghe kể, chủ yếu là kể lại tối hôm đó.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .