Top 10 Bài tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám (Ngữ văn 10) hay nhất
“Tấm Cám” là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm kể về cuộc đời và quá trình đấu tranh của Tấm để giành...xem thêm ...
Bài tham khảo số 1
Truyện “Tấm Cám” kể về nhân vật chính là Tấm, một cô gái hiền lành, xinh đẹp. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám.
Một hôm, dì ghẻ cho mỗi chị em một chiếc giỏ, sai đi bắt tép và hứa ai bắt nhiều hơn sẽ được thưởng một chiếc yếm đào. Tấm chăm chỉ, chẳng mấy chốc mà gió đã đầy tôm tép. Cám cả buổi chỉ mải rong chơi nên chẳng bắt được con nào. Đến chiều, Cám lừa Tấm lội xuống ao tắm gội, rồi trút hết tôm tép sang giỏ của mình và đem về nhận chiếc yếm đào.
Khi Tấm lên bờ thì chỉ còn chiếc giỏ không. Tấm khóc, Bụt hiện lên bảo Tấm nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Tấm nhìn vào thì thấy có con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt cá lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền khóc lóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường.
Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Mụ dì ghẻ tìm cách không cho Tấm dự hội. Mụ ta lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp và bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh aai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Mọi người đều đến thử nhưng không ai vừa. Tới lượt Tấm thì chiếc hài vừa như in. Tấm được vua đưa vào cung làm hoàng hậu.
Đến ngày giỗ cha, nàng xin về nhà. Dì ghẻ lập mưu giết tâm và đưa Cám vào thay. Lại nói Tấm sau khi chết hóa thành chim vàng anh bay đến cung vua. Vua ngày ngày say mê vàng anh khiến cám ghen tức. Nhân cơ hội, Cám giết chết vàng anh và vứt lông ra sau vườn. Từ chỗ lông ấy mọc lên một cây xoan đào.Vua đi qua thấy cây xoan đào toả bóng mát liền sai lính mắc võng ở đây. Cám thấy vậy liền chặt cây xoan đào làm khung cửi để dệt áo cho vua. Lúc Cám dệt vải, nghe thấy tiếng kêu của khung cửu giống tiếng Tấm, hoảng sợ liền đốt khung cửi đem tro đổ ra ngoài cung. Từ chỗ đó mọc lên một cây thị, lớn lên, cả cây chỉ có một quả duy nhất. Có bà lão đi qua thấy quả thị liền bào: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất lạ thường. Bà quyết tâm tìm ra nguyên nhân và phát hiện ra Tấm. Bà xé nát vỏ thì và bảo Tấm ở hẳn với bà.
Một hôm, nhà vua đi ngang qua, thấy hàng nước liền ghé vào nghỉ ngơi. Vua nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền ngạc nhiên hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão nói rằng trầu do con gái mình têm và gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình thì vô cùng hạnh phúc liền rước Tấm vào cung. Cám thấy chị trở về xinh đẹp hơn xưa liền tò mò hỏi chị. Tấm chỉ cho Cám cách tắm nước sôi để tránh hơn. Cám làm theo và chết bỏng. Dì ghẻ nghe tin cũng uất ức mà chết theo.
Bài tham khảo số 2
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại.
Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tôm tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, mụ nghĩ ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày kế giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà. Cuối cùng, vua và Tấm đã được đoàn tụ.
Bài tham khảo số 3
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Mỗi lần như vậy, Bụt đều hiện lên giúp đỡ.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Tấm không biết làm thế nào liền ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện thấy một cô gái chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm têm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi chị cách để xinh đẹp. Cám làm theo lời Tấm thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết.
Bài tham khảo số 4
Truyện kể về hai nhân vật chính là Tấm và Cám. Tấm hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng bố mất sớm nên phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử tàn nhẫn, bất công, phải làm hết mọi công việc trong nhà.
Một lần dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tép, ai được nhiều sẽ thưởng. Tấm chăm chỉ bắt nên được giỏ được đầy còn Cám rong chơi nên giỏ trống không. Thấy vậy, Cám lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép vào giỏ của mình.
Tấm ngồi khóc nức nở thì được bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt mà Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẻ giúp đỡ. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, xem ai đi vừa chiếc giày tìm thấy ở khúc sông hôm hội làng sẽ được làm hoàng hậu, và Tấm đi vừa vì đó chính là đôi giày nàng đánh rơi.
Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị, nên nhân một lần Tấm về giỗ cha đã tìm cách hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến vua thay Tấm. Tấm lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ.
Sau bao nhiêu khó khăn, cô Tấm được trở lại làm người và quay trở về sống hạnh phúc bên vua. Còn mẹ con Cám nhận trừng phạt thích đáng là cái chết.
Bài tham khảo số 5
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay; còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo nhìn trong giỏ xem có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho nó ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu ở xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bống liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm hãy tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.
Vua mở hội làng nhưng dì ghẻ không cho Tấm đi. Bà ta trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.
Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.
Bài tham khảo số 6
Ngày xửa ngày xưa, có một cô Tấm xinh đẹp, dịu dàng, chịu thương chịu khó nhưng không may mắn sống trong sự ghẻ lạnh, cay độc của bà dì ghẻ sau khi bố mất sớm. Tấm phải một mình làm lụng vất vả quần quật suốt cả ngày không một phút nghỉ ngơi, trong khi cô Cám - là con của bà mẹ kế lại vô cùng lười biếng, ỷ lại, không đụng tay vào bất cứ công việc gì. Một hôm, Tấm và Cám ra đồng bắt tép. Cám do mải chơi nên chẳng bắt được một con nào, chính vì thế, Cám âm mưu cướp hết tất cả số tép bắt được của tấm, chỉ còn lại một con cá bống.
Tấm tủi thân quá ngồi khóc nức nở. Ông Bụt thương tình cho tấm lòng của cô Tấm, hiện lên và mách nàng mang con cá bống về nuôi. Con cá bống từ ngày ấy trở thành người bạn thân thiết tri kỷ của Tấm và được cô chia sẻ từng phần cơm ít ỏi mỗi ngày. Mẹ con Cám thấy vậy đem lòng đố kỵ lừa Tấm đi chăn trâu thật xa và giết chết con cá bống. Tấm về không thấy con cá bống đâu, đau lòng và khóc nức nở. Bụt lại hiện lên và chỉ nàng tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ và đem chôn ở bốn chân giường. Nhờ có sự cứu giúp của Bụt, cô Tấm đã có xiêm y đẹp lộng lẫy để đi dự tiệc ở hoàng cung và sau này có dịp nên duyên chồng vợ với nhà vua, trở thành hoàng hậu. Mẹ con Cám thấy vậy lòng ganh ghét đố kỵ càng dâng cao. Trong lòng luôn nung nấu ý định trả thù và giành giật vị trí hoàng hậu đài các sang trọng của Tấm. Và đỉnh điểm là trong một lần Tấm về quê giỗ cha, hai mẹ con dụ Tấm trèo lên cây cau và chặt đứt cây, Tấm chết. Sau đó, Cám vào cung tiến vua thay Tấm, còn cô Tấm lần lượt biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ hàng nước. Trong một lần nhà vua tình cờ ngao du đi sang đây, tình cờ thấy miếng trầu được têm khéo léo, tỉ mỉ, công phu, chàng đã ngay lập tức nhận ra vợ của mình, và cả hai cùng nhau đoàn tụ trong hạnh phúc
Bài tham khảo số 7
Tấm Cám là một trong nhiều truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép, Cám mải rong chơi nên chiều về giỏ không. Cám đã lừa trút hết tép trong giỏ của Tâm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm thả cá Bống xuống giếng, mỗi ngày cho Bống ăn cơm. Mẹ con nhà Cám rình, biết được, đã lừa cho Tấm đi chăn trâu thật xa, ở nhà giết thịt cá bống. Bụt bảo Tấm tìm nhặt xương cá, bỏ vào bốn cái lọ, chôn ở bốn chân giường.
Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám trước khi đi còn trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày... và một con ngựa hồng rất đẹp. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.
Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được. Lát sau, ngựa của nhà vua qua cầu cứ hí lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống sông mò, thì bắt được một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm vợ.
Mọi người thi nhau ướm thử. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa vặn. Vua cho kiệu rước Tấm về cung. Ít lâu sau, nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo cau rồi đốn gốc giết Tấm, để Cám vào cung thay chị.
Tấm chết, biến thành vàng anh. Vua rất yêu chim. Mẹ con Cám giết vàng anh, đổ lông ra góc vườn. Nơi ấy mọc ra hai cây xoan đào. Vua rất thích hai cây xoan đào, mắc võng ngủ, không để ý gì đến Cám. Mẹ con Cám chặt hai cây xoan làm khung cửi. Khung cửi kêu tiếng người khiến Cám sợ hãi chặt khung cửi, đốt, đem tro đổ ra thật xa.
Nơi xa ấy lại mọc ra cây thị tươi tốt. Nhưng cây thị chỉ có một quả thơm và ở trên cao. Một bà cụ đi chợ trông thấy, đọc câu: “Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà. Thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn”. Quả thị liền rụng vào bị bà. Bà cụ đem về. Tâm ở trong quả thị chui ra, nâu cơm, nấu nước, dọn nhà dọn cửa cho bà. Bà cụ rình bắt được, xé nát vỏ quả thị đi. Từ đó Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một lần, nhà vua kinh lí đi qua ghé vào quán nước, nhận được Tấm. Vua đón nàng về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Cám liền hỏi chị cách để xinh đẹp hơn rồi làm theo và chết. Mụ dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.
Truyện “Tấm Cám” phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, nói lên số phận của những con người mồ côi, bất hạnh và thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác giành và giữ hạnh phúc.
Bài tham khảo số 8
Tấm là chị em cùng cha khác mẹ với Cám. Sau khi cha và mẹ qua đời, Tấm sống với mẹ con dì ghẻ dưới sự đay nghiệt, ức hiếp, phân biệt đối xử. Vào một hôm dì bảo Tấm và Cám ra đồng bắt cá, ai bắt được nhiều hơn sẽ được phần thưởng là một cái yếm đỏ.
Chiếc yếm đỏ là niềm khao khát của tất cả những cô gái mới lớn lúc bấy giờ. Nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, tinh khôi, tràn đầy sức sống của thiếu nữ nông thôn thuần khiết. Tấm đã quen với việc mò cua bắt ốc nên chẳng mấy chốc sau khi xuống bùn, chiếc giỏ của nàng đã đầy ắp biết bao nhiêu là tôm cá. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo từ ruộng nọ đến ruộng kia, đến chiều mà trong giỏ vẫn chẳng thấy gì. Chính vì thế, Cám âm mưu lừa Tấm và ăn cắp hết số cá của Tấm. Tấm tủi thân bật khóc nức nở, ông Bụt hiện lên bảo nàng đem con cá bống còn sót lại về nuôi. Thế là từ hôm ấy, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm của mình đem ra sau giếng cho con cá bống. Người và cá ngày một thân thiết trở thành tri kỉ của nhau. Hai mẹ con Cám thấy Tấm lạ bèn sinh nghi, rình được con cá bống và âm mưu giết làm thịt. Khi nhìn thấy cục máu đỏ hỏn nổi giữ lòng giếng, Tấm vừa ấm ức vừa tủi thân, và ngồi khóc. Ông bụt hiện lên bảo đem xương cá bỏ vào lọ rồi chôn dưới góc giường. Những mảnh xương ấy biến thành bộ xiêm y lộng lẫy cùng chiếc xe ngựa đẹp kì diệu đưa nàng Tấm đến tham dự lễ hội. Chiếc giày nàng đánh rơi trên đường về được vua nhặt được và nhà vua tuyên bố chủ nhân của đôi giày ấy sẽ là hoàng hậu. Sau rất nhiều cuộc thử giày nhưng chẳng có ai ướm vừa chân cả. Đến lượt Tấm, chiếc giày vừa như in và Tấm được vua rước vào cung làm vợ.
Ngày giỗ cha, Tấm về nhà soạn cỗ cúng. Mẹ con Cám lừa Tấm trèo lên cây cau rồi đốn ngã cây làm Tấm chết, Cám vào cung tiến vua thay Tấm. Tấm chết hóa thành con chim vàng anh suốt ngày quanh quẩn bên vua, Cám liền bắt làm thịt ăn. Lông chim vàng anh biến thành cây xoan đào, Cám đốn cây và lấy gỗ làm khung cửi. Cám lại đốt khung cửi rồi ném tro đi thật xa. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, trên cây có một quả rất to. Một bà lão già đem quả thị ấy về nhà nâng niu trân quý. Và sau này, Tấm bước ra từ trong quả thị, trở thành con gái của bà lão. Một hôm nhà vua tình cờ vào quán nước, nhìn thấy miếng trầu do Tấm têm mà nhận ra vợ. Tấm theo vua trở về cung sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn sau khi trừng phạt thích đáng hai mẹ con Cám.
Bài tham khảo số 9
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Tấm phải ở cùng dì ghẻ. Hằng ngày, Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối nhưng không lúc nào được nghỉ ngơi.
Một hôm, dì ghẻ sai hai chị em đi bắt tép và hứa rằng ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng một cái yếm đào. Tấm chăm chỉ làm việc còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường.
Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, nghĩa ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Không ai đi vừa chiếc hài kể cả Cám. Tới lượt Tấm thử thì chiếc hài vừa như in. Tấm được vua đưa vào cung làm hoàng hậu.
Đến ngày giỗ cha, nàng xin về nhà. Dì ghẻ lập mưu giết tâm và đưa Cám vào thay. Lại nói Tấm sau khi chết hóa thành chim vàng anh bay đến cung vua. Vua ngày ngày say mê vàng anh khiến Cám ghen tức. Nhân cơ hội, Cám giết chết vàng anh và vứt lông ra sau vườn. Từ chỗ lông ấy mọc lên một cây xoan đào. Vua đi qua thấy cây xoan đào toả bóng mát liền sai lính mắc võng ở đây. Cám thấy vậy liền chặt cây xoan đào làm khung cửi để dệt áo cho vua. Lúc Cám dệt vải, nghe thấy tiếng kêu của khung cửu giống tiếng Tấm, hoảng sợ liền đốt khung cửi và đem tro đổ ra ngoài cung. Từ chỗ đó mọc lên một cây thị, lớn lên, cả cây chỉ có một quả duy nhất. Có bà lão đi qua thấy quả thị liền bào: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Kỳ lạ thay, quả thị rụng ngay xuống bị bà. Từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất lạ thường. Bà quyết tâm tìm ra nguyên nhân và phát hiện ra nàng Tấm. Bà xé nát vỏ thị. Từ đó, Tấm ở với bà lão, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống.
Một hôm nhà vua đi qua hàng nước của bà cụ, thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của nàng Tấm liền hỏi bà lão. Khi Tấm xuất hiện, nhà vua nhận ra và đưa nàng về cung.
Bài tham khảo số 10
Truyện ngắn Tấm Cám kể về sự cuộc đời và sự đấu tranh của nhân vật Tấm để có được hạnh phúc của mình. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở chung với Cám và dì ghẻ là mẹ của Cám. Hằng ngày, Tấm bị mẹ con Cám bắt phải làm việc vất vả, khổ sở. Cám còn lừa lấy hết tép của Tấm trong một lần hai chị em đi hớt tép. Tấm chỉ còn sót lại mỗi một con cá bống nhưng mẹ con nhà Cám cũng thịt mất. Một hôm, hai mẹ con Cám đi trẩy hội, để Tấm ở nhà nhặt thóc trộn lẫn với gạo. Tấm buồn lắm, òa lên khóc thì Bụt hiện lên, nhờ chim sẻ nhặt giúp và Tấm có được quần áo đẹp đi hội. Chẳng may trong lúc đi chơi hội, Tấm làm rơi một chiếc giày, ngựa của nhà vua đi qua nhặt được mới truyền lệnh ai ướm thử vừa được chiếc giày đó sẽ trở thành vợ của vua. Biết bao nhiêu người con gái đến thử giày, có cả mẹ con Cám nhưng không vừa, chỉ đến khi Tấm xỏ vào thì vừa in, vua liền cưới Tấm về làm vợ. Một lần, khi Tấm về giỗ bố, mẹ con Cám đã lừa Tấm trèo lên cây cau để chặt cây và giết hại Tấm, Cám thay chị vào ở với vua. Nhưng vua chẳng đoái hoài gì đến Cám, chỉ yêu chim vàng anh mà Tấm biến thành. Cám giết chim vàng anh, vứt lông ra vườn. Lông đó mọc thành cây xoan đào, vua lại mê mẩn ngày ngày mắc võng ở đó. Cám tiếp tục chặt cây xoan đào, gỗ của cây biến thành khung cửi. Khung cửi biết nói tiếng người, Cám sợ quá đốt luôn khung cửi thì mọc lên cây thị. Bà cụ đi ngang qua nhặt được quả thị và Tấm chui ra sống cùng bà. Sau này, nhà vua đi ngang qua quán nước của bà cụ và tìm được Tấm. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng, Cám làm theo và chết, mẹ Cám cũng chết theo. Tấm sống hạnh phúc bên người mình yêu thương.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .