Top 10 Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất

105

Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 1

Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là một cây bút quen thuộc với độc giả Việt Nam. Các sáng tác của ông thường viết về cuộc sống khắc nghiệt ở quê hương nhưng rất giàu chất thơ. Nổi bật trong số đó phải kể đến truyện "Người thầy đầu tiên". Tác phẩm là lời ngợi ca chân thành về tình cảm cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai.


Đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã mở ra những câu chuyện xoay quanh thầy Đuy-sen và các em nhỏ làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Đuy-sen là người thầy đầu tiên mang tri thức, con chữ đến với vùng quê miền núi nghèo nàn, lạc hậu. Với tấm lòng nhiệt huyết, tràn đầy yêu thương, thầy vẫn ngày ngày cố gắng thay đổi tương lai của học trò. Để rồi, sau này, cô học trò bé bỏng An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ. Như vậy, qua tác phẩm, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp muốn ngợi ca tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.


Trước hết, tình cảm ấy được dựng xây bởi chính con người giàu tình thương yêu như thầy Đuy-sen. Là người thầy đầu tiên đến với làng, Đuy-sen đã tự tay sửa sang lại trường lớp. Thầy làm tất thảy mọi việc, từ đắp lò sưởi đến bắc ống khói trên mái nhà. Lo sợ lớp học sẽ rét buốt khi vào đông, thầy còn tính tới chuyện dự trữ củi để sưởi ấm, trải rơm ở sàn nhà. Giây phút thấy các em nhỏ phải mang những bao ki-giắc to hơn cả người, thầy Đuy-sen đã nhẹ nhàng an ủi, hỏi thăm. Tình thương cao cả, rộng lớn ở thầy giống như ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn học trò. Và rồi, ngọn lửa ấy trở thành sức mạnh, tiếp sức chúng đến trường. Chứng kiến cảnh mấy em nhỏ chịu đau vì chân lạnh cóng, thầy Đuy-sen không ngại gian khổ, sẵn sàng bế từng em qua dòng nước buốt giá. Giữa tiết trời mùa đông, thầy vẫn bì bõm lội ở suối nước, lấy đá cùng tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ. Thầy luôn mong muốn học trò sẽ đến trường an toàn.


Đứng trước việc làm xấu xí, ngỗ ngược cùng lời nói lỗ mãng của bọn nhà giàu, thầy Đuy-sen chẳng để tâm chút nào. Thay vào đó, thầy lo học trò buồn bã nên "nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự". Không chỉ vậy, khi An-tư-nai bị chuột rút ở suối, thầy Đuy-sen đã cẩn thận đưa cô bé lên bờ và chăm sóc tỉ mỉ "Thầy hết xoa chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi". Có thể nói, thầy Đuy-sen là người có trái tim tràn đầy tình thương, luôn tận tình, tâm huyết trong mọi việc. Lúc nào thầy cũng khao khát học trò sẽ vươn xa, bay cao tới những miền tri thức mới lạ. Thầy mang trong mình bao ý nghĩ tốt lành về tương lai của chúng. Dường như, trong hành trình làm nghề giáo, thầy chỉ có một ước muốn "Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào".


Tình cảm thầy trò quý giá còn được nhà văn Ai-tơ-ma-tốp phác họa qua tấm lòng biết ơn, trân trọng ở An-tư-nai đối với công ơn to lớn của thầy Đuy-sen. Trước những hành động, ý nghĩ tốt đẹp từ thầy, cô bé cảm thấy vô cùng xúc động. Cô bé và các bạn chưa bao giờ ngừng yêu mến, kính trọng thầy vì "tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi". Sau này, khi trở thành bà viện sĩ, An-tư-nai vẫn khắc ghi công ơn dạy bảo của người thầy đầu tiên. Vì thế, An-tư-nai đã viết một bức thư cho người họa sĩ, nhờ anh ta tìm cách truyền đi câu chuyện tốt đẹp về thầy. An-tư-nai hi vọng câu chuyện ấy sẽ "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này".


Tình thầy trò cao đẹp của thầy Đuy-sen và An-tư-nai cũng để lại niềm xúc động cho người họa sĩ. Không giống như An-tư-nai - người trực tiếp trải qua mọi chuyện, anh họa sĩ chỉ đơn thuần được nghe kể lại. Thế nhưng, khi biết toàn bộ câu chuyện, anh cũng không khỏi "mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền". Chính bởi vậy, với khát khao câu chuyện sẽ được lan tỏa tới tất cả mọi người, anh họa sĩ đã cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Anh rối bời trong việc tìm ý tưởng cho bức vẽ. Anh tự dặn mình bằng mọi cách phải nghĩ ra thứ gì đó liên quan đến thầy "hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc". Để rồi, các ý tưởng về bức vẽ lần lượt ra đời. Anh nghĩ tới việc vẽ hai cây phong của thầy và An-tư-nai. Anh cũng nghĩ tới bức tranh "Người thầy đầu tiên", tái hiện lại khoảnh khắc "Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua chế giễu ông...". Và trong một giây phút bất chợt, người họa sĩ còn nảy ra ý tưởng vẽ cảnh thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh học tập.


Để làm nổi bật chủ đề tác phẩm, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của nghệ thuật. Trước hết, tác giả rất khéo léo trong việc sử dụng nhiều điểm nhìn. Lời kể chuyện đan xen của người họa sĩ và An-tư-nai đã giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, chân thực. Tiếp đến, đặc sắc về hình thức nghệ thuật còn đến từ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động. Từ đó, giúp bộc lộ phẩm chất, tính cách ở nhân vật. Ngoài ra, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng cũng làm tác phẩm trở nên gần gũi, dễ in dấu ấn trong lòng bạn đọc.


Qua đoạn trích "Người thầy đầu tiên", nhà văn Ai-tơ-ma-tốp khéo léo gửi gắm niềm trân trọng, yêu mến, ngợi ca tới những thầy cô đang miệt mài chèo lái con thuyền tri thức. Đồng thời, ông còn thể hiện tấm lòng thương yêu, nâng niu những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống như cô bé An-tư-nai. Cảm ơn ngòi bút tài hoa của tác giả đã khắc họa thật chân thực câu chuyện cảm động về tình thầy trò.


Theo dòng thời gian, "Người thầy đầu tiên" vẫn luôn là tác phẩm được nhiều bạn đọc yêu thức. Khép lại trang sách, ta sẽ không thể quên hình bóng người thầy tận tụy Đuy sen cùng cô học trò lương thiện An-tư-nai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 2

Với những sáng tác của mình, nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp vẫn luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng độc giả Việt Nam. Góp mặt vào chương trình Ngữ Văn 7 với đoạn trích truyện “Người thầy đầu tiên” ông đã thổi vào đó khắc họa chân thực về cuộc sống khổ cực, khắc nghiệt ở quê hương. Tác phẩm chính là lời ngợi ca về tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng giữa người thầy giáo Đuy-sen và cô bé An-tư-nai.


“Người thầy đầu tiên” mở ra câu chuyện xoay quanh người thầy giáo Đuy-sen và các em nhỏ tại làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Ông là người thầy giáo đầu tiên mang con chữ đến với vùng quê nghèo nàn, lạc hậu nơi miền núi. Với tấm lòng tràn đầy tình yêu thương, ông từng ngày cố gắng đem lại tương lai tươi sáng hơn cho những đứa học trò. Nhờ đó mà tạo nên một thứ tình cảm thầy trò thiêng liêng, cao đẹp.


Trước tiên, thứ tình cảm này được tạo nên bởi chính thầy Đuy-sen - người thầy giàu tình yêu thương. Thầy tự tay sửa sang lại mái trường, căn phòng học. Thầy làm hết tất cả mọi chuyện lớn bé. Từ đắp lò sưởi cho tới bắc ống khói lên mái nhà. Lo sợ học trò rét vào mùa đông, thầy còn tính tới việc dự trữ củi để sưởi ấm căn phòng. Khi chứng kiến cảnh các em nhỏ phải đi kiếm ki-giắc, thầy nhẹ nhàng hỏi thăm, an ủi chúng. Tình yêu thương cao cả ấy của thầy giống như ánh nắng mặt trời, rực sáng trong tâm trí bọn trẻ. Chính thứ ánh sáng ấy đã thắp lên niềm hy vọng, động lực đưa chúng đến trường.


Tình cảm thầy trò tiếp tục được tác giả khắc họa rõ nét qua tấm lòng biết ơn của An-tư-nai với thầy Đuy-sen. Trước những hành động tốt đẹp của thầy, cô bé ấy bày tỏ sự xúc động vô cùng. Cô và bọn trẻ ở đây chưa bao giờ ngừng kính trọng và yêu mến thầy. Bởi “tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi”. Thời gian qua đi, khi đã trở thành viện sĩ, An-tư-nai vẫn không bớt nguôi ngoai về công ơn dạy dỗ của người thầy đầu tiên ấy. Chính vì vậy mà bà đã viết thư cho một người họa sĩ, nhờ anh ta truyền tải đi câu chuyện tốt đẹp về thầy Đuy-sen. Bà mong rằng “ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này”.


Tấm lòng của bà viện sĩ cùng tình thầy trò cao đẹp đã để lại niềm xúc cảm vô bờ cho anh họa sĩ. Tuy chỉ đơn thuần là được nghe kể lại, thế nhưng, khi đã thấu hiểu được hết toàn bộ câu chuyện, anh cũng không khỏi “mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền”. Cũng chính vì mong muốn lan tỏa câu chuyện đẹp này tới tất cả mọi người, anh đã trăn trở, lo lắng khi chưa tìm được ý tưởng cho bức tranh. Anh tự dặn lòng mình bằng mọi cách phải nghĩ ra thứ gì đó thực sự hoàn hảo. Để rồi, đáp lại sự cố gắng là nhiều ý tưởng bức tranh lần lượt ra đời.


Thông qua đoạn trích “Người thầy đầu tiên”, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp đã khéo léo gửi gắm niềm yêu mến, trân trọng và tôn vinh tới thứ tình cảm thầy trò đầy cao cả. Gửi lời tri ân sâu sắc tới những người thầy cô giáo đang miệt mài cố gắng chèo lái con đò tri thức. Cùng với đó là bày tỏ tấm lòng nâng niu, thương yêu những số phận kém may mắn trên cuộc đời, vươn mình khỏi hoàn cảnh của bà viện sĩ An-tư-nai. Dù thời gian có trôi đi những dấu ấn sâu đậm về bài văn chắc chắn vẫn luôn còn mãi trong lòng bạn đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 3

Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là học trò trước đây của thầy Duy-sen.


Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính nhất là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi tới quê hương miền núi của bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen còn trẻ lắm. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và sôi sục nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một phú nông thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á


Khi An-tư-nai cùng lũ trẻ tò mò đến thăm trường “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái” Trước các “khách mời” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”


Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm rung động trái tim các em. Đó là lần đầu tiên thầy gặp những đứa trẻ xa lạ, đã nhìn thấy rõ ràng và hiểu được mong muốn, khao khát học tập của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em cách đắp lò sưởi vào mùa đông…, thầy báo tin vui là trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”


Thầy Duy-sen thực sự rất tài năng và có kinh nghiệm giảng dạy sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường.


Trường hợp của An-tu-nai, thầy đã nhìn thấu tâm hồn em, thông cảm với hoàn cảnh mồ côi của em, an ủi và khen ngợi em một cách chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng với nụ cười dịu dàng của Duy-sen đã khiến cô bé dân tộc thiểu số bất hạnh “thấy ấm lòng hẳn lại”.


Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng học sinh. Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã hướng dẫn các bạn và tất cả chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy tuyệt vời Duy-sen đẹp đẽ trong tâm hồn.


Ai-ma-top viết truyện ngắn dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Tác giả đề cập đến với tất cả sự ca ngợi và yêu mến hình ảnh Duy-sen – người thầy đầu tiên – và hình ảnh An-tu-nai, một cô bé mồ côi khao khát được đến trường. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình yêu thơ trẻ, mang ánh sáng cách mạng làm thay đổi cuộc đời mỗi người. Ngọn lửa tình yêu tỏa sáng qua những trang viết của Ai-ma-top, mãi mãi sưởi ấm trái tim con người. Thầy Duy-sen càng trở nên gần gũi hơn tròn tình yêu tuổi thơ của chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 4

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.


Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu


Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”


Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”


Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.


Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.


Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.


Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 5

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.


Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”


Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.


Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.


Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 6

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm về quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mỗi khi nhớ về đầu tiên ta sẽ nhớ những gì thân thuộc nhất như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi trưa nắng nô đùa dưới những bóng râm,… có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về người thầy đầu tiên của mình, thầy Đuy-sen tận tụy, thân thương cùng nhiều kỉ niệm đẹp những thời niên thiếu.


Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Với An-tư-nai, cô nhớ mãi về câu nói đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả...?”


Thầy Đuy-sen là oàn viên Thanh niên Cộng sản, với trái tim yêu thương mênh mông, với nhiệt tình say mê đã đem ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga đến với tuổi thơ miền núi hẻo lánh xa xôi. Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách.


Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”


Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”


Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học.


Không chỉ dạy học, thầy Đuy-sen năm ấy còn cõng từng em nhỏ qua con suối bao mùa mưa nắng, bất kể rét buốt của mùa đông. Ngay cả khi đám cưỡi ngựa trêu đùa, chế giễu thiếu tôn trọng, người thầy này vẫn nhẹ nhàng và chỉ để tâm đến sự an toàn của đám học trò nhỏ. Thầy đi chân không, làm không ngơi tay, khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi vô cùng chu đáo, tận tâm, thể hiện tình cảm yêu thương học trò.


Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy cao đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 7

Mỗi người đều có những kỷ niệm về quê hương thân yêu, nơi mình sinh ra. Khi nhớ lại, những điều quen thuộc nhất lại hiện lên đầu tiên, như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi chiều đầy nắng chơi dưới bóng râm mát…. có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tu-nai tròn truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”, nhớ lại ngôi làng Ku-ku-reu, cô nhớ đến người thầy đầu tiên của mình, người thầy tận tâm và yêu thương Duy-sen cùng nhiều kỷ niệm đẹp đẽ thời niên thiếu.


Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-top về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của Thầy Duy-sen. An-tu-nai luôn nhớ những lời đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả…?”


Thầy Duy-sen là đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Với tấm lòng nhân ái bao la và nhiệt huyết đam mê, thầy đã mang ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga đến những miền núi xa xôi của tuổi thơ. Thầy Duy-sen và cô học trò dân tộc nghèo An-tu-nai xuất hiện trong những trang truyện nhẹ nhàng trong trẻo của Ai-ma-top đã để lại bao rung động trong lòng chúng ta thời cắp sách.


Hình ảnh người thầy tuyệt đẹp và được đáng kính là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến quê hương miền núi của bé An-tu-nai, thầy Duy-sen còn rất trẻ. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình làm cỏ hàng tháng trời, nhổ cỏ, trát tường, sửa cửa, lau sân… biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một nông dân giàu có thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường dẫn đến ngôi làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á.


Khi An-tu-nai cùng lũ trẻ đến thăm trường, tò mò xem thầy làm gì, vì xem thầy cũng vui, đã thấy thầy “đi ra khỏi cửa, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen cười ấm áp lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước mặt các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”


Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn hậu. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm lay động trái tim các em nhỏ. Đó là lần đầu tiên thầy được gặp những đứa trẻ xa lạ, nhìn thấu rõ ràng và hiểu được mong muốn học tập của các em. Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”


Thầy Duy-sen thực sự có tài và có kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ của các em nhỏ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường. Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng các em.


Không chỉ dạy học, thầy Duy-sen còn cõng tất cả các em vượt suối trong mùa mưa nắng năm đó, bất chấp cái lạnh mùa đông khắc nghiệt. Ngay cả khi bị đám đua ngựa chê cười, chế nhạo một cách thiếu tôn trọng, người thầy này vẫn tỏ ra nhẹ nhàng và chỉ quan tâm đến sự an toàn của các học trò nhỏ tuổi của mình. Thầy đi chân đất và không nghỉ tay. Khi thấy An-tu-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa chân, siết chặt bàn tay lạnh ngắt đưa lên miệng hà hơi vô cùng chu đáo, tận tâm, thể hiện sự yêu thương, trìu mến đối với học trò.


Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của người thầy thuở nhỏ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã dạy dỗ chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy Duy-sen tuyệt vời đẹp đẽ trong tâm hồn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 8

Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là một cây bút quen thuộc với độc giả Việt Nam. Các sáng tác của ông thường viết về cuộc sống khắc nghiệt ở quê hương nhưng rất giàu chất thơ. Nổi bật trong số đó phải kể đến truyện "Người thầy đầu tiên". Tác phẩm là lời ngợi ca chân thành về tình cảm cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai.


Đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã mở ra những câu chuyện xoay quanh thầy Đuy-sen và các em nhỏ làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Đuy-sen là người thầy đầu tiên mang tri thức, con chữ đến với vùng quê miền núi nghèo nàn, lạc hậu. Với tấm lòng nhiệt huyết, tràn đầy yêu thương, thầy vẫn ngày ngày cố gắng thay đổi tương lai của học trò. Để rồi, sau này, cô học trò bé bỏng An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ. Như vậy, qua tác phẩm, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp muốn ngợi ca tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.


Trước hết, tình cảm ấy được dựng xây bởi chính con người giàu tình thương yêu như thầy Đuy-sen. Là người thầy đầu tiên đến với làng, Đuy-sen đã tự tay sửa sang lại trường lớp. Thầy làm tất thảy mọi việc, từ đắp lò sưởi đến bắc ống khói trên mái nhà. Lo sợ lớp học sẽ rét buốt khi vào đông, thầy còn tính tới chuyện dự trữ củi để sưởi ấm, trải rơm ở sàn nhà. Giây phút thấy các em nhỏ phải mang những bao ki-giắc to hơn cả người, thầy Đuy-sen đã nhẹ nhàng an ủi, hỏi thăm. Tình thương cao cả, rộng lớn ở thầy giống như ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn học trò. Và rồi, ngọn lửa ấy trở thành sức mạnh, tiếp sức chúng đến trường. Chứng kiến cảnh mấy em nhỏ chịu đau vì chân lạnh cóng, thầy Đuy-sen không ngại gian khổ, sẵn sàng bế từng em qua dòng nước buốt giá. Giữa tiết trời mùa đông, thầy vẫn bì bõm lội ở suối nước, lấy đá cùng tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ. Thầy luôn mong muốn học trò sẽ đến trường an toàn.


Đứng trước việc làm xấu xí, ngỗ ngược cùng lời nói lỗ mãng của bọn nhà giàu, thầy Đuy-sen chẳng để tâm chút nào. Thay vào đó, thầy lo học trò buồn bã nên "nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự". Không chỉ vậy, khi An-tư-nai bị chuột rút ở suối, thầy Đuy-sen đã cẩn thận đưa cô bé lên bờ và chăm sóc tỉ mỉ "Thầy hết xoa chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi". Có thể nói, thầy Đuy-sen là người có trái tim tràn đầy tình thương, luôn tận tình, tâm huyết trong mọi việc. Lúc nào thầy cũng khao khát học trò sẽ vươn xa, bay cao tới những miền tri thức mới lạ. Thầy mang trong mình bao ý nghĩ tốt lành về tương lai của chúng. Dường như, trong hành trình làm nghề giáo, thầy chỉ có một ước muốn "Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào".


Tình cảm thầy trò quý giá còn được nhà văn Ai-tơ-ma-tốp phác họa qua tấm lòng biết ơn, trân trọng ở An-tư-nai đối với công ơn to lớn của thầy Đuy-sen. Trước những hành động, ý nghĩ tốt đẹp từ thầy, cô bé cảm thấy vô cùng xúc động. Cô bé và các bạn chưa bao giờ ngừng yêu mến, kính trọng thầy vì "tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi". Sau này, khi trở thành bà viện sĩ, An-tư-nai vẫn khắc ghi công ơn dạy bảo của người thầy đầu tiên. Vì thế, An-tư-nai đã viết một bức thư cho người họa sĩ, nhờ anh ta tìm cách truyền đi câu chuyện tốt đẹp về thầy. An-tư-nai hi vọng câu chuyện ấy sẽ "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này".


Tình thầy trò cao đẹp của thầy Đuy-sen và An-tư-nai cũng để lại niềm xúc động cho người họa sĩ. Không giống như An-tư-nai - người trực tiếp trải qua mọi chuyện, anh họa sĩ chỉ đơn thuần được nghe kể lại. Thế nhưng, khi biết toàn bộ câu chuyện, anh cũng không khỏi "mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền". Chính bởi vậy, với khát khao câu chuyện sẽ được lan tỏa tới tất cả mọi người, anh họa sĩ đã cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Anh rối bời trong việc tìm ý tưởng cho bức vẽ. Anh tự dặn mình bằng mọi cách phải nghĩ ra thứ gì đó liên quan đến thầy "hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc". Để rồi, các ý tưởng về bức vẽ lần lượt ra đời. Anh nghĩ tới việc vẽ hai cây phong của thầy và An-tư-nai. Anh cũng nghĩ tới bức tranh "Người thầy đầu tiên", tái hiện lại khoảnh khắc "Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua chế giễu ông...". Và trong một giây phút bất chợt, người họa sĩ còn nảy ra ý tưởng vẽ cảnh thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh học tập.


Để làm nổi bật chủ đề tác phẩm, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của nghệ thuật. Trước hết, tác giả rất khéo léo trong việc sử dụng nhiều điểm nhìn. Lời kể chuyện đan xen của người họa sĩ và An-tư-nai đã giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, chân thực. Tiếp đến, đặc sắc về hình thức nghệ thuật còn đến từ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động. Từ đó, giúp bộc lộ phẩm chất, tính cách ở nhân vật. Ngoài ra, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng cũng làm tác phẩm trở nên gần gũi, dễ in dấu ấn trong lòng bạn đọc.


Qua đoạn trích "Người thầy đầu tiên", nhà văn Ai-tơ-ma-tốp khéo léo gửi gắm niềm trân trọng, yêu mến, ngợi ca tới những thầy cô đang miệt mài chèo lái con thuyền tri thức. Đồng thời, ông còn thể hiện tấm lòng thương yêu, nâng niu những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống như cô bé An-tư-nai. Cảm ơn ngòi bút tài hoa của tác giả đã khắc họa thật chân thực câu chuyện cảm động về tình thầy trò.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 9

Ai-ma-tốp ( 1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên-xô trước đây. Ông hoạt động văn học từ năm 1952, khi đó ông đang là sinh viên Trường Đại học Nông Nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu. Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...Trong đó nổi bật lên đó là tác phẩm Người thầy đầu tiên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.


Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về một sự kiện đau buồn của An-tư-nai khi cô còn học ở trường làng. Gắn với sự kiện đó không thể thiếu đó là hình ảnh người thầy Đuy-sen người thầy đầu tiên của cô. Đuy-sen là người thầy đầu tiên mang tri thức, con chữ đến với vùng quê miền núi nghèo nàn, lạc hậu. Với tấm lòng nhiệt huyết, tràn đầy yêu thương, thầy vẫn ngày ngày cố gắng thay đổi tương lai của học trò. Để rồi, sau này, cô học trò bé bỏng An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ. Như vậy, qua tác phẩm, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp muốn ngợi ca tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.


Mở đầu đoạn trích đó là cuộc trò chuyện của thầy Đuy-sen và An-tư-nai. Thầy Đuy-sen là một người thầy giáo tốt, tâm huyết với nghề giảng dạy và vô cùng quan tâm đến học trò của mình. Cô bé An-tư-nai đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn,mặc dù đang ở tuổi đi học nhưng người thím của cô bé lại muốn gả cô bé đi lấy chồng. Với tấm lòng của một người thầy giáo hết lòng quan tâm đến học sinh của mình thầy đã khuyên răn cô bé không nên về nhà nữa và nên đi theo thầy để được an toàn. Nhân vật tôi ở đây mặc dù nghe thầy đưa ra lời khuyên nhưng trong lòng cũng đầy nỗi lo lắng và bất an. Hiểu được điều đó thầy Đuy-sen đã mang về hai cây phong và sau giờ học cùng đi trồng vs An-tư-nai như một lời an ủi tinh thần đến cô bé.


Hình ảnh hai cây phong được trồng ở ngọn đồi như ngọn hải đăng ở trên núi. Hai cây phong này không phải chỉ trồng cho đẹp mà đó còn là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen với An-tư-nai. Nhân vật tôi cảm nhận được tấm lòng cao thượng của thầy Đuy-sen đối với bản thân mình. Cảm kích trước tấm lòng nhân hậu, bao dung của thầy giáo. Thầy cũng đã an ủi nhân vật tôi hết lời một phần nào đó giúp nhân vật tôi an tâm hơn và tạm thời quên đi mối nguy hiểm đang rình rập mình.


Trong tiết học của thầy Đuy-sen khi mọi người đang chăm chú nghe giảng, lắng nghe lời thầy giảng và nhân vật tôi cũng đang suy nghĩ miên man, mơ hồ về những điều thầy Đuy-sen nói thì bỗng nghe thấy tiếng ngựa chạy dồn dập ngoài cửa. Cả lớp học bỗng trở nên im lặng lạ thường, ai cũng lo lắng, thắc mắc không biết có chuyện gì xảy ra.


Bỗng cánh cửa mở toang thì ra là bà thím của An-tư-nai đến bắt về lấy chồng. Bà thím đã dùng những lời nói vô cùng thô tục và mất lịch sự và thật độc ác khi bắt cô bé đi lấy chồng ở cái độ tuổi đúng ra còn đang đi học. Một trận chiến hỗn loạn đã xảy ra tại lớp học, các em học sinh ai cũng sợ hãi và lo lắng khi thấy sự việc như vậy. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ, sẵn sàng chịu đánh đòn để bảo vệ các em học sinh của mình. An-tư-nai bị trói, bịt miệng và trói lên lưng ngựa. Cả cô bé và thầy giáo đều vô cùng đáng thương thầy giáo thì bị đánh vật xuống đất, bị đánh gãy cả tay. Nhưng vẫn ra sức kêu gào bảo các em học sinh chạy đi không cần lo cho mình. Tấm lòng của thầy Đuy-sen thật cao cả và rộng lượng. Không màng nguy hiểm đến tính mạng mình mà hết lòng bảo vệ các em.


An-tư- nai bị bắt đến một nơi xa xôi và hẻo lánh và bị nhốt trong một căn lều vải, đến hôm thứ 3 thì cô bé quyết định bò trốn dù có bị đuổi bắt cũng cố hết sức mình chạy trốn. Nhân vật nhớ đến hình ảnh thầy Đuy-sen chống trả quyết liệt đến hơi thở cuối cùng nên lại càng quyết tâm bỏ trốn hơn. Trong khi nhân vật tôi đang nỗ lực cào đất bằng móng tay để lấy chỗ chui ra thì bất ngờ nghe thấy tiếng ngựa chạy cứ tưởng là những kẻ độc ác kia đến nhưng không đó là thầy Đuy-sen. Vô cùng bất ngờ và vui sướng khi biết thầy mình vẫn còn sống và còn đến để cứu mình.


Thầy Đuy-sen để cho An-tư-nai ngồi trên lưng ngựa còn thầy đi bộ bên cạnh. Với đôi mắt buồn rười rượi thầy đã nói với An-tư-nai “ An-tư-nai ơi, thầy không bảo vệ được em, em tha thứ cho thầy nhé”. Câu nói chứa đựng đầy tình cảm của thầy dành cho An-tư-nai, qua đó cũng thể hiện tấm lòng của thầy đối với nhân vật tôi. An-tư-nai đã khóc nấc lên, xúc động trước tình cảm của thầy giáo dành cho mình, đáng ra thầy đâu phải chịu những đau khổ kia nhưng chỉ vì muốn bảo vệ mình mà bản thân phải chịu những tổn thương như vậy. Đau khổ là vậy nhưng thầy vẫn không quên giúp đỡ An-tư-nai, vẫn tìm cách để đưa An-tư-nai lên tỉnh học, giúp cô bé khỏi những nguy hiểm. Thầy còn chu đáo chuẩn bị cho An-tư-nai bánh xà phòng và bảo cô bé xuống suối tắm, cho trôi đi những mệt mỏi, gánh nặng của mấy ngày qua. Nhân vật tôi, khi được hòa mình với nước suối mát trong đã bất ngờ cười, cười vì sự thoải mái, mệt mỏi đã được giải tỏa.


Phần cuối trong đoạn trích là những lời tâm sự của nhân vật tôi. Giờ đây, khi An-tư-nai đã lớn cô bé nhớ lại những kỉ niệm năm đó và thầm ước rằng giờ đây có thể tìm lại được con đường mòn mà thầy đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi. Nhân vật tôi nhớ lại những kí ức của ngày hôm đó, con đường mòn đó đã dẫn đưa cô trở về với cuộc sống, với niềm tin vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới. Nhân vật tôi thầm cảm ơn người thầy giáo của mình, đã hết lòng cứu giúp cô bé khỏi những nguy hiểm. Công ơn đó làm sao có thể quên được, cả đời này cũng chẳng bao giờ quên được.


Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể là “ tôi” để kể chính câu chuyện của cuộc đời mình, người kể đã tạo nên cho câu chuyện hai mạch kể nhưng được lồng ghép lại với nhau càng làm cho câu chuyện trở nên độc đáo hơn. Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc. Đoạn trích đã miêu tả rất rõ hình ảnh người thầy giáo tận tâm, hết mình vì học sinh. Qua đó cũng khắc họa lên hình ảnh nhân vật An-tư-nai nghị lực và rất ngoan khi luôn nhớ và biết ơn người thầy của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 10

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn của nhà văn Xô Viết Ai-ma-tốp, được in trong tập truyện cùng tên. Truyện kể về thầy giáo Đuy-sen - người thầy đầu tiên của cô học trò An-tư-nai và của cả ngôi làng Kurkurêu. Qua đó, truyện ca ngợi tình thầy trò cao quý, thiêng liêng.


Ấn tượng đầu tiên của người đọc về thầy Đuy-sen là một người thầy tận tụy, yêu nghề, hết lòng vì học trò. Thầy đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để đến với ngôi làng Kurkurêu hẻo lánh, nơi mà người dân còn chưa biết chữ. Thầy đã không quản ngại gian khổ, ngày ngày lặn lội vượt qua con suối băng giá, đến tận từng nhà để vận động học sinh đến trường. Thầy đã không ngừng nỗ lực, kiên trì dạy học, truyền đạt cho học trò những kiến thức cơ bản về chữ viết, toán học, địa lý, lịch sử.


Thầy Đuy-sen còn là một người thầy kiên nhẫn, ân cần, động viên, khích lệ học trò. Thầy luôn dành cho học trò của mình sự quan tâm, yêu thương, động viên, khích lệ. Khi An-tư-nai bị bạn bè trêu chọc vì là người con gái duy nhất trong lớp, thầy đã bênh vực, động viên em. Khi An-tư-nai gặp khó khăn trong học tập, thầy đã kiên nhẫn giảng giải, giúp em hiểu bài.


Không chỉ là một người thầy tận tụy, yêu nghề, thầy Đuy-sen còn là một người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, luôn bên cạnh học trò. Khi An-tư-nai bị người cha đánh đuổi, thầy đã đón em về nhà mình, chăm sóc, nuôi dưỡng em như con gái ruột. Thầy đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho An-tư-nai, giúp em vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.


Cô học trò An-tư-nai trong truyện cũng là một nhân vật đáng được trân trọng. An-tư-nai là một cô học trò thông minh, lanh lợi, ham học hỏi. Em luôn chăm chỉ học tập, nỗ lực vươn lên để đạt được ước mơ của mình. An-tư-nai cũng là một cô học trò biết ơn, kính trọng thầy giáo. Em luôn nhớ ơn thầy Đuy-sen, người thầy đã dạy dỗ, giúp đỡ em trưởng thành.


Truyện Người thầy đầu tiên đã ca ngợi tình thầy trò cao quý, thiêng liêng. Tình thầy trò là tình cảm vô cùng quý giá, là động lực giúp mỗi người học sinh vững bước trên con đường học vấn và trưởng thành. Tình thầy trò là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là nền tảng của giáo dục. Mỗi người học sinh cần biết trân trọng, giữ gìn tình cảm ấy, để thầy cô luôn là người thầy đáng kính, đáng yêu trong trái tim mỗi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 9
Bài văn phân tích bài "Người thầy đầu tiên" - mẫu 10