Top 6 Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6173

"Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" thuộc thể loại văn bản nghị luận, in trong cuốn Bàn về văn học thiếu nhi, xuất bản năm 1983. Với lập luận chặt chẽ,...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" - mẫu 1

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Trả lời: Trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng, người viết tập trung bàn luận về:

  • Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
  • Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.

Câu hỏi 2: Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

  • Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
    • Về nghệ thuật:
      • Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.
      • Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".
    • Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.
  • Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.

Câu hỏi 3: Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Trả lời:

  • Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:
    • Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
    • Bằng chứng:
      • Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.
      • Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.
      • Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.
      • Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.
  • Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.

Câu hỏi 4: Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Trả lời:

  • Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.
  • Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Bài làm:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" - mẫu 2

* Đọc văn bản

Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận

Trả lời:

Vấn đề được nêu ra để bàn luận: cách nhìn, cách viết của tác giả trong truyện dài Tảng sáng, Quê nội.


Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm

Trả lời:

Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm là:

Xảy ra trong những khung cảnh quê hương, một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phướng, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ- như một buổi tảng sáng- sau Cách mạng tháng Tám thành công.


Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm

Trả lời:

- Đều là những con người đáng yêu.

- Mỗi người đều mang một cá tính riêng nhưng lại giống nhau về sự tích cực làm việc xã hội.


Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết

Trả lời:

Đưa ra những bằng chứng cụ thể, cước chú rõ ràng để người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật và từ đó làm nổi bật ý kiến của người viết.


Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

Trả lời:

Tác giả đã nêu được những ưu nhược điểm của người kể chuyện trong tác phẩm

- Ưu điểm: dễ có điều kiện thủ thỉ, dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy ngẫm thầm kín của nhân vật, đẩy ống kính cẩn cảnh các nhân vật vệ tinh khác của mình.

- Nhược điểm: Nhân vật “tôi” vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm và nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.


Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm

Trả lời:

Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm là:

Tác phẩm đã khiến cho từ trẻ em đến người lớn thực sự xúc động, xao xuyến qua những trang tả cảnh đồng bào rủ nhau đi học ban đêm, những trang tả một đốm lửa xoẹt lên từ mẩu que diêm lúc ban đầu vẫn đang yếu và do dự…


* Sau khi đọc

Nội dung chính Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng): Văn bản thể hiện những quan điểm, ý kiến, nhận xét của tác giả về những đặc điểm của tác phẩm Quê nội.


Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Trả lời:

+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.


Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về:

+ Nội dung của tác phẩm: hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm, thế giới nhân vật.

+ Nghệ thuật của tác phẩm: người kể chuyện, sức hấp dẫn của tác phẩm.

- Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.


Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Bằng chứng:

  • Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.
  • Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.
  • Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.
  • Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.


Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Trả lời:

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.


Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc (Mẫu 1)

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết. Có thể nói đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí...Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa tới những phát hiện sâu và mới mẻ về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được đất nước là linh hồn, là kết tụ trí tuệ, tinh thần, phẩm cách, công sức và truyền thống của cả dân tộc. Và từ đó, ta cũng thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

- Trần Thanh Địch (1912 2007) quê ở Thừa Thiên - Huế

- Ông là nhà văn, nhà báo và nhà phê bình có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi 

- Một số tác phẩm: Đôi tai mèo (1973), Một cần câu (1993),... được yêu mến và đánh giá cao.


II. Tìm hiểu tác phẩm Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

Thể loại:

Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội thuộc thể loại văn bản nghị luận


Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- In trong cuốn Bàn về văn học thiếu nhi, xuất bản năm 1983

- Nhan đề do người biên soạn đặt.


Phương thức biểu đạt :

Văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có phương thức biểu đạt là nghị luận.


Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội: 

Mỗi tác giả đều có một nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng và Quê nội là những tập truyện dài không có cốt truyện nhưng lại có sức quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hướng, nhân vật là những người nông dân bình thường, mấy chú nhóc hiếu động vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa chuẩn bị chống giặc giữa làng. Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi” nên tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật. 


Bố cục bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội: 

Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có bố cục gồm 4 phần:

Phần một: Từ đầu đến “Cách mạng tháng Tám thành công”: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.

Phần hai: Tiếp theo đến “an phận thủ thường”: Bàn luận về thế giới nhân vật trong tác phẩm.

Phần ba: Tiếp theo đến “nhân vật trực diện khác”: Bàn luận về người kể chuyện trong tác phẩm.

Phần cuối: Còn lại: Nhận xét của tác giả về sức cuốn hút của tác phẩm.


Giá trị nội dung: 

Văn bản là lời bàn luận sâu sắc của nhà phê bình Võ Quảng, qua những đánh giá, nhận định, phân tích của ông người đọc có thể hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm nổi tiếng Quê nội.


Giá trị nghệ thuật: 

- Lập luận chặt chẽ, logic, rành mạch.

- Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân.

- Cách so sánh hấp dẫn.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

Nhận định về đặc điểm nội dung tác phẩm “Võ Quảng” 

Hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm: 

- Địa điểm: nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn à như một buổi tảng sáng.

- Thời gian: sau Cách mạng tháng Tám.

→ Câu văn ngắn gọn súc tích, lối so sánh giàu hình ảnh. 

Nhân vật trong truyện:

- Tuyến một (xuất hiện nhiều): mỗi người một vẻ nhưng giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội.

- Tuyến hai (xuất hiện ít hơn): xuất sắc và lí thú không kém tuyến chính.

- Tuyến ba: quan trọng và bề thế.

→ Lối viết liệt kê, bao quát được toàn bộ nhân vật trong truyện, đưa cho người đọc cái nhìn tổng thể về toàn bộ đặc điểm của từng nhân vật.


Nhận định về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm

Ngôi kể thứ nhất:

- Dễ có điều kiện thủ thỉ dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật à đẩy ổng kính vào cận cảnh.

→ Lối viết giàu hình ảnh, câu văn mềm mại cuốn hút người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" - mẫu 4

A. Nội dung chính Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

Bài văn là tấm lòng yêu mến, trân trọng và xúc động của tác giả khi bình về vẻ đẹp giản dị và chân thật của tác phẩm Quê nội (Võ Quảng).


B. Bố cục Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

Có thể chia văn bản thành 4 phần:

- Phần một: Từ đầu đến “Cách mạng tháng Tám thành công”: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.

- Phần hai: Tiếp theo đến “an phận thủ thường”: Bàn luận về thế giới nhân vật trong tác phẩm.

- Phần ba: Tiếp theo đến “nhân vật trực diện khác”: Bàn luận về người kể chuyện trong tác phẩm.

- Phần cuối: Còn lại: Nhận xét của tác giả về sức cuốn hút của tác phẩm.


C. Tóm tắt Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

Tóm tắt Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (mẫu 1)

Bài văn là tấm lòng yêu mến, trân trọng và xúc động của tác giả khi bình về vẻ đẹp giản dị và chân thật của tác phẩm Quê nội (Võ Quảng). Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng. Trong bài viết, người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng, câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình. Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến, nên có thể dễ dàng đi sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật.


Tóm tắt Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (mẫu 2)

Mỗi tác giả đều có một nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng và Quê nội là những tập truyện dài không có cốt truyện nhưng lại có sức quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hướng, nhân vật là những người nông dân bình thường, mấy chú nhóc hiếu động vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa chuẩn bị chống giặc giữa làng. Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi” nên tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật. 


* Đọc văn bản

  • Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận

- Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết

- Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng.

  • Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm

- Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình. 

  • Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm

- Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

  • Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết

- Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể về các tuyến nhân vật để chứng minh cho ý kiến của mình

  • Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

- Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình.

- Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

  • Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm

- Tác phẩm khiến người đọc xúc động, xao xuyến với những cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây.


* Sau khi đọc

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Lời giải chi tiết:

- Người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.


Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Lời giải chi tiết:

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: 

+ Về nội dung: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Về nghệ thuật: Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến, …

- Em căn cứ vào bài phê bình của tác giả để xác định như vậy


Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Lời giải chi tiết:

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Hoàn cảnh đời sống: Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Nêu bằng chứng về các tuyến nhân vật: Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

+ Về vai kể chuyện: Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý vì tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.


Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này: Tác giả muốn chứng minh, phê bình về khía cạnh vẻ đẹp giản dị, chân thật của tác phẩm Quê nội nên ông đã đi sâu vào nêu dẫn chứng, rồi bàn luận, nêu những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề đó


* Viết kết nối với đọc 

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Lời giải chi tiết:

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi nói về cuộc đời lưu lạc của một cậu bé tên An và con đường đến với Cách mạng của cậu. Tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với đoạn "Chợ Năm Căn...xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Nếu nói nơi nào phản ánh được chất lượng cuộc sống của người dân thì nơi ấy có lẽ là chợ, chợ Năm Căn được miêu tả là "nằm sát bên bờ sông , ồn ào, tấp nập". Chợ thật mộc mạc, đơn sơ với hình ảnh những "túp lều lá kiểu thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những căn nhà gạch văn minh hai tầng", một hình ảnh lai hóa giữa cái văn minh và xưa cũ, đó là biểu hiện của sự phát triển, Năm Căn đang dần trở nên trù phú, giàu có hơn. Nơi đây mang những đặc điểm riêng biệt mà chẳng vùng miền nào của đất nước có được, "những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông" hay "những lò than củi" nơi sản xuất ra thứ than được mệnh danh là "nổi tiếng" nhất miền Nam. Cuộc sống về đêm lại càng trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hơn cả…Với ngòi bút sáng tạo, óc quan sát tỉ mỉ, Đoàn Giỏi đã mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về khung cảnh vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là vùng chợ Năm Căn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" - mẫu 5

I. Tác giả

- Trần Thanh Địch(1912-2007) là nhà văn, nhà báo, nhà phê bình

- Quê quán : Thừa Thiên Huế

- Tác phẩm chính: Đôi tai mèo(1973), Một cần câu(1993)


II. Tác phẩm Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

  • Thể loại: Nghị luận văn học
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-Trích từ tác phẩm Bàn về văn học thiếu nhi

  • Phương thức biểu đạt: Nghị luận
  • Tóm tắt tác phẩm tác phẩm Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

Tác phẩm bàn về truyện quê nôi của tác giả Võ Quảng. Đưa ra lập luận nhận xét về các nhân vật , hoàn cảnh sống của họ, cách nêu bằng chứng làm rõ vấn đề của người viết. Cuối cùng, tác giả nhận xét, bình luận truyện

  • Bố cục tác phẩm Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

- Phần 1 Từ đầu…có sức hấp dẫn, và quyến rũ lạ lùng: đặt vấn đề bàn luận

- Phần 2 Tiếp theo…nhân vật trực diện khác: bàn về tác phẩm

- Phần 3 Còn lại : nhận xét về tác phẩm

  • Giá trị nội dung tác phẩm Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

- Bàn về truyện ngắn Quê nội của Võ Quảng

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

- Cách đặt vấn đề thú vị

- Sử dụng lý lẽ, bằng chứng thuyết phục


III. Tìm hiểu chi tiết Vẻ đẹp bình dị và chân thật của Quê Nội (Võ Quảng)

  • Bàn luận về truyện ngắn Quê nội của Võ Quảng

- Hoàn cảnh sống trong tác phẩm

+ bối cảnh câu chuyện xảy ra ở khung cảnh quê hương

+ vùng nông thôn miền trung cạnh sông Thu Bồn

+ Thời gian : sau cách mạng tháng 8

+ về cuộc sống của nững người nông dân bình thường sau cách mạng

+ thay đổi nếp sống khác trước

+ không khí bắt đầu sôi động

- Thế giới của các nhân vật trong tác phẩm

+ Cục, Cù Lao, bà Kiến, Ông Hai Dĩ, thầy Lê Thảo

+ họ rất đáng yêu

+ mỗi nhân vật mang tính cách riêng nhưng họ mang lại sự tích cực cho xã hội

- Tuyến nhân vật thứ hai: chị Ba, anh Bốn Linh, chú Năm Mùi,anh Bảy Hoành, ông Tư Đàm, cô Tuyết Hạnh

- Tuyến nhân vật thứ ba cũng rất quan trọng và bề thế anh Trâu Bĩnh những chú chó từng nhà

  • Sức hấp dẫn của tác phẩm

- Người kể chuyên vai “tôi” bộc lộ được “ tấm lòng” của tác giả

+ Dễ thủ thỉ, dẫn dắt được người đọc

+ Nhược điểm là không nhìn được xa

- Tác phẩm làm xao xuyến người đọc

- Hấp dẫn bởi các bức tranh được mô tả qua từng trang khác nhau

+ Tranh tả cảnh đồng bào gọi nhau đi học

+ Trang tả cảnh đóm lửa xoạt lên từ mẩu diêm

+ Trang miêu tả cảnh về bọn chó điên rượt đuổi ông Hai Dĩ

+ Những trang miêu tả bức tranh sông nước

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội - Võ Quảng" - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Trần Thanh Địch

Trần Thanh Địch (1912 2007) quê ở Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà văn, nhà báo và nhà phê bình có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Một số tác phẩm: Đôi tai mèo (1973), Một cần câu (1993),... được yêu mến và đánh giá cao.


II. Khái quát tác phẩm Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

1. Xuất xứ

In trong cuốn Bàn về văn học thiếu nhi, xuất bản năm 1983


2. Thể loại

Tác phẩm thuộc thể loại văn bản nghị luận


3. Tóm tắt 

Mỗi tác giả đều có một nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng và Quê nội là những tập truyện dài không có cốt truyện nhưng lại có sức quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hướng, nhân vật là những người nông dân bình thường, mấy chú nhóc hiếu động vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa chuẩn bị chống giặc giữa làng. Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi” nên tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật. 


4. Bố cục

Phần một: Từ đầu đến “Cách mạng tháng Tám thành công”: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.

Phần hai: Tiếp theo đến “an phận thủ thường”: Bàn luận về thế giới nhân vật trong tác phẩm.

Phần ba: Tiếp theo đến “nhân vật trực diện khác”: Bàn luận về người kể chuyện trong tác phẩm.

Phần cuối: Còn lại: Nhận xét của tác giả về sức cuốn hút của tác phẩm.


5. Giá trị nội dung

Văn bản là lời bàn luận sâu sắc của nhà phê bình Võ Quảng, qua những đánh giá, nhận định, phân tích của ông người đọc có thể hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm nổi tiếng Quê nội.


6. Giá trị nghệ thuật 

- Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân

- Cách so sánh hấp dẫn, lập luận chặt chẽ


7. Tác phẩm Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

Mỗi tác giả có một lồi, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách gIữ, cách viết, Tảng sáng cũng như  Quê nội là những tập truyện dài giản như không có cốt  truyện với nhiều tuyến và nhiều khỏm nhân vật hoạt động. Thế mà truyện âm thầm như một mùi hương gây mê có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn vào những mới mẻ - như một buổi tăng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công. Các nhân vật là những người  nông dân bình thường, mây cô bác kèm luôn theo bên chân mây chú nhóc hiển động trong thôn, trong làng, trong xóm, vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển minh toàn bộ, thay đổi toàn điện của chế độ xã hội mới. ngắm đâm vào từng gia đình vảo từng con người, từ già đến trẻ. Nó làm thay đổi hẳn những nếp sống thường ngày từ trước. Thay đổi nếp sống lả hết sức phức tạp cho nên trong từng con người thường có những đột biến không thường. Họ thường làm việc hơi quá sức mình một chuỗi. Suốt ngày họ lo đến công việc xã hội hơn là công việc nhà mình. Nông thôn sôi động như một gia đình vừa thức giấc. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới đi luyện tập quản sự. Trong Tỉnh sáng, những Cục, Của Lão, bà Kiên, ông Hai Dĩ, thấy Lê Tảo,... là những con người thật đáng yêu. Mỗi người đến mang một cá tính riêng nhưng loại giống nhãn ở sự tích cực làm việc xã hội. Trong đỏ có một nhân vật xuất hiện tuy không nhiều nhưng thât nổi đỉnh nổi đảm. Đó là bả Kiến. Cục và Củ Lao được phân công đến đạy chữ cho bả thì... hoá ra đây lại là một kẻ tiếng Tây. tiếng Câu, ca dao tục ngữ, hỗ vẻ thơ ca Việt Nam thảy đều thông thạo, bả ta thuộc nhớ và đọc chơi vanh vách. Một tuyển nhãn vặt thử hai nữa có mặt ít hơn, nhưng vẫn xuất sắc và lý thủ không kém các nhân vật trong: chị Ba, anh Bốn Linh, chủ Năm Mũi, anh Bảy Hoàng, ông Tử Đảm, cô Tuyết Hanh. Rồi một tuyến nhân vật thứ ba nữa, cũng rất quan trọng và bê thể; đó là anh Trâu Bỉnh và những chủ chó từng nhà mã những sinh hoạt của chủng luôn luôn khăng klut ở bên con người. Trâu Bĩnh lä một nhân vật thân thuộc, lung linh, trở đi trở lại qua nhiều tập truyện của tác giả từ Cúi thăng. Còn những chủ chó thì vô cùng đa đang. mỗi con một tính, mỗi đứa mệt nết, mỗi Vẫn, Vên một thái độ Chủng cảng nổi rõ tỉnh tỉnh hoặc phong cách ra trong những lúc giận dữ, sợ sệt, hay an phận thủ thường.

Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi”. Vai “tôi” trong tiểu thuyết thưởng có những thẻ mạnh, tưởng như bộc tuệch gửi gắm trong cả “tâm lòng” tác giả. Vai “tôi” đe có điều kiện dân dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật - và từ đó, đây ông kinh vào cận cảnh các “nhân vật vệ tình” khác của mình. Tuy tuyền vai “tôi” cũng bị khá nhiều nhược điểm, mà nhược điểm lớn nhất là không nhin được xa không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật (trực diện khác [... ].

Tâm hồn chúng ta bạn đọc người lớn cũng như trẻ em - có là cục đã thì mới không xúc động xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bảo ta gọi nhau đi học ban đêm qua những ngọn đèn bổng bệnh từ nhả nảy . trôi sang nhà khác, những trang đặc tả một đốm lửa xoẹt lên tử mầu que điểm lúc ban đâu đang còn ôm yên và do dự, những trang tả vẻ bả Kiến học đánh vẫn mà cử đẻ thêm vào từng câu ca dao ứng khâu tải tỉnh, những trang viết về bọn chó nổi xung rượt đuổi ông Hai Dĩ, những trang nói đến bọn linh Tâu Tưởng än bún xảo không biết nhai mà chỉ nuốt tuột, những trang châm phả hinh đảng những thân sống nhìn qua buổi chiều vàng, những trang tả cảnh sông nước bập benh thúc hích xung con bên hông thuyền lớn như đang đổ bú tí. và bao nhiêu chi tiết ngắn đãi rải rác hay tập trung qua từng chương sách...

(Trần Thanh Địch, Bàn về văn học thiếu nhi,

NXB Kim Đồng. Hà Nội. 1983, tr. 147 - 151)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

Câu 1: Vấn đề được nêu ra để bàn luận là gì?

Lời giải:

- Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết

- Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng. 


Câu 2: Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Lời giải: 

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: 

+ Về nội dung: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Về nghệ thuật: Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến, …

- Em căn cứ vào bài phê bình của tác giả để xác định như vậy 


Câu 3: Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Lời giải: 

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

+ Bằng chứng:

Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.

Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.

Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .