Top 13 Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" (Ngữ văn 10) hay nhất

13195

Nhắc đến những áng thơ Đường diễm lệ một thời, chúng ta không thể không nhắc đến những nhà thơ đã đi vào lịch sử với những áng thơ bất hủ một thời và cũng...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 1

Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, được người đời ca ngợi là "Thi tiên" và đã để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách - thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do... chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường... "Vọng Lư Sơn bộc bố", "Hành lộ nan", "Tĩnh dạ tư", "Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng", "Tảo phát Bạch Đế thành"... là những bài thơ nổi tiếng của "Thi tiên" cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.


Bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn. Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, đã từ đây cưỡi hạc ra đi. Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch Hai chữ "Cố nhân" (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Đó là bạn tao nhân mặc khách:


"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu"
(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường)


Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ "tây" chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Chữ "bạn" chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ "cố nhân". Trong thơ cổ, mỗi lần từ "cố nhân" xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người:


"Dạng chu tầm thuỷ tiện
Nhân phỏng cố nhân cư"

Mạnh Hạo Nhiên

(Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi
Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)
"Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân"

(câu 2330- "Truyện Kiều")


Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu - một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:


"Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"
(Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


Chữ "há" có bản phiên âm là "hạ", được Ngô Tất Tố dịch thành "xuôi dòng", thật là sáng tạo. "Yên hoa" là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. Có một bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị:


"Bạn từ lầu Hạc ra đi
Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba"
(Nhữ Thành)


Có thể nói trong hai câu "Khai thừa", yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ: nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn. Nơi "thi hội tao nhân" cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao hay trên một cao điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút "cận - viễn" là một thủ pháp trong hội hoạ, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức hoạ cổ Trung Hoa. Lý Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.


Hai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa... Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tầm lòng "Thi tiên" với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương... như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang? "Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lý Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết.... Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên". (Trần Xuân Đề)


"Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu"

(Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).


Cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là "cô phàm viễn ảnh". Cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ "duy kiến" - chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lí Bạch sống trong thời Thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô v.v... Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông, Lý Bạch "duy kiến" chiếc "cô phàm" của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong "bầu trời xanh biết". Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn "duy kiến" ấy.


Mặc dầu chưa dịch được hai chữ "cô" (cô phàm), "bích" (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được "điệu Đường", "hồn Đường" của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý Bạch. Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch Vừa cụ thể vừa phổ quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa - gần (cận - viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm súc... đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này. Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp của Lý Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 2

Những cuộc tiễn đưa bao giờ cũng để lại trong lòng người đi, kẻ ở những ấn tượng và kỉ niệm khó quên. Trong xã hội xưa, khi điều kiện đi lại và trao đổi thư từ còn rất khó khăn, những cuộc chia tay càng dễ để lại cho đôi bên nhiều nỗi nhớ nhung, lo âu thấp thỏm. Đó là những lí do giải thích vì sao "thơ tống biệt", nói đầy đủ hơn là thơ "tống hành tặng biệt" (thơ tiễn chân và thơ từ biệt), chiếm một tỉ lệ khá cao trong văn học cổ điển. Lí Bạch là một người giao thiệp rất rộng, tính tình hồn nhiên cởi mở, suốt đời đi lại xê dịch nên tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt chiếm tỉ lệ rất cao trong sự nghiệp thơ văn của ông. Trong đa số trường hợp, Lí Bạch xuất hiện với tư cách người đưa tiễn. Có đến 150 bài thơ mà đề thơ mở đầu bằng chữ "tống" hay "biệt".


Trong hơn 150 bài văn thơ "tống hành tặng biệt" nói trên, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được xem là tác phẩm hay nhất. Nêu bức tranh toàn cảnh là điều cần để thấy vị trí của bài thơ sẽ phân tích trong thư tống biệt của Lí Bạch:


Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

(Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


Ở hai câu đầu, nhà thơ thường chỉ tường thuật một cách giản đơn hoàn cảnh hoặc nguyên do sự việc. Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà lại còn sát hợp. Các dòng sông lớn ở Trung Quốc thường chảy theo hướng tây - đông, Hoàng Hạc lâu lại ở phía trên dòng nên đặt trạng ngữ "tây" trước động từ "từ", dùng động từ "há" trước Dương Châu là rất chuẩn xác. Động từ "từ" (từ giã, từ biệt) được sử dụng khá đắt, mang sắc thái biểu cảm và có tác dụng gợi cảm cao. Tác giả nói mình đưa tiễn "cố nhân" song không nói cố nhân từ giã mình mà lại nói "từ biệt lầu Hoàng Hạc". Như vậy, vừa kết hợp xác định địa điểm đưa tiễn, vừa đem lại cho bản thân hình ảnh lầu Hoàng Hạc một ý nghĩa hoán dụ, lại vừa gợi cho độc giả liên tưởng tới động tác, tâm tư của cả người đi, kẻ ở: sau khi tiễn bạn ở bến sông, có lẽ Lí Bạch đã vội dời chân lên tít lầu cao để tiếp tục ngóng theo và Mạnh Hạo Nhiên, sau khi lên thuyền, có lẽ cũng đang ngước trông lên lầu cao tiếp tục vẫy tay từ biệt.


Hai câu đầu đã được người xưa gọi là "lệ cú" (câu đẹp), danh cú, song ai cũng thừa nhận hai câu sau mới là linh hồn của bài thơ. Hầu hết hai câu kết ở những bài thơ thuộc đề tài tống biệt của Lí Bạch đều dùng cảnh để biểu hiện tình (dụng cảnh kết tình) song thủ pháp rất đa dạng. So sánh, nhân cách hóa, đồng nhất tình và cảnh là những thủ pháp hay được sử dụng. Lần tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, lòng nhà thơ cũng nao nức xao động, song rung động theo một kiểu khác và được biểu hiện hoàn toàn khác. Hai câu thơ mở đầu nói tới người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và tường thuật sự việc (nêu lên đầy đủ các yếu tố của một cuộc đưa tiễn) song trong đó vẫn chứa đựng bao niềm lưu luyến của người đưa tiễn.


Không bao lâu sau khi rời khỏi quê hương, Lí Bạch đã kết giao với Mạnh Hạo Nhiên, nhà thơ tiền bối, nhà thơ hơn mình đến hơn chục tuổi và bấy giờ danh tiếng đã lừng lẫy. Lí Bạch luôn nói về người bạn vong niên ấy với tất cả sự tôn kính và ngưỡng mộ:


Ngô ái Mạnh phu tử
Phong lưu thiên hạ văn.

(Ta yêu Mạnh phu tử
Đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ)


Mối quan hệ đặc biệt thân tình ấy đã thểhiện đầy đủ, sinh động qua chỉ một từ "cố nhân". Lí Bạch là "chủ" tiễn khách song không phải là tiễn khách tại nhà mình, quê mình, thậm chí cũng không phải là nơi nhiệm sở như trường hợp Bạch Cư Dị ở Tì bà hành mà là tiễn khách nơi đất khách, ở một điểm dừng chân trên bước đường ngao du, hơn nữa lại là một thắng tích nổi tiếng gắn với những truyền thuyết từng làm xao động tâm hồn bao thế hệ. Cuộc tiễn chân diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong không khí cực kì phồn vinh của xã hội Thịnh Đường. Bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (tam nguyệt, yên hoa), bạn đi về Dương Châu, thành phố phồn hoa nổi tiếng nhất của cả vừng Giang Nam đương thời mà Lí Bạch trước đó đã từng đặt chân tới. Cho nên, qua lời thơ bề ngoài có vẻ như trung tính, đạm bạc, ta không chỉ thấy phút giây bịn rịn của buổi tiễn đưa mà còn thấy sự nao nức của người đưa tiễn.


Có phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến trường giang thiên tế lưu.

(Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy bóng sông bên trời.)


Trong hai câu thơ này tình đã hòa vào cảnh. Vô tình củaLý Bạch ở lầu Hoàng Hạc lúc tiễn MạnhHạo Nhiên không gì có thể đưa raso sánh, nó không thể so sánh với sông Trường Giang, không thể so sánh với bầu trời. Hay nói chuẩn xác hơn, cả sông Trường Giang, cả bầu trời đều không thể sosánh với nó mà nó hòa tan man mác vào cảbầu trời mông mênh, vào cả dòng sông bất tận, vào cả vũ trụ bao la vì cuối cùng cả bầu trời và dòng sông cũng đã hòa nhập làm một! Đáng chú ý là hai câu thơ đã vẽ ra một cảnh tượng mênh mông song đồng thời cũng khắc họa được những đường nét tinh tế. Từ bản thân "chiếc buồm cô độc", đến "bóng" của nó, đến bóng "xa" ... xa dần của nó, cho đến lúc nó mất hút vào bầu trời bát ngát là cả một quá trình, quá trình chuyển dịch ngày càng xa của con thuyền và quá trình ngóng trông theo vời vợi của cặp mắt người đưa tiễn. Thuyền đã mất hút song người tiễn đưa vẫn còn đứng đó, trơ vơ, đơn côi trên lầu Hoàng Hạc. Chiếc buồm hẳn là màu trắng, vệt trắng rồi điểm trắng ấy, dưới bầu trời biếc, trên dòng nước mùa xuân trong xanh hẳn là "mục tiêu" dễ thấy, dễ tăng cường thị lực Lí Bạch. Song quan trọng hơn là từ phía Lí Bạch, dù ở thời Thịnh Đường thuyền bè đi lại trên sông Trường Giang tấp nập như lá tre, tất cả thị lực của Lí Bạch chỉ đặt vào ở một điểm duy nhất đó mà thôi!


Hai câu cuối, bên ngoài như vẫn tiếp tục nói về người ra đi song thực chất đã chuyển sang nói tâm tình người ở lại. Bên ngoài như là thơ tả cảnh thuần túy - mà xét về yêu cầu tả cảnh cũng đạt mức xuất sắc - song thực chất là tả tình.


Hàm súc khêu gợi, ý tại ngôn ngoại, lời cạn ý sâu, lấy cảnh nói tình, từ nhỏ thấy lớn... tất cả những đặc trưng thi pháp ấy của thơ Đường nói chung, của thơ tuyệt cú nói riêng, chúng ta đều có thể tìm thấy sự thể hiện mẫu mực ở Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (...), của Lí Bạch.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 3

Những cuộc chia li bao giờ cũng để lại trong lòng người đi kẻ ở những tiếc thương và nỗi niềm vô hạn. Ta chợt nhận ra trong số “nghìn nhà thơ” Đường ai cũng từng trải qua một lần li- hợp như thế. Phải chăng vì thế mà cái lẽ vô thường ở đời lại có sức ám ảnh lớn với những nhà thơ, để viết lên những kiệt tác về đề tài này. Một trong số những bài thơ không thể không nhắc đến chính là bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch.


Được coi là Thi Tiên của thơ ca Trung Quốc, Lý Bạch đã có nhiều đóng góp cho thơ ca không chỉ thời Đường mà còn cả mai sau nữa. Nếu Đỗ Phủ được mệnh danh là nhà thơ hiện thực thì Lý Bạch là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu với trí tưởng tượng bay bổng, bút pháp tài hoa. Ông hay viết về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu và cả tình bạn. Một trong những khía cạnh mà ông khai thác là sự biệt li. Những bài thơ tống biệt ngoài việc thể hiện tình bạn còn kết hợp thể hiện những tư tưởng, tình cảm của người viết. Qua bài thơ, ta có thể thấy được diện mạo tinh thần khá đầy đủ của nhà thơ.

Hai câu đầu là bức tranh hiện thực chia li rất cụ thể, sinh động:

  • “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
  • Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

Chỉ có vài từ mà tất cả các yếu tố đều xuất hiện: người tiễn- Lý Bạch; người đi- Mạnh Hạo Nhiên; nơi đến: Dương Châu- chốn phồn hoa đô hội bậc nhất thời Đường; nơi đi- lầu Hoàng Hạc, gắn liền với truyền thuyết người bay về cõi tiên vẽ hạc vàng bay đi- vẻ đẹp siêu thoát, thanh tịnh, dễ gợi những chiêm nghiệm sâu lắng về cuộc đời; thời gian: giữa tháng ba nở đầy hoa khói, giữa mùa xuân đang độ phồn thịnh và khung cảnh vạn vật đều tươi sáng. Cảnh chia li trong con mắt hữu tình và lãng mạn của người tác giả thật đẹp, dẫu có chút buồn cổ kính nhưng vẫn tươi sáng, mĩ lệ.


Câu thơ nếu chỉ giản đơn để tái hiện khung cảnh chia li thôi thì cần chi đến ngòi bút của Thi Tiên? Ở đó còn gửi gắm vào khung cảnh niềm yêu mến bạn đầy trìu mến. “Cố” không chỉ là cũ, là cái đã qua mà còn là những gì bền chặt, vĩnh cửu, đã được thử thách qua thời gian. Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà có cố nhân, có hương, … Từ “cố” được nhắc đến đầy trân trọng, gửi gắm tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng hướng về Mạnh Hạo Nhiên. Động từ “từ” được sử dụng khá đắt, mang giá trị biểu cảm cao. “Từ” là dã từ, tạ từ- hành động tiễn bạn đầy cung kính, ân cần. Câu thơ đọc lên trong âm hưởng thâm trầm, trang trọng, lắng sâu, phù hợp với tình cảm thiêng liêng, sâu lắng. Việc chọn hai không gian giàu tính biểu tượng còn là sự gửi gắm nỗi niềm tâm sự của hồn thơ. Hoàng Hạc Lâu- không gian nhuốm màu tiên cảnh, thoát tục, dễ gợi nỗi niềm cô đơn. Không gian ấy dễ làm thức dậy những suy tư, đau đáu về cuộc đời. “Dương Châu”- nơi đông đúc, nhộn nhịp, lôi cuốn người ta nhập cuộc. Nhà thơ đúng ở một nơi vắng lặng, thanh cao dõi bạn đi về phía đông vui, phồn hoa, lo liệu bạn có giữ được mình không? Nỗi buồn xa bạn dần trở thành nỗi lo mất bạn. Khéo léo chọn điểm nhìn trên cao- lầu Hoàng Hạc để nhìn xa hơn, lâu hơn là lưu luyến của tình bạn không dời.


Nếu hai câu đầu được xem là “lệ cú” (câu đẹp) song hai câu cuối mới là linh hồn của cả bài thơ. Hai câu thơ của bài thơ tống biệt, tả cảnh mà dùng cảnh để biểu đạt tình:

  • “Cô phàm viễn ảnh bích không tận
  • Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

Cánh buồm lẻ loi là dấu hiệu duy nhất để nhà thơ nhận ra bạn nhưng chẳng mấy chốc nó đã vượt khỏi tầm mắt: xa dần, hút dần trong không gian vô tận, chỉ còn lại bóng ảnh và dòng Trường Giang chảy vào cõi trời, chỉ còn lại bên lầu Hoàng Hạc một thi nhân đứng đó cô đơn, bơ vơ với nỗi sầu dâng ngập tâm hồn. Bài thơ kết lại trong cái nhìn xa thăm thẳm, mênh mông và vô cùng- cái nhìn rất xa, rất lâu và rất sâu, vừa là cảnh mà vừa là tình. Là cái tình của người ở lại mênh mông như nước và thăm thẳm như sông, là nỗi hẫng hụt của một tính bạn khi phải dời xa. Cái tài của Lý Bạch ở đây là cách sử dụng bút pháp “họa vân hiển nguyệt”- không nói mà nói rất nhiều. Chỉ một từ “cô” chính là nhãn tự làm nổi bật bài thơ, gánh hai mươi bảy chữ còn lại. Một cánh buồm nơi Trường Giang tấp nập là sự phi logic bề mặt để tạo nên logic bề sâu, là cái có lí của tình cảm. Tình cảm gắn bó, thắm thiết khiến cho người tiễn đưa hoàn toàn quên đi ngoại cảnh để lưu giữ tình bạn trong thâm tâm. Cánh buồm là mảng trắng, rồi vệt trắng, và điểm trắng dưới bầu trời xanh biếc, mặt nước xanh thẳm càng trở nên nổi bật và sáng rõ hơn. Hai câu cuối, bên ngoài như vẫn hướng về người ra đi song lại chính là tâm tình của kẻ ở lại. Bên ngoài như là lời thơ tả cảnh thuần túy song thực chất thấm đẫm tình.


Bài thơ tả cảnh tiễn biệt giữa hai người bạn đã khẳng định tình bạn thắm thiết giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Nói về cái buồn nhưng trong sáng, cảm động, không bi phẫn mà có cái da diết, mênh mang không nói thành lời. Phải chăng chính tình bạn đẹp đã viết lên những câu thơ dung dị và tuyệt mĩ đến thế. Trong bài thơ còn phải để đến tài năng điêu luyện của Thi Tiên trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, “họa vân hiển nguyệt” và cách sử dụng ngôn từ đúng chỗ, đắt giá để làm nên những câu thơ tuyệt cú. “Hàm súc khêu gợi”, “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn đáo ý nhi bất đáo”, … những đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường đâu phải tìm kiếm đâu xa, đều ở trong thơ Lý Bạch rồi!


Cái tài của người viết và cũng là công phu ở thơ chính là “ở ngoài thơ”. Khi tác phẩm đã kết thúc mà ý tình vẫn dạt dào, tình cảm vẫn tha thiết, đó mới là tác phẩm có ý nghĩa, như bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” đã làm vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại cho người đọc nhiều hình ảnh mang giá trị rất đặc sắc nó cũng thể hiện được tình yêu thơ ca của ông, tiêu biểu đó là bài hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng.


Bài thơ đã thể hiện được một tình bạn sâu sắc qua đó nó thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những người bạn của mình, đứng trên lầu hoàng hạc để tiễn người bạn thân của mình đi, đó là những nỗi buồn day dứt làm cho tâm hồn của tác giả đang phải mang những nỗi buồn đó là nỗi buồn về tình bạn xa cách và không gian địa lý càng xa thì sự nhớ thương tới người bạn của mình càng lớn. Tiễn bạn lên đường tác giả đã đang có những cảm giác thật buồn và nó mang một nỗi buồn xa xăm, khi gặp nhau chưa có thời gian nói với nhau nhiều câu chuyện đã phải xa nhau, niềm vui khi đón bạn trở về, và nỗi buồn khi phải tiễn bạn đi, người đi sẽ có những cảm giác tiếc nuối, và người ở lại thì có những nỗi buồn man mác.


Nỗi buồn man mác trong tâm hồn của tác giả đã thể hiện được những nỗi niềm sâu kín trong lòng của tác giả, tác giả đang có những cảm xúc rất đặc biệt trong cuộc đưa tiễn này, một hình ảnh về một sự chia ly đã xuất hiện trong tác giả, những nỗi buồn đó đã mang đậm những nét đặc sắc trong tâm hồn của tác giả:


Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.


Bạn cũ là những người bạn đã gắn bó với nhau trong khoảng thời gian khi còn bên nhau, khi đón tiếp trên hoàng hạc và sự tiếp đón đó thật nồng hậu, cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, không thể nào có thể bền lâu và kéo dài mãi được dù tình cảm đó có gần gũi thì những tình cảm đó chỉ mang trong lòng và mỗi người cần trân trọng những tình cảm và khoảnh khắc ấy. Sự yêu thương và quý mến nhau đã làm cho cuộc chia ly này có những phần rất níu kéo, khi tiễn người bạn của mình lên đường tại lầu hoàng hạc tác giả đang có những cảm giác buồn và nỗi buồn đó đã man mác và cũng làm cho tâm hồn của tác giả có những nỗi nhớ mong về người bạn của mình.


Mùa tháng ba là mùa hoa khói, mùa của sự chia ly, trong không gian cao của lầu Hoàng Hạc tác giả đã đưa mắt nhìn xa xăm nhìn những cánh thuyền mãi đi vào không gian và xa khỏi tầm mắt của tác giả, tác giả đã thể hiện những điều đó qua những hình ảnh sinh động đó là cánh thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông, và mãi mãi xa khỏi tầm mắt của người bạn ở lại, nhìn theo những cánh thuyền đó cũng mãi xa đi. Tạm biệt tại lầu Hoàng Hạc, tác giả đã thể hiện tình cam của mình đối với người bạn hữu, khi hai người gắn bó đó là tình cảm của sự yêu thương và quý trọng tình cảm của bạn bè đó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó gợi ra cho tác giả những tình cảm và những cảm xúc về người ở lại.


Tình bạn bè trong tác giả đã thể hiện những nỗi buồn man mác giữa người đi và người ở lại, người ở lại đứng trước lầu Hoàng Hạc tiễn bạn ra đi nhìn sự ra đi của bạ mà tâm hồn có những cảm giác trống rỗng và nó làm cho tâm hồn của tác giả như có điều gì đó mờ nhạt và không còn vui tươi khi đón bạn về nữa, nhìn từ trên cao dõi theo từng hành động của người bạn của mình từ những chi tiết đầu tiên khi bạn ra đi đứng trên chiếc thuyền giữa dòng nước mênh mông, mỗi lúc chiếc thuyền lại trôi đi, tác giả vẫn đưa cặp mắt ngắm nhìn nó nhưng hình ảnh chiếc thuyền ngày càng xa xăm nó đi vào sâu thẳm và khuất bóng điều đó làm cho tác giả tuyệt vọng, nỗi buồn lại được dâng lên giờ đây chỉ còn thiên nhiên và con người thì mãi ra đi, không còn những hình ảnh về sự gắn bó giữa tình bạn nữa tình cảm đó chỉ còn trong lòng.


Trong không gian rộng lớn đó tác giả chỉ còn thấy hình ảnh dòng nước trên sông Trường Giang vẫn chảy vẫn trôi nhẹ nhẹ nhưng hình ảnh chiếc thuyền đã không còn, tác giả đã sử dụng từ mất hút để thể hiện những hình ảnh về đoàn thuyền đã ra đi và không còn trong không gian và trong tầm ngắm của tác giả nữa, mất hút đã thể hiện nó không còn hiện hữu trong tâm trí hay trong mắt của tác giả nữa, đứng trên một không gian cao như lầu Hoàng Hạc dường như có thể ngắm được tất cả mọi sự vật nhưng nay không còn nhìn thấy chiếc thuyền trở người bạn của mình nữa, tác giả chú ý từng bước di chuyển của nó, nhưng mỗi múc nó lại ra xa, trôi nhẹ trên một không gian rộng lớn của dòng sông.


Dòng sông Trường Giang rộng lớn hòa vào tâm trạng của tác giả đang buồn và có cảm giác choáng váng khi đứng trên một không gian rộng lớn đó, tác giả đã thể hiện và để lại cảm xúc của mình qua sự nhớ thương, một tình cảm gắn bó và tình bạn đó sẽ là mãi mãi, tác giả buồn khi người bạn thân của mình đi, dường như mỗi cuộc chia tay nào cũng đều rất buồn và cũng để cho tác giả có những nỗi nhớ và có cảm giác tuyệt vọng và nhớ nhung nhiều điều về hình ảnh người bạn của mình.


Cảnh chia ly ở đây thật rộng lớn, tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên rộng lớn để nói về tâm trạng của chính mình, mỗi khi nhìn vào dòng nước mênh mang đó tác giả lại có cảm giác nhớ thương và mong sẽ có ngày sớm gặp lại người bạn thân của mình, tiễn trên lầu Hoàng Hạc một lầu có vị trí cao, với dịp tháng ba của sự chia ly, nỗi buồn của sự chia ly đã tác động rất lớn đến tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã mang đậm về sự chia ly và nỗi buồn thầm kín sâu sắc của tác giả. Không sử dụng những chi tiết hoa mĩ những tác giả đã làm cho người đọc hiểu được nỗi buồn của sự chia ly, nỗi buồn đó thật lớn lao và nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng thể hiện được sâu sắc tình cảm của tác giả vào nó.


Bóng thuyền xa xôi kia đã thể hiện niềm tin yêu của tác giả về một tình bạn vĩnh cửu của tác giả có niềm tin lớn về tình bạn này, nó sẽ vĩnh cửu và tác giả sẽ nhớ thương và quý trọng tình bạn này, hình ảnh hoa khói đã thể hiện sự nhớ thương đó, hình ảnh về hoa khói là hình ảnh về khói bếp hình ảnh này cũng gợi nhớ sự nhớ thương, tác giả đã thể hiện được tình yêu thương của mình trong đó, mượn hình ảnh hoa khói để nói về sự nhớ thương của mình, nó là những nỗi niềm của tác giả đã thể hiện trong đó, tác giả sử dụng hình ảnh hoa khói để nói về nỗi nhớ thương của mình, dường như những hình ảnh đó đã mang đậm và thấm nhuần trong thơ ca của người Trung Quốc xưa, hình ảnh tháng ba của hoa khói của đất Dương Châu, những hình ảnh đó vang dội trong tâm hồn của tác giả. Người bạn đã về thăm vùng đất Dương Châu và giờ đang ra đi về vùng đất mới và những người bạn cũ đã ở lại và cũng đang tiễn đưa người bạn đi trên lầu Hoàng Hạc.


Trong không gian rộng lớn đó làm cho tác giả lại có những cảm xúc buồn thương và nhớ nhung về tình bạn của mình, tình cảm đó là vô cùng thiêng liêng, không gian rộng lớn cũng tác động đến tâm hồn của tác giả qua đó thể hiện nhớ thương và những nỗi buồn man mác ở đây là một người bạn đi và một người ở, dù không muốn xa nhau nhưng do hoàn cảnh họ vẫn phải xa nhau, xa nhau có những nỗi nhớ và những nỗi niềm mong ước sẽ sớm gặp lại nhau, sự đưa tiễn đã thể hiện và là chủ đề chủ đạo trong tác phẩm này, và hình ảnh buồn ảnh buồn và tâm trạng buồn thương.


Tình bạn của của tác giả đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này và nó cũng thể hiện không gian rộng lớn đang tác động đến tâm hồn của tác giả, tác giả đang hình dung và những hình ảnh buồn thương về sự tiễn đưa bạn trên lầu Hoàng Hạc, những hình ảnh chiếc thuyền hun hút xa săm và mất hút trong không gian đã tác động lớn đến tâm hồn của tác giả, đây là một cuộc đưa tiễn đầy buồn thương, và những tiếc nuối của tác giả về người bạn của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 5

Sống trong thời đại nhà Đường, Lí Bạch luôn là một trong những nhà thơ có tầm trong nền văn học. Chẳng bởi thế mà người đời tôn ông là bậc “thi tiên” vĩ đại. Là một nhà thơ lãng mạn lớn bậc nhất, những thành quả ông để lại là hơn 1000 bài thơ chủ yếu viết về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu... Con người tài hoa, sống tự do phóng khoáng, mang hình ảnh đậm nét của một người tri thức có hoài bão và ước mơ lớn lao. Trong đó bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu:


Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nên tình lưu luyến, thương nhớ bạn, thơ Lý Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh, phú quý. Ông thường sáng tạo được những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh điều đó được thể hiện qua bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.


Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ "cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:


"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu".
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"


Bạn cũ từ Hoàng Hạc Lâu tới thăm, cố nhân có những cảm giác mến thương và gần gũi bởi những tình cảm đó, tạo nên một tình bạn đẹp và gắn bó hơn. Cả hai đã hẹn ước cả những khoảng thời gian gặp nhau và những hẹn ước giữa hai người đó là những khoảnh khắc đẹp. Nhưng câu thơ tiếp theo lại nói về những khoảng thời gian người bạn đi khỏi Hoàng Hạc Lâu, những cảm giác lưu luyến và tiếc thương khi tình bạn mới gặp nhau đã lại xa cách cảm giác buồn cô đơn được thể hiện:


Bạn từ lầu hạc ra đi
Dương Châu hoa khói giữa kì tháng ba


Đón bạn đến tâm trạng của tác giả vui mừng nhưng khi tiễn bạn đi thì tâm trạng lại lưu luyến, và có những cảm giác trống trải trong tâm hồn, người đi, người ở, những tình bạn đẹp sẽ mãi gắn kết nhưng mỗi người lại mỗi phương. Những câu thơ cuối có những hình ảnh buồn gợi những nỗi nhớ thương của tác giả đó là dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa.. Cánh buồm đơn côi, lẻ loi xa dần, mờ dần rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời. Tâm trạng, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang:


"Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu"


Trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch chú ý nhất đến cái thuyền của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong "bầu trời xanh biếc" Tác giả đứng trông cánh thuyền xa dần tầm mắt của mình, tâm hồn buồn cô đơn lạc lõng giữa khoảng trời mênh mông rộng lớn đưa tiễn bạn trong một tâm trạng lưu luyến không lỡ rời xa, những hình ảnh trong bài thơ càng làm cho nỗi nhớ nhung đó tăng lên gấp ngàn lần khi cánh thuyền xa dần, những hình ảnh của tác giả lúc này chỉ là cảm giác gần gũi với bạn và những lưu luyến khi bạn ra đi, người ở người đi khiến cho tâm trạng bâng khuâng xao xuyến, bài thơ đã thể hiện tình cảm đẹp của tác giả đối với người bạn của mình đó là Mạnh Hạo Nhiên, người bạn có cũng những chí hướng có những khát vọng giống với mình. Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên với những không gian mênh mông rộng lớn, với những khoảng không gian trên cao bầu trời rồi những làn nước trôi nổi giữa những dòng sông xanh.


Một tình bạn đẹp của Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên đã làm cho người đọc có rất nhiều những cảm giác lưu luyến và có nhiều cảm xúc đặc biệt đối với bài thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 6

Mỗi nhà thơ mang trong mình một phong cách riêng, đến với thơ Lý Bạch là đến với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ coi thường công danh, phú quý. Trong rất nhiều những bài thơ của Lý bạch, có lẽ không người yêu thơ nào quên được bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, bài thơ được sáng tạo bởi những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh điều đó tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của bạn đọc.


Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ “cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:


“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”


Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt li của đôi bạn tri âm.


Hai câu đầu chứa đựng nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn.Đứng trên lầu Hoàng Hạc lâu, Lí Bạch từ trên cao nhìn xuống hay từ một điểm cao nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên xa dần.. Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội họa, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức họa cổ Trung Hoa. Lí Bạch đã vận dụng công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh nghệ thuật hoàn hảo.


Đến với hai câu cuối là chúng ta đến với linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa:


“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”


Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viền ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tấm lòng “thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang?


“Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chờ Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lí Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết.


Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lá Bạch sống trong thời thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch “duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biếc”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.


Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tắc, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lí Bạch.


Qua bài thơ ta không chỉ nhận được tình bạn đẹp,một tâm hồn đẹp của cao nhân mặc khách thời Đường. Mà bài thơ còn là một tuyệt tác điển hình cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch. Đồng thời bài thơ còn để lại nỗi buồn khôn nguôi về cuộc tống biệt. Thêm vào đó cấu trúc không gian xa- gần(cận-viễn), lấy ngoại cảnh để biểu thị nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm súc …tất cả những yếu tố đó đã làm nên một bài thơ khó quên với bạn đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 7

Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Tuy đã có phần bị thất lạc, nhưng đến nay, sự nghiệp thơ của Lí Bạch vẫn còn truyền lại gần một nghìn bài, trong đó có những thi phẩm được coi là kiệt tác. Thơ Lí Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh phú quí. Ông thường sáng tạo được những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh.


Do đó, nhiều người tặng ông danh hiệu “thi tiên”.Trong số những sáng tác xuất sắc nhất của Lí Bạch không thể không kể đến bài thơ tứ tuyệt “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (có nghĩa: Tại lầu Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Bài thơ này đã được nhà văn Ngô Tất Tố dịch ra tiếng Việt khá thành công theo thể thơ lục bát:


Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.


Như nhiều người đã biết, Lí Bạch có nhiều bạn thuộc những tầng lớp khác nhau. Tình bạn của ông bao giờ cũng nồng hậu, chân thành. Ông mến yêu Uông Luân - một người bạn nông dân chất phác - và đã từng khẳng định tình cảm của bạn đối với mình là “sâu hơn nghìn thước”. Nghe tin bạn thơ Vương Xương Linh gặp chuyện chẳng lành, Lí Bạch muốn theo gió chia sẻ với bạn nỗi buồn (“Ta gửi nỗi sau cho trăng sáng - Theo gió đi về đất Dạ Lang”). Và tuy suốt đời chỉ gặp Đỗ Phủ một lần, nhưng Lí Bạch cũng không nguôi mong nhớ “Nhớ anh như sông Vấn - Về nam chảy dạt dào”).


Mạnh Hạo Nhiên là bạn chí cốt của Lí Bạch. Hai người vốn có nhiều điểm tương đồng như đều muốn ra làm quan, nhưng đều không toại nguyện và đều tìm vui thú ở chốn non xanh, nước biếc, Đặc biệt, phong cách thơ Mạnh Hạo Nhiên rất gần phong cách thơ Lí Bạch... Bởi vậy, tiễn bạn đi xa (trong điều kiện giao thông còn khó khăn thuở xưa, ai đoán được đến bao giờ mới gặp lại nhau) lẽ nào nhà thơ không lưu luyến? Mới đọc hai câu đầu của bài thơ:


Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.


(Bạn cũ dời khỏi lầu Hoàng Hạc ở phía Tây, xuôi xuống Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói).Ta dễ tưởng đây chỉ là những câu thơ trần thuật đơn thuần, nhất là khi thấy phần nhiều đều là những từ ngữ tự sự cụ thể. Nơi đưa tiễn là lầu Hoàng Hạc; thời gian đưa tiễn là một ngày tháng ba mùa yên hoa; nơi Mạch Hạo Nhiên đến là Dương Châu. Nhưng đọc kĩ, ngẫm nghĩ cho thấu thỉ không phải chí có những thông tin lạnh lùng kia mà bao trùm lại là nỗi buồn thầm kín mà thấm thía. Chữ “cố nhân” ở câu thơ đầu được dịch thành chữ “bạn”.


Tuy không sai, nhưng chưa lột tả được sắc thái , biểu cảm của nguyên tác. “Cố nhân” là bạn cũ, bạn đã lâu và hơn nữa phải là người mình đã từng trân trọng và gắn bó. Xa bạn cũ mấy ai không buồn, hơn nữa xa người bạn thân thiết từ lâu thì ắt nỗi buồn kia phải được nhân lên gấp bội.Cũng như nhiều cuộc tiễn biệt khác được diễn tả trong thơ Đường, cuộc chia tay này cũng diễn ra trên bờ sông.


Nhưng điểm nhìn của người đưa tiễn lại từ lầu Hoàng Hạc. Dường như nhờ đứng trên lầu cao chót vót này, Lí Bạch có thể nhìn được bạn lâu hơn, xa hơn (đăng cao vọng viễn: lên cao nhìn được xa). Và nỗi buồn xa bạn trước cảnh bao la của đất trời càng thêm thấm thìa hơn.Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn ở hai câu cuối:


Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.


(Bóng cánh buồm lẻ loi xa lẫn trong khoảng không xanh biếc - Chỉ thấy sông Trường Giang chảy miệt bên trời). Nếu như hai câu đầu chủ yếu tường thuật cuộc tiễn đưa nghĩa là chủ yếu kể việc, tình cảm của tác giả dường như còn phong lại, thì đến hai câu sau nỗi lòng của người đưa tiễn mới mở dần ra, tuy cả bốn câu đều dùng bút pháp lấy cảnh ngụ tình, ở câu thứ ba, bản dịch thiếu mất chữ “cô”, tức là cô đơn lẻ loi. Đây là một từ quan trọng góp phần miêu tả sinh động nội tâm nhà thơ.


Ngoài ra, câu thơ dịch này còn để mất ba chữ “bích không tận” tức là làm mất đi cái khoảng không xanh biếc, chất chứa tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và như vậy, câu thơ dịch đã khiến có người đọc hiểu lầm là câu thơ tả cảnh đơn thuần, nhưng thực ra là một câu thơ chứa nặng tâm tình. Hình ảnh “bóng cánh buồm cô lẻ xa lẫn trong khoảng không xanh biếc” tạo nên ở người đọc những suy tưởng phong phú. Sự cô đơn của cánh buồm chính là sự cô đơn của Lí Bạch và cũng là sự cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên.


Chỉ bằng một hình ảnh, tác giả vừa bộc bạch được lòng mình, vừa miêu tả được nỗi lòng của bạn trong buổi chia phôi.Đến câu thơ thứ tư, bản dịch giữ được hình ảnh “dòng sông bên trời”, nhưng đáng tiếc lại thêm hai chữ “trông theo”. Quả là có “trông theo”, không “trông theo” sao có thể biết được cánh buồm cô lẻ đang trôi và dòng Trường Giang đang chảy ngang trời? Nhưng thêm mấy chữ ấy đã làm lộ ý thơ của Lí Bạch vốn được diễn tả theo kiểu “ý tại ngôn ngoại”, và làm mất tính hàm súc vốn là một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường.


Trong nguyên tác, nhà thơ không nói đến việc “trông theo”, nhưng người đọc ai cũng có thể hình dung tác giả đang “trông theo”, mà “trông theo” với một sự tập trung cao độ đến nổi có thể quên đi tất cả cảnh vật xung quanh.Thông thường, khi viết về những cuộc biệt li, người ta thường miêu tả cử chỉ và ngôn ngữ của người ra đi cũng như người đưa tiễn. Nhưng ở bài thơ này, Lí Bạch đã không làm như vậy; tiễn đưa mà không có những giọt lệ tiễn biệt, không có những lời tâm lí, lưu luyến.


Đúng là nhà thơ đã phá vỡ hệ thống ngôn từ, cách kể và cách tả cảnh chia li; quen thuộc. Sự phá vỡ ấy đã tạo nên một bài thơ đặc sắc. Tuy không nói đến người đưa tiễn và cũng chỉ nổi rất ít về người ra đi, thế nhưng, kì diệu thay, tình cảm quyến luyến đối với bạn, nỗi buồn chia li của nhân vật trữ tình- người đưa tiễn, vẫn được biểu hiện sâu sắc đậm đà.


Bốn câu thơ khiến người đọc có thể hình dung rất rõ hình ảnh tác giả. Từ trên lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đăm đắm nhìn mãi theo con thuyền cô lẻ đưa bạn ra đi, và khi cánh buồm nhỏ dần rồi mất hút vào khoảng không xanh biếc phía xa thẳm, ông vẫn vọng theo dẫu chỉ còn thấy dòng Trường Giang chảy miết ngang qua bầu trời. Nỗi buồn xa bạn của nhà thơ cứ lớn dần theo thời gian, lan tỏa vào không gian bát ngát.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 8

Lí Bạch tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, nguyên quán ở Thành Kỉ, Lũng Tây, sinh trưởng ở Thanh Liên, huyện Chương Minh thuộc Miên Châu. Quê hương Lí Bạch vốn là nơi có phong cảnh hùng vĩ, sơn thuỷ hữu tình nổi tiếng ở Trung Quốc. Nơi đây tụ họp nhiều anh hùng hảo hán, cũng là nơi sản sinh ra những truyện truyền kì hấp dẫn. Những nhân tố này đã ảnh hưởng nhiều đến hồn thơ phóng khoáng và ý chí kiên cường của nhà thơ, là một trong những nguyên nhân đưa Lí Bạch trở thành nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của văn học Trung Hoa.


Cuộc đời Lí Bạch là cuộc đời của một con người đã “đọc nát vạn quyển sách, đi hết vạn dặm đường”. Lí Bạch sáng tác rất nhiều, có tới trên 1000 bài thơ và nhiều bài nổi tiếng. Thơ Lí Bạch là sự kết hợp của một tâm hồn thơ bay bổng và một tấm lòng luôn tha thiết tình đời. Mỗi bài thơ của ông là một tâm sự của một người luôn tha thiết được thực hiện chí quân tử, đồng thời cũng là niềm say mê cảnh đẹp của giang sơn gấm vóc. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một bài thơ thành công và thể hiện khá tập trung những nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Lí Bạch. Bài thơ khai thác đề tài tình bạn, đề tài chia li giữa những người tri âm tri kỉ  một đề tài rất quen thuộc trong thơ ca cổ kim. Với một đề tài quen thuộc nhưng tài năng của Lí Bạch đã tạo nên một biểu tượng đẹp về tình bằng hữu. Mạnh Hạo Nhiên là bạn tri âm của Lí Bạch, trong bài thơ tặng Mạnh Hạo Nhiên, Lí Bạch viết :


Ta yêu Mạnh Hạo Nhiên

Phong lưu thiên hạ biết


Mạnh Hạo Nhiên (689 740) là một nhà thơ có tiếng đời Đường. Dù chênh nhau 12 tuổi nhưng giữa hai nhà thơ có nhiều điểm tương đồng, đều gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời, tính tình hào hiệp, coi thường công danh, thích ngao du sơn thuỷ. Mạnh Hạo Nhiên theo lời triệu của triều đình, đi Dương Châu làm quan, chấm dứt những ngày bạn bè bên nhau, chén tạc chén thù. Bài thơ không có hình ảnh cuộc chia tay, chỉ có tâm sự của người đưa tiễn. Lầu Hoàng Hạc là một địa danh, di tích văn hoá nổi tiếng của Trung Quốc, lại là địa điểm của một cuộc chia li đầy tâm sự. Vì vậy, bài thơ như một bức tranh sơn thuỷ đẹp và gợi cảm. Ngôn ngữ thơ Đường vốn không phong phú nhưng lại rất hàm súc. Các nhà thơ cổ điển rất chú ý đến việc lựa chọn, gọt giũa và trau chuốt ngôn từ. Hình ảnh thơ cũng thường mang tính khái quát cao với những ẩn dụ tượng trưng có giá trị hàm súc. Nghệ thuật tinh xảo của ngôn ngữ và niêm luật tạo nên khả năng “ngôn hữu hạn ý vô cùng” cho bài thơ Đường. Niêm luật chặt chẽ và những quy tắc đối xứng tạo cho bài thơ vẻ đẹp cổ điển. Đặc biệt tính chất “thi trung hữu hoạ” và “thi trung hữu nhạc” được thể hiện rất triệt để trong thơ Đường.


Có thể thấy bài thơ được sáng tác vào giai đoạn Lí Bạch đã gặp một số trắc trở trên con đường thực hiện lí tưởng giúp nước của mình. Lí Bạch từng được giới thiệu vào triều đình của Đường Minh Hoàng nhưng ông đã rất thất vọng và tìm quên trong vò rượu. Tính tình phóng khoáng của Lí Bạch không hợp với cuộc sống chen chúc và đầy phức tạp chốn quan trường. Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ Đường thuộc trường phái thơ “sơn thuỷ điền viên”, là một người phóng khoáng, hợp với cuộc sống thanh nhàn nơi làng quê nhưng ông lại đến Dương Châu làm quan. Và vì thế Lí Bạch tiễn đưa bạn trong một tâm trạng đầy trắc ẩn, vừa cô đơn vừa lo lắng. Bài thơ tứ tuyệt cổ điển hai mươi tám chữ nhưng cô đọng cả một niềm day dứt lớn. Bài thơ có lối mở đầu quen thuộc của Đường thi, câu đề từ giới thiệu tình huống:


Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

(Bạn từ lầu Hạc lên đường)


Câu thơ dịch đã làm mất khả năng hàm súc của ngôn từ. Những từ “cố nhân”, “tây từ” truyền tải nghĩa rộng hơn nhiều so với từ “bạn” và ý nghĩa chỉ địa điểm cuộc chia tay. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần bằng của nguyên tác đã gợi một dư âm cho câu thơ thể hiện trạng thái bịn rịn của cuộc li biệt. Cố nhân xuôi Dương Châu là đi về hướng đông. “Tây từ” là hướng về phía tây (về phía lầu Hoàng Hạc khi đã lên thuyền xuôi hướng Dương Châu), gợi hình ảnh người ra đi đang hướng về lầu Hoàng Hạc. Đây thực ra là hình ảnh người ra đi trong cảm nhận của người ở lại. Hình tượng, thời gian và không gian nghệ thuật của bài thơ đều được tái hiện qua cảm nhận của người ở lại. Câu thơ thứ nhất là hoàn cảnh, địa điểm của cuộc chia tay, đều rất cụ thể. Câu thơ thứ hai lại mở ra không gian cuộc chia tay  một không gian đầy chất thơ. Vừa là không gian thực của cuộc chia tay, vừa là không gian nghệ thuật:


Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

(Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng)


Bốn chữ “yên hoa tam nguyệt” được dùng để chỉ thời gian, với ý nghĩa là tháng ba, vào mùa xuân. Đây là một buổi sáng mùa xuân, khi hơi nước quyện với sương mù tháng ba đã tạo nên hình ảnh “hoa khói”. Đây là thời gian và không gian cuộc chia tay song cũng là những biểu tượng nghệ thuật có sức gợi rất lớn. “Yên hoa” là “hoa và khói”, thường chỉ khói sóng trên sông, khói sương mù. Vào mùa xuân ở Trung Quốc, đây là hình ảnh thiên nhiên không mấy xa lạ và nó đã đi vào thơ như một hình tượng nghệ thuật đầy gợi cảm, làm thức dậy bao nỗi niềm tâm sự của thi nhân như nhà thơ Thôi Hiệu đã thổ lộ : “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. “Yên hoa” còn có nghĩa là cảnh đẹp mùa xuân. Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là hai người bạn tri âm, tính tình đều rất phóng khoáng, thích ngao du sơn thuỷ. Với hai tâm hồn nghệ sĩ ấy thì lầu Hoàng Hạc giữa mùa xuân là khung cảnh gợi bao thi hứng, đó là nơi lí tưởng để họ đàm đạo thi ca và nhân tình thế thái. Đó cũng là những giây phút mà cả hai đều thú vị. Thế nhưng họ lại phải chia tay nhau. Và đương nhiên mỗi người mang trong mình một nỗi niềm tâm sự. Câu thơ thứ hai đã hé mở tâm sự của người đưa tiễn. Tâm sự ấy được bộc lộ rõ hơn ở hai câu thơ cuối:


Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

(Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.)


Đề tài là một cuộc chia li nhưng thực ra bài thơ lại là tâm trạng của người đưa tiễn, tức là chủ thể trữ tình của bài thơ. Vì vậy thời gian và không gian nghệ thuật của bài thơ vừa hư vừa thực, nó thiên về thời gian và không gian tâm tưởng. Được viết theo mạch cảm xúc nên bài thơ có kết cấu hướng tâm. Tâm điểm là hình ảnh người ra đi. Cuộc đưa tiễn tinh thần này được diễn ra trong một không gian mở và một thời gian vô định.


Không gian mở ra trước tầm mắt của nhân vật trữ tình, từ lầu Hoàng Hạc hướng về Dương Châu, nơi người ra đi đang hướng đến. Nhưng chỉ lướt qua hình tượng “yên hoa” để dừng lại và tạo điểm nhấn ở hình ảnh “cô phàm”. Đây là một bài thơ giàu chất hội hoạ. Bài thơ như một bức tranh xinh xắn, có chiều sâu hun hút và điểm nhấn của bức tranh hay hình ảnh sắc nét nổi trội nhất của bức tranh là hình ảnh một cánh buồm lẻ loi giữa màu xanh bất tận của nước Trường Giang và của chân trời. Cánh buồm nhỏ ấy đã ở rất xa, chỉ còn là viễn ảnh, nó thật nhỏ nhoi và cô độc giữa cái bát ngát vô tận của màu xanh nối tiếp đến tận chân trời. Câu thơ thứ ba trong bài thơ tứ tuyệt có vai trò rất quan trọng. Ở câu thơ này, tác giả đã tạo nên một cặp hình ảnh đối lập, một thủ pháp nghệ thuật rất quen thuộc của thơ ca cổ điển. Đó là sự đối lập giữa “cô phàm” và “bích không tận”. Cái nhỏ nhoi đơn độc của cánh buồm giữa sự mênh mông của sông nước đã gợi tả hình ảnh của người ra đi. Giữa cảnh sắc nước trời mùa xuân thơ mộng, người ra đi lại hướng đến một nơi xa xôi đầy những điều bất trắc. Cô độc là tâm trạng tất yếu của mọi cuộc chia li. Nhất là cuộc chia tay giữa những người bạn tri âm. Vậy cánh buồm cô đơn ấy là tâm trạng cô đơn của chủ thể trữ tình  người đưa tiễn. Thả hồn theo bóng người ra đi, người ở lại dõi tầm mắt theo người ra đi đến khi hình ảnh người ra đi chỉ còn là cánh buồm nhỏ rồi dần mất hút, và trước mắt chỉ còn duy nhất hình ảnh dòng Trường Giang cuộn chảy :


Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu

(Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)


Dòng Trường Giang vốn hùng vĩ, dưới cái nhìn của người ở lại càng dữ dội hơn. Nó trở thành “thiên tế lưu”. Bản dịch đã không lột tả được thần thái của hai câu thơ cuối. Cái chất “thiên tế lưu” của dòng Trường Giang thể hiện được cả sóng trong lòng người đưa tiễn, đó là một cơn sóng dữ dội. Chứng tỏ cuộc chia tay đã tác động rất mạnh đến tâm lí người ở lại. Đây là những hình ảnh thơ rất hay xuất hiện trong thơ Lí Bạch. Là nhà thơ lãng mạn, thích phóng túng, ưa thích tự do nên bên cạnh những vần thơ phá luật, nhà thơ còn thích dùng những hình ảnh có tính chất dữ dội và giàu khả năng gợi cảm. Khi miêu tả thác Lư Sơn tác giả đã dùng hình ảnh “Phi lưu trực há tam thiên xích”, còn dòng Trường Giang thì như từ trên trời đổ xuống. Cái dữ dội của dòng Trường giang dưới con mắt của người đưa tiễn có thể liên tưởng rộng hơn nữa. Phải chăng Dương Châu phồn hoa đô hội còn có cái gì đó thật dữ dằn đối với người sắp đến. Cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên đơn độc và vô cùng nhỏ bé trước cái vô cùng của sông nước Trường Giang và thật yếu ớt mong manh trước cái dữ dội của dòng sông ấy.


Bản chất trong sáng, thẳng ngay và tấm lòng thanh bạch của những người nghệ sĩ có tâm như Lí Bạch, Mạnh Hạo Nhiên thật không dễ tồn tại yên ổn trong thế giới quan trường đầy cạm bẫy và mưu mô danh lợi. Đó có phải là nỗi lo lắng của người ở lại dành cho người ra đi khi biết rằng bạn mình đến một nơi chẳng mấy bình yên ? Sinh thời Lí Bạch là người thích ngao du sơn thuỷ song cũng luôn da diết một khát vọng giúp nước. Là người quân tử, cả Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên đều đã muốn mang tài năng của mình ra giúp nước. Nhưng sau nhiều phen thất vọng vì không thực hiện được hoài bão chính trị, những khát khao ấy đã trở thành nỗi đau đời trong ông. Có thể bài thơ được sáng tác khi Lí Bạch đã vấp phải những thất bại trên đường đi tìm minh quân để phát huy tài năng, giúp ích thiên hạ. Vì vậy khi Mạnh Hạo Nhiên quyết định đến Quảng Lăng để làm quan, nỗi háo hức được phò vua giúp nước trong Lí Bạch đã phần nào bớt sôi nổi. Và thay vào đó là tâm trạng hồ nghi. Và, chính vì lẽ đó mà bên cạnh nỗi cô đơn của cả người đi và người ở lại còn là một nỗi băn khoăn day dứt. Về nội dung, bài thơ có khả năng gợi rất nhiều liên tưởng. Nhưng bao trùm lên tất cả là tâm trạng rất bộn bề của người đưa tiễn. Sức khái quát và khả năng gợi tả của bài thơ được làm nên bởi những hình thức nghệ thuật độc đáo.


Bài thơ nhỏ nhắn xinh xắn như một bức tranh sơn thuỷ mà màu sắc và đường nét đều rất sắc sảo. Với hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm chất hội hoạ, bài thơ đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của thi tiên Lí Bạch. Và cuộc chia tay tinh thần đầy lưu luyến diễn ra trong tâm tưởng người ở lại đã chứng tỏ tình bạn thắm thiết giữa hai thi nhân tài năng đời Đường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 9

“Thi tiên” Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử văn học của Trung Hoa. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại rất nhiều tác phẩm hay, có giá trị cao về nội dung cũng như nghệ thuật. Đặc điểm chung của những tác phẩm này là đều thể hiện được tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên mạnh liệt của thi nhân. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng.


“Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi quảng lăng” thể hiện được tình bạn sâu sắc mà không kém phần cảm động của nhà thơ với người bạn tâm giao Mạnh Hạo Nhiên. Bối cảnh của bài thơ là khung cảnh chia li, nơi nhà thơ tiễn người bạn mình lên đường để đến mảnh đất mới. Mở đầu bài thơ Lí Bạch đã tái hiện lại khung cảnh của cuộc chia li, đồng thời qua đó nhà thơ thể hiện được những xúc cảm đầy đặc biệt trong cuộc tiễn đưa ấy:


“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

Dịch:

(Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía Tây

Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu)


Trong hai câu thơ đầu tiên, tác giả Lí Bạch đơn giản là tường thuật lại khung cảnh của cuộc chia li. Ngôn ngữ không quá chau chuốt, cầu kì nhưng có thể gợi ra sự xúc động đầy chân thành, tự nhiên nơi người đọc. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh động nhưng kì lạ thay, qua cái tĩnh của cảnh vật người đọc lại cảm nhận được cái tĩnh trong tâm hồn thi nhân. Đó chính là nỗi buồn man mác, là sự lưu luyến của Lí Bạch trước sự ra đi của người bạn Mạnh Hạo Nhiên.


“Bạn cũ” là người bạn thân thiết từng có khoảng thời gian gắn bó, sẻ chia bên ta. Ở trong câu thơ này tác giả Lí Bạch đã sử dụng cách gọi bạn cũ đầy nồng hậu để khẳng định tình cảm gắn bó đối với người bạn tâm giao của mình. “Mùa hoa khói” biểu tượng cho không gian chia li, vì vậy khi nhắc đến mùa hoa khói người ta thường mang nặng cảm giác man mát buồn.


Nhờ sự tinh tế trong bút pháp miêu tả mà hai câu thơ đầu của bài Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng là lệ cú thì hai câu thơ sau lại chính là linh hồn của cả bài thơ. Tại lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã đưa mắt dõi theo thuyền đưa người bạn đi xa cho đến khi cánh buồm mất hút vào khoảng không của dòng Trường Giang mênh mông.


“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang Thiên tế lưu”

Dịch:

(Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút

Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời)


Chỉ một ánh nhìn ấy thôi nhưng ta có thể cảm nhận sâu sắc được tình cảm sâu lặng, sự quý trọng của người ở lại dành cho người ra đi. Hai câu thơ sau tác giả Lí Bạch tiếp tục mở ra trước mắt người đọc một khoảng không mênh mông, trong đó hình ảnh cánh buồm cô đơn đặc biệt tạo ấn tượng cả về thị giác và cảm xúc. Cánh buồn cô độc hay cũng như chính tâm trạng đầy lưu luyến của nhà thơ trong khung cảnh tiễn đưa đó.


Cánh buồm từ gần đến xa dần và mất hút vào khoảng trời mênh mông là cả quá trình dõi theo của nhà thơ. Đến khi cánh buồm đã khuất hẳn nhà thơ vẫn đứng đó bơ vơ, đơn độc trên lầu Hoàng Hạc.


Bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng lăng là bài thơ đẹp về tình bạn, tình bạn đó được gắn kết bởi sự đồng điệu về cả chí hướng cũng như khát vọng đối với cuộc sống, với văn chương. Qua bài thơ ta có thể thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy của thi tiên Lí Bạch, viết về sự li biệt nhưng Lí Bạch vẫn giữ được tâm hồn phóng khoáng như khi ông viết về thiên nhiên hùng vĩ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 10

Nhắc đến Lý Bạch là người ta nhớ đến một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, được người đời ca ngợi là “Thi tiên”. Ông cũng đã để lại nhiều bài thơ hay cho đời và trong số đó không thể không nhắc đến bài thơ “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”.


Thông qua nhan đề bài thơ đã gợi mở được nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc. Đây chính là một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Tại lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, đã từ đây cưỡi hạc ra đi. Bạn chính là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng và bạn vong niên của Lý Bạch một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch Hai chữ “Cố nhân” (bạn cũ, người xưa) ở trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ gợi mở:


Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường)


Có thể thấy được câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ “tây” chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Đối với chữ “bạn” chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ “cố nhân”. Thế rồi chính trong thơ cổ, mỗi lần từ “cố nhân” xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người biết bao nhiêu:


“Dạng chu tầm thuỷ tiện

Nhân phỏng cố nhân cư”

Mạnh Hạo Nhiên

(Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi

Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)

“Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”

(câu 2330- “Truyện Kiều”)


Người ta đọc thấy được đối với câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Người bạn Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường đó là câu thơ:


“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

 (Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


Sử dụng rất đắt từ “há” có bản phiên âm là “hạ” điều này đã được Ngô Tất Tố dịch sáng tạo thành “xuôi dòng”. Hình ảnh “Yên hoa” là một thi liệu, đây cũng chính là một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Có thể nhận thấy với câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Tại lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Rồi đã đến lúc chia tay người bạn thân của mình.


“Bạn từ lầu Hạc ra đi

Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba”

(Nhữ Thành)


Có thể nói chính trong hai câu “Khai thừa”, yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ: nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn trong câu thơ.


Tiếp đến với hai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Tất cả dường như cũng lại được ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa…Hình ảnh cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh. Thế rồi cũng chính vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tấm lòng của người “Thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang? Tất cả gợi lên sự nhớ nhung da diết biết bao nhiêu.


 “Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

 (Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).


Thế rồi cũng chính với cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là “cô phàm viễn ảnh”. Có lẽ rằng cũng chính cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Bao nhiêu thứ xung quanh mà hình ảnh người bạn xa dần như chính là hình ảnh duy nhất mà tác giả nhìn thấy được.


Tóm lại với bài thơ Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng là một trong những tuyệt tác bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch. Bài thơ như cũng thật cụ thể thật hay và chất chứa một niềm xúc cảm chân thành và thật đẹp đẽ biết bao nhiêu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 11

Tác giả Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường, sự nghiệp thơ của ông vẫn để lại cho nhân loại gần một nghìn bài chưa kể thất lạc, trong số đó có nhiều thi phẩm được coi là kiệt tác. “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của ông. Đây là một bài thơ tứ tuyệt được nhà văn Ngô Tất Tố dịch ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát.


Đây là bài thơ mà Lý Bạch viết để tiễn biệt người bạn tâm giao, thân thiết của mình khi bạn rời xa quê hương đến nơi khác sinh sống. Mạnh Hạo Nhiên cũng là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường tuy nhiên hai người lại cách nhau tới 12 tuổi. Giữa họ có một tình bạn vô cùng thân thiết, không chỉ đơn thuần là những người bạn, sự gắn kết trong tâm hồn thi nhân mà đó còn là những người bạn tâm giao thực thụ. Mở đầu bài thơ là cảnh chia li giữa những người bạn:


“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”


Từ “cố nhân” đã thể hiện được tình cảm gắn bó thân thiết giữa nhà thơ với Mạnh Hạo Nhiên, đó lag một người bạn lâu năm, cố tri. Hoàng Hạc Lâu là một địa danh quen thuộc, thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc. Nằm trên mỏm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc bên sông Trường Giang. Câu thơ cho ta thấy cảnh nhà thơ chia tay người bạn của mình ở phía tây của lầu Hoàng Hạc. Nổi bật trong câu thơ chính là cảm xúc lưu luyến, trầm buồn của nhà thơ.


Hình ảnh con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng từ lầu Hoàng Hạc tới Dương Châu vào thời điểm giữa tháng ba. Đây là mùa của hoa khói, của chia phôi và li biệt, giống như mọi bữa tiệc đều phải đến lúc tàn. Đối với Lý Bạch, sự ra đi của một người bạn thân thiết như Mạnh Hạo Nhiên đã để lại bao nhiêu nỗi buồn và sự khắc khoải cho ông. Hoa khói trên sông càng làm cho lòng người thêm trĩu nặng những cảm xúc và tâm trạng chia li. Dù cho bạn đã theo con thuyền đi xa rồi thì tầm mắt của nhà thơ vẫn không thôi trông ngóng và dõi theo con thuyền đến khi nó chỉ còn là một ảo ảnh xa mờ:


“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”


Cách dõi theo ấy của nhà thơ đã cho thấy đây là một tình bạn cao quý, đáng trân trọng, bên cạnh đó còn thể hiện một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Bức tranh ấy bị bao phủ bởi màu sắc buồn của tâm trạng và hiện lên rất chân thực, thu hút ánh nhìn cùng sự liên tưởng của người đọc. Bóng dáng xa mờ nhỏ dần của con thuyền cô đơn tan vào màu xanh vô tận của trời đất. “Cô phàm” ở đây vừa là hình ảnh con thuyền độc mộc vừa cho thấy Mạnh Hạo Nhiên là người khách duy nhất, có thể chính ông là người lái thuyền. Bóng dáng xa mờ của con thuyền không chỉ tạo cảm giác mất mát của nhà thơ mà qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ đó còn là sự hòa nhập của con thuyền với thiên nhiên, vũ trụ, hòa vào tròn màu xanh của không gian, trôi vào điểm kết thúc của mây trời, sông nước.


Con thuyền từ từ ra khỏi tầm mắt tạo nên sự cản trở trong ánh mắt dõi theo của Lý Bạch, đến khi con thuyền chỉ còn lại là mọt chấm nhỏ thì không gian trước mắt nhà thơ chỉ còn lại dòng sông Trường Giang rộng lớn, chảy mãi về phía chân trời. Chính bởi không gian rộng lớn và dòng chảy dài vô tận của dòng sông Trường Giang đã càng xoáy sâu vào tâm trạng cô đơn, lưu luyến của con người. Đứng trước khung cảnh ấy chỉ còn lại một mình nhà thơ, sự choáng ngợp bao trùm, khiến cho con người cảm thấy bản thân nhỏ bé và gieo vào tâm trạng những nỗi sầu triền miên. Trong hoàn cảnh tiễn bạn của nhà thơ, nỗi buồn ấy càng thêm đậm đặc và nhân lên nhiều lần.


Bài thơ “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một bức tranh cảm động về tình bạn bè thân thiết và gắn bó của nhà thơ Lý Bạch và người bạn tâm giao Mạnh Hạo Nhiên. Bối cảnh chia lia đầy lưu luyến đã thể hiện tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng của nhà thơ và người bạn cố nhân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 13

Trong thi pháp Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có hai phương diện nổi bật là cái nhìn nghệ thuật về con người và ngôn từ nghệ thuật. Trong thi pháp thơ Đường nói chung, cái nhìn về thiên nhiên và con người thường thể hiện sự thống nhất và hài phối, hòa điệu nhịp nhàng; con người lấy thiên nhiên mỹ để vịnh, tả và thể hiện xúc cảm ngưỡng vọng, yêu thích, đắm say thiên nhiên. Đặc trưng này đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi):


Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong

Dịch:

Thơ xưa thường thiên về yêu cảnh thiên
nhiên đẹp,/ Núi, nước, khói, hoa, tuyết, trăng, gió


Trong thi phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch cũng có thiên nhiên mỹ, nhưng cái mỹ độc đáo, mới lạ, và đặc biệt là khác với trong thơ Đường nói chung, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ này không phải là một sự thống nhất, nhài hòa, đồng nhịp. Không gian thiên nhiên trong bài thơ này vừa có điểm và địa danh (lầu Hoàng Hạc, Châu Dương, sông Trường Giang), vừa có mảng, nhưng mảng thì hoành tráng, mênh mang, bất tận; thiên nhiên và vũ trụ nối liền không giới hạn (sông Trường Giang chảy vào cõi trời).


Trên cái nền không gian đó là con người trong không gian tâm trạng chia li bạn hữu, đi xa; con người khởi hành được xác định với danh tính là Mạnh Hạo Nhiên và điểm bắt đầu ra đi là lầu Hoàng Hạc. Nhưng, con người được xác định cụ thể, xác thực ấy sẽ xa dần, mờ dần, khuất hút dần vào cái cõi mênh mang không giới hạn và vô cùng rợn ngợp kia. Đó chính là cái nhìn nghệ thuật về con người độc đáo của Lý Bạch, con người trở nên mong manh, nhỏ nhoi, cô lẻ giữa cái vô cùng vô tận của trời đất, sông nước. Quan niệm đó hàm chứa tình cảm thương quí bạn và cả nỗi âu lo vời vợi của chủ thể trữ tình. Chính tình cảm đó đã phổ nỗi niềm, tâm trạng người đưa tiễn vào không gian; kéo dài, mở rộng không gian đến vô cùng vô tận. Trong một thi phẩm khác, Lý Bạch cũng đã khẳng định tình bạn của mình vượt qua giới hạn của thiên nhiên:


Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích
Bất cập Uông Luân tống ngã tình

(Đào Hoa đầm nước sâu nghìn thước
Chẳng sánh tình Uông Luân lúc tiễn ta).


Quan niệm nghệ thuật về con người như thế được thể hiện trong cái nhìn, và đặc biệt là trong ngôn từ nghệ thuật với cách tả và gợi hết sức tài nghệ của bậc Thi Tiên. Tả và gợi trong ngôn từ nghệ thuật Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một trong những lý do cơ bản nhất làm nên sự tuyệt vời và bất tử của thi phẩm này. Ngôn từ của bài thơ tạo nên một bức tranh không thể đóng khung được bởi sự hoành tráng, cao rộng của không gian và sâu thẳm tình người:


Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa:

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.


Hệ thống ngôn từ được xây dựng và triển khai diễn tiến theo lộ trình của người đi xa, và cũng là chuỗi nhìn theo bạn của người đưa tiễn. Cái độc đáo và thi vị của hệ thống ngôn từ đó là các đơn vị từ ngữ xuất hiện với sự mở đầu là yếu tố chỉ một địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa cụ thể, xác thực là lầu Hoàng Hạc. Tiếp theo lộ trình và chuỗi nhìn là địa danh Dương Châu, giữa tháng ba. Như vậy là đến đây, lộ trình của người đi xa vẫn xác định được, nhưng ở ngay trong câu thơ thứ hai, cái rõ ràng, xác thực bắt đầu mờ nhòe dần bởi hình ảnh mùa hoa khói. Từ đây, hình ảnh người đi xa dần và mất hút vào khoảng không xanh biếc vô tận, vào cõi mênh mông của sông Trường Giang chảy vào cõi trời.


Nghĩa là ngôn từ xác thực, cụ thể thông qua địa danh, thời gian, phương hướng đã chuyển một cách tự nhiên sang địa hạt ngôn từ chỉ cái mơ hồ, mông lung, không xác định. Diễn tiến của ngôn từ trong lộ trình đó không chỉ miêu tả được đặc điểm hình ảnh về người đi xa, mà còn hàm chứa tình cảm thương nhớ của tác giả, người đưa tiễn bạn, đến vô cùng và khó lòng diễn tả nổi bằng ngôn từ cụ thể. Điều đó tạo nên giá trị ý tại ngôn ngoại (ý nằm ngoài lời) của hình tượng.


Trong sự bài trí và hài phối ngôn từ, người nghệ sĩ tạo nên một không gian khoáng đạt, diệu vợi, vô tận: bích không tận (không gian xanh không có giới hạn cuối cùng), Trường Giang thiên tế lưu (sông Trường Giang chảy vào cõi trời); không gian đó có thêm tính mờ ảo của yên hoa (hoa khói). Trên cái nền không gian đó có hai điểm, rất nhỏ, cô đơn, mà khoảng cách dần xa nhau. Một là, điểm đứng của nhà thơ tại lầu Hoàng Hạc khi ông tiễn người bạn cũ Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Hai là, cánh buồm lẻ loi mà trên con thuyền đó là người bạn cũ thân thương của nhà thơ, xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc.


Sự kết cấu, tương tác của hai đặc điểm đó của ngôn từ gợi lên nhiều vấn đề về triết lý nhân sinh: Con người bé nhỏ, cô đơn trước vũ trụ và thiên nhiên mênh mông, bất tận, diệu vợi và rợn ngợp; tình cảm thương nhớ mà tác giả bài thơ dành cho bạn cũng thẳm sâu, mêng mông như thiên nhiên và vũ trụ. Thơ Đường thiên về gợi hơn là tả, lấy gợi để tạo ấn tượng và xúc cảm. Ngôn từ nghệ thuật của tuyệt bút này đạt đến độ mẫu mực của điều đó.


Lý Bạch nói về lòng thương nhớ bạn khôn cùng khi tiễn bạn đi xa trong tuyệt bút bất tử Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Thế nhưng, ngay cả ở một bài thơ nói về chuyện của con người thì thiên nhiên vẫn choán chỗ, và dường như con người trở nên nhỏ nhoi, mong manh và mất hút giữa bao la và rợn ngợp của thiên nhiên:


Bạn từ lậu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dong.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dong sông bên trời.

(Ngô Tất Tố dịch)


Trong thi phẩm này, hệ thống ngôn từ được xây dựng và triển khai diễn tiến theo lộ trình của người đi xa, và cũng là chuỗi nhìn theo bạn của người đưa tiễn. Cái độc đáo và thi vị của hệ thống ngôn từ đó là các đơn vị từ ngữ xuất hiện trong một hệ thống mà bắt đầu là yếu tố ngôn từ chỉ một địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa cụ thể, xác thực là lầu Hoàng Hạc. Tiếp theo lộ trình và chuỗi nhìn là địa danh Dương Châu, thời gian giữa tháng ba.


Như vậy là đến đây, lộ trình của người đi xa vẫn xác định được, nhưng ở ngay trong câu thơ thứ hai, cái rõ ràng, xác thực bắt đầu mờ nhòe dần bởi hình ảnh mùa hoa khói, nghĩa là thiên nhiên choán chỗ của con người. Từ đây, hình ảnh người đi xa dần và mất hút vào khoảng không xanh biếc vô tận, vào cõi mênh mông của sông Trường Giang chảy vào cõi trời. Như vậy, ngôn từ xác thực, cụ thể thông qua địa danh, thời gian, phương hướng đã chuyển một cách tự nhiên sang địa hạt ngôn từ chỉ cái mơ hồ, mông lung, không xác định.


Trong sự bài trí và hài phối ngôn từ, người nghệ sĩ tạo nên một không gian khoáng đạt, diệu vợi, vô tận: bích không tận (không gian xanh không có giới hạn cuối cùng), Trường Giang thiên tế lưu (sông Trường Giang chảy vào cõi trời); không gian đó có thêm tính mờ ảo của yên hoa (hoa khói). Trên cái nền không gian đó có hai điểm, rất nhỏ, cô đơn, mà khoảng cách dần xa nhau. Một là, điểm đứng của nhà thơ tại lầu Hoàng Hạc khi ông tiễn người bạn cũ Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Hai là, cánh buồm lẻ loi mà trên con thuyền đó là người bạn cũ thân thương của nhà thơ, xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc. Sự kết cấu, tương tác của hai đặc điểm đó của ngôn từ gợi lên nhiều vấn đề về triết lý nhân sinh: con người bé nhỏ, cô đơn trước vũ trụ và thiên nhiên mênh mông, bất tận, diệu vợi và rợn ngợp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài thơ "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" - mẫu 12

Lí Bạch(701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, ông được người đời ca ngợi là “Thi tiên” để lại hơn một nghìn bài thơ hay khác nhau. Ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phỏng đạo. Ông từng làm quan khoảng ba năm ở kinh đô Tràng An nhưng sau đó vứt bỏ áo mũ, bỏ chọn quan trường, ông lên đường. Ông là người học rộng biết nhiều qua những bài thơ của ông chúng ta có thể dựng lại hình ảnh của một trí thức có hoài bão. Ông có tài năng, sống trong chế độ chuyên chế đang bước vào thời kì suy thoái, thơ của ông phóng khoáng tự do, có những hình tượng độc đáo. Ông viết về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn tri kỉ. Tiêu biểu là bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những bài thơ thể hiện rõ đặc trưng thơ của ông. Bài thơ khai thác đề tài tình bạn, là cảm xúc về cuộc chia tay trong cảm nhận của người ở lại, lấy cảm hứng từ cuộc chia tay người bạn tri âm tri kỉ đó là Mạnh Hạo Nhiên, nhà thơ thể hiện nỗi niềm day dứt của mình về cuộc đời này. Bài thơ làm cho ta cảm thấy xúc động trước tình bạn của hai con người, người đi không muốn chia xa, người ở lại thương nhớ khôn nguôi, tình cảnh tiễn biệt nhau thật là làm cho người ta xúc động:


“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.


Mở đầu bài thơ tác gải đã giới thiệu “cố nhân” là người tri âm tri kỉ hay cũng có thể nói rằng đó là bạn cũ, người xưa. Trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ, đó là bạn tao nhân mặc khách:


“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”

(Bạn từ lầu Hạc lên đường)


Câu thơ tuy được dịch rất hay nhưng vẫn chưa làm rõ ý của chữ “tây” chữ “tây” ý chỉ hướng đi của Mạnh Hạo Nhiên. Còn ở chữ “bạn” thì chưa lột tả được hết ý và cảm xúc của từ “cố nhân”. Ở trong thơ cổ ta có thể thấy mỗi lần từ “cố nhân xuất hiện lại gợi bao tình nghĩa sâu đậm làm rung động lòng người, Mạnh Hạo Nhiên cũng có câu:


“Dạng chu tầm thủy tiện

Nhân phỏng cố nhân cư”

(Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi

Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)


Câu hai hoàn thiện và phát triển ý của câu thứ nhất, nói rõ rằng: thời gian cố nhân lên đường và nơi cố nhân sẽ đến.Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào tháng ba: “tam nguyệt” mùa hoa khói: “yên hoa”, xuối về nơi phồn hoa, tráng lệ đó là Dương Châu- một trong những đô thị đẹp nổi tiếng của thời nhà Đường:


“Yến hoa tam nguyệt há Dương Châu”

(Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


Ngô Tất Tố đã dịch rất sáng tạo chữ “há” được tác giả dịch thành “xuôi dòng” làm cho bản dịch thật hay, tăng sự hấp dẫn cho bài thơ. Từ “yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ, mà ta thấy hay bắt gặp ở trong thơ Đường thi. Câu thơ xác định thời gian và nơi đến mà còn bắt gặp trong đó là nỗi niềm của kẻ đi người ở lại. Lầu Hoàng Hạc cách xa Dương Châu hàng nghìn dặm biết bao giờ mới có thể gặp lại nhau.


Trong hai câu mở đầu, yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ còn nỗi niềm bên sâu trong lòng tác gải mới là nghĩa hàm ẩn. Nơi “thi hội tao nhân” cũng đó là nơi từ biệt, đó chính là Hoàng Hạc lâu. Lí Bạch dù là đứng ở trên lầu cao hay là ở một địa điểm nào đó trên bến sông, thì cũng dõi theo chiếc thuyền của Mạnh Hạo Nhiên rời đi mà đau lòng. Tiếp đến là hai câu thơ cuối- linh hồn của bài thơ, giãi bày hết những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ cảm động của nhà thơ Lí Bạch đối với cố nhân Mạnh Hạo Nhiên:


“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy khiến Trường Giang thiên tế lưu”

(Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)


Hình ảnh hiện lên miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh Lí Bạch vẫn đang đứng nhìn con thuyền đưa cố nhân đi xa về chốn quan trường. Cánh buồm trong bản phiên âm là “cô phàm” ý chỉ cánh buồm cô đơn, lẻ loi, xa dần, mờ dần rồi biến mất chỉ còn lại trước mắt là biển nước mênh mông. Tác giả cứ đứng đó mãi cho thấy tình bạn của ông và Mạnh Hạo Nhiên thật sự rất sâu sắc. Con sông thì trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Còn chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên thì ngày càng nhỏ bé trước biển trời rộng lớn bé dần rồi biến mất vào khoảng không gian vô vận. Lí Bạch đã dùng thiên nhiên, mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm, nỗi buồn thương, lưu luyến bạn, nỗi nhớ bạn đến da diết.


Bài thơ phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp, bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng đã làm người đọc rung động trước tình bạn của Lí Bạch và cố nhân của ông trong buổi tiễn biệt người về chốn quan trường. Là một bài viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt với cấu trúc không gian xa gần, lấy ngoại cảnh để miêu tả nội tâm, giàu ngôn ngữ, gợi cảm, hàm xúc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .