Top 5 Bài văn phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

5545

Cũng giống như những thể loại truyện dân gian khác, điểm tạo nên nét đặc sắc cho thể loại truyền thuyết phải kể đến những yếu tố hoang đường kì ảo, để hiểu hơn về...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” - mẫu 1

“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”

(Trích “Theo chân Bác”- Tố Hữu)


Những vần thơ giản dị của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa thành công chân dung người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương. Đó là nhân vật trung tâm của truyền thuyết “Thánh Gióng” và xoay quanh nguồn gốc, sự ra đời, hành trang của nhân vật đều gắn với những yếu tố thần kì, tạo nên biểu tượng cao đẹp cho tinh thần yêu nước và sức mạnh cộng đồng của nhân dân. Đồng thời cho thấy quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về hình tượng người anh hùng trong quá trình chống giặc ngoại xâm.


Yếu tố thần kì là khái niệm bao gồm hai nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ, vừa kì ảo, hoang đường vừa huyền diệu. Yếu tố này xuất phát từ thế giới quan thần linh của người xưa, nhìn nhận và giải thích thế giới theo khuynh hướng thần kì hóa. Trong những câu chuyện truyền thuyết, yếu tố thần kì có vai trò tô đậm và huyền ảo hóa cuộc đời của nhân vật lịch sử gắn với sự kiện lịch sử.


Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, yếu tố thần kì xoay quanh cuộc đời nhân vật được làm nổi bật ở những chi tiết: sự ra đời đầy kì lạ của chú bé Gióng, tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đánh giặc, sau đó bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ, cuối cùng là đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp để lại và bay thẳng lên trời. Như vậy, từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, hành trang của nhân vật luôn được bọc trong chiếc áo khoác của yếu tố thần kì, mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.


Sự ra đời hết sức kì lạ của cậu bé Gióng được mô tả thông qua mô típ sinh nở thần kì của người mẹ. Bà mẹ có thai sau khi ướm chân mình lên vết chân rất to ở ngoài đồng và mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi. Chi tiết thần kì đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công của nhân vật ở chặng sau. Và đúng như tiền đề mà yếu tố thần kì đã dự báo, tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho thấy tinh thần yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp hiểm nguy.


Sau đó chú bé lớn lên như thổi, trở thành một tráng sĩ nhờ vào sự gom góp lương thực của dân làng đã thể hiện Gióng khôn chỉ là một anh hùng kiệt xuất mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Và cuối cùng, sau khi đánh đuổi giặc Ân, Thánh Gióng bay thẳng về trời. Trong ngôn ngữ thông thường, “về trời” là cách nói giảm nói tránh của việc chết đi nhưng trong truyền thuyết này, Thánh Gióng không hề chết đi mà bay vào cõi bất tử và trở thành một trong Tứ bất tử của thánh điện Việt. Đôi cánh tưởng tượng của người xưa đã bay cao phủ lên hành trang nhân vật màu sắc kì ảo cho thấy người anh hùng không hề chết đi mà luôn sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời đầy đẹp đẽ gửi gắm ý nghĩ kết thúc chiến tranh, đồng thời thể hiện quan điểm và ước mơ của người xưa về hình tượng người anh hùng.


Như vậy, tác giả dân gian đã vận dụng thành công yếu tố thần kì để xây dựng và ca ngợi nhân vật anh hùng. Phù Đổng Thiên Vương đã hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” - mẫu 2

Văn học dân gian Việt Nam vốn phong phú và đa dạng với nhiều thể loại ca dao, thành ngữ, tục ngữ, truyện cười, đố vui,... Trong đó có một phần lớn là sự đóng góp của các truyền thuyết mang tính lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của nhân dân ta từ thuở sơ khai, là nhận thức và giải thích của con người trước những hiện tượng kỳ bí, chưa thể lý giải đồng thời cũng bộc lộ những niềm tin, những khát khao hy vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc dưới sự che chở của thánh thần và chân lý hướng thiện muôn đời. Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, mỗi một chi tiết hoang đường, kì ảo trong câu chuyện đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt chứ không chỉ là mang đến sức hấp dẫn cho truyền thuyết.


Chi tiết đặc biệt đầu tiên đó chính là hoàn cảnh xuất thân của Thánh Gióng, như mô típ thường gặp của các nhân vật chính, sự ra đời của nhân vật này có nhiều điểm kỳ lạ báo hiệu một cuộc đời uy vũ, bất phàm. Cha mẹ là cặp vợ chồng già, đã lâu không có con, bà mẹ chỉ ướm chân vào một dấu chân lớn mà lại hoài thai mười hai tháng mới sinh ra ông. Dẫu Thánh Gióng không xuất thân quý tộc, hiển hách nhưng ông lại có cha mẹ là những con người hiền lành, chân chất, sống phúc đức điều ấy gián tiếp khẳng định gốc rễ nhân phẩm của nhân vật này. Đôi lúc người ta có thể suy rộng ra, Thánh Gióng là đứa con trời đầu thai vào gia đình hiếm muộn để bù đắp cho những điều phúc đức mà cha mẹ ông tạo nên ở nhân gian. Ngoài ra, xuất thân của Thánh Gióng còn khẳng định một chân lý muôn đời, người anh hùng luôn xuất hiện trong nhân dân, được nuôi nấng bởi nhân dân và cuối cùng sẽ vì nhân dân mà hoàn thành sứ mệnh bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Điều đó tương đương với việc khẳng định phẩm chất anh hùng, phi thường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.


Chưa hết, việc sinh trưởng bất thường của nhân vật chính cũng đem lại nhiều ý nghĩa, ba tuổi không biết nói, không biết đứng, biết ngồi, cha mẹ đặt đâu nằm đấy là biểu hiện của sức mạnh tiềm tàng, đang ẩn giấu. Đôi lúc người ta liên tưởng sự sinh trưởng của Thánh Gióng cũng giống như loài tre xanh, mất bốn năm nuôi một bộ rễ hầu như chẳng thấy cây lớn, đến năm thứ năm thì chỉ trong một đêm cây có thể cao tới vài mét, đó chẳng phải là sự sinh trưởng thần kỳ sao. Thánh Gióng cũng vậy, ông bắt đầu lớn lên một cách thần kỳ sau khi gặp sứ giả, đó là sự lạ chưa từng thấy bao giờ, điều đó càng tô vẽ thêm cho vẻ đẹp phi phàm, uy vũ của người anh hùng trong truyền thuyết. Ngoài ra sự lớn lên kỳ diệu của Thánh Gióng cũng là tượng trưng cho lòng yêu nước thầm kín của nhân dân Việt Nam, trong mỗi trái tim là dòng máu nóng hòa lẫn tình yêu nước nồng nàn, tình cảm ấy chỉ được bộc lộ một cách mạnh mẽ nhất, phá tan lớp vở thầm lặng khi đất nước lâm nguy.


Hình tượng Thánh Gióng chính là biểu tượng cho lòng căm ghét quân thù và lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, sẵn sàng trở nên lớn mạnh bất cứ lúc nào chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Việc cả làng góp cơm, góp gạo cho Thánh Gióng ăn, là biểu tượng cho tình đoàn kết, thống nhất sức mạnh của toàn dân tộc, của hậu phương và tiền tuyến, mỗi hạt cơm hạt gạo đều chứa đầy những niềm tin, niềm hy vọng quét sạch bóng quân thù, trả lại cuộc sống bình yên của nhân dân.


Chi tiết roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc là một chi tiết đắt giá và hay, nhằm ca ngợi sức mạnh, vẻ đẹp trí tuệ và sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dù đương đầu với bất kỳ khó khăn nào, chúng ta cũng không lùi bước, thay vào đó sử dụng trí thông minh của mình để làm nên những kỳ tích tuyệt vời. Hình ảnh Thánh Gióng bỏ lại giáp sắt cưỡi ngựa sắt về trời có nhiều ý nghĩa, trước tiên việc bỏ lại giáp sắt tức là ý giao phó, biểu trưng cho việc Thánh Gióng đã hoàn thành việc đánh đuổi quân thù, nay giáp sắt đã không còn ý nghĩa nữa.


Chuyện cưỡi ngựa về trời nhằm nhấn mạnh, tô đậm thêm vẻ đẹp thần thánh, bất tử của người anh hùng trong tiềm thức của nhân dân, là niềm tin, khát khao mộng ước của nhân dân về sự giúp đỡ của thần phật trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngoài ra chi tiết này có thể còn lý giải, và giảm nhẹ cho sự tàn khốc của chiến tranh, việc Thánh Gióng biến mất, có một số tài liệu chép rằng do ông bị thương quá nặng, nên đã lặng lẽ vào rừng sâu rồi táng thân ở trong ấy không ra nữa. Nhân dân vì quá đau lòng nên đã chọn cách nghĩ rằng ông về trời phụng mệnh để cho câu chuyện thêm đẹp và bớt đi phần bi thương.


Những chi tiết đặc biệt được đưa vào trong câu chuyện đã tạo nên sự hấp dẫn cho một tác phẩm, đồng thời còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt mà cổ nhân muốn gửi gắm. Trước hết là thể hiện vẻ đẹp tín ngưỡng, văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân ta từ xa xưa, sau là đưa đến những bài học sâu sắc có ý nghĩa giáo dục thế hệ đi sau về lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết và sự sáng tạo trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” - mẫu 3

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta từ bao đời nay. Thông qua truyền thuyết, nhân dân ta thể hiện khát vọng ước mơ về cuộc sống công bằng, hạnh phúc, tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật lí tưởng. Đôi khi truyền thuyết còn giải thích sự kiện phi thường của các anh hùng trong lịch sử, vì muốn ca ngợi, tôn thờ, đồng thời giảm bớt nỗi đau khi họ hy sinh vì đất nước, nhằm củng cố niềm tin vào sự bất tử của các anh hùng này trong lòng người của chúng ta. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu đó là truyền thuyết về Thánh Gióng kể về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có lai lịch kỳ lạ, bí ẩn.


Nói về nguồn gốc của Thánh Gióng, sự ra đời của ông có nhiều điều kỳ lạ, ông vốn là con của một cặp vợ chồng già sống có đức độ nhưng lại son sẻ, không con. Có lẽ ông trời run rủi hay bởi một phép màu nào đó đã sắp đặt cho người vợ ra đồng và đặt chân lên đồng một dấu chân. Về nhà không được bao lâu, bà lão phát hiện mình có thai, điều này đã đi ngược lại quy luật sinh nở của con người vốn đã rất kỳ lạ. Ngoài ra, quá trình mang thai của người mẹ không giống như những người khác, đủ 9 tháng, 10 ngày mới sinh nhưng đứa trẻ ở trong lòng mẹ đến 12 tháng mới được sinh ra (dân gian vẫn gọi là chửa trâu). ). Rồi đứa trẻ ra đời, tính tình trong sáng, khô khan nhưng đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, biết đi, dường như chỉ biết chờ một cơ hội nào đó. Tất cả những điều trên cho thấy một cuộc sống không tầm thường của đứa trẻ này.


Thật trùng hợp, lúc này nước ta có giặc ngoại xâm, vua cần người hiền tài ra giúp nước, sai sứ sang cầu hiền, cậu bé Gióng vốn không biết nói, nay mở miệng xin cho xem. Người báo tin. Sứ giả thấy một cậu bé mới 3 tuổi nhưng đã biết xin ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt, sẵn sàng ra trận thì lấy làm lạ và cũng hiểu đây là người tài mà vua cần. Vậy hóa ra chàng trai bấy lâu nay không nói gì chỉ chờ ngày này để mở lời vàng? Người thường không thể đoán được cách cư xử của Đức Chúa Trời.


Sự trưởng thành của Gióng cũng thật đáng ngạc nhiên, một người phải 18-20 mới thực sự trưởng thành, nhưng Gióng thì không như vậy. Chỉ trong mấy ngày, cậu bé đã lớn nhanh như thổi “Ăn bao nhiêu cũng không được, áo vừa sờ đã sờn”, rồi vươn vai đứng dậy, bỗng chốc trở thành anh hùng “Em cao hơn một trượng, oai phong lẫm liệt. ”, đó là khí chất của người anh hùng. Việc Thánh Gióng giết giặc cũng khiến người đời nể phục, dù ở đâu gậy sắt đuổi giặc cũng chết như rạ, giẫm đạp lên nhau bỏ chạy tán loạn. Sức mạnh và sự uy nghiêm của Thánh Gióng còn có thể thấy ở chỗ khi gậy sắt gãy, ông nhổ tre bên đường làm vũ khí, đó là một sức mạnh phi thường, chỉ có thần thánh mới làm được.


Chi tiết huyền diệu cuối cùng trong câu chuyện đó là việc Thánh Gióng bỏ lại áo giáp cưỡi ngựa bay về trời chứng tỏ thân phận của Thánh Gióng vốn là người từ trời sai xuống giúp nhân dân ta đánh tan quân xâm lược. cái lược. Theo một số tài liệu, Thánh Gióng vốn là người có công rất lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, nhưng sau khi bị thương nặng, biết không thể qua khỏi, ông đã cưỡi ngựa chạy trốn. Con ngựa đi sâu vào rừng và không bao giờ ra nữa. Vì vậy, chi tiết phi ngựa về trời là tấm lòng của nhân dân ta, nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước của người anh hùng tin rằng mình đã thành thánh, được về trời. Điều đó cũng khẳng định niềm tin của nhân dân ta vào công lý, người tốt sẽ được trời thương, kẻ xâm lược chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.


Truyền thuyết về Thánh Gióng, với những chi tiết huyền ảo, tính cách chuẩn mực, hội tụ những phẩm chất tốt đẹp, xuất thân từ lạ, có phong thái uy nghiêm, có sức mạnh phi thường đã thể hiện niềm tin, khát vọng công lý, nghĩa khí của nhân dân ta. cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác, con người sống nhân hậu, lương thiện luôn được thần linh che chở, giúp đỡ. Đồng thời, Thánh Gióng còn nhằm thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” - mẫu 4

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ để qua đó thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trò khá quan trọng. Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyền thuyết “Thánh Gióng” đã thể hiện điều đó.

Các chi tiết thần thoại, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Truyền thuyết Thánh Gióng kể về Thánh Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Nghe tiếng loa của sứ giả cần tìm người tài giỏi đánh giặc, cậu bé ba tuổi mà không biết nói, biết cười làng Gióng bỗng ngồi dậy, gọi sứ giả vào và bảo ông ta về tâu vua sắm ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt cho Gióng đi đánh giặc. Nhận được ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt, Gióng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt ra trận đánh tan giặc. Đến chân núi Sóc, Gióng bỏ lại áo giáp sát rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.


Hình tượng Thánh Gióng với nhiều chi tiết thần kì là biểu tượng của ý thức, tinh thần và sức mạnh bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm. Hình tượng đó cũng thế hiện niềm mong ước của nhân dân ta từ xa xưa về người anh hùng cứu nước. Chi tiết thần kì đầu tiên là sự ra đời của Gióng. Chàng được sinh ra một cách kì lạ từ một bà mẹ nông dân: bà ra đồng làm ruộng, ướm bàn chân mình trên một vết trên chân to. Điều đó khẳng định rằng súc mạnh của dân tộc nằm ở nhân dân, do nhân dân tạo ra.

Đủ ngày đủ tháng, Gióng được sinh ra. Sau ba năm không nói không cười vậy mà tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Thật kì lạ! Chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Sau khi mời được sứ giả vào, Gióng xin ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Chú không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Điều này khẳng định rất rõ rằng Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tầm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.

Đánh giặc là sự nghiệp chung của cả nước. Gióng lên tiếng xin đi đánh giặc, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Như vậy, Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

Chi tiết kì ảo ấn tượng nhất trong truyền thuyết là chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Hình ảnh ấy thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Điều đó giống như lời khẳng định của Bác Hổ: Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (lòng yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước va cướp nước.


Đánh tan giặc, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Chàng cũng như nhân dân luôn mang trong mình khát vọng hòa bình. Từ khi sinh ra đến lúc đánh tan giặc, Gióng chỉ có một nhiệm vụ đó là đánh giặc cứu nước, Gióng đã trở thành biểu tượng của sức mạnh chiến đấu. Khi giặc đã tan, Gióng bay về trời cũng là để thể hiện ước mơ hòa bình, không phải cần đến sức mạnh ấy nữa. Cũng có thể hiểu rằng Gióng nói riêng và nhân dân nói chung đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

Truyền thuyết Thánh Gióng sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo độc đáo. Những chi tiết thần kì ấy là biểu tượng của ý thức, tinh thần và sức mạnh bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm. Hình tượng Thánh Gióng cũng thể hiện niềm mong ước của nhân dân ta từ xa xưa về người anh hùng cứu nước.

Những chi tiết tưởng tượng kì ảo đóng một vai trò quan trọng trong thể loại truyền thuyết. Chúng chẳng những tạo nên sức hấp dẫn cho truyện mà còn thể hiện những ý nghĩ sâu sắc của dân gian về con người và lịch sử. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, những chi tiết tưởng tượng kì ảo là yếu tố không thể thiếu. Những chi tiết ấy đã góp phần quan trọng để thể hiện lòng yêu nước và khát vọng hòa bình của nhân dân ta ngàn đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng” - mẫu 5

Mang cốt lõi lịch sử, truyền thuyết Thánh Gióng là một trong năm truyện đứng đầu của kho tàng truyện dân gian Việt Nam và đậm màu sắc thần thoại bởi các chi tiết kì lạ, hoang đường được sử dụng khá nhiều với một trí tưởng tượng cực kì phong phú của người xưa. Hào quang thần thoại đã tô điểm cho nhân vật thêm lung linh rực rỡ khiến Thánh Gióng trở thành một hình tượng kì vĩ, chói lòa, không truyện cổ nào sánh kịp.


Các chi tiết kì lạ, hoang đường trong truyền thuyết Thánh Gióng phải chăng là các tư tưởng trong tam giáo: Nho, Phật, Đạo và các tín ngưỡng nguyên thủy khác. Những chi tiết mang tính hoang đường, kì diệu đều là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa mối quan hệ và sự phát triển nhanh chóng về mặt tinh thần, vật chất của lực lượng kháng chiến mỗi khi đất nước lâm nguy. Đồng thời phản ánh tâm thức nguyên thủy của người Việt trong buổi đầu dựng nước và Thánh Gióng được thể hiện như một vị thần tự nhiên thời dựng nước.


Từ khi ra đời cho đến khi phá tan giặc bay về trời, mọi chi tiết hành động của nhân vật đều kì lạ, khác thường, không thể có trong con người trần thế. Và, sự ra đời của Thánh Gióng là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản ánh nguồn gốc kì ảo của nhân vật. Ở đây, mô tuýp sự ra đời thần kì của người anh hùng thường xuất hiện trong truyện cổ dân gian các dân tộc, được tác giả dân gian sử dụng rất đúng chỗ đã góp phần cắt nghĩa, dự báo các hành động phi thường, sức mạnh vũ bão của Thánh Gióng sau này.


Những chi tiết huyền ảo, kì lạ ấy là sự thần thánh hóa để đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường. Nhưng nhìn chung, những yếu tố kì diệu, khác thường trong nhân vật Gióng tuy khá nổi bật nhưng cũng không thể lấn át và thay thế được cái bình thường của con người trần thế, bởi, dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, dù là mấy tháng; vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà”, dù là mấy nong; vẫn phải mặc quần vải của dân làng Phù Đổng, dù là cỡ rộng đến đâu; và ngay cả ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt, nón sắt của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.


Những chi tiết hoang đường không chỉ làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, mà bản thân nó chứa đựng những ý nghĩa thật lớn lao, sâu sắc. Tại sao đứa bé “sinh ra không nói, không cười,…đặt đâu nằm đấy” nhưng khi sứ giả đến thì lại nói được ngay và xin đi cứu nước? Ở đây, có thể hiểu rằng, lúc bình thường, lực lượng chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc còn tiềm ẩn trong nhân dân, chưa bộc lộ ra bên ngoài, cũng giống như Thánh Gióng nằm im không nói không cười, đặt đâu nằm đấy, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì lực lượng chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc trỗi dậy, tập hợp lại để làm nên một Thánh Gióng thần kì. 


Đứa bé nói được ngay, đó là lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm tiêu diệt giặc ngoại xâm của nhân dân đã được kết tinh, hun đúc lại trong hình thượng Thánh Gióng, chứng tỏ truyền thống yêu nước chống xâm lăng của nhân dân ta vĩ đại biết bao!. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước, chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước.


Hành động xin đi đánh giặc cứu nước của một đứa bé mới ba tuổi đã lạ, lại càng lạ hơn nữa sau khi gặp sứ giả, đứa bé bỗng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ, cả làng phải góp gạo để nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước… Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.


Nét độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước ở đây là, mới hôm qua, trong thời bình, đứa bé còn nhỏ bé, yếu ớt, thiếu sinh khí, sức sống khiến mẹ Gióng cũng buồn đau lo lắng khi phải chứng kiến tình cảnh của con trong hoàn cảnh tuổi cao sức yếu, đất nước đang đứng trước nguy cơ rơi vào cảnh lầm than, nô lệ; vậy mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái tức thì mình cao hơn trượng. Tại sao Gióng lại mau chóng trưởng thành như vậy? Bởi vì vận nước lâm nguy khi thế giặc mạnh, vì thế cần phải mau chóng trưởng thành, lớn mạnh để có đủ khả năng đối kháng với giặc, để giữ gìn sự an bình cho nhân, nền độc lập của dân tộc.


Cái vươn vai của Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng, thành một mẫu gốc sản sinh ra các hình tượng gần gũi để các đời sau nói về sự phát triển vượt bậc, thần kỳ hay ước mơ tốt đẹp về sức khỏe thể chất và tinh thần (vươn vai Phù Đổng, Hội khỏe Phù Đổng…). Gióng lớn nhanh như thổi là biểu tượng cho khát vọng bao đời của người dân Việt có một sức khỏe vô song để giữ nước, để làm ăn trong yên ấm, hòa bình.Vóc dáng cậu bé ba tuổi lớn nhanh trở thành chàng trai khổng lồ, sức mạnh vô song. Ở đây chúng ta thấy tác giả dân gian không sử dụng các biện pháp thần kỳ hư ảo như sự biến hóa mang tính phù thủy, siêu hình của các loại phép thuật để xây dựng hình tượng khổng lồ của Gióng. 


Tư duy duy vật phảng phất trong chi tiết “Gióng lớn nhanh như thổi”. Vóc dáng của Gióng vụt vươn vai trở thành khổng lồ không ngoài quy luật chuyển hóa của yếu tố vật chất. Công thức cơ bản: “Con người + ăn + uống = lớn lên”. Gióng ăn nhiều hơn người thường nên cũng cao lớn hơn người thường và lúc đất nước nguy cấp thì cần có những sự phi thường đột biến để làm tăng sức mạnh đấu tranh. Ở đây, yếu tố vật chất được đề cao bên cạnh yếu tố tinh thần. Có tinh thần không thôi chưa đủ làm nên sức mạnh chống ngoại xâm.


Đoạn văn miêu tả Thánh Gióng đánh giặc và chiến thắng giặc Ân đã được người xưa kể lại bằng một cảm hứng thần thoại bay bổng tuyệt vời với trí tưởng tượng phong phú: “Tráng sĩ bước lên, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.


Thật là một bức tranh hoành tráng, kì vĩ có một không hai trong truyện cổ nước ta đã cực tả và ngợi ca lòng yêu nước nồng nàn, sức mạnh nhân dân chống xâm lược. Bức tranh này vừa có giá trị hiện thực lại vừa có ý nghĩa như một ước mơ của người xưa muốn chiến thắng ngoại xâm để bảo vệ địa bàn sinh tụ của mình.


Truyền thuyết kết thúc với chiến thắng oanh liệt, thần tốc và hình ảnh “Gióng lên đỉnh núi Sóc, bỏ lại chiến cụ, áo giáp sắt rồi lặng lẽ một mình một ngựa bay về trời…” không trở về đợi vua Hùng vinh danh ban thưởng đã làm cho kết cấu của truyện thêm chặt chẽ, trọn vẹn và ý nghĩa câu chuyện trở nên vô cùng sâu sắc; chuyển tải thêm bài học mới, đó là bài học về triết lý sống cao cả của nhân dân: Mỗi con người dân Việt hãy sống với tinh thần vị tha, hy sinh hết mình cho sự bình yên của dân của nước, không mưu cầu danh lợi. Chiến đấu tích cực cho hạnh phúc của cộng đồng, cho sự bình yên của đất nước trước nạn ngoại xâm là nghĩa vụ thiêng liêng, không cần đợi được tôn vinh, khen thưởng.


Nhân dân xây dựng hình ảnh Gióng lặng lẽ hóa vào cõi vĩnh hằng, Gióng trở về nơi gốc gác đã sinh ra Gióng, để muôn đời trở thành bất tử trong lòng người dân Việt. Đây chính là mô típ hóa thân mà ta bắt gặp nhiều trong truyền thuyết. Trong ngôn ngữ dân gian “về trời” và chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử. Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử (Một trong Tứ bất tử), được muôn đời thờ phụng. Như vậy, Gióng không chết mà sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó có sức giáo dục lan toả to lớn, giáo dục ý thức về lịch sử, ca ngợi một biểu tượng đẹp đẽ, động viên tinh thần đấu tranh của muôn thế hệ sau.


Có thể khẳng định rằng, những chi tiết kì lạ, hoang đường trong truyện đã mang một ý nghĩa sâu sắc, hết sức quan trọng để làm nên kì tích và chiến thắng của người anh hùng làng Gióng, làm nên một trong những Tứ bất tử trong đời sống tín ngưỡng Việt Nam từ xưa đến nay, làm nên “Bách thần nguyên thủ” trong số các vị thần được thờ phụng trong đời sống tâm linh người Việt. Đó là biểu tượng đa diện, đa ý nghĩa, thể hiện những phẩm chất và hành động của người mang mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc đến các làng quê, là thần chống lụt, người hiện thân cho sự trung hiếu, là anh hùng chống ngoại xâm có công lao to lớn với dân với nước mà không màng danh lợi, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội trong quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.


Thánh Gióng là nhân vật có sự ra đời và lớn lên vô cùng kỳ lạ. Đây là những mô típ quen thuộc, có nguồn gốc từ những mô típ thần thoại. Nếu như ở thần thoại, mô típ dạng này phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của con người, cho thấy những dấu hiệu tín ngưỡng vật tổ... thì ở thể loại truyền thuyết, mô típ này thể hiện những ý nghĩa nghệ thuật rõ rệt. Đó là việc mang tính chất dự báo về cuộc đời của nhân vật, báo hiệu những chiến công, kì tích, hành trạng khác thường của nhân vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .