Top 10 Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" (lớp 7) hay nhất

1083

Việt Nam là dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, nổi bật nhất có thể kể đến tinh thần thương yêu, đoàn kết giữa con người với con người. Bàn về mối quan hệ...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 1

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Điều đó đã được thể hiện qua câu “Chị ngã em nâng” - một lời nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa.


“Chị ngã em nâng” trước hết mang ý nghĩa tả thực. Khi chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu. Giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.


“Chị ngã em nâng” là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập, phát huy và giữ gìn. Ngoài ra, chúng ta còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác nhằm nhắc nhở con người về việc giữ gìn các mối quan hệ trong gia đình như:


“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Hay

“Anh em thuận hòa là nhà có phúc”...


Trong cuộc sống, chúng ta thấy rất nhiều những con người luôn luôn biết coi trọng tình cảm anh em. Họ luôn yêu thương và trân trọng những tình cảm mà mình đang có. Họ biết giữ gìn và bảo vệ mối quan hệ gắn bó trong gia đình. Nhưng bên cạnh những con người luôn luôn coi trọng tình cảm trong gia đình giữa em và anh thì lại có những người luôn luôn đố kỵ và tranh giành mọi thứ với nhau điều đó cực kỳ để lại những điều xấu cho con cái của họ về sau này.


Mỗi chúng ta đều phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa em anh trong gia đình, nó là yếu tố quan trọng để luôn luôn giữ được mối quan hệ tốt nhất. Câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” là một lời khuyên quý giá.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 2

Một trong những tình cảm thiêng liêng và đáng quý của con người là tình cảm anh em, chị em. Đó là thứ tình cảm tốt đẹp cần phải giữ gìn và bảo vệ, vậy nên mới có câu: “Chị ngã em nâng”.


Nếu như theo nghĩa đen, câu tục ngữ được hiểu là miêu tả hành động khi chị ngã thì em sẽ nâng chị dậy. Nhưng nó không chỉ được hiểu đơn giản như vậy, bởi ý nghĩa ẩn chứa sâu xa hơn. Câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm chị em ruột thịt trong nhà phải luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.


Đó là sự đúc kết kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta để lại. Nhân dân ta lưu truyền, gìn giữ và phát huy cho tới ngày hôm nay. Giá trị của nó vẫn còn nguyên và vẫn luôn mạnh mẽ, to lớn. Truyền thống ấy nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình chị em, anh em. Bởi nó chính là mạch máu nuôi dưỡng những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này. Là anh em, chị em trong nhà phải luôn đoàn kết với nhau, yêu thương đùm bọc và che chở cho nhau, đừng chỉ vì những ích kỷ của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình. Dù cho trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải nhớ về truyền thống quý báu của dân tộc, có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, không chỉ cho chúng ta mà cho cả xã hội.


Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn là một bí quyết gìn giữ tình cảm hạnh phúc gia đình. Trên con đường đời mà chúng ta đang đi, sẽ có lúc ta lầm đường lạc lối, và tình cảm của những người thân yêu, sẽ soi rọi và chỉ cho ta con đường chúng ta nên đi. Trong cuộc sống, có rất nhiều người coi trọng tình cảm anh em, chính điều đó đã mang lại những giá trị cao quý mà không có bất kì mối quan hệ nào khác có thể thay thế được.


Tuy nhiên cũng không thiếu những con người khinh rẻ và xem nhẹ tình cảm anh em, chị em ruột thịt. Một trong số họ hoặc cả hai bên đều mang trong mình lòng đố kỵ, ganh ghét và tranh giành nhau mọi thứ. Hậu quả trước mắt ta có thể thấy là chính gia đình đó không có được hạnh phúc, bản thân họ cũng mất đi tình ruột thịt máu mủ, khi hoạn nạn đến người thân cũng không muốn giúp. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới một đời mà còn ảnh hưởng tới nhiều đời về sau, đặc biệt là con cái họ.


Câu ca dao xưa đã nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” quả là đúng đắn. Chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa và giá trị của tình cảm anh chị em trong gia đình, để từ đó trân trọng và gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mối quan hệ trong gia đình tốt sẽ là tiền đề để chúng ta tạo dựng những mối quan hệ khác trong xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 3

Trong kho tàng văn học Việt Nam có muôn vàn những câu ca dao tục ngữ mang đậm tính nhân văn. Đặc biệt nó còn nói lên tình cảm anh em trong gia đình - tình cảm vô cùng thiêng liêng cao quý. Những câu tục ngữ là những bài học quý giá mà chúng ta cần nghe theo, tiêu biểu như câu: “Chị ngã em nâng”.


Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý mà chúng ta may mắn có được. Từ khi sinh ra đã có sự bao bọc che chở của cha mẹ của người thân, có anh chị em những người cùng dòng máu, là những người luôn yêu thương ta cùng ta vượt qua nỗi đau sẵn sàng hi sinh cho ta vô điều kiện mà không phải người ngoài nào cũng có thể làm được. Vì vậy câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” nói về khía cạnh này.


Theo nghĩa đen câu tục ngữ nói đến khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy những ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Bởi vì chúng ta cùng chung dòng máu cùng huyết thống vì vậy việc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là là đúng với đạo lý. Câu tục ngữ là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó.


Cuộc sống trong xã hội hiện đại chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, đôi lúc ta tưởng như mình sẽ bị quật ngã, thất bại trước giông bão thì chính lúc đó ta rất cần đôi bàn tay nâng đỡ từ những người xung quanh mà đặc biệt là tình chị em, tình thân quý báu trong gia đình để tìm lại động lực bản thân để tự đứng dậy được. Lúc đó ta mới thấy rằng trước khi được sự giúp đỡ từ bên ngoài thì gia đình anh chị em họ là những người đến với ta sớm nhất. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện về tình thương yêu giữa anh chị em trong gia đình ta lại bắt gặp nhiều cá nhân có tính ích kỷ khi lâm vào con đường tệ nạn họ sẵn sàng hi sinh người thân của mình để lấy những đồng tiền không chính đáng. Họ sẵn sàng từ bỏ anh chị em vì những thứ vật chất vô giá trị. Cùng là anh chị em nhưng lại nảy sinh lòng đố kỵ tranh giành mọi thứ với nhau dẫn đến gia đình đổ vỡ. Đây là những con người mà chúng ta cần phải lên án phê phán mạnh mẽ họ không những làm cho gia đình đổ vỡ mà còn làm cho xã hội mất ổn định.


Vì vậy trong mọi hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải nhớ về truyền thống của dân tộc để tạo nên niềm tin vào cuộc sống. Từ đó để hình thành nhân cách tốt đẹp tạo nên những giá trị cao quý đáng trân trọng. Con người chúng ta cần phải biết yêu thương trân trọng những tình cảm mình đang có biết giữ gìn cải thiện những mối quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội trong cộng đồng.


Qua câu tục ngữ ta đã hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của tình cảm gia đình anh chị em mỗi chúng ta cần phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Giống như ông cha ta đã từng khuyên bảo: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Cần phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa anh em trong gia đình để hình thành những mối quan hệ tốt nhất từ xã hội ngày càng đi lên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 4

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như “Anh em như thể chân tay”, “Lá lành đùm lá rách”, hay câu “Chị ngã em nâng”. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” để thấy rõ hơn về tình cảm cao quý ấy.


Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.


Chị ngã em nâng đó là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó, đây là những kinh nghiệm sống quý báu từ ngàn đời mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc nó có ý nghĩa to lớn nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, mà nó luôn luôn dạy cho con người những giá trị và ý nghĩa mà cuộc sống này để lại. Đúng như câu ca dao xưa đã nói: “một giọt máu đào hơn ao nước lã” chính vì vậy nó đã luôn đề cao tình anh em trong gia đình, nó đề cao sự yêu thương và đoàn kết với nhau, không nên chỉ vì những cái ích kỷ của bản thân mà quên đi trách nhiệm của chính bản thân mình, giá trị to lớn của nó để lại cho nhân loại thật đáng trân trọng và niềm tin yêu của nó dành cho con người cũng vô cùng cao quý và đáng được ngợi khen nhất.


Tình cảm giữa con người với con người đã luôn luôn được củng cố và đặc biệt tình cảm giữa anh em ruột thịt trong gia đình lại càng được chú trọng nhiều hơn, câu ca dao kia đã nhắc nhở trong mọi hoàn cảnh anh em luôn phải đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn và gian nan nhất, điều đó có ý nghĩa quan trọng đem lại những tình cảm chân thành và đáng được trân trọng nhất, chị ngã em nâng đó cũng là một câu nói đem lại những bài học to lớn để nhắc nhở chúng ta những người con đang sống trong vùng đất truyền thống hiểu được giá trị to lớn mà ý nghĩa của câu nói này đem lại. Dù cho cuộc sống có nghiệt ngã gian nan như thế nào, nhưng nếu biết vượt qua được nó và đoàn kết bên nhau, yêu thương lẫn nhau, thì nó thực sự để lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất, trong cuộc sống của mỗi con người, giá trị và niềm tin trong cuộc sống cũng để lại cho chúng ta những giá trị to lớn và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.


Trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải luôn luôn nhớ về truyền thống của dân tộc có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có giá trị và nó đem lại những bài học giá trị và mang ý nghĩa to lớn nhất của con người dành cho con người. Câu tục ngữ trên nó không chỉ là một bí quyết quan trọng để chúng ta học tập và noi theo, mà nó luôn luôn soi sáng con đường chúng ta đang đi, nếu chúng ta đang đi con đường lạc lối thì nó giúp chúng ta đi đúng hướng hơn, giá trị của nó để lại thực sự mang ý nghĩa đẹp đẽ và quan trọng những điều mang những ý nghĩa hạnh phúc và giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi chúng ta những niềm tin yêu đó để lại cho chúng ta biết được vô vàn những điều cần thiết và có ý nghĩa, nó không chỉ để lại những giá trị và kinh nghiệm sống, mà nó để lại cho nhân loại những điều tốt đẹp nhất.


Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những con người luôn luôn biết coi trọng tình cảm anh em và họ đã đem lại cho chính cuộc đời của mình những giá trị cao quý và đáng trân trọng nhất, niềm tin yêu đó luôn luôn được cải thiện và giữ gìn, những điều trên không chỉ để lại cho họ cái nhìn sâu sắc mà còn giúp cho họ đi đúng con đường của mình. Con người luôn yêu thương và trân trọng những tình cảm mà mình đang có biết giữ gìn và ngày càng cải thiện lại mối quan hệ trong gia đình điều đó là đáng quý nhất.


Bên cạnh những con người luôn luôn coi trọng tình cảm trong gia đình giữa em và anh thì lại có những người luôn luôn đố kỵ và tranh giành mọi thứ với nhau điều đó cực kì để lại những điều xấu cho con cái của họ về sau này. Mỗi chúng ta đều phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa em anh trong gia đình, nó là yếu tố quan trọng để luôn luôn giữ được mối quan hệ tốt nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 5

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người Từ xưa đến nay, gia đình có một vị trí cực kì quan trọng trong xã hội Việt Nam. Gia đình là cái nôi. là tế bào của xã hội. Từ con người gia đình mà trở thành con người xã hội, người công dân đất nước.


Nói về mối quan hệ gia đình, tình anh em, chị em ruột thịt, dân gian có nhiều câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm chứa bao ý nghĩa, tình cảm sâu sắc. Tiêu biểu là những câu tục ngữ sau:


‘Chị ngã, em nâng

Anh em như thể chân tay”.


Anh em. chị em trong gia đình cùng chung cha mẹ, cùng chung dòng giống, huyết hệ, gắn bó, thân thiết với nhau, yêu thương nhau thắm thiết. Lúc còn bé thơ ở với mẹ cha, vui huồn no đói đều có nhau. Khi lớn lên, bước vào đời lập nghiệp, quan hệ anh em chị em ngoài sự thương yêu kính trọng, mọi người còn có nghĩa vụ cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.


Khi “chị ngã” vấp váp, gặp khó khăn hoạn nạn thì em xúm vào nâng đỡ, an ủi, động viên, săn sóc về mặt tinh thần, hết lòng giúp đỡ về mặt vật chất. Chữ “nâng” chứa đựng biết bao tình thương yêu. Câu tục ngữ chị ngã, em nâng” có tác dụng giáo dục chúng ta biết xây dựng và phát triển tình cảm chị em trong gia đình. Có người cha. người mẹ còn nhắc con cái phải hiểu sâu hơn tục ngữ. Không những phải biết “Chị ngã, em nâng”, mà còn phải biết “Em ngã, chị nâng”. Tình cảm gia đình trở nên tốt đẹp, sức mạnh gia đình trở nên bền vững ở một chữ “nâng” ấy, cách ứng xử ấy.


Ngoài mối quan hệ chị em, trong gia đình còn có tình anh em. Như cây chung cội, như lá chung cành, tình anh em cũng gắn bó thân thiết, tốt đẹp như tình chị em. Câu tục ngữ ‘’Anh em như thể chân tay” nói lên mối quan hệ tốt đẹp đó bằng một so sánh cụ thể. Chân và tay là những bộ phận hữu cơ của cơ thể con người. Chân tay phải cứng cáp, dẻo dai. Chân và tay cùng tồn tại, không thể thiếu chân, thiếu tay. Qua câu tục ngữ này, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lí nhắc nhở anh em trong gia đình phải biết yêu thương, săn sóc, giúp đỡ nhau, chia ngọt sẻ bùi với nhau.


Được sống trong tình thương của mẹ cha, của anh chị em trong gia đình, chung, ta sẽ sung sướng hạnh phúc biết bao. Có biết hiếu thảo với cha mẹ. biết thương yêu quý trọng anh chị em trong gia đình, thì lúc bước ra ngoài xã hội, ta mới biết “Thương người như thể thương thân”.


Trong gia đình Việt Nam, tình cảm anh chị em được đặc biệt coi trọng. Vì thế ông bà, cha mẹ luôn luôn nhắc nhở con cháu khắc sâu vào lòng tiếng hát, câu ca:

“Anh em như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy “

“Yêu em từ thuở trong nôi,

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 6

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, luôn coi trong tình cảm anh em ruột thịt trong một gia đình được thể hiện là tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người .Vậy chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, được truyền đạt qua rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề trong một gia đình này như "anh em như thể tay chân","lá lành đùm lá rách", hay câu "chị ngã em nâng".


Bởi vậy nên mới nói người xưa từng có câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã "thể hiện qua tình cảm ruột thịt máu mủ trong gia đình đó là tình cảm yêu thương của chị em gắn bó là loại tình cảm vô cùng thiêng liêng trong cuộc sống và ai cũng có một tình cảm đó đáng để gìn giữ và trân trọng.


Trong câu thơ được bao trùm bộc lộ rõ nhất qua hai nhận định khác nhau. Thứ nhất, phải chú ý với nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm yêu thương gắn bó ruột thịt đó là tình cảm chị em trong gia đình, còn nếu không may mắn người chị bị vấp ngã hay đang gặp khó khăn trở ngại hay đang gặp thất bại, thì người em sẽ phải dang tay giúp đỡ người chị đứng dậy.


Còn khi ta hiểu nghĩa bóng hàm ý của câu tục ngữ trên nói rộng hơn, chị em ví như tập thể, cộng đồng, hay nói bao quát là cả một đồng bào, người trong một xóm, địa phương ..thì phải biết yêu thương bao bọc, tre trở nhau. Để cho chúng ta thấy như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta phải cần biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi người khác đang gặp hoạn nạn, khó khăn cần sự giúp đỡ.


Bởi vậy, khi là một con người được sinh ra trên một quốc gia, dân tộc, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, bất kể dù ở đâu đi chăng nữa thì vẫn một lòng hướng về nhau. Cũng như ở bất kì mọi miền Tổ Quốc vậy nên không quan trọng miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em trong một nhà.


Câu tục ngữ để lại hình ảnh đẹp và chân thực về tình cảm anh em trong một gia đình nó là lẽ cơ bản vậy nên tất nhiên phải thương yêu nhau như ruột thịt. Lẽ nào trong cuộc sống hàng ngày ta lại dửng dưng vô cảm, hay làm ngơ khi chị em ta gặp chuyện không may xảy ra? Liệu khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc trước mắt hay còn gọi là theo điều kiện cá nhân được không? Bởi vậy nên ông bà ta xưa cũng đã từng răn dạy rằng: “máu chảy ruột mềm”


Bởi vậy cho nên không ai trong xã hội sống lẻ loi ,cô độc cả,mà cần phải có người xung quanh quan tâm, giúp đỡ. Thế nên mới nói có những hàng xóm lúc “tối lửa tắt đèn”, thể hiện rõ qua tình làng nghĩa xóm san sẻ giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Chính tình cảm ấy tưởng chừng xuất phát một cách bình thường nhưng lại cho có được sức mạnh to lớn nó giúp ta có thể vững tin để vượt qua khó khăn gian khổ để đứng dậy bằng chính đôi chân của mình để đạt mơ ước thành công trên con đường tìm lại ước mơ thắp sáng tương lai tốt đẹp hơn.


Thế nên, mới nói tình tương thân ,tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những nó thể hiện rõ cho ta thấy đó là tình cảm không hề đơn giản mà bao trùm trong đó là là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở hình thành của tình yêu nước, yêu tổ quốc. Thế nên đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người trong mỗi chúng ta. Do đó, ông cha ta bao đời thường nhắc nhở con cháu rằng: "Lá lành đùm lá rách". Hay một số bài ca dao khác thể hiện tình cảm gia đình tình cảm thương thân tương ái giữa những con người sống với nhau trong cộng đồng:


Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn


Nhưng hãy giúp đỡ nhau bằng lòng chân thành không toan tính, vụ lợi, hay mục định cá nhân mà từ tấm lòng yêu thương đó mới là nghĩa cử cao đẹp. Thế nhưng không nên giúp người khác một cách bừa bãi , lung tung mà ta cần thận trọng quan tâmđến các đối tượng về tính cách, hoàn cảnh, hành động chứ không phải để họ không ỷ lại mà lười biếng nhất là trong là trong lao động….


Câu thơ cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình yêu thương, sự san sẻ ,giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn phê phán sự dửng dưng vô cảm của một số thành phần trong xã hội cần suy nghĩ và chấn chỉnh lại đề có thể hòa nhập thân thiện với cả một cộng đồng xã hội. Đó mới là nghĩa vụ quan trọng ,bởi việc làm dang tay, bao bọc, này tạo nên sự đoàn kết, lòng yêu thương thân ái giữa con người với con người trong cả một xã hội.


Qua câu tục ngữ mang giàu ta nghĩa nhân văn để qua đó thể hiện sâu sắc lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta đối với cuộc sống Bởi vậy cho nên cách sống sẽ luôn được phát triển và gìn giữ quan trọng để nó luôn bền vững ngày càng tốt đẹp hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 7

Người xưa từng nói “một giọt máu đào hơn ao nước lã” quả đúng như vậy tình cảm anh em gắn bó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng của cuộc sống chúng ta, ai ai cũng đều cần có trong mình tình cảm đó, đã có rất nhiều những câu ca dao hay nói về tình cảm anh em như chị ngã em nâng, anh em như thể tay chân, những câu tục ngữ này để lại những bài học quý giá cho mỗi con người .


Nghĩa đen của câu tục ngữ này ý muốn nói khi chị vấp ngã thì em dù có bé nhỏ những vẫn sẵn sang nâng đỡ chị dậy, và anh em thì gắn bó như những bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này muốn nói về tình cảm anh em gắn bó trong gia đình, chúng ta cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, anh em cần phải tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, khi khó khăn chị em có thể sẵn sàng giúp đỡ nhau bởi anh em là người có chung dòng máu của cha mẹ, nó được so sánh như những bộ phận không thể thiếu ở mỗi con người, nó gắn bó mật thiết để tạo nên một con người hoàn chỉnh, tình cảm anh em cũng như vậy nó gắn bó mật thiết với nhau giúp đõ và tương trợ cho nhau khi khó khăn hoạn nạn. 


Trong cuộc sống có rất nhiều những tình cảm cao quý để con người cần phải học tập và noi theo đó là tình cảm anh em trong gia đình, tình cảm đó vô cùng thiêng liêng và thành kính, cha mẹ sinh ra mỗi chúng ta, nuôi chúng ta lớn khôn và chăm sóc chúng ta từng ngày để chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội này, từ những điều rất nhỏ bé trong cuộc sống tưởng chừng như ai ai cũng biết nhưng thực chất đó không phải là điều mà ai ai cũng chợt nhận ra, tình cảm anh em gắn bó từ khi chúng ta được sinh ra cha mẹ dậy chúng ta biết thương yêu nhau, các cụ đã có câu “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, đây là câu đúc kết để lại nhiều bài học trong mỗi con người chúng ta, chúng ta cần phải thương yêu nhau và đùm bọc lẫn nhau, không nên vì những mâu thuẫn và ghen ghét không đáng có mà để mất đi tình anh em vô cùng thiêng liêng và thành kính.


Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn nó để lại nhiều bài học quý báu cho con người chúng ta, câu tục ngữ đó trở thành kim chỉ nan cho chúng ta học tập và noi theo, mỗi con người chúng ta ai ai cũng đều phải sống và học tập theo những kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã để lại, nhưng câu tục ngữ này đã được đúc kết và trải nghiệm qua những hoàn cảnh cụ thể để rồi được đúc kết thành câu tục ngữ hay để lại bài học quý báu cho con cháu đời sau. Đây được coi như là bóng cây râm mát che chắn và bảo vệ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên từng ngày cùng với thời gian và năm tháng. Thời gian trôi qua càng làm cho chúng ta thấu hiểu được những giá trị to lớn của những câu tục ngữ này. Cha mẹ những người sinh thành ra chúng ta, đã dậy dỗ chúng ta cần phải thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta càng thấu hiểu được những điều đó, hàng vạn  người ngoài xã hội không ai có thể thương yêu và che trở cho chúng ta như những người thân yêu, người có chúng dòng máu đào với ta.


Những bên cạnh những biểu hiện về tình thương yêu nhau giữa anh em trong gia đình, ta lại bắt gặp nhiều những cá nhân và đây là những gánh nặng cho xã hội, khi cá nhân đó lâm vào con đường tệ nạn và họ sẵn sàng hi sinh người thân yêu người thân của mình để lấy những đồng tiền để họ có thể làm những điều rất sai trái như nghiện hút, nhiều cá nhân nghiện hút đã dẫn tới tình trạng giết cha mẹ anh em để cướp tiền đi cờ bạc nghiện hút. Đây là thành phần mà xã hội đáng trừng phạt và lên án.


Chúng ta những người trí thức trong xã hội mới cần phải hiểu được giá trị đích thực của tình cảm gia đình, cần phải thương yêu và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn và cả những thử thách trong cuộc sống, không để điều xấu ảnh hưởng tới nhân cách của mình, anh em trong gia đình cần thương yêu và đùm bọc lẫn nhau chị ngã em nâng, anh em như thể chân tay lá lành đùm lá rách đây đều là những bài học quý báu mà nhân dân ta đã đúc kết và để lại cho con cháu muôn đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 8

Tình tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Tục ngữ có câu: “chị ngã em nâng” Chúng ta cùng nhau đi giải thích để tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên như thế nào?


Nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm. là chị em trong gia đình, nếu không may mắn người chị bị vấp ngã thất bại, gặp khó khăn thì người em phải giúp đỡ người chị đứng dậy. Nói rộng hơn, chị em chỉ đồng bào, người trong một xóm, địa phương….Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.


Bỡi lẽ, là người cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, dủ ở miền xui hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em. Mà anh em trong một gia điình tất nhiên phải thương yêu nhau. Lẽ nào ta lại làm ngơ khi anh em ta gặp chuyện không may? Khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc được không? Ông bà xưa cũng đã từng dạy: “máu chảy ruột mềm”


Không ai trong xã hội sống lẻ loi được, mà cần pgair có người xung quanh giúp đỡ. Những lúc “tối lửa tắt đèn”, tình làng nghĩa xóm giúp ta được khó khăn. Chính tình cảm tưởng như bình thường ấy lại có sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn gian khó để gượng dậy và vững bước hơn. Tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở của tình yêu nước, yêu tổ quốc. đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người chúng ta. Bởi lẽ đó, ông cha ta thường nhắc nhở con cháu:


Lá lành đùm lá rách

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,


Giúp đỡ nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, không tính toán, vụ lợi mới là nghĩa cử cao đẹp. nhưng cũng không nên giúp người bừa bãi mà ta cần thận trọng quan tâm đến các đối tượng để họ không ỷ lại mà lười biếng lao động….

Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn là nghĩa vụ, bởi việc làm này tạo nên sự đoàn kết, thân ái của những người sống trong xã hội.


Câu tục ngữ thể hiện lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta trong cuộc sống. lối sống này càng được phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 9

Xưa nay, “nước mắt chảy xuôi” là chuyện thường tình: Cha mẹ với con cái, anh chị với em út, người lớn với người nhỏ... dường như được xác lập theo chiều thuận. Trong xã hội, không thiếu những đứa trẻ ngỗ ngược, ăn hiếp và trái luân thường đạo lí với anh chị thế nhưng ở chuyện cổ tích những  người em bị hắt hủi luôn gây ra cho ta sự xót xa...


Trong nghĩa đen “ngã” là sự chuyển đổi đột ngột, ngoài ý muốn sang vị trí thân sát mặt nền do mất thăng bằng. Rõ ràng người bị ngã và người chứng kiến không ngờ được việc này có thổ xảy ra cho nên ngạc nhiên, sửng sốt là đương nhiên. Từ “nâng” nghĩa là đỡ dậy nhẹ nhàng cẩn thận “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” là vì vậy.


Em ngã chị nâng là thường tình, em ngã anh nâng cũng không gây ngạc nhiên bao nhiêu (đối với bậc tu mi nam tử thì chuyện “ngã " ở đây thường là sự làm ăn thua lỗ, sự trượt té trên đường công danh... Vì thế, nêu em có khả năng thì rất sấn lòng hào hiệp...).


Xã hội phong kiến ít khi quan tâm đến những “chuyện lặt vặt” của giới yếm khăn. Những nỗi đau của họ ít được ai san sẻ. Có khi "khôn ba năm dại một giờ”, có khi phải thổn thức như Kiều:


Hở môi ra cũng thẹn thùng

Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.


Những chuyện tình cảm riêng tư kín thầm hết sức tế nhị như vậy với “phái yếu” nếu không được ai an ủi, chia sẻ kịp thời dỗ dẫn đến những quyết định khó lường. Em gái mà ngã như vậy thì sẵn sàng san sẻ với chị mình. Nhưng chị mà ngã thường ngậm bồ hòn mà giày vò. Trường hợp Kiều sau khi bán mình, cả đêm chông đèn thổn thức bàng hoàng vì tình yêu thật là thương tâm, “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân” ngỡ như ngẫu nhiên bất ngờ đổ:


Bên đèn ghé lại  ân cần hỏi han.

Và “khen cho đôi mắt tinh đời” của em khi hỏi chị:

Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?


Vân không chỉ hiểu chị, khơi nguồn cho chị chia đôi niềm đau khổ mà sau đó cô đã chấp nhận chịu duyên của chị buộc cho mình. Đúng là khi Kiều bị ngã, khi cô đau đớn chới với nhất đã có Vân nâng đỡ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" - mẫu 10

Các câu tục ngữ ca dao suy nghĩ về chủ đề tình thương, tính nhân đạo có rất nhiều trong kho tàng văn học Việt, nó in đậm vào trong lòng mỗi người, trong đó đặc biệt là câu “chị ngã em nâng” đã thể hiện được tình cảm anh em ruột thịt thiêng liêng trong một gia đình, chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm đó, để rồi nâng lên cao hơn thành tình con người gắn bó hơn để đưa xã hội ngày càng đi lên.


Chúng ta may mắn sinh ra trong những gia đình, được có sự bao bọc chở che của cha mẹ,người thân,  nếu như có thêm người anh chị em trong đó hay được gọi là mối quan hệ ruột thịt quả thực nó là món quà ý nghĩa, vô giá mà ta có được. Ta cũng đều hiểu với nhau rằng, chỉ có người trong nhà yêu ta, thương ta, cùng đau, cùng vui chia sẻ với ta, tin tưởng ta,sẵn sàng hy sinh cho ta vô điều kiện, người ngoài sẽ hiếm khi tìm được điều đó.


Câu tục ngữ ấy đã đề cập được khía cạnh này, tuy câu chữ ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó cũng dễ hiểu, ấn tượng. Như một bài học về cách sống, cách làm người đúng mực nhưng không quá khắt khe, giáo điều, mà nó nhẹ nhàng, tự nhiên như một trách nhiệm đương nhiên của mỗi người. Câu tục ngữ sẽ không chỉ nằm ở nghĩa đen, là khi chị ngã em nâng như là việc của người em phải giúp đỡ người chị hay ngược lại khi bị vấp ngã do bất cẩn hoặc không may, mà sâu xa hơn câu nói muốn  chỉ đến những thất bại khó khăn trong cuộc sống ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nó sẽ không bao giờ được báo trước, nếu ta không vượt qua được dù mọi nguyên nhân gì thì ta sẽ dễ bị quật ngã, thất bại. Chính lúc này, hơn bao giờ hết ta cần những tình cảm, sự an ủi, giúp đỡ từ những người xung quanh đặc biệt là tình chị em, tình thân quý báu trong gia đình, cùng tìm lại động lực bản thân, lấy được kinh nghiệm để tự đứng dậy được, bắt đầu hoặc tiếp tục con đường một cách mạnh mẽ hơn, đó là sự may mắn của cuộc sống ta dễ dàng tìm thấy, cảm nhận thấy nhất trước khi đợi sự giúp đỡ từ người ngoài.


Việc trân trọng những tình cảm giản dị của anh chị em trong một gia đình, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta, ta chỉ mong sống hạnh phúc, êm ấm bên những người mà ta yêu thương mà ông trời đã ban tặng cho mỗi người. Việc tính toán đến chuyện thiệt hơn, không biết quý trọng tình cảm ấy một phần do hoàn cảnh, những thứ ngoài cuộc sống ảnh hưởng,… quả thực đưa ta trở thành con người sống ích kỷ, bội bạc, tha hóa, biến chất, làm buồn lòng mọi người, sẽ đi sai đường trở thành những người tệ trong xã hội, chẳng ai muốn tiếp xúc vì người đó đâu có hiểu được tình cảm là gì mà biết đón nhận nó.


Câu ca dao xưa đã vọng về làm chúng ta phải suy nghĩ, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Quả thực, câu nói ấy rất đúng, đặc biệt với những con người cô đơn, chia lìa với gia đình,lưu lạc tha phương ngoài kia từ nhỏ vì chiến tranh, vì hoàn cảnh khắc nghiệt,…họ khát khao, ước ao được nhìn lại chính những người anh chị em của mình sau bao nhiêu năm, có người tìm được người thân sau khi đã muộn. Họ thèm được tình cảm thiêng liêng của anh chị em giúp đỡ nhau, yêu thương đoàn kết, ở bên họ lúc khó khăn nhất, họ sẽ chẳng bao giờ có ý nghĩ  ích kỷ bản thân vì họ thấy được trách nhiệm cống hiến của bản thân mình để giữ gìn điều đẹp đẽ nhất đời ấy mà họ được ban tặng, đó cũng là cơ sở để tạo nên những sự tin yêu, những tình cảm khác bền vững trong xã hội.


Câu ca dao ấy được nâng lên từ vấn đề của cá nhân thành xã hội. Bởi vì trong mọi hoàn cảnh, con người khi hiểu được, biết yêu quý người thân, anh chị em sẽ củng cố thêm được tình cảm với con người trong xã hội, trong một cộng đồng. Xuất phát từ tình cảm chân thành, con người ta cũng cần phải đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với những người khác không cùng huyết thống, chỉ có như thế xã hội mới bớt đi u ám, lạnh lẽo, những người khó khăn, vấp ngã sẽ vững tin vào giá trị cuộc sống này thay đổi mình, đưa xã hội đi lên.Con đường ta lớn lên và trưởng thành sẽ luôn có bóng dáng của tình cảm ruột thịt soi đường chỉ lối, nếu như không may mắn ta không có nó, ta có thể tìm về với cộng đồng để nhận được, hiểu được tình cảm ấy, vì trong xã hội ngày nay cũng có sự quan tâm đúng mực việc gìn giư, giúp đỡ những điều kiện phát triển cho mỗi một con người như những nhà tình thương, những trại trẻ mồ côi,…


Cuộc sống vốn lắm khắc nghiệt, phức tạp chúng ta cần lắm tình cảm ruột thịt, anh chị em trong nhà nương tựa nhau, đem lại ánh sáng, sưởi ấm tâm hồn ta. Ta nhận được từ nó rất nhiều giá trị, nhưng cũng vì vậy mà phải thấy được trách nhiệm của mình là không được quá ỷ lại vào điều đó, trân trọng, giữ gìn, cải thiện nó theo hướng tốt hơn như chính câu tục ngữ kia nhắn nhủ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .