Top 6 Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

61.6k

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 1

Hướng dẫn phân tích VB 1

Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn Mở bài của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Bài văn viết về nhân vật cụ Bơ-mơn.

- Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm của nhân vật cụ Bơ-mơn là:

+ Sự nhân hậu

+ Một họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng


Hướng dẫn phân tích VB 2

Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc của một bài văn nghị luận phân tích

Lời giải chi tiết:

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý trình bày rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến, đồng thời đưa ra các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn  từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ


Hướng dẫn phân tích VB 3

Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kết bài của văn bản

Lời giải chi tiết:

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung:

- Khẳng định lại ý kiến về đặc điểm nhân vật

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật


Hướng dẫn viết

(trang 69, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Phương pháp giải:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

- Lập dàn ý

Mở bài

- Giới thiệu nhân vật cần phân tích

- Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

Thân bài

Phân tích đặc điểm thứ nhất của nhân vật

- Ý kiến về đặc điểm thứ nhất của nhân vật

- Lí lẽ

- Bằng chứng

Phân tích đặc điểm thứ hai của nhân vật

- Ý kiến về đặc điểm thứ hai của nhân vật

- Lí lẽ

- Bằng chứng

Kết bài

- Khẳng định lại ý kiến của người viết

- Nêu cẩm nghĩ về nhân vật


Bước 3: Viết bài

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm đã đề cao trí tuệ nhân dân thông qua nhân vật em bé thông minh.


Nhân vật em bé trong truyện được đặt vào rất nhiều các thử thách. Lần thứ nhất là câu đố của viên quan đưa ra câu hỏi: “Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Tiếp đến, vua đưa ra câu đó với dân làng “Phải nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con”, thì cách giải quyết của cậu bé là khóc lóc, trình bày với vua rằng cha không chịu đẻ em bé. Mục đích là để cho vua thừa nhận yêu cầu của mình là vô lí. Lần thứ ba, vua lại đặt ra thử thách phải sẻ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim. Cuối cùng là câu đố của sứ giả nước láng giềng: phải xâu được một sợi chỉ qua con ốc. Cậu bé đã giải quyết bằng cách hát một bài đồng dao có câu trả lời: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang.


Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.


Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.


Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.


Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 2

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Trả lời:

Bài văn viết về nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm trong tính cách của nhân vật: sự nhân hậu, tình thương và tấm lòng cao cả. Người họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng, khát vọng nghệ thuật chân chính.


Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật cần chú ý đưa ra những dẫn chứng chân thực bổ sung, tăng độ tin cậy cho lí lẽ và dẫn chứng.


Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

Trả lời:

Ở phần kết bài, tác giả đã trình bày những cảm xúc của cá nhân về nhân vật bác họa sĩ già Bơ- mơn.


* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

“Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 3

Câu 1 trang 69 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo: Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Trả lời:

- Bài văn viết về nhân vật Bơ-mơn.

- Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm của nhân vật Bơ-mơn là:

+ Sự nhân hậu của bác Bơ-mơn

+ Nhân vật bác Bơ-mơn còn là một họa sĩ với khoa khát nghệ thuật đáng trân trọng.


Câu 2 trang 69 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo: Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật cần chú ý đưa ra những dẫn chứng chi tiết bổ sung, tăng độ tin cậy cho lí lẽ và dẫn chứng, và làm sáng tỏ ý kiến; tạo sức thuyết phục với người đọc.


Câu 3 trang 69 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo: Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

Trả lời:

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung:

- Khẳng định lại ý kiến về đặc điểm nhân vật

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật

Trong nội dung Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học sách Chân trời sáng tạo, ngoài việc giúp các em trả lời câu hỏi trong bài. Đọc tài liệu cũng sẽ giúp các em viết bài văn hoàn chỉnh theo từng bước và giới thiệu với các em một số bài văn mẫu để các em tham khảo.


Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

Tìm ý và lập dàn ý

- Rút ra nhưng đặc điểm của nhân vật: ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác.

- Sử dụng những từ ngữ miêu tả tính cách, phẩm chất như: thông minh, nhân hậu... để khái quát đặc điểm nhân vật.

- Chọn các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của nhân vật để lập dàn ý bằng cách sắp xếp, triển khai ú sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài

Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập để hoạn thiện bài văn của em. Khi viết, các em cần lưu ý:

- Để bài mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến của người viết và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.

- Có thể trao đổi với những ý kiến khác về nhân vật để tạo sự hấp dẫn cho bài viết.

- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh kể lại truyện, chú ý phân tích, nêu ý nghĩa của bằng chứng.

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.


Bài văn mẫu phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc

Phân tích đặc điểm nhân vật cô bé bán diêm

An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với thể loại truyện kể cho trẻ em, trong đó, tác phẩm quen thuộc với bạn đọc trên khắp thế giới phải kể đến là "Cô bé bán diêm". Truyện hấp dẫn người đọc bởi sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, bên cạnh đó, hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa đã gợi cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé nghèo khổ, đáng thương.


Trước hết, cô bé bán diêm có một hoàn cảnh bất hạnh, sớm đã mồ côi mẹ, bà là người yêu thương em nhất cũng bỏ em mà đi, sống với cha trong hoàn cảnh nghèo khổ, em phải đi bán diêm. Ngày qua ngày, cô bé với giỏ diêm trên tay lầm lũi đi qua từng góc phố, con đường, ngày nào không bán được, em sẽ bị người cha đánh mắng. Cô bé vừa thiếu thốn tình cảm lại phải chịu đựng cảnh bạo lực gia đình, chịu nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn thể xác. Trong đêm giao thừa, một đêm đặc biệt nhất, đêm kết thúc một năm và bắt đầu một năm mới, ngoài kia người ta sum vầy, quây quần bên nhau ấm cúng bao nhiêu thì cô bé bán diêm lại lẻ loi, đơn độc bấy nhiêu. Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi "về nhà mà không bán được bao diêm nào", không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời. Ở lứa tuổi của cô bé, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, ấy vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em. Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm. Trái tim người đọc như thắt lại bởi hoàn cảnh của cô bé bán diêm quá đỗi thực tế, xã hội có rất nhiều em bé phải chịu cảnh như em, sớm đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh và khổ sở.


Nép mình vào một góc tường trên hè phố, cô bé bán diêm đáng thương quẹt những que diêm sưởi ấm cho đôi tay, đôi chân đã tê cứng vì lạnh. Từng que diêm được em đốt lên bằng cả niềm khao khát và ước muốn, ngọn lửa của que diêm hiện ra nào là bàn ăn thịnh soạn với ngỗng quay, nào là lò sưởi đang cháy và cây thông Noel đều là những thứ cần thiết trong hoàn cảnh đói rét bơ vơ của em. Cho đến khi gặp được bà trong ngọn lửa que diêm, em đã vui sướng biết bao, em khao khát được đi theo bà, cầu xin Thượng Đế cho em được ở cùng bà, và cuối cùng em đã được toại nguyện. Tuy những que diêm chỉ mang lại những ảo ảnh nhưng lại là hạnh phúc thực sự đối với cô bé bán diêm, "Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa". Cái chết của em thật nhẹ nhàng, như một sự giải thoát cho kiếp người bất hạnh khốn khổ của em, thế nhưng nó phản ánh một sự thật đau lòng rằng em đã phải chết giữa dòng người vô tâm, lãnh đạm và thờ ơ, chính xã hội đó đã giết chết những con người như em, nếu người ta có tình thương, có lòng nhân ái có lẽ số phận của em đã khác.


Nhân vật cô bé bán diêm đã để lại trong lòng người đọc những hoài niệm, những suy nghĩ khôn nguôi về số phận con người, khơi dậy trong mỗi chúng ta lòng thương cảm đối với những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Chúng ta may mắn là những "chiếc lá" lành lặn phải có trách nhiệm giúp đỡ và đùm bọc cho những "chiếc lá" kém may mắn hơn, đó là lòng nhân ái và tình thương mà con người cần có dành cho nhau.


Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - Nhân vật Ông lão đánh cá

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người nghèo khổ, làm những công việc thấp hèn nhưng họ lại có phẩm chất cao đẹp đáng để chúng ta học tập. Ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng là một người như vậy.


Ông lão đánh cá tuy nghèo nhưng có tấm lòng rất lương thiện, cần cù chịu khó Ngày ngày không quản nắng mưa gió rét, ông vẫn cần mẫn kéo lưới để kiếm sống qua ngày. Đối với một người làm việc kéo lưới, việc bắt cá là mục tiêu của họ. Việc bắt được cá không phải là điều dễ dàng với ông lão già, nhưng khi kéo được con cá lên ông phát hiện đó là một con cá vàng, trước lời van xin của cá, ông đã thả cá vàng trở về với biển, mặc dù cả hai lần kéo lưới chỉ có bùn và rong biển. Hơn nữa, nhà ông rất nghèo, chỉ có “cái máng lợn sứt mẻ” và một “túp lều rách nát”. Ông phải kéo lười để lo từng bữa ăn, nhưng ông vẫn vui vẻ thả con cá vàng về biển. Hành động thả cá về biển của ông lão thật đáng trân trọng, ông thả cá về biển không phải lời hứa đền ơn từ con cá, mà xuất phát từ tấm lòng lương thiện cao cả trong con người ông. Thật là một tấm lòng hào hiệp, cứu giúp người khác một cách vô tư,không tính toán thiệt hơn, không màng đến ơn đáp nghĩa.


Nhưng ở đời thường lại có sự trái ngược lẫn nhau, ông lão thì có tấm lòng thanh cao như vậy, nhưng mụ vợ ông lại trái ngược hoàn toàn với ông. Khi biết được cá vàng có ý muốn giúp đỡ ông lão, mụ đã quát mắng ông, bắt ông đi tìm cá và phụ vụ theo ý đồ của mụ. Bị mụ vợ quát mắng, ông chỉ buồn tủi đi ra biển gọi cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, còn bản thân ông, ông chỉ muốn kiếm sống bằng sức lao động của chính mình. Có thể nói, ông lão có phần nhu nhược khi sống với mụ vợ tham lam độc ác, là đàn ông nhưng ông phải cam chịu và nhẫn nhục trước thái độ vô liêm sĩ của mụ vợ. Ông cũng phẫn nộ, cũng không đồng tình trước lòng tham tột đỉnh của mụ vợ nhưng ông không giám chống lại và vẫn làm theo ý của mụ. Phải chăng do con người ông quá hiền nay, hay cái ác, cái tham lam luôn lấn át cía hiền lành lương thiện. Ngay khi cứu cá vàng, nếu ông có mong muốn gì, cá vàng sẽ giúp đỡ ông thực hiện ngay mong muốn đó. Nhưng do bản chất ông không tham lam, ông không hề quan tâm tới lời hứa của cá vàng cả. Năm lần ra biển đều nhờ cá vàng giúp theo yêu cầu của mụ vợ, mặc dù bà vợ đã ngược đãi ông, chửi mắng, đánh đuổi ông, xem ông như một nô lệ. Ông yêu cầu cá vàng giúp mình, ông chỉ biết chịu đựng, không phàn nàn, không phản ứng lại trước sự bội bạc của mụ vợ. Ông là hình ảnh của người lao động trong chế độ cũ – chế độ áp bức bóc lột. Trong xã hội đó cái ác luôn thường trực và luôn đè nén, chèn ép cái thiện.


Nhìn về góc độ cố tích, ông lão là hình tượng văn học tượng trưng cho cái thiện, giàu tính nhân văn. Nhìn về góc độ thời đại, nhà văn A.Puskin muốn cảnh báo nhân dân Nga dưới chế độ Nga Hoàng: nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng thì suốt đời bị áp bức, khổ cực. Đây là một sự cảnh báo có ý nghĩa triết lí về xã hội.


Nếu không hiểu hết ý nghĩa của truyện, người đọc có thể có một chút phê phán tính cách nhu nhược của ông lão, không biết đứng lên đấu tranh cho sự công bằng, chống lại cái ác. Nhưng đặt tình huống vào xã hội lúc bấy giờ, người ta mới có thể hiểu được những người nông dân chất phác mộc mạc bị đối xử như thế nào. Câu truyện có ý nghĩa nhân văn và nhân đạo cao cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 4

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng


Câu 1 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Trả lời:

- Bài văn viết về nhân vật cụ Bơ-mơn.

- Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm của nhân vật cụ Bơ-mơn là:

+ Lòng nhân hậu.

+ Một họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng


Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý trình bày rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến, đồng thời đưa ra các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.


Câu 3 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Ở phần kết bài, tác giả viết đã trình bày nội dung gì?

Trả lời:

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung:

- Khẳng định lại ý kiến về đặc điểm nhân vật cụ Bơ-men.

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật cụ Bơ-men.


* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng. 


Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.


Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 5

Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Lời giải 

- Nhân vật được nhắc tới trong bài văn là bà cụ Bơ-mơn.

- Ý kiến của người viết về những đặc điểm của nhân vật cụ Bơ-mơn là:

+ Bà cụ là người có tấm lòng nhân hậu.

+ Đồng thời là ột họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng, ngưỡng mộ.


Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?

Lời giải 

Dùng lý lĩ, bằng chứng để làm rõ những đặc điểm của nhân vật cần chú ý trình bày mạch lạc, rõ ràng để chứng minh ý kiến mình đưa ra; đồng thời sử dụng các dẫn chứng trích trong tác phẩm như chi tiết, sự việc, ngoại hình, lời nói của nhân vật để làm sáng tỏ lí lẽ.


Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

Lời giải 

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung:

- Tổng kết những ý kiến, nhận định của người viết về nhân vật

- Trình bày cảm nghĩ về nhân vật

Hướng dẫn quy trình viết


Câu hỏi (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Lời giải 

Bài tham khảo:

“Bài học đường đời đầu tiên” là một trong những truyện đồng thoại nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Thông qua nhân vật Dế Mèn cùng những thử thách, vấp ngã trong chặng đường đầu tiên của cuộc đời, Tô Hoài đã gửi gắm rất nhiều những bài học ý nghĩa về cuộc sống, đặc biệt là bài học dành cho giới trẻ. Trong truyện chúng ta hình dung rõ ràng về một chú Dế Mèn có nét đẹp cường tráng, khoẻ mạnh hơn người nhưng tính cách thì xốc nổi hống hách, cuối cùng trước cái chết của người bạn, Dế Mèn đã rút ra cho mình những bài học đắt giá.


Nhân vật Dế Mèn được giới thiệu là chàng Dế Mèn thông minh, khoẻ mạnh, cường tráng với sức khoẻ hơn người. “ Đôi càng của chàng ta mẫm bóng, những cái vuốt ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh dài đến tận gót chân” Cũng chính bởi vậy Dế Mèn tỏ ra kiêu ngạo, hợm hĩnh, coi thường tất cả những người xung quanh, không xem ai ra gì.


Tạo ra cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Dế Choắt đã giúp người đọc hình dung được những đặc điểm về tính cách của nhân vật. Vì thói kiêu căng, hợm hĩnh nên Dế Mèn bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của Dế Choắt “thông ngách sang nhà ta hả, chú mày hôi như cú ấy…”Trước sự khốn khó và nỗi đau của đồng loại Dế Mèn không hề có sự cảm thông, chia sẻ mà ngược lại thằng thừng chà đạp lên nỗi đau nó. Những lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt càng chứng tỏ chàng thanh niên mới lớn này có tính kiêu ngạo, hống hách, xốc nổi của tuổi trẻ và rồi đó sẽ là mầm mống tai hoạ sau này mà Dế Mèn sẽ phải trả giá.


Sự kiêu căng, hợm hĩnh của Dế Mèn được thể hiện rõ hơn cả qua hành động trêu ngươi chị Cốc. Dế Mèn cất tiếng hát véo von “vặt lông con Cốc cho tao, tao nấu tao nướng, tao xào, tao ăn”, rồi chui tọt vào hang, vắt chân tự hào về thành tích của mình. Thế rồi khi chị Cốc đi tìm kẻ trêu ngươi mình thì Dế Mèn sợ hãi chui tọt vào trong hang không nhúc nhích mặc kệ Dế Choắt đang phải chịu những trận mổ như trời giáng của Chị Cốc. Tình tiết này chứng tỏ Dế Mèn kiêu căng, hợm hĩnh nhưng lại đê hèn, không dám nhận những việc mình đã làm, bỏ mặc bạn bè trong cơn khốn khó. Trước cái chết của Dế Choắt mà nguyên nhân sâu xa là do mình, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên, vô cùng thấm thía và đắt giá.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 6

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: 

Văn bản: Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Câu 1 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Trả lời: 

Bài văn viết về nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm trong tính cách của nhân vật: sự nhân hậu, tình thương và tấm lòng cao cả. Người họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng, khát vọng nghệ thuật chân chính. 


Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?

Trả lời: 

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật cần chú ý đưa ra những dẫn chứng chân thực bổ sung, tăng độ tin cậy cho lí lẽ và dẫn chứng. 


Câu 3 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

Trả lời: 

Ở phần kết bài, tác giả đã trình bày những cảm xúc của cá nhân về nhân vật bác họa sĩ già Bơ- mơn. 


* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo:

Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 1

“Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người. 


Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 2

Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Vì vậy, nhà văn Andersen đã viết lên truyện Cô bé bán diêm khiến người đọc đầy oán trách và xót xa. Trong truyện, hình ảnh cô bé bán diêm gầy gò, bất hạnh hiện lên đã để lại ấn tượng trong em sâu sắc.


Cô bé bán diêm là một trong nhiều truyện ngụ ngôn của Andersen được tuyển tập lại. Truyện kể về một cô bé bán diêm trong một đêm lạnh giá của một ngày cuối năm và cô bé đã chết dưới cái tuyết lạnh lẽo trước thềm năm mới. Số phận đã không mỉm cười với cô bé nhưng cô đã cố gắng để thoát khỏi nó. Sống trong cảnh nghèo đói với ông bố nát rượi hành hạ, cô bé phải đi bán diêm trong đêm giá lạnh lẽo. Một đứa trẻ đáng lí phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc giờ đây phải vật lộn mưu sinh trong cái rét của mùa đông. Hình ảnh cô bé quẹt que diêm cùng với ba điều ước giản dị như thể hiện khát khao mãnh liệt muốn vượt lên số phận, thoát khỏi bể khổ của cô bé xấu số. Cô bé chính là đại diện cho một tầng lớp người thời bấy giờ, bất hạnh nhưng không ngừng đấu tranh cho chính bản thân.


Không dừng lại ở đó, qua hình ảnh cô bé đáng thương, tác giả cũng muốn phê phán sự thờ ơ của con người lúc bấy giờ. Hình ảnh một cô bé rách rưới, ăn mặc mỏng manh đi lại giữ phố giữ bầu trời tuyết rơi nhưng cũng không một ai hỏi han hay có ý định giúp đỡ. Dường như họ đều là những người vô cảm, ích kỉ. Họ không mảy may xúc động trước số phận bất hạnh của người khác và chỉ nghĩ cho bản thân. Chính sự thờ ơ của họ là một trong những nguyên nhân giết chết cô bé bán diêm và tác giả muốn phê phán sự ích kỉ đó.


Kết thúc câu chuyện là hình ảnh cô bé chết trong một góc phố với nụ cười trên môi. Có lẽ ở một thế giới xa xôi, em sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc với bà của mình. Truyện kết thúc để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người và xã hội của một giai đoạn lịch sử.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học" - mẫu 6