Top 10 Bài thơ hay của Hồ Chủ Tịch

1021

Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - một danh nhân văn hóa thế giới - một người anh hùng giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời bôn ba...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài thơ chúc Tết của Bác năm 1969 - Bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác

Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn.


Lời bình:

Vẫn những vần thơ giản dị nhưng sâu sắc, bài thơ chúc Tết của Bác năm 1969 cũng chính là bài thơ chúc Tết cuối cùng của Người. Chính những áng thơ này đã là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để quân và dân ta tự tin "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"...


Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài thơ chúc Tết của Bác năm 1968

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!


Lời bịnh:

Bài thơ chúc Tết của Bác năm 1968 chỉ vỏn vẹn có 5 câu ngắn gọn, thế nhưng nó lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bài thơ như lời động viên tinh thần, lời cổ vũ quý báu của vị lãnh tụ thiên tài tới toàn thể nhân dân ta, giúp tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta chiến đấu để từng bước đi đến thắng lợi. "Toàn thắng ắt về ta", câu thơ cuối của bài thơ chúc Tết là niềm tin, là hi vọng cháy bỏng về sự toàn thắng. Cũng chính nhờ lời chúc Tết hết sức ngắn gọn, ý nghĩa này mà nhân dân ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần để không ngừng chiến đấu.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 2
(có 0 lượt vote)

Chiều tối

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây nhè nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.


Lời bình:

Bài thơ toát lên một nỗi buồn hiu quạnh, man mác của người con xa xứ, của một tâm hồn đang mong mỏi tự do và của một vĩ nhân yêu thiên nhiên, tha thiết được hòa mình vào thiên nhiên.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 3
(có 0 lượt vote)

Tự khuyên mình

Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian tuân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.


Lời bình:

Bài thơ của Bác như là một lời khuyên, một lời răn dạy để mỗi chúng ta luôn có được tinh thần lạc quan, ý chí rèn luyện để trở thành một người tốt có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 4
(có 0 lượt vote)

Trung thu

Trung thu

Trung thu vành vạch mảnh gương thu
Sáng khắp nhân gian bạc một màu
Sum họp nhà ai ăn Tết đó
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu

Trung thu ta cũng Tết trong tù
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu


Lời bình:

Tết Trung thu, trăng tròn vành vạch nhưng trong chốn ngục tù, vẫn có một "kẻ ăn sầu" bùi ngùi trước cảnh đoàn viên của mọi người. Buồn tủi là thế, bị giam cầm khổ đau là thế nhưng Người vẫn luôn giữ được cho mình tinh thần lạc quan, vẫn đón Tết trong tù và mong ngóng ngày được tự do.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 5
(có 0 lượt vote)

Ngắm trăng

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.


Lời bình:

Thiên nhiên dưới con mắt Bác Hồ rất sống động, đa dạng và phong phú. Nó không chỉ là đối tượng để Bác khai thác, miêu tả, là tác nhân cho xúc cảm thơ ca của Người bay cao, bay xa mà nó còn tạo nên những giá trị thẩm mỹ tự nhiên cho tác phẩm nghệ thuật của Người.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 6
(có 0 lượt vote)

Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.


Lời bình:

Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân tộc.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 7
(có 0 lượt vote)

Cảnh khuya


Lời bình:

Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc. “Cảnh khuya” đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 8
(có 0 lượt vote)

Sáu mươi tuổi

Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán,
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,
Trần mà như thế kém gì tiên!


Lời bình:

Bài thơ thể hiện phẩm chất lạc quan yêu đời, sống tích cực, sống hăng say của Bác Hồ trong kháng chiến gian khổ. Theo Bác Hồ thì 60 tuổi là tuổi thiếu niên, là trẻ. Bác đã so sánh với ông Bành Tổ trong truyền thuyết sống đến 800 năm để khẳng định rằng 60 tuổi là "còn xuân". Một ý thơ rất hóm hỉnh và yêu đời.



Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Top 9
(có 0 lượt vote)

Nghe tiếng giã gạo

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thàn công


Lời bình:

Có thể nói bài thơ ‘‘Nghe tiếng giã gạo’’ của Bác Hồ là một trong những viên ngọc quý trong tập thơ ‘‘Nhật ký trong tù’’ được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, đặc biệt là đối với việc rèn luyện đạo đức cách mạng,  mà còn thiết thực hơn trong việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh hiện nay để mổi chúng ta ra sức học tập, nổ lực phấn đấu và rèn luyện, không ngừng làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chân dung Hồ Chủ Tịch ảnh 1
Chân dung Hồ Chủ Tịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vĩ nhân đã ghi những dấu ấn đậm nét cho lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và lịch sử của những người dân lao động toàn thế giới nói chung. Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạn quốc tế.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .