Top 6 Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" (Ngữ văn 6) hay nhất
"Thạch Sanh" là một trong số những câu chuyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Truyện kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người...xem thêm ...
Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" số 1
Tên của tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến.
Một lần, tôi đang ngồi uống nước tại một quán gần gốc đa, thì thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi mời cậu ta về nhà ở để dễ bề lợi dụng.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, cậu ta tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nhàn nhã nhiều. Trong vùng lúc bấy giờ có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Dân làng phải lập một miếu thờ, hằng năm cúng nộp một mạng người để nó bớt phá phách.
Năm ấy, đến nhà tôi. Tôi bàn với mẹ nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:
- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa. Ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trọng anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?
Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:
- Anh cứ yên tâm giao em.
Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Đêm hôm ấy, tôi đang lim dim ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng đập cửa, rồi tiếng gọi như của Thạch Sanh:
- Anh Lí Thông ơi!... Anh Lí Thông ơi!
Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi cứ nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng. Tôi và mẹ đứng trước cửa nhà van xin khẩn thiết:
- Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…
Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:
- Anh ơi, là em. Em nào đã chết, em còn sống đây mà!
Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù. Tôi liền mở cửa, rồi hỏi:
- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.
Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Nhìn thấy Thạch Sanh cầm chiếc đầu chăn, tôi liền bảo:
- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh chẳng chút nghi ngờ, nghe theo lời tôi. Sáng hôm sau, tôi hớn hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc. Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua bèn nghĩ ra cách để công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may mắn. Hễ quả cầu rơi trúng người nào, người đó sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo. Trên đường đi tìm công chúa, tôi gặp Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe rõ sự tình. Thạch Sanh nói rằng biết chỗ của đại bàng nên đề nghị được đi cùng tôi. Đến nơi, Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Khi cậu ta cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không cười, nhà vua rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người, tôi đã bị Thạch Sanh kể tội. Vua muốn trừng trị tôi, nhưng Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê. Trên đường về, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung.
Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" số 2
Tôi là Lí Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền đến làm quen.
Anh ta tên là Thạch Sanh. Từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về nhà ở cùng mình và mẹ già. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời.
Từ đó, Thạch Sanh nhận làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà. Mẹ con tôi đỡ vất vả hơn. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, sẽ không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt nhà tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Sau khi nghe Thạch Sanh kể rõ sự tình, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi, để cậu ta trốn đi. Đến sáng hôm sau, tôi mang đầu chằn tinh đến gặp nhà vua. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Nhà vua bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Ngay trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng rất lớn quắp đi mất. Nhà vua lo lắng, giao trọng trách tìm công chúa cho tôi.
Trên đường đi, tôi gặp Thạch Sanh. Sau khi nghe tôi kể, Thạch Sanh nói mình biết hang đại bang ở đâu, và xin được đi cùng. Tôi đồng ý ngay. Đến nơi, Thạch Sanh xin được xuống hang cứu công chúa. Sau khi công chúa được cứu, tôi sai người lấp cửa hang lại, rồi đưa công chúa về cung. Nhưng kể từ hôm đấy, công chúa không nói cũng không cười. Nhà vua lo lắng lắm, tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không có tác dụng.
Một hôm, từ trong cung vang đến tiếng đàn. Công chúa nghe thấy liền nói cười vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ liền cho người đánh đàn đền. Thì ra là Thạch Sanh. Cậu ta kể rõ sự tình, khiến cho nhà vua tức giận. Vua sai người bắt giam mẹ con tôi, giao cho Thạch Sanh xét xử. Cậu ta thương tình nên tha cho mẹ con tôi về quê. Nhưng đi được nửa đường, mẹ con tôi bị sét đánh, rồi hóa kiếp thành bọ hung.
Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" số 3
Tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Một lần nọ, trên đường đi bán rượu về thì tôi thấy có một anh chàng trông rất cao to, khoẻ mạnh vô cùng. Tôi liền đến hỏi chuyện làm quen.
Tên của anh ta là Thạch Sanh. Tính tình hiền lành, thật thà. Tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em. Thạch Sanh thì vốn thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, nên nghe tôi mở lời, cậu ta đồng ý ngày. Thạch Sanh bảo:
- Anh không chê em nghèo khó mà kết nghĩa anh em, em vui lắm, em hứa sẽ nghe anh và giúp đỡ anh thật nhiều.
Nói rồi hai chúng tôi lên đường về nhà. Từ ngày có Thạch Sanh, tôi và mẹ đỡ vất vả hẳn ra, những việc nặng nhọc. Mẹ con tôi vui mừng ra mặt. Lúc bấy giờ, trong làng tôi có một con chằn tinh rất lớn. Mỗi năm dân làng phải nộp cho nó một mạng người, nếu không nó sẽ quấy phá, không để làng yên ổn. Năm đó đến lượt nhà tôi, không muốn giao mạng mình cho chằn tinh, tôi đành âm mưu nhờ Thạch Sanh đi giúp. Tối hôm đó, sau khi cả nhà ăn uống no say, tôi liền bảo cậu ta:
- Tối này anh có mẻ rượu lớn, phải đem cất không thể ra trông miếu được, em bằng lòng đi thay anh được không?
Nghe vậy, Thạch Sanh chẳng chút nghi ngờ gì mà vui vẻ nhận lời tôi. Tôi và mẹ vui mừng, cuối cùng cũng thoát được nạn lớn này. Vậy mà đương lúc nửa đêm, khi hai mẹ con đang ngủ thì tôi nghe tiếng Thạch Sanh gọi:
- Anh Thông ơi, em về rồi này, anh ra mở cửa cho em với.
Tôi tưởng là hồn Thạch Sanh về đòi báo thù mình nên sợ hãi vô cùng. Bèn ra bàn thờ khóc lóc, van xin tổ tiên, rồi sau đó ra một cửa. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi lại nghe tiếc Thạch Sanh gọi. Tôi liền ra mở cửa thì thấy cậu ta đang cầm cái đầu to tướng của chằn tinh. Nghe Thạch Sanh kể lại câu chuyện giết chằn tình tôi mới hoàn hồn, vừa khâm phục nhưng cũng không muốn Thạch Sanh giành phần thưởng vua ban, bèn bảo:
- Đây là vật nuôi của vua, sao em lại giết nó. Bây giờ nếu vừa biết chắc chắn bị tội tày đình rồi. Em phải nhanh chóng trốn đi, còn mọi việc ở đây hãy để anh xử lý.
Thạch Sanh nghe vậy, liền tin ngay, gói ghém quần áo rồi trở về gốc đa cũ. Còn tôi, sáng hôm sau liền mang đầu chằn tinh lên triều đình nhận thưởng, nhà vua bày tỏ sự hài lòng và khen ngợi rồi phong tôi làm Đô Đốc tại triều đình. Nhà vua có một người con gái đã đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước đến cầu hôn nhưng nàng không ưng ý. Nhà vua mở hội ném cầu kén rể. Những năm thành trong cả nước đến dự lễ, người nào bắt được cầu sẽ làm rể nhà vua. Nhưng trong buổi lễ, khi công chúa chuẩn bị lên ném cầu thì bị một con đại bàng bay ngang qua, sà xuống cắp đi mất. Nhà vua lo lắng, tức tốc sai tôi đi tìm công chúa, nếu tìm được, hứa sẽ gả và truyền ngôi cho.
Tôi rối trí vô cùng, vì chẳng biết tìm công chúa ở đâu. Nghĩ đến năm xưa, lúc mình đường cùng thì Thạch Sanh là người giúp mình lập công, tôi bèn tìm cách để gặp lại anh ta. Tôi mở một hội lớn, Thách Sanh cũng tới hội để xem. Tôi kể câu chuyện công chúa bị đại bàng bắt cho cậu ta nghe, cậu ấy bèn nói:
- Hôm qua, khi em đang ngồi chẻ củi dưới gốc đa, ngước mặt lên lầu mồ hôi thì thấy con đại bàng cắp một cô gái. Em dùng tên bắn trúng, vết thương có lẽ không quá sâu nên nó vẫn cố bay đi. Lần theo vết máu, em thấy được hang động của nó.
Tôi mừng rỡ, bèn đem theo quân bảo hắn dẫn đi. Tới hang, Thạch Sanh mang theo cung tên, tình nguyện xuống hạng để cứu đại bàng. Tôi buộc dây vào lưng rồi Thạch Sanh để cậu ta theo dây đi xuống. Khi công chúa được cứu lên, tôi đã cùng công chúa trở về, để mặc Thạch Sanh dưới hang động.
Từ lúc công chúa về, người chẳng nói chẳng cười, ai làm gì cũng mặc. Cả nhà vua và tôi đều tìm mọi cách, mời thầy ý giỏi nhất về để chữa trị những không khỏi. Một hôm, trong ngục tù có tiếng đàn thánh thót vàng lên khiến cả hoàng cũng như bừng tỉnh. Nàng công chúa nghe được tiếng đàn ấy thì vui cười trong hạnh phúc, bảo vừa cha cho gọi người đánh đàn vào cùng. Điều bất ngờ là người đánh đàn ấy chính là Thạch Sanh, trước mặt quần thần trong triều, tôi hổ thẹn vô cùng khi bị Thạch Sanh vạch mặt, tố cáo những tội lỗi bấy lâu của tôi. Sau khi nghe mọi chuyện, nhà vua đã gả con gái cho Thạch Sanh và để cậu ta quyết định hình phạt cho hai mẹ con tôi. Thạch Sanh đã bao dung thứ tha cho gia đình tôi, nhưng trên đường trở về, mẹ con tôi bị sét đánh, biến thành bọ hung.
Giờ đây, khi sống trong hình dạng của một con bọ hung, tôi mới đau khổ đến cùng cực. Đó là cái giá mà tôi phải trả cho sự ác độc và tham lam của mình. Tôi chỉ khuyên các bạn rằng, đừng sống như tôi, điều tốt đẹp nhất trên đời là hãy sống thật lương thiện.
Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" số 4
Tôi là Lí Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền đến làm quen.
Thì ra, cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già. Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá nữa. Năm đó, đến lượt nhà tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh. Nghe vậy, tôi liền bảo với Thạch Sanh:
- Con trăn ấy nhà vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất sẽ bị tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi, mọi chuyện để anh lo liệu.
Thạch Sanh tin lời tôi, trốn đi. Tôi đem đầu chằn tinh vào cung, và được nhà vua ban thưởng, phong cho làm Quận công.
Nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải nghĩ ra một hội lớn cho tất cả mọi người đến dự, công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người đó. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất.
Nhà vua vô cùng lo lắng, sai tôi đi tìm công chúa. Nhưng tôi biết tìm nàng ở đâu. Tôi truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh đi xem hội. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Thạch Sanh đề nghị xuống hang cứu công chúa. Tôi cho người lấp kín cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Từ khi được cứu thoát về cung, công chúa liền không nói không cười. Vua liền hoãn việc cưới xin, còn tôi mời rất nhiều thầy thuốc về vẫn không chữa được cho nàng. Một hôm, trong cung vang lên tiếng đàn lạ. Công chúa nghe thấy liền cười nói vui vẻ, xin vua gọi người đánh đàn vào. Thì ra đó chính là Thạch Sanh. Gặp mặt cậu ta, tôi lo lắng vô cùng. Thạch Sanh kể hết sự tình cho nhà vua nghe. Vua tức giận cho người bắt giam mẹ con tôi lại, giao cho Thạch Sanh xử lí. Nể tình xưa, Thạch Sanh tha cho mẹ con tôi về quê.
Trên đường về quê, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung. Giờ đây, tôi vô cùng hối hận về tội lỗi mình gây ra.
Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" số 5
Mang thân phận bọ hung đã hàng ngàn năm nay, tôi bị người đời ghẻ lạnh, tránh xa. Nhiều khi ngẫm lại những việc làm trước đây của mình, chính tôi cũng tự cảm thấy chán ghét bản thân. Tại sao tôi lại làm ra những việc xấu xa đến vậy?
Hàng ngàn năm trước tôi cũng là một con người. Tôi được cha mẹ đặt tên là Lí Thông. Theo nghiệp gia đình tôi làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc quá nhiều sai lầm mà không biết ăn năn hối cải, tôi đã bị trời phạt, biến thành loài bọ hung hôi hám. Xấu hổ, không dám nhìn mặt mọi người, lúc nào tôi cũng chui rúc vào nơi xó xỉnh, vào nơi tối tăm. Đáng nhẽ ngay từ đầu tôi nên trân trọng người anh em tốt của mình.
Thạch Sanh vốn là một chàng trai nghèo, khỏe mạnh, sinh sống ở góc đa. Trong một lần đi bán rượu qua đây, tôi đã gặp chàng ta và cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã không có ý tốt gì. Tôi thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh lại thật thà nên định bụng kết nghĩa anh em, kéo Thạch Sanh về nhà giúp mình các công việc nặng nhọc. Với bản tính lương thiện và chăm chỉ, Thạch Sanh tin và theo tôi về nhà. Từ khi đến ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không hề đòi hỏi điều gì. Đã thế lại rất hiếu thảo với mẹ tôi, luôn coi bà như mẹ đẻ. Ấy vậy mà tôi xấu xa đến mức lấy oán trả ơn. Vì sợ chết dưới móng vuốt mãng xà, tôi lừa Thạch Sanh lên canh miếu thần, thế mạng cho tôi. Không ngờ, với sức mạnh phi thường, Thạch Sanh không những không chết mà còn giết được chằn tinh, xách đầu mang về. Ban đầu thấy chàng ta về tôi tưởng hồn ma của cậu ấy oán tôi. Khi biết cậu ấy vẫn còn sống, tôi lại nãy ra một mưu tính mới. Tôi dùng lời ngon ngọt va đe doạ lừa Thạch Sanh đi, còn phần mình thì xách đầu chằn tinh đến gặp vua nhận công lĩnh thưởng. Nhờ âm mưu đó, tôi ngoi lên tới chức Quận công danh giá. Sống trong nhung lụa và vinh quang của quyền thế, tôi quên nhanh chóng người anh em kết nghĩa của mình.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội kén phò mã cho công chúa. Nàng xinh đẹp tuyệt trần lại dịu dàng hiền hậu, ai nhìn cũng thấy mê đắm. Trước sắc đẹp tuyệt trần của nàng, tôi càng ước ao trở thành phò mã. Nhưng không may cho nàng và cũng không may cho tôi, đại bàng tinh nghe tin công chúa xinh đẹp như hoa bèn đến bắt nàng đi mất. Mất con gái yêu, nhà Vua vô cùng đau đớn, xót xa. Người sai tôi lập tức lên đường đuổi theo đại bàng tinh, đem công chúa trở về. Nếu làm được nhà vua sẽ gả công chúa và chia cho tôi nửa giang sơn. Vừa mừng, vừa sợ, tôi không biết đi đâu tìm nàng. Lúc này, tôi nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Tôi nghĩ ra kế tổ chức hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin Thạch Sanh. Chờ đợi mòn mỏi, đến ngày thứ mười tôi cũng gặp được người em kết nghĩa. Như người đi trong sa mạc gặp nước, tôi vui sướng vô cùng, dùng lời ngon ngọt hòng nhờ cậu ấy giúp mình đi cứu công chúa. Thạch Sanh vẫn tin tưởng tôi nên nhận lời giúp đỡ. Hoá ra trong lúc đại bàng cắp công chúa đi qua gốc đa đã bị Thạch Sanh bắn bị thương. Lần theo dấu máu, đoàn người đến được hang của con quái vật. Đến nơi, tôi sợ thiệt thân nên để mặc Thạch Sanh xuống hang một mình đánh đại bàng, cứu công chúa lên, còn mình thì ở lại trên mặt đất nghe ngóng. Sau một hồi có tiếng Thạch Sanh từ dưới hang vọng lên kêu ta kéo công chúa lên mặt đất. Tôi mừng rỡ kéo ngay nàng lên. Thật độc ác thay! Vì lo sợ Thạch Sanh tranh công với mình và tố cáo việc lần trước với vua nên tôi nhẫn tâm sai quân lính vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, mặc kệ người em với mối hiểm nguy phải đối mặt với con quái đại bàng.
Trở về kinh thành với công chúa đã được giải thoát, tôi được nhà vua và triều thần nể trọng. Nhưng việc cưới xin lại bị hoãn lại do từ khi trở về công chúa bỗng hoá câm. Nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. Nhà vua tìm mọi phương cách, mời rất nhiều thầy thuốc giỏi đến chữa nhưng vẫn thất bại. Lại kể đến Thạch Sanh. Đúng là người tốt thì được trời giúp. Bị ta hại nhưng cậu ta không chết. Nhờ cứu con trai vua Thuỷ Tề trong hang đại bàng tinh nên Thạch Sanh được mời xuống Thuỷ phủ chơi. Lại còn được Long Vương cho rất nhiều báu vật.
Ở chơi Thuỷ phủ ít lâu, Thạch Sanh trở về gốc đa cũ sinh sống. Không may, hồn chằn tinh và đại bàng tinh tìm cách báo thù. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Samh. Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Ngồi trong ngục tối, chắc cậu ta cảm thầy buồn rầu nên mang đàn ra gảy. Vì là đàn thần nên tiếng kêu như ai, như oán, như nói lên hết tâm sự của chàng trai trẻ. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng dưng khỏi bệnh, cười nói vui vẻ. Nàng xin cha cho gọi người đánh đàn vào cung. Lúc đó tôi vẫn chưa biết người đó là Thạch Sanh. Gặp được vua, Thạch Sanh đem hết mọi chuyện đầu đuôi kể cho vua nghe. Nghe xong, nhà vua vô cùng tức giận, cho quân tước hết mũ quan, tống tôi vào ngục, giao cho Thạch Sanh xử lí. Tôi những tưởng Thạch Sanh sẽ không đời nào bỏ qua cơ hội này để trả thù. Chắc chắn cậu ấy hận tôi đến tận xương tuỷ. Nhưng quả thật tôi đã lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử. Thạch Sanh không những không giết mà còn xin vua tha cho tôi khỏi bị cầm tù, cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng tội của tôi quá nặng, trời đất đều không dung. Tôi đã bị Thiên Lôi đánh chết, và bị Diêm Vương hoá kiếp thành bọ hung, đời đời sống trong nhơ bẩn. Tuy hết sức đau khổ trong cảnh sống này, nhưng tôi vẫn cảm kích trước tấm lòng bao dung độ lượng của Thạch Sanh, tôi đã ăn năn hối hận rất nhiều.
Về sau, tôi nghe mọi người kháo nhau về đám cưới linh đình của Thạch Sanh với công chúa. Tôi cũng mừng cho cậu ấy. Không may, nghe tin công chúa từ chối các hoàng tử lân bang để lấy một chàng trai nghèo, các nước đem quần đến đánh nước Nam. Nhưng tôi tin với tài trí của Thạch Sanh, quân giặc sẽ bị dẹp yên. Quả đúng như vậy, Thạch Sanh đem đàn ra gảy làm cho quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ gì đến việc đánh nhau nữa. Cuối cùng, chúng phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh còn đem niêu cơm ăn hết lại đầy ra thết đãi những kẻ thua trận làm cho ai nấy đều khâm phục, từ bỏ ý định đánh chiếm nước Nam. Thấy vậy, nhà vua rất mừng vì đã tìm được con rể quý. Khi vua băng hà, ngài đã truyền ngôi cho Thạch Sanh. Nhân dân đời đời ca ngợi chàng.
Còn tôi, nay tuy vẫn chỉ mang kiếp bọ hung nhưng tôi cũng không oán thán gì. Bởi những tội ác mà tôi gây ra quá lớn. Hình phạt mà tôi chịu đựng là hết sức xứng đáng. Các bạn đừng ai học tôi thói bạc ác mà mang thân bọ hung suốt kiếp, các bạn nhé!
Bài văn đóng vai Lý Thông kể lại truyện "Thạch Sanh" số 6
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sua đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .