Top 13 Bài văn thuyết minh về một loại động vật hoang dã (lớp 9) hay nhất

13839

Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành. Mời các...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con sư tử bài 1

Từ xưa đến nay, trong những tác phẩm văn học kinh điển như Narian, Phù thuỷ hay cá những bộ phim nổi tiếng trên toàn thế giới như Lion King... đều có sự tham gia của những chú sư tử oai hùng, dũng mãnh. Đó chính là con thú mạnh nhất, giỏi nhất mà người ta thường gọi là chúa tể sơn lâm - chúa tể muôn loài.


Sư tử là động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi. Vào khoảng 10.000 năm trước, sư tử có mặt ở rất nhiều nơi trên trái đất. Bây giờ do sự gia tăng của dân số loài người dẫn đến cây cối bị chặt bỏ, rừng bị tàn phá để có nhiều đất cho con người sinh sống, nên hiện nay sư tử chỉ còn một phần nhỏ nằm rải rác tại một vài nơi trên trái đất, nhiều nhất là ở châu Phi.


Sư tử có rất nhiều phân loài. Sư tử châu Phi chiếm số lượng lớn nhất,. Ngoài ra còn có sư tử châu Á, hiện đang sống ở vùng rừng Gir phía Tây Bắc Ấn Độ. Sư tử trắng sống ở Timbouati, Nam Phi. Mặc dù ít được nói đến do chúng còn rất ít nhưng sư tử trắng vẫn tồn tại, chúng có màu này là do gen lặn (sư tử trắng không có ưu thế khi đi săn, màu trắng của chúng dễ làm lộ chỗ ẩn nấp, rình mồi). Sư tử là biểu tượng của các gia đình hoàng gia và hiệp sĩ.


Sư tử cũng xuất hiện trong nghệ thuật của Trung Quốc mặc dù có lẽ sư tử chưa bao giờ sống ở Trung Quốc. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương, C. A. W. Guggisberg trong cuốn sách Simba của mình nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Sư tử cũng được tìm thấy trong các bức vẽ trên vách hang thời kì đồ đá. Trong tử vi Tây phương, sư tử (Leo) là một trong 12 chòm sao biểu tượng cho 12 cung hoàng đạo của con người. Theo truyền thuyết, nguồn gốc của chòm sao này là do nữ thần Hera vì thương tiếc con sư tử của mình đã chết trong khi làm nhiệm vụ nên bà đã hoá linh hồn con sư tử thành những vì sao lấp lánh trên trời.


Trong tự nhiên, sư tử thuộc họ mèo nhưng lại có bề ngoài to lớn, khác hẳn với họ hàng của mình. Trung bình một con sư tử đực trưởng thành nặng 189 kg, cao khoảng 1,2 m; sư tử cái nặng 126 kg, cao khoảng 1,1 m. Con sư tử nặng nhất được tìm thấy ở núi Kenya có cân nặng lên tới 272 kg. Sư tử là một “con mèo lớn” với bộ lông màu cát có thể hoà lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xa-van, giúp chúng ngụy trang thật tốt khi đi săn mồi. Phía dưới phần bụng và hai bên sườn của sư tử có màu trắng, đặc biệt là ở sư tử cái. Phần trong cùng của tai và nhúm lông ở cuối đuôi có màu nâu sậm hoặc đen.


Một con sư tử trưởng thành có đến 30 cái răng, trong đó có 4 răng nanh làm nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Sư tử cũng dùng những móng vuốt thật cứng, sắc nhọn để săn mồi và cũng để tự bảo vệ mình. Tiếng gầm của sư tử là một trong những đặc điểm nổi bật nhất. Nó bắt đầu biết gầm từ lúc một tuổi. Sư tử gầm lên không chỉ để cho các loài khác biết đây là lãnh thổ của mình mà còn để liên lạc, giao tiếp với những con sư tử khác trong đàn. Ngoài ra còn để ra oai, đe dọa với những con sư tử đối địch khác. Điểm khác biệt lớn nhất giữa một con sư tử đực và cái chính là cái bờm. Chỉ có những con đực mới có bờm để cản lại những cú cắn và cào của đối thủ, có thể rất nguy hiểm cho mình. Màu sắc của bờm có thể thay đổi từ đen sang vàng hoe, và phủ đầy khắp mặt, cổ hoặc có thể chạy dọc theo cổ con sư tử.


Sư tử là loài thú săn mồi siêu hạng. Chúng sống tập trung theo bầy và thường săn bắt các loại thú lớn, nguy hiểm. Một bầy sư tử có khoảng từ 30 đến 40 con, diện tích lãnh thổ từ 20 đến 400 km2. Phần lớn là sư tử cái và con của chúng, chỉ có một số ít con đực. Trong đó con đầu đàn là mạnh nhất, khoẻ nhất làm nhiệm vụ lãnh đạo, bảo vệ cho cả đàn. Săn mồi là một trong những công việc thường ngày của sư tử. Con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã và thậm chí là voi gần trưởng thành. Khi đơn lẻ chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn bao gồm linh dương, lợn rừng,... Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ đề làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu.


Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khoá mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi khác nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi để giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu và chó hoang khi chúng áp đảo về số lượng. Giống như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho chúng rất linh hoạt về đêm. Chúng có thể ngủ hơn 20 tiếng một ngày.


Sư tử cái mặc dù kích thước nhỏ hơn nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác, cô, mẹ, chị, em gái,...). Sư tử đực tồn tại chủ yếu là bảo vệ bầy đàn, chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời, nhưng do kích thước lớn và khó khăn trong việc ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được.

Sư tử đực chỉ chiến đấu khi có kẻ thù xâm nhập, đặc biệt là những con sư tử lang thang muốn lật đổ mình để thống lĩnh bầy đàn. Đó là những cuộc giao tranh khốc liệt giữa các con sư tử đực với nhau (thường là con trẻ hơn sẽ thắng), những con này tìm cách chiếm những bầy sư tử mà chúng có thể bằng cách giết những con sư tử đực trong bầy và lũ con của chúng. Nếu thành công chúng sẽ chiếm vị thế cao nhất và có thể sở hữu những khu vực đất săn mồi của kẻ bại.

Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử. Nói chung, sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy, mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định. Kẻ thù tự nhiên bao gồm những kẻ cạnh tranh như cá sấu, linh cẩu, chó hoang nhưng đặc biệt là những con sư tử khác. Một số con mồi (ngựa vằn, hà mã, voi) có thể đánh cho sư tử què hoặc chết bằng những cú đá hoặc húc.

Sư tử cái sinh từ một đến năm con sau chu kì mang thai kéo dài 3 tháng. Con non có thể bú kéo dài tới 18 tháng nhưng thông thường bị cai sữa sau 8 tuần. Tí lệ tử vong của chúng khá cao do chết đói, do sự tấn công của các con thú ăn thịt khác và đặc biệt bởi sư tử đực khi nó chiếm lĩnh bầy đàn. Khi đó, con sư tử đầu đàn mới sẽ giết hết các con của kẻ thua cuộc, và lại bắt đầu cùng các con sư tử cái bước vào vòng sinh sản mới.

Sư tử hiện nay tồn tại với số lượng ít nên rất hiếm. Vì vậy sư tử luôn là con mồi béo bở, có giá trị cao đối với những tay săn trộm và cả những tên nhà giàu có thú sưu tầm động vật quý hiếm. Vào những năm 60, đã có 20.000 con sư tử chết mỗi năm ở vườn thú quốc gia Serengenh do bị săn bắt trái phép.

Sư tử là một loài thú dũng mãnh, có quyền uy nhất trong thế giới động vật. Hiện nay, nhiều quốc gia, liên bang trên thế giới đã lập nên nhiều tổ chức bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là sư tử, để giúp chúng tồn tại song song cùng với con người trong môi trường sống của chúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con hổ bài 1

Không phải ngẫu nhiên mà con hổ được xếp vào là một trong 12 con giáp trong vô số động vật hiện nay. Nhắc tới hổ là người ta nhắc tới một chúa tể sơn lâm, nó được mệnh danh như thế bởi nó có sức mạnh vượt trội so với những loài động vật khác. Con vật hung dữ  và to lớn vẫn được bảo tồn, phát triển cho tới ngày hôm nay.


Hãy cùng nhau xem nó to và lớn như thế nào mà nó lại có sức mạnh như thế: một con hổ trung bình có cân nặng từ 100 đến 300 kg, hổ đực thì cân năng của nó dao động từ 150kg đến 310 kg, còn hổ cái thì khoảng từ 100 đến 200 kg và dài tầm 2,3 đến 2.8 mét, còn hổ đực thì dài hơn khoảng từ  2,7 đến 3,5 mét. Vì chúng sở hữu cân nặng tuyệt vời như thế nên chúng tỏ ra mình là loài có sức mạnh phi thường, nó giúp chúng bắt mồi một cách thuận lợi, dù cân nặng của chúng có lớn đến như vậy nhưng chúng không hề chậm chạp chút nào mà ngược lại hổ là loại nhanh nhạy, tinh mắt, tốc độ chạy của nó rất kinh khủng, vì thế nếu như con mồi nào đã rơi vào tầm ngắm của nó thì có thể thoát thân được.


Nhìn vào lông của nó cũng giống như những chú meo mà chúng ta hay chăm bẵm ở nhà, chúng có bộ lông rất đẹp, màu chủ yếu là màu vàng và màu đen xen lẫn vào nhau, chúng có vằn trứng và ngực của nó thì thường là màu trắng. chính vì hổ có bộ lông đẹp như thế nên con người đã tìm mọi cách để bắt chúng và lấy bộ lông của nó làm quần áo, dày dép. Khiến chúng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do tình trạng săn bắn diễn ra ngày càng nhiều và manh động khiến chúng ta không thể kiểm soát được.


Diện tích sống của chúng lên tới 160 km, tạo thành một quần thể mà ở đó có cả hổ đực và hổ mẹ tạo thành tập tính, thức ăn của chúng là thịt từ các loài trâu, bò, lơn, ngựa,… mỗi ngày chúng có thể tiêu thụ được khoảng 27kg thịt và có thể nhịn đói được từ 2 đến 3 ngày, chúng có thể săn mồi tài tình như thế ngoài sức khỏe dũng mãnh thì chúng còn sở hữu bộ răng nanh vừa dài vừa sắc khoảng từ  5 đến 8 cm. Khoảng từ 3 tuổi thì hổ cái có thể giao phối và sinh sản, nó mang thai khoảng từ 3 đển 4 tháng, mỗi lứa của nó dao động từ 2-3 con và khả năng tử vong là có thể xảy ra vì chúng giống như chó mèo vậy, khi mới sinh ra chúng chưa hề mở mắt nên không thể nhìn được.


Hổ có nhiều loại và được phân bố trên những canh rừng ở phía Bắc Nam Mỹ, nói chung hổ là động vật ăn thịt vì thế bất cứ con vật nào cũng trở thành đố tượng săn mồi cho chúng. Nó thích tự do và bị giam cầm chính là điều mà hổ ghét nhất, để phục cho nhu cầu của khách hàng thì các vườn thú thường mua những con hổ về mà  nhuốt chúng trong chuống, con người thì thích thú khi được tận mắt nhìn thấy chúng bằng da bằng thịt, còn chúng lại tỏ ra chán đời, không muốn giao lưu với ai. Nhà thơ Thế Lữ đang từng mượn hình ảnh hổ bị giam cầm để nói lên tâm trạng của nhà thơ lúc đó, chỉ muốn phá vỡ khung sắt đó để có thể ra ngoài mà bay nhảy.


Càng lớn thì hổ tỏ nên tinh ranh hơn, chúng bắt mồi chuẩn xác hơn. Về mùa sinh sản là chúng tự tìm đến nhau để giao phối, duy trì nòi giống của mình, nó cũng giống như người vậy, còn con hổ đực thì lại trăng hoa, lúc có cô này, lúc cô kia, nhưng những con hổ cái thì ngược lại chúng lại rất chung tình, do vậy để chọn bạn đời giao phối hổ cái lại lựa chọn kỹ càng. Sau thời gian giao phối đó thì khoảng  hơn trăm ngày thì những con hổ con ra đời, khi mới chào đời những chú hổ này tỏ ra yếu ớt, không có vẻ gì là hung dữ giống những bố mẹ chúng vậy, chúng cũng có khả năng tử vong cao, nếu mẹ của nó không có kinh nghiệm bởi chúng non nớt và không thể nhìn được.


Loài Hổ đã được thế giới đưa vào danh sách những động vật cần được bảo tồn, hung dữ nhưng đó là bản năng của nó, tính hoang dã của nó được thể hiện một cách triệt để. Chúng ta cần có những chiến dịch để chung tay bảo vệ loài động vật này trước nguy cơ tuyệt chủng, vì nạn buôn bán lông để làm phụ kiện cho con người đang diễn ra một cách nghiêm trọng và đáng báo động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con cá sấu

Cá sấu là một loài động vật khá phổ biến tại các nước miền nhiệt đới nơi có nhiều sông hồ và đầm lầy. Với bản tính săn mồi dữ tợn, hung ác, kĩ năng giết chóc đáng sợ, cá sấu vừa được con người tôn kính vừa khiếp sợ chúng.


Ngày nay, do môi trường sống bị thay đổi và sự săn lùng ráo riết của con người, số lượng cá sấu trên thế giới suy giảm. Song hằng năm chúng vẫn còn gây ra nhiều cái chết thương tâm cho con người. Cá sấu là một loài động vật ăn thịt, thuộc lớp bò sát, sống chủ yếu ở dưới nước. Chúng xuất hiện trên trái đất từ khoảng 84 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng. Thuật ngữ cá sấu trong tiếng Việt bao gồm các dạng cá sấu đích thực, mõm ngắn và mõm dài. Tuy nhiên, nó cũng được áp dụng để chỉ các họ hàng xa thời tiền sử của chúng. Chẳng hạn như “cá sấu biển”. Có một thời gian dài loài này thống trị cả trái đất.


Cá sấu là loài to lớn và có cấu tạo phức tạp nhất trong các loài bò sát còn tồn tại cho đến ngày nay. Về cơ bản, cơ thể loài bò sát này có hình thuôn dài, được phủ một lớp vảy sừng chắc chắn. Cơ thể chúng chia làm ba phần rõ rệt: phần đầu, phần thân và phần đuôi. phần đầu cá sấu chiếm đến 1/3 chiều dài cơ thể chúng. Đầu cá sấu dẹp bằng. Chiếc mõm rất dài với bộ răng hàm chắc khỏe. Răng thường cong vào bên trong, rất sắc nhọn. Đôi hàm rất khỏe. Đó là đôi hàm khỏe nhất trong các loài động vật. Một khi con mồi rơi vào hàm ấy thì không có cơ hội sống sót.


Đôi mắt nhỏ nằm phía trên, có tầm nhìn kém. Bù lại, chúng có thể cảm nhận mọi chuyển động trong nước rất tốt, xác định con mồi và tấn công một cách chính xác. Lưỡi dày bất động. Lỗ mũi và tai có màng chắn nước. Thế nên cá sấu có thể ẩn mình trong nước nhiều giờ. Phần thân của chúng thường rất to lớn. Chúng có chi trước ngắn, chi sau dài hơn. Bàn chân bè ra như chiếc chèo bơi. Đầu các ngón chân có móng sừng giúp con vật không bị trơn trước khi di chuyển trên cạn. Chính đặc điểm này giúp các sấu có thể bơi nhanh và nhẹ nhàng trong nước và cả trên cạn.


Đuôi cá sấu dài gần bằng thân. Chiếc đuôi khỏe mạnh có vai trò như một chiếc bánh lái, giúp cá sấu điều hướng dễ dàng khi bơi. Kích thước của sấu thay đổi đáng kể theo loài và theo độ tuổi. Một số loài lớn cớ thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Tuy nhiên, lúc mới sinh, con non chỉ dài khoảng 20 cm và năng vài chục gram. Một số loài cá sấu ở Châu Úc có kích thước khổng lồ. Chúng trở thành nỗi khiếp sợ của các loài sống dưới nước và cả con người.


Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước. Chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới trên thế giới. Đầm lầy, ao hồ, sông suối thường là nơi chúng sinh sống. Chúng là loài ăn thịt và là tay đi săn mồi cừ khôi. Thức ăn của chúng khá đa dạng. Chủ yếu là cá và động vật có vú, kể cả còn sống hay đã chết. Chúng tấn công tất cả những gì chuyển động ở dưới nước. Loài bò sát này rất nhạy cảm với máu. Khi phát hiện con mồi bị thường, chúng tấn công tới cùng đến khi hạ gục con mồi.


Cách bắt mồi của cá sấu rất đặc sắc. Khi bắt được con mồi, chúng liền xoay mình để nhấn chìm con mồi xuống nước. Cú xoay của chúng có thể bẻ gãy mọi khớp xương, khiến con mồi chết ngay tức khắc. Sau đó chúng xé xác con mồi và thưởng thức ngay dưới nước. Về sinh sản, tất cả cá sấu là loài đẻ trứng. Mỗi đợt sinh sản có thể để từ 30-70 trứng. Trong tự nhiên, suốt thời gian ấp trứng con mẹ không đi kiếm mồi mà nằm ngay bên cạnh để canh giữ. Đến thời kì sắp nở khi nghe tiếng kêu của con con, con mẹ sẽ bới đất hỗ trợ, mang sấu con đến nơi có nguồn nước.


Con non mới nở nặng khoảng vài trăm gam và được mẹ chăm sóc trong vài tuần lễ đầu. Sau đó những chúng tự tách khỏi đàn để sống cuộc đời tự lập. Khi đến 4-5 tuổi, cá sấu cơ bản đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Một con sấu trưởng thành có thể dài đến hơn 6 mét và nặng khoảng 1000 kg. Cá sấu có thể sống đến hơn 100 năm tuổi. Năm 1997, ở Nga người ta đã phát hiện một con cá sấu vừa chết có tuổi thọ 115 tuổi. Đó là cá thể lớn nhất được phát hiện. Trong suốt cuộc đời của cá sấu ít khi chúng rời khỏi mặt nước. Trên mặt đất. chúng tỏ ra rất vụng về.


Trong tự nhiên: sấu là loài săn mồi đáng sợ và rất hiệu quả. Chúng rất kiên nhẫn nằm mai phục đợi chờ con mồi. Khi phát hiện, chúng nhẹ nhàng di chuyển và tung ra những cú đớp chuẩn xác và đầy chết chóc. Hằng năm trên thế giới có hàng nghìn người đã bỏ mạng dưới nanh cá sấu. Trong thế chiến thứ II, tại Myanmar, một trung đoàn biệt kích 1215 binh lính Nhật Bản đã bị xóa sổ bởi đàn cá sấu đầm lầy đói khát. Đến nay, cá sấu nước mặn vẫn được coi là động vật ăn thịt nguy hiểm và hiếu chiến nhất trên trái đất.


Trong đời sống: Ngày nay, loài sấu còn được nuôi để lấy da và thịt. Da chúng thường dùng làm các đồ vật mĩ nghệ có độ bền và giá trị rất cao, được nhiều người ưu chuộng. Người ta còn nuôi loài vật hung dữ này phục vụ cho tham quan du lịch hoặc làm xiếc. Tuy nhiên, chúng là loài chưa thể thuần hóa được và là loài động vật rất nguy hiểm nên người ta cũng ít nuôi chúng.


Cá sấu được phản ánh trong nhiều nền văn minh. Ở một số nơi, chúng đóng vai trò lớn, chi phối nhiều mặt ở đời sống tinh thần con người. Cá sấu là biểu tượng của vũ trụ, đất nước, linh hồn của những điều hắc ám, nhưng còn là những điều kỳ thú. Sấu còn là biểu tượng của sự phồn thịnh có thể làm cho cây cỏ xung quanh phát triển. Ở châu Phi, sức mạnh cá sấu được ví như sức mạnh của địa ngục, quyền năng của lửa và nước. Nhiều thổ dân ở vùng châu Phi còn có điệu vũ cá sấu phổ biến trong các lễ hội gọi đất và mặt trời.


Ở Ai Cập, cá sấu là kẻ ăn các linh hồn, không trừ ai. Khi rơi vào miệng nó là như rơi vào lửa và lũ. Họ cho rằng, có thần cá sấu cai quản các dòng nước và cần được thờ phụng. Vì vậy, sấu được xem như là vật bất khả xâm phạm. Mắt nó là mặt trời đỏ ngòm. Miệng là vực thẳm chết chóc và đuôi là bóng tối. Người Thái Lan coi sấu là vị chúa tể của nước, chi phối mùa vụ. Người Campuchia coi sấu là biểu tượng của ánh sáng dịu dàng. Chúng được ví như những tia chớp báo hiệu cơn mưa khi dịu dàng, lúc dữ dội.


Việt Nam vốn là nước nông nghiệp và cuộc sống của người dân gắn liền với vùng sông nước nên từ xa xưa họ đã tôn sùng sấu là loài vật đại diện cho sự trù phú và sức mạnh như một linh vật. Hình ảnh cá sấu được sử dụng trong các vật trang trí, tranh ảnh. Người Việt vừ kinh sợ vừa sùng bái sức mạnh và sự thần bí của cá sấu. Trong một vài trường hợp chúng còn là đại diện cho bóng tối, sự tàn ác hay những điều khủng khiếp.


Ngày nay, do bị thu hẹp địa bàn sinh sống và săn bắt quá nhiều khiến cho số lượng loài sấu trong tự nhiên không còn nhiều nữa. Ở nước ta, trước đây sấu ngự trị các dòng sông ở miền sông nước Nam Bộ và một vài dòng sông lớn ở miền Trung. Ngày nay, sấu trong tự nhiên gần như không còn được tìm thấy. Nếu không có chính sách bảo tồn và phát triển, trong tương lai. loài cá sấu có thể biến mất trong tự nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con hổ bài 2

Trong thế giới hoang dã, hổ là loài săn mồi thiện chiến và hiệu quả nhất. Với thân hình to lớn nhưng thon gọn, sức mạnh phi thường, tốc độ nhanh, loài hổ trở thành nỗi kinh sợ của các loài động vật khác, trong đó có cả con người.


Hổ (còn gọi là cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm,…) là một loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo lớn thuộc chi Panthera. Tổ tiên của loài hổ ngày nay xuất hiện lần đâu tiên ở vùng Đông Á, khoảng 2 triệu năm trước. Sau đó loài hổ phát triển rộng theo hướng rừng rậm và sông ngòi Tây Bắc tiến sâu vào khu vực Tây Nam Châu Á. Một bộ phận khác men theo hướng Nam tiến sâu vào khu vực Đông Nam Á, lục địa Ấn Độ và quần đảo Indonexia. Trong quá trình phát triển, tìm kiếm nguồn thức ăn và vùng lãnh địa mới, loài hổ đã phát triển ra khắp thế giới, hình thành các giống hổ như ngày nay.


Nhìn chung, một con hổ trưởng thành thường có khối lượng từ 100 đến 300 kilôgam. Hổ có thân hình to lớn nhưng thon, ốm, gầy để di chuyển nhanh nhẹn. Đó là cơ thể phù với đặc tính hoang dã của hổ. Toàn bộ cơ thể của hổ phủ một lớp lông mềm mại. Lông hổ thường có màu cam, hoặc xám, hoặc trắng được tô điểm bởi những vằn lông theo hình lượn sóng. Các vằn của phần lớn các loài hổ dao động trong khoảng nâu xám tới đen thuần. Hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng loài. Nhưng phần lớn các loài đều có trên 100 vằn.


Sự phối sắc độc đáo của bộ lông khiến cho hình ảnh con hổ gây nhiều ấn tượng trong thế giới tự nhiên. Với màu vàng cam và những lằn đen dễ hòa lẫn trong màu sắc của cỏ khô, giúp hổ mai phục và tiến sát con mồi mà không bị phát hiện. Hổ có đôi tai nhỏ nhưng rất thính. Tai hổ thường xuyên dựng cao để thu bắt âm thanh. Răng nanh hổ dài. Đôi hàm của hổ khỏe khoắn có thể nghiền nát xương dễ dàng. Móng vuốt nhọn sắc. Đây là vũ khí lợi hại giúp hổ có thể hạ gục nhanh chóng những con mồi to lớn như trâu rừng, bò rừng, hưu, nai. Khi di chuyển, toàn bộ móng vuốt thu vào bên trong chỉ có vùng đệm thịt dày chạm đất khiến cho bước chân của hổ hết sức nhẹ nhàng, uyển chuyển. Mắt hổ rất tinh, có thể nhìn cả trong ban đêm. Bởi thế, hổ thường săn mồi từ chiều hôm cho đến sáng sớm. Thời gian còn lại nó thường ẩn trong rừng sâu.


Hổ sở hữu một sức mạnh phi thường. Một con hổ khi săn mồi có thể di chuyển với vận tốc 40km/h. Hổ có thể vật ngã và giết chết con mồi nặng gấp đôi chúng. Kĩ năng mai phục và tấn công con mồi nhanh gọn rất hiệu quả. Nếu tính về hiệu xuất săn mồi, hổ là loài đứng đầu danh sách trong thế giới động vật. Nhìn chung, ở loài hổ tập trung tất cả những đặc điểm ưu việt nhất của loài động vật săn mồi. Với sức mạnh vượt trội, hổ trở thành một loài săn mồi đáng sợ nhất trên mặt đất. Dù ngày nay, số lượng cá thể hổ không còn nhiều nhưng chúng vẫn là loài chiếm lĩnh và làm chủ các khu rừng rậm.


Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Phổ biến nhất là ở các khu rừng râm Chấu Á, Ấn Độ, Đông Nam Á. Hổ thường đi săn đơn lẻ. Đôi khi,  người ta cũng thấy chúng phối hợp với nhau để săn bắt con mồi. Tuy nhiên, điều này ít khi xảy ra. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v… Tuy nhiên, chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa.


Hổ là loài động vật đẻ con. Mỗi lứa hổ sinh khoảng 2-3 con. Hổ con sống với mẹ khoảng 2-3 năm thì ra ở riêng. Lúc này hổ con đã trưởng thành và đủ khả năng sinh sản. Tuổi thọ, trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm. Nhưng trong môi trường hoang dã tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm. Trong tự nhiên: Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Việc tồn tại của hổ giúp cho tự nhiên cân bằng chuỗi thức ăn, điều phối số lượng các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt khác.


Trong cuộc sống con người: Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Da lông hổ thường dùng làm các đồ mĩ nghệ đắt tiền. Thịt và xương hổ thường dùng để nấu cao, một trong những dược liệu quý giá. Răng hổ là một loại phẩm vật được ưu chuộng. Đặc biệt là răng nanh và móng vuốt dùng làm đồ trang sức và làm thuốc có ý nghĩa tâm linh mạnh mẽ. Từ lâu, con người đã biết thuần hóa một vài cá thể hổ phục vụ cho việc giải trí. Nhiều nước, con người còn nuôi chúng như một con thú cưng thể hiện đẳng cấp của quyền lực và sự giàu có. Tuy nhiên, hổ là loài hung dữ, bản tính hoang dã rất nguy hiểm đối với con người.


Với sức mạnh phi thường, hình dung mạnh mẽ, cuộc sống bí ẩn, đầu óc tinh khôn, hổ được con người tôn là Chúa tể rừng xamh. Hổ còn được coi là con vật linh thiêng, được con người tôn kính và sùng bái. Hình tượng con hổ đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh. Vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn, thú tính của một động vật săn mồi hàng đầu. Hổ còn được xem là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh, toát lên vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh.


Đối với nhiều nước châu Á, hổ còn là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và tâm linh. Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật. Tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng. Nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng. Một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ. Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ là biểu tượng của đất nước, là vật tổ của dân tộc mình.


Ngày nay, do bị thu hẹp địa bàn sinh sống và bị săn bắt nhiều khiến loài hổ rơi vào tình trạng cạn kiệt. Trên toàn thế giới còn có khoảng 3.200 cá thể hổ. Nếu không có chính sách bảo tồn và phát triền, rất có thể loài hổ sẽ vĩnh viễn biến mất trên trái đất như tổ tiên của chúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con chó sói

Không có một loài động vật hoang dã nào có thể gây sự chú ý của con người nhiều hơn loài sói. Có lẽ, bởi chúng có số lượng đông đảo, phân bố hầu khắp các lục địa, gần gũi với con người và thường gây nên những cuộc tấn công khủng khiếp. Loài sói khiến con người vừa thù ghét vừa tôn thờ chúng như tôn thờ một sức mạnh của tự nhiên. Ngày nay, số lượng đàn sói đã giảm đi nhiều so với trước bởi sự săn bắt của con người. Một vài loài sói đã nằm trong danh sách đỏ, ở mức độ nguy cấp cần phải bảo vệ.


Sói là một loài động vật có vú thuộc bộ ăn thịt, họ chó. Bởi thế thường gọi là chó sói. Trong các loài sói, sói xám là thành viên lớn nhất và cũng là loài nổi tiếng nhất. Cách đây 10 ngàn năm, chó sói đã được con người thuần hóa và sử dụng chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, với bản tính hoang dã, chó sói vẫn là loài có thể gây nguy hiểm đối với con người. Chó sói phân ra thành nhiều loài khác nhau. Sói đồng cỏ có thân hình nhỏ nhất trong các loài sói hoang. Chúng thường sống trên các đồng cỏ và sắn bắt các loài thú nhỏ. Sói xám là loài sói phổ biến nhất, chúng sống hầu hết các cánh rừng và thường săn bắt các loài thú ăn cỏ lớn. Sói tuyết sinh sống chủ yếu ở các vùng tuyết lạnh và vùng cực. Đây là loài lớn nhất trong các loài sói, với bộ lông trắng và khả năng chịu lạnh rất tốt.


Loài sói thường có bộ lông màu xám tro (sói xám), đen (sói đen), trắng (sói tuyết), đỏ (sói lửa),…  Hình dáng của loài chó sói về căn bản giống với chó nhà. Một con sói trưởng thành có cân nặng khoảng từ 25 đến 85kg. Có khi lên đến 100kg. Tuy vậy, loài sói vẫn rất nhanh nhẹ. Tốc độ chạy của sói có thể đạt đến 65km/h. Cơ thể chúng rất dẻo dai, có thể săn đuổi con mồi trong nhiều ngày cho đến khi hạ gục được nạn nhân.


Chó sói có hàm răng lớn hơn loài chó bình thường. Với lực cắn khủng khiếp, chúng có thể dễ dàn nhai một khúc xương mà không mấy khó khăn. Đó là một trong những lợi thế lớn nhất của loài sói trong việc săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Khứu giác và thính giác của loài sói rất phát triển. Chúng có thể phát hiện mùi của con mồi từ rất xa và lần theo dấu vết do con mồi để lại trên lối đi. Chúng thường đứng lặng im, tai vểnh cao để nghe ngóng từng chuyển động ở xung quanh, dò xét con mồi và phục kích tấn công khiến con mồi hoàn toàn bất ngờ và bị hạ gục nhanh chóng.


Với bộ lông rậm dày giúp chúng có thể sinh tồn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên các vách núi phủ đầy tuyết trắng. Bàn chân với các ngón chân dính liền cho phép chúng di chuyển dễ dàng trên mặt băng tuyết hoặc các vùng cát. Ở loài sói rừng nhiệt đới, bộ lông của chúng mỏng hơn. Lớp mỡ trên da cũng ít hơn nhiều so với các loài sói vùng cực. Khu vực sinh sống chủ yếu của chó sói là những khu rừng rậm, sa mạc, núi, lãnh nguyên, rừng taiga, và thảo nguyên và những vùng băng tuyết lạnh lẽo. Chó sói đã từng có số lượng lớn ở phần lớn các khu rừng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do kết quả của việc tàn phá các khu vực sinh sống và săn bắn phổ biến, ngày nay sói chỉ sinh sống ở một số khu vực hạn chế trên lãnh địa sinh sống trước đây của chúng.


Chó sói bẩm sinh là những kẻ săn mồi. Con mồi chủ yếu của chúng là các loài động vật nhỏ. Đôi khi chúng còn săn cả loài thú lớn. Là những động vật săn mồi siêu hạng, chó sói là một bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái mà nó sinh sống. Để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, chúng phải tranh giành thức ăn với loài gấu, báo và các loài thú săn mồi khác. Kinh nghiệm săn mồi của chó sói có lẽ không loài nào địch nổi. Thêm nữa, loài sói luôn đi săn theo đàn. Khả năng phối hợp bầy đàn của chúng đạt đến độ tinh vi, tuyệt hảo. Chính sức mạnh bầy đàn biến loài sói thành kẻ săn mồi lạnh lùng và đáng sợ.


Sói sống từng đôi hoặc theo bầy từ 5 – 7 con. Khi săn mồi chúng có thể nhập thành bầy từ 20 – 50 con. Đứng đầu đàn sói là con sói mạnh nhất, có trách nhiệm lãnh đạo cả đàn tìm kiếm thức ăn và bảo vệ lãnh thổ riêng. Một con sói có thể vô hại. Nhưng cả một đàn sói là mối đe dọa khủng khiếp đối với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, trâu rừng, linh dương, … Thậm chí là cả các loài ăn thịt lớn như hổ, sư tử, báo,… Sói có tập tính săn mồi theo bầy. Chúng rất tàn độc, nham hiểm và hung tợn. Khi đã khép vòng vây, chúng tấn công và hạ gục con mồi nhanh chóng, sau đó xé xác con mồi. Hàm răng sói rất sắc bén, có thể xé cả lớp da trâu dày. Sói là loài tham ăn. Nhưng chúng vẫn biết nhường nhịn thức ăn cho những cá thể yếu ốm hoặc con non.


Mùa sinh sản của loài sói thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 9 tuần. Mỗi lần sói đẻ từ 5 – 10 con sói con. Con non được mẹ nuôi dưỡng bằng sữa. Khoảng 2 tuần tuổi, sói con có thể ăn thịt. Sói con ở ơi mẹ từ 8 đến 10 tháng là có thể gia nhập bầy săn mồi. Chó sói sống trong đàn rất có tổ chức. Nếu con nào bị thương chúng cũng nhau chia sẻ thức ăn, chăm sóc vết thương cho nhau. Chó sói con trong bầy rất thân thiết. Một khi sói mẹ không may bị chết, các con sói cái khác sẽ thay nó chăm sóc đàn con cho đến khi trưởng thành.


Trong tự nhiên, chó sói là loài đứng ở nhóm đầu trong chuỗi thức ăn. Chúng không có kẻ thù tự nhiên. Chó sói ít khi gây xung đột với những loài thú săn mồi lớn hơn chúng như hổ, sư tử. Nhưng chúng lại hay gây hấn với các loài báo, gấu để tranh giành lãnh địa hoặc thức ăn. Sói là loài háu ăn và khát máu. Chúng rất dễ bị kích thích khi nhìn thấy vết máu và thường lôi kéo chúng vào những cuộc chiến khủng khiếp.


Đặc trưng tiêu biểu nhất của loài sói là tiếng hú vang dài. Loài sói này thường cất tiếng hú để giao tiếp. Tiếng hú của chúng to và kéo dài, rất đáng sợ. Vừa chạy chúng vừa hú để gọi đồng bọn và cũng là để con mồi kinh khiếp, tự gục ngã. Khi đói và khan hiếm thức ăn, chúng có thể liều lĩnh tấn công vào các trang trại hay bản làng để bắt gia súc làm thức ăn. Chúng còn tấn công con người bất kì lúc nào nếu bị đe dọa.


Tuy nhiên, điều đó ít khi xảy ra. Chỉ khi thức ăn khan hiếm, người ta mới thấy sói xuất hiện gần các ngôi làng. Với bản lĩnh săn mồi, sói luôn có thể sinh tồn trong mọi điều kiện. Ở nước ta, sói lửa là loài phổ biến. Sói lửa có dáng nhỏ như chó nhà, ít gây nguy hiểm. Ngày nay, số lượng sói ở nước ta ngày càng ít đi do bị săn bắt quá nhiều. Loài sói được ten vào danh sách cần bảo vệ. Tuy nhiên, môi trường sống ngày càng bị thu hẹp loài sói đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Từ xa xưa, con người đã ngưỡng mộ sức mạnh của loài sói. Hình ảnh loài sói được tôn thờ như vật tổ trong nhiều nền văn hóa. Với vẻ bề ngoài cân đối, hùng dũng, đôi mắt tinh anh đầy bí ẩn, hàm răng khỏe mạnh, sắc bén, sức dẻo dai phi thường, khả năng chiến đấu tuyệt hảo, tiếng hú rùng rợn, chết chóc khiến loài sói trở thành biểu tượng của sự chinh phục bất khả chiến bại. Cũng tương ứng với điều đó, ở khía cạnh khác, loài sói cũng tượng trưng cho sự phá hoại, tàn ác và rất nguy hiểm.


Người dân bản xứ nhiều vùng đã tôn vinh loài sói như một vị thần ngự trị bóng tối. Xem sói như một biểu hiện của sức mạnh và điều sợ hãi. Sói cũng được tôn vinh như một loài có tính kỉ luật cao và lòng trung thành. Chúng rất ít khi phản bội bầy đàn. Một vài con sói được thuần hóa rất trung thành với chủ. Hình ảnh Bấc trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc-Lơn-Đơn chính là một minh chứng. Hình ảnh loài sói được tô vẽ rất nhiều trong các truyền thuyết. Có truyền thuyết cho rằng chỉ có người sói mới là khắc tinh có khả năng khuất phục ma cà rồng. Người sói tiếp tục tồn tại trong văn hóa hiện đại và hư cấu trong phim ảnh, sách báo,…gắn người sói với những hình tượng đáng sợ nhất và là nhân vật chính cho nhiều bộ phim kinh dị.


Với tổ chức đàn đông đảo, hiếu chiến và hung dữ, sói luôn là loài gây nguy hiểm cho con người. Người ta đã ghi nhận nhiều lần sói tấn công con người và gia súc. Nhiều cuộc tàn sát đàn sói đã diễn ra ở nhiều nơi để bảo vệ bản làng và thú nuôi. Cuộc xung đột giữa sói và người chưa bao giờ chấm dứt dù số lượng sói ngày nay đã giảm đi rất nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con hổ bài 3

Trong văn hóa phương Đông, hổ thường được biết đến với những danh xưng: “Chúa sơn lâm” hay “Ông ba mươi”. Do sức mạnh cùng với khả năng săn mồi điêu luyện đứng đầu trong thế giới động vật hoang dã mà hổ được con người gọi bằng những danh xưng có phần “kính nể” đó. Vậy nhưng chắc hẳn ít người hiểu một cách rõ ràng những đặc điểm của loài động vật hoang dã này.


Hổ (còn gọi là cọp, hùm) là động vật có vú, thuộc họ Mèo. Chính vì vậy mà nhiều người thường gọi vui hổ là con mèo khổng lồ. Khác với mèo, hổ có khả năng bơi lội tốt, và người ta thường thấy hổ tắm trong các ao, hồ và sông. Tuy nhiên, hổ lại kém mèo về khả năng leo trèo.


Từ lâu, hổ đã được biết đến như một loại thú dữ ăn thịt sống. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ như hươu, nai, lợn, trâu, … Ở Việt Nam còn lưu truyền rất nhiều giai thoại và mẩu chuyện về việc hổ xuất hiện vào đêm giao thừa để bắt các loài gia súc của người nông dân như trâu, bò,… Cái tên “ông ba mươi” cũng bắt nguồn từ đây. Hổ thường đi săn đơn lẻ và thích tập kích để săn mồi, sau đó chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, và kết liễu con mồi bằng cách cắn cổ để khiến con mồi nhận một cái chết tức khắc do bị tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch cảnh. Đồng thời, với khả năng bơi lội giỏi, hổ còn thể kết liễu con mồi khi chúng đang bơi.


Địa bàn sinh sống chủ yếu của hổ là ở rừng và đồng cỏ. Đây là những địa điểm lí tưởng để hổ có thể phát huy khả năng ngụy trang của chúng. Bộ lông của hổ có màu vàng hoặc đỏ – cam, với những đốm màu trắng trên thân, cổ, ngực và cả bên trong chân. Nhưng bộ phận giúp hổ dễ ngụy trang lại là những vằn của chúng. Vằn hổ thường có màu nâu, xám hoặc đen. Hình dạng và số lượng vằn của hổ có thể sai lệch theo từng nòi hổ, song nhìn chung các nòi hổ đều có số lượng vằn dao động trên dưới 100. Chính những vằn này giúp hổ dễ dàng lẩn khuất vào cây cối rậm rạp trong rừng và đánh lừa con mồi.


Trong lịch sử, khu vực sinh sống của hổ trải dài từ Nga, Iran, Áp-gha-nít-tan, Ấn Độ, Trung Quốc và đến cả Đông Nam Á. Tuy vậy, ngày nay, địa bàn sinh sống đó đã bị thu hẹp đáng kể do sự săn bắn bừa bãi hổ của con người. Con người săn bắn hổ để lấy da, xương hoặc tinh hoàn của chúng nhằm phục vụ việc chế thuốc bổ hay nấu cao. Nhiều người còn săn bắn hay giết hổ một cách bất hợp pháp đã khiến cho môi trường sống của chúng bị phá hủy, và số lượng hổ giảm đi đáng kể. Một số nòi hổ như hổ Java, hổ Bali hay hổ Caspi (hổ Ba Tư) đã bị tuyệt chủng. Chính vì vậy mà hiện tại, hổ đã được đưa vào danh sách những loài vật hoang dã đang gặp nguy hiểm.


Như vậy, có thể thấy hổ là một loài động vật hoang dã có sức mạnh vượt trội, là một trong những động vật săn mồi thiện chiến nhất trong thế giới hoang dã. Tuy nhiên, ngày nay, loài động vật này đang đối mặt với nguy cơ bị cạn kiệt và tuyệt chủng do sự săn bắn bừa bãi, bất hợp pháp của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có chính sách hợp lí để bảo tồn và phát triển loài hổ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 2 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con gấu trúc

Trong xã hội bất ổn ngày nay, hiện có rất nhiều loài động vật được đưa vào sách đỏ, được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí có những con vật được ghi nhận là di sản thế giới, là biểu tượng của một nền văn hóa của quốc gia đó, tiêu biểu trong số đó phải kể đến gấu trúc.


Gấu trúc là một loài động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được UNESSCO công nhận là di sản thế giới, tuy được xếp vào động vật ăn thịt nhưng gấu trúc lại có tập tính ăn thức ăn giống động vật ăn tạp như tre, trúc, cỏ dại,…Trong điều kiện sống tại môi trường tự nhiên, gấu trúc vì là loài vật sống cạn nên chúng sống trong các khu rừng tre rừng trúc – nơi cung cấp thức ăn chủ yếu cho gấu trúc, và là loài không sống theo bầy đàn thường đơn độc kiếm ăn.


Giống như các loài vật hoang dã sống trong tự nhiên, gấu trúc cũng phân chia lãnh thổ rất rạch ròi, không cho phép loài vật nào xâm phạm ranh giới đó nếu không bộ mặt gần gũi hiền lành có chút bất cần đời sẽ bị thu lại thay vào đó là sự hung dữ hiếm thấy đặc biệt là gấu trúc cái. Sự phân chia ranh giới được chúng dựa vào đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu, giao tiếp với đồng loại bằng tiếng kêu.


Tuy được xếp vào họ Gấu nhưng gấu trúc lại không ngủ đông khi mùa đông đến để bảo quản năng lượng bởi chúng không có tập tính làm tổ tại một vị trí nhất định mà luôn di chuyển, vì thế lúc trời trở lạnh gấu trúc sẽ làm tổ ở nơi khác có khí hậu ấm hơn, chúng thường làm tổ chủ yếu ở các hốc cây.


Bởi tập tính thích sống một mình mà gấu trúc trong thời kỳ sinh sản sẽ không ở thành đôi mà con đực sẽ rời đi để lại mình con cái đẻ và nuôi con. Bản chất của gấu trúc rất hiền, không hung dữ như bất cứ loài gấu lớn hoang dã, nhưng nếu có kẻ trêu chọc chúng vậy hãy cẩn thận với móng vuốt sắc nhọn cùng cơn thịnh nộ mang mùi nguy hiểm. Gấu trúc gồm hai loài chính được phân loài dựa vào đặc điểm màu lông, một loài có hai màu trắng – đen còn một loài mang màu nâm sẫm – nâu nhạt, nhưng được biết đến nhiều nhất là loài gấu trúc có bộ lông màu trắng – đen.


Về đặc điểm hình dáng, gấu trúc có một thân hình khá to lớn và mũm mĩm cao tầm 150 cm, trọng lượng con trưởng thành khoảng tầm 135kg. Ở phần đầu, gấu trúc có hai cái tai khá nhỏ, nhỏ hơn loài gấu bình thường mang màu đen nằm trên đỉnh đầu, hai con mắt đen tròn, nhỏ có viền mắt màu đen tuyền hay được sử dụng hình tượng để ví những người có quầng mắt thâm. Phần mõm của gấu trúc có đôi nét na ná gấu mèo khi có một chút nhô ra phía trước, mõm rộng, chiếc mũi đen ươn ướt hình tam giác.


Chúng có bốn chân ngắn được phủ lớp đen đậm, trái ngược lại thân mình chú lại mang màu trắng sữa, phần bụng hơi phình do cơ thể chứa lượng mỡ lớn để một phần giữ ấm cơ thể một phần cung cấp năng lượng cho gấu trúc. Về sinh sản, gấu trúc cái mang thai và sinh con sau 5 tháng, mỗi lẫn sinh chỉ từ 1-2 con. Tuy nhiên nếu gấu trúc sinh hai con chúng sẽ chỉ chọn nuôi con được sinh ra đầu tiên mà từ bỏ con sau cùng bởi gấu trúc cái không có đủ sữa để nuôi hai con cùng lúc nên thay vì đánh mất cả hai chúng chọn từ bỏ một. Gấu trúc con khi được chỉ có màu trắng và trong quá trình trưởng thành mà màu đen dần xuất hiện.


Với Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng đặc trưng của đất nước này, nhắc đến miền đất đông dân nhất thế giới, hầu hết người ta sẽ nghĩ ngay đến gấu trúc. Ngoài ra gấu trúc còn mang lại nguồn lợi nhuận du lịch lớn cho địa phương bởi lượng người khổng lồ đổ về để được nhìn thấy những chú gấu trúc dễ thương, có phần tinh nghịch này. Với thế giới, gấu trúc còn là biểu tượng của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WHO, bởi gấu trúc được coi là hóa thạch sống, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng lại có thể vượt qua được giai đoạn đó mà sống sót đến ngày nay, một phần cũng là do công tác bảo tồn và duy trì bảo vệ “di sản thế giới” này.


Tuy nhiên nguy cơ vẫn còn đó bởi sự phát triển ngày càng cao của xã hội,  những khu công nghiệp sinh hoạt mọc lên như nấm chính vì thế rất nhiều rừng cây bị phá hủy để xây dựng, trong đó không ngoại trừ rừng tre rừng trúc – nguồn thức ăn chủ yếu của loài gấu trúc. Khi không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể duy trì sự sống.


Có thể thấy, gấu trúc là một con vật mang tính biểu tượng cao khi vừa là biểu tượng cho quốc gia, vừa là biểu tượng cho quỹ thế giới, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc khi có một di sản Thế giới sông, có cội nguồn từ đất nước họ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con bài 2

Nước ta không có sư tử sinh sống nhưng hình ảnh của chúng có xuất hiện trong đời sống văn hóa và tâm linh. Bởi thế, hình ảnh sư tử khá quen thuộc đối với con người. Trong văn hóa, sư tử là biểu tượng của sức mạnh trấn giữ, vẻ đẹp vĩnh cửu, sự nồng hậu, hướng ngoại, tác phong của vua chúa.


* Nguồn gốc xuất hiện của sư tử:

Sư tử là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo. Thế nhưng, so với loài báo, sư tử có cơ thể to lớn hơn, con đực có bờm trong rất hùng dũng. Tiếng kêu của sư tử cũng lớn hơn loài báo.

Người ta phân loại sư tử dựa trên các yếu tố như kích thước, đặc điểm của bờm và nơi sinh sống. Theo địa bàn sinh sống, có ba loài sư tử đang tồn tại: sư tử Châu Phi, sư tử Nam Á và sư tử Java. Ngoài ra, còn một vài khác sống rải rác nhưng số lượng không nhiều.


* Đặc điểm hình thái của Sư tử:

* Sư tử là động vật săn mồi bậc cao nên có hình dáng to lớn, săn sắc và hết sức khỏe mạnh. Một con sư tử trưởng thành có chiều dài cơ thể gần đến hai mét, cân nặng từ 110kg đến 200kg. Tuy cơ thể to lớn nhưng sư tử di chuyển hết sức êm ái và nhanh nhẹn. Sư tử có cơ bắp chắc nịch, ngực sâu, lòng ngực rộng. Mặt sư tử mang đặc điểm khuôn mặt của loài mèo lớn. Trên miệng có ria, mắt nhỏ, mũi cao, tai tròn, nhỏ. Sư tử có cổ ngắn. Con đực có bờm. Màu sắc lông bờm thương đậm hơn màu trên cơ thể tạo nên vẻ uy nghi, oai dũng của loài vật đáng sợ này.


Màu lông của chúa sơn lâm thay đổi từ màu sáng đến màu xám bạc, đến màu nâu đỏ và nâu đậm. Thân sư tử đầy đặn, sống lưng dài. Sư tử là loài có đuôi dài, phí cuối có một túm lông đen, công lên phía trên. Đuôi có vai trò giữ thăng bằng, giúp sư tử tăng tốc khi săn mồi mà không bị té ngã. Sư tử có bốn chân vô cùng khỏe mạnh. Chân trước khá thẳng. Chân sau nở nang, móng vuốt rất cứng và sắc. Khi di chuyển, móng cụp vào trong gan bàn chân. Khi rượt đuổi hay vồ mồi, chúng vươn hết móng vuốt ra ngoài. Móng vuốt là vũ khí lợi hại và đáng sợ nhất của sư tử. Nhờ bộ móng ấy, nó có thể tát ngã con mồi khi đang chạy và giữ chặt lấy con mồi. Đôi hàm khỏe khoắn ngọm cắn chết con mồi ngay tức khắc.


Sư tử có bộ răng to lớn và sắc nhọn. Răng sư tử tròn, nhọn. Răng nanh có khi dài đến 15 cm. Bộ răng giúp sư tử ngọm chặt, giết chết con mồi và xé xác chúng ra để ăn thịt. Mắt sư tử nhỏ nhưng có thể nhìn rõ trong đêm. Đôi tai rất thính, có thể nghe được những chuyển động nhỏ. Hai mũi ẩm ướt, rất nhạy cảm với mùi.


* Đặc điểm sinh thái của Sư tử:

Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi. Nhưng khu vực trống trải như savan, rừng thưa là nơi phù hợp với sư tử. Bản năng của kẻ san mồi là rượt đuổi, chiến đấu và giết chết con mồi. Thế nên, chúng cần một không gian rộng rãi, dễ quan sát và rượt đuổi hơn là phục kích và rình mồi như hổ. Chu sơn lâm thích sống ở vùng khô thoáng. Ít khi ta thấy chúng tập trung ở vùng trũng thấp hay vùng có nhiều nước.


Châu Phi là nơi tập trung nhiều sư tử nhất thế giới. Các vùng bình nguyên ở Ấn Độ hay một vài khu vực ở nam Á cũng là địa bàn sinh sống phổ biến của nó. Tại đây, có sự xung đột dữ dội giữa sư tử và hổ trong phân định và tranh giành địa bàn săn mồi và sinh sống. Trước khi loài người chiếm ưu thế ở vùng đất này thì sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền. Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi nguồn thức ăn khan hiếm, chúng cũng săn bắt các loài động vật nhỏ hơn như thở, chồn, linh cẩu,… Đôi khi, người ta còn thấy sư tử rình bắt cá ở các dòng sông, dòng suối.


Giống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng. Sư tử săn mồi đơn độc hoặc tổ chức thành bầy. Khi săn mồi đơn độc, chúng thường chọn săn các con thú nhỏ và bằng cách phục kích hơn là rượt đuổi. Khi săn các loài thú lớn, nguy hiển, chúng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và ăn ý. Đầu tiên, một con dạo quanh con mồi để tìm hiểu nhưng tỏ ra không chú ý gì nhằm làm con mồi mất cảnh giác. Các con khác phục kích xung quanh. Bất ngờ, con sư tử kia tiến hành rượt đuổi và chia tách con mồi ra khỏi đàn chạy về hướng có các con sư tử khác đã phục kích. Trong hỗn loạn, con mồi rất dễ mắc sai lầm và bị đàn sư tử bắt gọn và một cú vồ hoặc sau một cuộc rượt đuổi kinh hoàng.


Sư tử có thể giết chết con mồi với một cú cắn. Nhưng thường thì chúng giết chết con mồi bằng cách ngọm chặt yết hầu khiến con vật chết nạt hơn là bị tổn thương do vết cắn. Chúng có tập tính chia sẻ con mồi. Thế nhưng, trong bữa ăn, chúng rất hung dữ, có thể lao vào tấn công con khác bất cứ lúc nào. Mỗi đàn có khoảng từ 15 đến 20 cá thể. Nhiều khi có đàn lên đến hơn 50 cá thể. Chúng tập trung theo giới tính. Con sư tử mạnh mẽ nhất sẽ làm đầu đàn. Việc phân thứ bậc trong đàn sức hết sức chặt chẽ và nghiêm khác.


Sư tử loài loài có tập tính quan hệ cận huyết. Đến mùa động dục, các con đực tìm kiếm con cái để giao phối. Bởi thế, xung đột giữa các con đực là rất lớn. Nhiều cuộc chiến kinh hoàng và đẫm máu đã diễn ra trong suốt mùa dộng dục của loài. Kẻ chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là con cái và những đứa von sau đó. Tuy nhiên, sư tử cũng là loài rất tàn bạo với con non. Vào mùa động dục, nếu con cái vẫn còn nuôi con, con đực sẽ tìm cách giết chết con non để giành quyền giao phối.


Sử tử đẻ một lứa một năm. Mỗi lứa có từ 2-3 con. Con mẹ nuôi con một mình. Con non sau hai năm được chăm sóc có thể tự mình săn mồi. Trong khoảng thời gian được mẹ chăm sóc, con non rất dễ bị giết chết bởi sư tử đực khi tới mùa đọng dục của chúng để chiếm lấy con mẹ. Khi con non trưởng thành, con mẹ thường đuổi chúng đi ngay sau đó để chúng có thể tự lập và tìm kiếm vùng đất thống trị mới cho riêng mình.. Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên. Trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Con đực ít khi được sống hết tuổi thọ của nó do các cuộc giao tranh giành quyền giao phối với con cái hay bảo vệ lãnh thổ và vùng săn mồi.


* Vai trò, ý nghĩa của Sư tử trong tự nhiên và trong đời sống con người:

Trong tự nhiên: sư tử là mắt xích của chũi thức ăn trong tự nhiên nên nó giữ vai trò quan trọng trong duy trì hệ sinh thái. Chúng có vai trò cân bằng số lượng các loài động vật ăn cỏ trên thảo nguyên như ngựa vằn, trâu, bò, linh dương,… Sư tử được xem là biểu tượng của sức mạnh thống trị trên mặt đất. Những con sư tử đực được thường được gọi là nhũng gã lang thang vì chúng thường hay di chuyển để tìm kiếm vùng đất thống trị mới. Cuộc chiến giành quyền thống trị của các con sư tử đực trong tự nhiên là những cuộc chiến dữ dội và khốc liệt nhất trong thế giới tự nhiên hoang dã.


Trong đời sống con người: dù rất sợ hãi trước sức mạnh của sư tử nhưng từ lâu con người đã ráo riết săn bắn loài vật này. Con người ít ăn thịt sư tử. Họ săn bắt chúng để lấy bộ da, móng vuốt, răng nanh và những bộ phận khác của chúng. Sư tử thường tấn công con người, xem con người như một con mồi khi nguồn thức ăn khan hiếm. Con người luôn tìm cách chống lại và giết chóc chúng để bảo vệ đàn gia súc và cuộc sống của mình. Cuộc đấu tranh sinh tồn của con người và sư tử chưa bao giờ chấm dứt.


* Hình ảnh của Sư tử trong đời sống văn hóa và tâm linh:

Do sức mạnh của sư tử, một số nước sử dụng hình tượng Sư Tử làm biểu tượng cho sự hùng mạnh của quốc gia hoặc một khu vực, trong đó có quốc đảo Singapore và Shihanoukville của Cam-pu-chia. Hình ảnh con sư tử gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ. Sư tử là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh, đồng thời toát lên vẽ đẹp khôi vĩ và sức mạnh. Sư tử là biểu tượng của các gia đình hoàng gia và các hiệp sĩ. Sư tử cũng xuất hiện trong nghệ thuật Trung Quốc, mặc dù có lẽ sư tử chưa bao giờ sống ở Trung Quốc.


Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương. C.A.W. Guggisberg, trong cuốn sách Sim-ba của mình, nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Сũng có thể tìm thấy sư tử trong các bức vẽ trên vách hang của thời kỳ đồ đá.


Dù không sinh sống ở việt Nam nhưng từ xa xưa, dân tộc ta vẫn tôn sùng sức mạnh của loài sư tử. Hình ảnh sư tử vẫn phổ biến trong hội họa, điêu khác, các linh vật thờ cúng, biểu tượng của tinh thần sùng bái sức mạnh siêu nhiên của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cá mập trắng

Cá mập trắng trở thành loài động vật quen thuộc với con người qua các phim về động vật biển và phim viễn tưởng. Thực tế con người cũng ít được tiếp xúc với loài cá hung dữ này. Ngày nay, do các hoạt động săn bắt của con người, số lượng loài này bị suy giảm mạnh, có nguy co dẫn đến tuyệt chủng.


Cá mập được cho là xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 420 triệu năm, trước cả loài khủng long. Cá mập trắng còn được biết đến với các tên gọi khác như mũi kim trắng, cái chết trắng, cá mập trắng lớn. Đây là một loài cá mập to khác thường được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Hơn 440 loài cá mập dựa theo hình thái sinh học được thống kê. Chúng sinh sống hầu hết các đại dương trên trái đất.


Cá mập trắng là loài được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất với kích thước khổng lồ và sự hung dữ của chúng. Một con cá mập trắng trưởng thành có chiều dài khoảng 6m và cân năng khoảng 3000kg. Bởi do bộ da có màu trắng nên con người thường gọi chúng là cá mập trắng.


Thân mình cá mập trắng được tựu nhiên thiết kế hoàn hảo cho việc bơi trong nước. Với cơ thể thon dài, mõm nhọn bộ vây lớn và khỏe mạnh, chúng trở thành nhà vô địch bơi lội trên các đại dương. Cá mập cũng có thính giác nhạy bén. Chúng có thể nghe tiếng của con mồi cách xa vài dặm. Tai cá mập là tai trong. Trong nhóm cá xương và nhóm động vật 4 chân, tai trong đã bị tiêu biến.


Mắt của cá mập trắng nhỏ, nằm ở hai bên đầu. Không những chúng nhìn tốt trong nước mà có khứu giác vô cùng tinh nhạy. Nó rất nhạy cảm với máu. Máu của con mồi làm chúng bị kích thích, khiến chúng mất kiểm soát và trở nên hung dữ hơn bao giờ hết. Một con cá mập trắng có thể phát hiện một phần một triệu lượng máu của con mồi ở trong nước từ khoảng cách xa 10 km và nhanh chóng tìm đến.


Người ta đã từng chứng kiếm một con cá mập trắng hung dữ nuốt cả ruột của mình khi tấn công con mồi. Khứu giác hoàn hảo và thị giác khá tốt cộng thêm khả năng cảm nhận điện trường của động vật đã ấn định cho cá mập ngôi vị vua biển cả. Cá mập trưởng thành sở hữu hàm răng sắc bến vô cùng. Mõi chiếc răng như một lưỡi dao cứng rắn. Chúng có thể xé đôi con mồi to lớn chỉ với một nhát cắn. Đó là bộ hàm khỏe nhất trong đại dương. Trong suốt cuộc đời mình, cá mập có thể thay răng nhiều lần. Chúng có nhiều lớp răng xếp bên trong bộ hàm khỏe. Ngay khi một chiếc răng bị rụng đi khi cắn phải vật cứng thì sẽ có chiếc khác thay thế.


Với kích thước cơ thể khổng lồ, bản tính hung tợn và khả năng săn mồi tuyệt hảo, cá mập nhanh chóng trở thành kẻ thống trị ở hầu hết các đại dương. Cá mập thường sinh sống ở ven biển và cả ngoài khơi. Chúng phân bố ở hầu khắp các đại dương trên trái đất. Chúng có mặt ở cả các vùng biển giá lạnh vùng cực. Ở các vùng biển Việt Nam cũng có một vài loài cá mập nhưng chủ yếu là các loài nhỏ, ít gây nguy hiểm cho con người.


Thức ăn chính của cá mập là các loài cá nhỏ, động vật biển. Chúng là loài ăn tạp và háu ăn. Dường như chúng ăn được tất cả những gì chúng có thể ăn. Khi đói, chúng còn ăn thịt cả đồng loại và không ngại tấn công cả các loài cá lớn hơn. Cá mập là loài đẻ trứng. Trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở thành con. Một con cá mập có thể sống khoảng 30-40 năm. Nhưng nhiều khi chúng có thể sống lâu hơn nếu gặp điều kiện thuận lợi. Cá mập tồn tại và tiến hóa qua hàng trăm triệu năm. Các loài cá mập ngày nay không khác xa tổ tiên của chúng. Trong tự nhiên, chúng là loài săn mồi rất hiệu quả của đại dương.


Cá mập có tính rất tò mò. Mỗi khi gặp một thể lạ chúng sẽ bơi lại kiểm tra. Các nhà khoa học cho thấy cá mập trắng rất hay tiếp xúc với con người. Những người thợ lặn đã từng bơi với cá mập trắng. Họ còn chạm mũi của chúng. Điều đó cho thấy cá mập rất hay tiếp xúc với con người. Chúng tỏ ra thân thiện chứ không đáng sợ như những gì trên phim ảnh.


Cá mập trắng tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng rất ít khi tấn công con người. Trừ khi chúng lầm tưởng con người là một thức ăn thường ngày (hải cẩu, rùa biển…) hoặc lúc chúng quá đói. Theo những khảo sát thì số người chết vì bị ong chích, rắn cắn và ngay cả sét đánh cũng còn nhiều hơn cả số người bị cá mập trắng giết hại (tính theo trung bình 1 năm). Cá mập rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Nhật Bản và Úc. Cá mập còn bị giết để làm súp vi cá, giết lấy thịt. Một số người cho rằng sụn cá mập có thể chữa được ung thư và bệnh viêm khớp mãn tính.


Cá mập trắng bị con người săn bắt một cách vô ý thức dẫn đến khả năng nhiều loài đã đứng bên bở tuyệt chủng. Có rất nhiều tổ chức, điển hình là Shark Trust, đã và đang đấu tranh tích cực để hạn chế việc giết hại cá mập. Cá mập trắng từ lâu đã trở thành cảm hứng của các nhà làm phim. Số lượng phim về loài cá này chiếm vị trí lớn trong các phim về động vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con rắn

Rắn là loài vật cổ xưa và đáng sợ nhất trên trái đất. Trong quá khứ, có thời kì loài vật này thống trị khắp mặt đất. Với nọc đọc khủng khiếp, hành tung bí ẩn, di chuyển nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, loài rắn tỏ ra chiếm ưu thế trong việc tấn công và giết chết kẻ thù. Cho đến cả những loài săn mồi hùng mạnh như sư tử, hổ, báo cũng phải nể sợ loài rắn.


Rắn là một nhóm động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài. Trên thế giới hiện nay, có hàng trăm loài rắn khác nhau, điển hình như rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, hổ mang lửa, đuôi chuông,…Nói về lịch sử, trên thế giới hiện nay, nguồn gốc của rắn vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết rằng: Thứ nhất, căn cứ vào những hình dạng trên hóa thạch, rắn được tiến hóa từ thằn lằn dạng kỳ đà sống kiểu đào bới. Các loài sống ngầm dưới lòng đất đã tiến hóa để có một cơ thể phục vụ cho việc thích nghi với môi trường đất ngầm, nhưng cuối cùng đã mất đi các chi.


Hiện tại vẫn còn một số loại hóa thạch của Najash – một loài rắn giữ lại chi sau, đã bị tuyệt chủng. Thứ hai, dựa vào hình thái học, cho rằng tổ tiên của loài rắn xuất phát từ thương long-một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng, các đặc điểm cơ thể của chúng khá giống với rắn biển hiện nay. Từ đó có thể nói rằng giả thiết hai cũng có khả năng đúng vì thương long còn có nguồn gốc từ thằn lằn dạng kỳ đà. Hiện nay, có khoảng 3.500 loài rắn có thể được thấy trên gần như mọi châu lục(trừ Châu Nam Cực), trong lòng đại dương sâu thẳm cũng như trên những dãy núi cao tới 4.900m. Nhưng một số hòn đảo hầu như rất ít sinh sống hoặc không có rắn, điển hình là Ireland, Iceland, New Zealand (thỉnh thoảng vẫn thấy có rắn cạp nia biển). Tất cả các loại rắn hiện đại được chia thành hai bộ chính: đó là bộ Squamata(bò sát có vảy), với bộ thứ hai ở dạng “rắn nước”.


Rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Phần lớn các loài rắn là động vật tương đối nhỏ, dài khoảng 1m. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn tổ tiên của chúng. Da rắn được che phủ trong một lớp vảy sừng. Do người ta hay có sự nhầm lẫn rằng da rắn nhớt như giun, thật ra da rắn nhẵn và khô. Rắn thường dùng vảy bụng để di chuyển, bám lấy các bề mặt.


Các mí mắt của rắn là vảy sừng trong suốt và luôn luôn đóng kín, vì thế nên có thành ngữ “Thao láo như mắt rắn ráo”.Sự lột bỏ lớp vảy ở rắn được gọi là lột xác. Giống như việc lộn mặt trong của một cái áo, da rắn không bị lột tách biệt mà như chỉ được thay bằng một lớp hoàn hảo hơn bên trong cơ thể của nó. Lột xác sẽ giúp rắn thay thế lớp da cũ kỹ hoặc bị mòn, còn có thể loại bỏ các ký sinh trùng nữa.


Mỗi lần nhắc đến rắn thì tất nhiên không thể không nhắc đến nọc của nó. Rắn hổ, lục và các loài họ hàng của chúng sử dụng nọc để làm tê liệt hay giết chết con mồi. Thực tế những cái nọc của chúng là nước bọt đã qua biến đổi, được tiết ra theo các răng nọc. Nếu con người bị rắn cắn, phải chữa trị ngay, nọc độc của nó có thể gây tử vong trong tích tắc. Khi bị rắn độc cắn, đầu tiên phải dùng một vật buộc phía trên vết cắn từ 3-5cm, sau đó tẩy nọc bằng cách dùng nước rửa sạch vết thương rồi rửa thuốc tím hoặc cồn iot, sau đó hút máu tại chỗ rắn cắn, sau khi đã sơ cứu xong thì hãy đưa đến trạm ý tế gần nhất. Đó là một số bước cơ bản khi gặp phải sự cố bị nọc độc của rắn gây hại.


Nơi ở của loài bò sát không chân này rất là đa dạng chúng sống ở gần như trên mọi châu lục ngoại trừ châu Nam Cực . Chúng sống được trong lòng đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương.


Về thức ăn , tất cả loài rắn đều là động vật chỉ toàn ăn thịt, với thức ăn của chúng là các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, thú nhỏ, cá, côn trùng, ốc, các loài rắn khác cũng như trứng của các loại con mồi này . Do nó không có răng nên không thể cắn hay xé thức ăn ra thành từng miếng nên chúng phải nuốt chửng nguyên cả con mồi. Đặc biệt không phải con vật nào rắn cũng có thể nuốt được , kích thước cơ thể rắn có ảnh hưởng lớn tới tập tính ăn uống của nó.Ví dụ điển hình cho việc này đó chính là những con trăn non có thể khởi đầu công việc ăn uống chỉ với những con thằn lằn hay chuột , chúng không thể nào ăn được một con con hươu hay linh dương nhỏ.


Hiện tại vẫn còn một số loại hóa thạch của Najash – một loài rắn giữ lại chi sau, đã bị tuyệt chủng. Thứ hai, dựa vào hình thái học, cho rằng tổ tiên của loài rắn xuất phát từ thương long-một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng, các đặc điểm cơ thể của chúng khá giống với rắn biển hiện nay.Từ đó có thể nói rằng giả thiết hai cũng có khả năng đúng vì thương long còn có nguồn gốc từ thằn lằn dạng kỳ đà. Hiện nay, có khoảng 3.500 loài rắn có thể được thấy trên gần như mọi châu lục(trừ Châu Nam Cực), trong lòng đại dương sâu thẳm cũng như trên những dãy núi cao tới 4.900m. Nhưng một số hòn đảo hầu như rất ít sinh sống hoặc không có rắn, điển hình là Ireland, Iceland, New Zealand (thỉnh thoảng vẫn thấy có rắn cạp nia biển).


Tất cả các loại rắn hiện đại được chia thành hai bộ chính: đó là bộ Squamata(bò sát có vảy), với bộ thứ hai ở dạng răn cái sẽ không rời ổ trứng, ngoại trừ thỉnh thoảng phải bò ra tắm nắng hay uống nước. Nó thậm chí còn “rùng mình” để sinh nhiệt nhằm ấp trứng . Đặc biệt nhất là một số loài rắn là sinh noãn thai và giữ các quả trứng trong cơ thể cho tới khi chúng gần như đã sẵn sàng để nở. Gần đây người ta đã xác nhận rằng một vài loài rắn là động vật đẻ con thật sự, như Boa constrictor và trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) .


Khi nuôi dưỡng rắn , chúng ta có thể thả chúng ở chung với nhau nhưng riêng với một số loài rắn chúng ta phải để riêng như rắn hổ mang . Chúng ta phải biết khi nào là rắn lột da , vì khi lột da chúng trở nên hung dữ hơn trước và mún được yên tĩnh . Sau khi lột da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2 – 3 lần.


Rắn là loài bò sát vừa có lợi và có hại cho chúng ta , lợi ích trong nông nghiệp là giúp người nông dân bắt chuột đồng . Đem lại cho chúng ta thịt rắn , cho ta rượu rắn , mật trăn và nọc độc của rắn để làm thuốc chữa bệnh khi bị rắn cắn . Không những thế , nó còn cho ta những sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi , da rắn , …. Cái gì có lợi thì cũng có hại hằng năm có vô số người chết vì nọc đọc của rắn.


Không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi. Rắn trong tâm linh có ý nghĩa cực kì quan trọng. Với các nước phương Đông, trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng. Rắn thường thể hiện hình ảnh khác nhau như thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh, tình yêu. Rắn rất được kính trọng ở nhiều nơi như Vị thần rắn trong Ấn Độ giáo có tên gọi là Na-ga.


Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Còn Thái Lan rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Rắn trong tâm linh là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người. Vì thế ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn. Không riêng các nước khác, ở Việt Nam rắn cũng được thờ cúng rất nhiều. Tuy loài rắn tượng trưng cho vai ác, độc hại nhưng chúng cũng giúp ích rất nhiều cho đời sống chúng ta.


Tự nhiên vốn có quy luật riêng của nó. Một loài sinh ra với nọc độc mạnh mẽ như các loài rắn cũng có kẻ thù tự nhiên của nó. Các loài chim lớn và thú săn mồi nhỏ như chồn, cáo, linh cẩu không ngừng săn bắt các loài rắn để làm thức ăn. Đối với con người, rắn là biểu tượng của sức mạnh thần bí, của bóng tối và sự tái sinh vĩnh cửu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về chó ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc và bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng. Chó ngao Tây Tạng được cho là Chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai. Chúng được xem là một loài thần khuyển, oai linh ghê gớm.


Người Tây Tạng nuôi và huấn luyện loài Ngao để bảo vệ cuộc sống của những người dân từ hàng trăm năm trước bởi bản tính trung thành, lỳ lợm của nó. Giống chó này còn được biết đến bởi câu chuyện cùng Thành Cát Tư Hãn chu du khắp châu Âu, cộng với sự thuần chủng không bị lai tạp qua nhiều kỉ đã làm nên cái giá “trên trời” của nó. Vì vậy, hiểu về giống chó ngao tây tạng “huyền thoại” này nhé!


Chó Ngao Tây Tạng là một giống chó trong họ Mastiff có từ các vùng cao nguyên ở Tây Tạng, Nepal và dãy Himalaya. Chúng xuất hiện cách đây 7000 năm vào thời kì những giống chó nhà bắt đầu được phân hóa. Không giống với những loại chó cổ khác trên thế giới bị pha tạp với những loại chó nhà.


Ngao Tây Tạng vẫn giữ được hệ gen nguyên thủy tinh khiết và được coi là chúa tể cao nguyên.Tên của chúng trong tiếng Anh là Tibetan Mastiff, có nghĩa là “chó du mục” trong tiếng Tây Tạng. Vào 1500 năm trước, chó Ngao được phân hóa thành 2 loại là Do-Khyivà Tsang-Khyi. Do-Khyi nhỏ hơn Tsang-Khyi và sống với dân làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyện với những người du mục để giúp canh gác gia súc, xua đuổi, chiến đấu với sư tử, sói, gấu, hổ. Còn Tsang-Khyi thì sống trong các tu viện, đền chùa ở Tây Tạng để canh gác các tu sĩ và Lạt Ma.


Chó Ngao được xem là một linh vật ở dãy Himalaya. Trong truyền thuyết chúng được sinh ra để làm cận vệ canh giữ thân xác của các vị thần đang tu trong các động trên dãy hymalaya. Vậy nên ở Trung Quốc thời nay, người ta không chỉ nuôi chó Ngao để giữ nhà đồng, làm thú cưng mà còn để được các thần phù hộ. Và cũng theo truyền thuyết các vị thần tạo ra chó Ngao từ 4 nguyên tố: đất, nước, gió, lửa( vàng xanh, trăng, đỏ) tổng hợp thành Tử Kì Lân màu tím than. Nên ngày nay hình ảnh Kì lân được xuất hiện trên chén, dĩa để trang trí hoa văn và được tạc tượng sử dụng trong thuật Phong Thủy, trấn giữ chùa, nhà cửa, phần mộ.


Được biết đến là loài chó lớn nhất thế giới, Ngao Tây Tạng đực nặng từ 64-90 kg, cao 66-83cm còn con cái thì nhỏ hơn một chút với cân nặng 55-79kg và chiều cao 61-71cm. Cũng như các loài chó khác, lông cùa chúng cũng có nhiều màu khác nhau, như: đen, đen nâu, đen đỏ, xám hoặc vàng, trắng. Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ Ngao Tây Tạng có một bộ lông 2 lớp phủ kín toàn cơ thể, lớp ngoài dài, mềm còn lớp trong ngắn nhưng dày như len giúp chúng có thích nghi tốt với mọi thời tiết khắc nghiệt và phần lông vùng cổ dày hơn trông giống như một con sư tử.


Đuôi chúng dài và xù, luôn cuộn cao trên lưng, đầu phẳng không hề có nếp nhăn, mũi to, tai dài phủ xuống hai má, miệng rộng với chiếc hàm khỏe. 4 chân to, có cơ bắp phát triển giúp chúng chạy rất nhanh và được miêu tả nhanh hơn cả hưu nai. Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng có tính trung thành tuyệt đối, chỉ thờ một chủ. Loài Ngao Tạng khá bướng bỉnh nên khó dạy bảo và huấn luyện. Đặc biệt, tính hung dữ là “thói quen” khó bỏ của giống chó này nên cần có biện pháp huấn luyện hợp lý để tránh trường hợp làm người lạ bị thương. Ngao Tạng có tính cảnh giác cao, luôn sẵn sang chiến đấu khi có kẻ xâm nhập hay tấn công chủ.


Ngao Tạng có chu kì phát triển khá chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản còn con đực thì 3-5 năm mới có thể giao phối và mỗi đợt chỉ sinh được 2-6 con.Tuổi đời của chúng dài khoảng 10-16 năm, khá ngắn so với các giống chó khác. Chính vì những yếu tố đặc biệt và lợi ích của chú chó này nên cái giá để sở hữu một con là không hề rẻ. Vào thời kì ngao Tạng trở thành xu hướng trên toàn Thế Giới, chắc các bạn cũng đã nghe tới “Chiến Ngao” có giá lên tới 1-3 tỷ vnđ khi mới mang từ cao nguyên Tây Tạng xuống, cái giá chỉ có những đại gia mới có thể bỏ ra cho một chú chó. Vào thế kỉ 15, sau khi thám hiểm vùng núi Himalaya, các nhà thám hiểm thường mang chó ngao Tây Tạng về nước như là món quà quý cho Hoàng gia.


Nhưng tới nay trị giá của loài chó này đã giảm xuống 100-150 triệu một con thuần chủng, gần như không bị lai tạp qua hàng trăm năm. Còn ở Việt Nam chỉ giao động từ 20-25 triệu vì có thể là giống chó lai hoặc có hình dáng,sức khỏe không tốt. Vì thế để tìm một con thuần chủng ở nước ta là rất khó. Khi chọn chó Tây Tạng thì chúng ta nên cân nhắc về chi phí ăn uống, dịch bệnh, thuốc men,… bởi vì điều kiện thích nghi của chúng là ở vùng ôn đới nên khi mang về Việt Nam chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng không còn tốt nữa. Nên khi nuôi giống chó này, bạn cần phải giành nhiều thời gian, công sức, kinh phí để có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất.


Loài chó nói chung và giống chó ngao Tây Tạng nói riêng đã trở thành một phần quan trọng trong mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, cần phải tìm hiểu thông tin kĩ càng về chất lượng, uy tín nơi mua, và cả giá cả hợp lý trước khi quyết định “tậu” một em ngao về để có được giống tốt nhất nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về chim cánh cụt hoàng đế

Trong thế giới động vật hoang dã, chim cánh cụt hoàng đế thường là loài chúng ta ít biết đến nhất. Bằng sự đáng yêu, ngộ nghĩnh với dáng đi lạch tạch, nó đã được nhiều người chú ý hơn. Và sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé.


Điều cơ bản nhất mà chúng ta đã biết thì chim cánh cụt là đây một loài chim nhưng lại không hề biết bay và chúng có thể sinh sống ở Châu Nam Cực, nơi lạnh nhất thế giới .Nhưng ít ai biết được rằng chim cánh cụt nói chung và chim cánh cụt hoàng đế nói riêng có nhiều rất điều thú vị như đây là một loài động vật có giới tính thứ ba. Theo nghiên cứu thì đã khám phá ra có tới 25% con chim đực có ham muốn cùng giới. Điển hình nhất là về câu chuyện tình của một cặp chim cánh cụt đồng tính tại vườn thú Bremeraven của Đức.


Có một điều đặc biệt về nguồn gốc của chim cánh cụt là: lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt được tìm hiểu không kỹ, do các hóa thạch chim cánh cụt là khá là hiếm. Hóa thạch chim cánh cụt cổ nhất được biết là của chi Waimanu, chúng đã sống trong giai đoạn đầu của thế Paleocen tại khu vực New Zealand, khoảng 62 triệu năm trước.


Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhì hiện nay là chim cánh cụt hoàng đế chỉ mới được nhà động vật học người Anh trưởng khoa nghiên cứu chim của Bảo tàng Anh George Robert Gray phát hiện và mô tả lại vào năm 1844 Chim cánh cụt hoàng đế con khi mới đẻ cân nặng khoảng 315 g và có đủ lông khi trọng lượng của chúng bằng một nửa trọng lượng của ba hoặc mẹ của chúng.


Chim cánh cụt con thường được phủ một lớp lông màu xám bạc và có đầu màu đen và trắng.Khi trưởng thành, Con trống và con mái sẽ có bộ lông và kích thước tương tự nhau. Cụ thể hơn, chim cánh cụt hoàng đế có thể cao tới 1.2 m và nặng từ 22 đến 45 kg và nó có bộ lông giống như những con chim cánh cục bình thường đó là nó có bộ lông vũ màu đen ở phía sau lưng, ở đầu, ở cằm, ở cổ, ở những phần dưới của cánh và phần bụng của nó có màu trắng. Vì được gọi là hoàng đế nên nó được khoác thêm một bộ lông màu vàng nhạt ở trên ngực, còn tai màu vàng tươi tựa như một chiếc “vương miệng” nữa.


Hơn thế nữa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng trên bề mặt của những sợi lông vũ của nó được phủ đều những lỗ nhỏ li ti có kích thước na-no và chính nhờ cấu trúc đầy những lỗ na-no này làm cho những giọt nước có xu hướng trượt đi chứ không bị giữ lại đồng thời kết hợp chất dầu từ một tuyến đặc biệt gần phần đuôi của chim và nó dùng mỏ để bôi lên toàn cơ thể tạo nên một lớp giáp chống nước và giúp bộ lông không bị đóng băng giữa tiết trời thấp hơn cả 0’C.


Như ai cũng đã biết thì đặc điểm của chim cánh cụt nói chung và chim cánh cụt hoàng đế nói riêng là một loài chim không thể bay được tuy nhiên đây lại là một vận động viên bơi lội rất giỏi, nó có thể lặng xuống độ sâu hơn 500m và ở dưới nước hơn 20 phút nhờ có một đôi cánh dẹt tương tự như một chiếc ván lướt sóng cỡ nhỏ và một chân chèo phẳng. Chim cánh cụt hoàng đế có một cái mõm dài, thon màu vàng cam ở cuối mõm và đen ở đầu mõm và nó có một cái lười rất đặc biết, lưỡi chim cánh cụt hoàng đế bị yếu khả năng cảm thụ vị giác và có lông lớn ở trên lưỡi giúp giữ và cầm nắm con mồi khi đi vào miệng.


Cuối cùng là về phần mỡ của chim cánh cụt hoàng đế, như đã nói trên, chim cánh cụt hoàng đế sinh sống chủ yếu ở Nam Cực, nơi lạnh nhất thế giới nên cơ thể của nó không chỉ có bộ lông vũ với những công dụng lạ kì mà người của chúng còn trữ thêm một lớp mỡ dày để chống trọi lại những cơn gió cực lạnh của Nam Cực. Về môi trường sống và sinh hoạt thì chim cánh cụt hoàng đế là loài sống theo quần thế, có tính xã hội cao, luôn tập trung theo bầy đàn. Mỗi quần thể có thể lên tới hàng chục ngàn con.


Mặc dù với số lượng đông và khó kiểm soát như thế này, nhưng mỗi cặp đôi cha mẹ cánh cụt, chúng đều có thể nhận biết và trông chừng đứa con của mình thông qua thính giác đặc biệt. Chim cánh cụt ăn chủ yếu là cá và các con mồi tương tự. Sự hiểu biết tốt hơn về những gì chim cánh cụt ăn có thể giúp thúc đẩy việc bảo vệ và bảo tồn môi trường sống giàu thực phẩm của chúng.


Chim cánh cụt là động vật ăn thịt có chế độ ăn kiêng, ăn tất cả thức ăn từ biển và sống dựa vào biển sạch sẽ, lành mạnh cho các nguồn dinh dưỡng giàu dinh dưỡng. Thực phẩm chính xác mà loài chim cánh cụt khác nhau phụ thuộc vào phạm vi, kích cỡ và hình dạng của chúng và các yếu tố khác, nhưng thực phẩm phổ biến nhất bao gồm: loài giáp xác, cá chân đầu,…


Những chú chim cánh cụt nhỏ có thể ăn một lượng lớn các loài giáp xác khác như tôm và cua tạo thành một phần nhỏ trong khẩu phần ăn của chim cánh cụt. Mực ống và mực nang thường là món ăn chính trong khẩu phần ăn của chim cánh cụt, đặc biệt là các loài chim cánh cụt lớn hơn có thể lặn sâu hơn trong khi tìm kiếm. Về phần sinh sản , vào tháng tư hằng năm, những chú chim cánh cụt hoàng đế gặp nhau để sinh sản trên tảng băng dày ở Nam Cực. Vào cùng thơi điểm đó những con cái đẻ trứng thường vào tháng 6.


Sau đó, những con cái chuyển số trứng sang loài đực rồi tham gia cuộc hành trình trên 80 km vượt đại dương để lắp đầy bụng đói sau khi đẻ bằng những loài nhuyễn thể cá và mực. Về phần con đực, nó chịu trách nhiệm giữ những cái trứng an toàn và ấm trong khu vực sinh sản bằng cách giữ cho những cái trứng cân bằng trên đôi chân của chúng và phủ nó bằng bộ lông. Nó mất khoảng 2 tháng để cái trứng có thể nở ra được. Con cái sẽ trở về vào tháng 7 và mang theo thức ăn đựng bụng của chúng và rồi nhả ra cho đàn con của nó ăn. Lúc này con cái sẽ nhận lại nhiệm vụ nuôi con và để con đực đi đến đại dương cho buổi ăn của riêng nó, và đó là mà chim cánh cụt sinh sản.


Theo báo cáo từ Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã một chứng bệnh lạ đã khiến cho nhiều chú chim cánh cụt con bị rụng lông. Có tên gọi là “chứng rụng lông bất thường”, đây là loại bệnh mới xuất hiện gần đây và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới loài cánh cụt ở vùng phía Nam Đại Tây Dương. Một số tác nhân gây bệnh được suy đoán bao gồm mầm bệnh, sự rối loạn tuyến giáp, sự mất cân bằng dinh dưỡng hay do yếu tố di truyền. Ngoài việc rụng lông, những chú cánh cụt mắc bệnh có biểu hiện chậm lớn hơn so với những con khỏe mạnh khác. Kích thước và trọng lượng của chúng giảm đi đáng kể, nguyên do một phần là vì chúng phải sử dụng nhiều năng lượng hơn vào việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, phần việc mà trước đây vốn do bộ lông đảm nhiệm.


Đã có rất nhiều trường hợp các con nhiễm bệnh bị chết vì thế các nhà khoa học đang thúc đẩy quá trình nghiên cứu để nhanh chóng tìm ra phương thuốc hữu hiệu giúp chữa trị căn bệnh nguy hiểm này. Ở một số sở thú hay rạp xiếc, chim cánh cụt thường được nuôi dưỡng và chăm sóc ở điều kiện thích hợp để mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đáng yêu xem nó làm những trò thú vị và ngộ nghĩnh.


Cánh cụt hoàng đế là loài một động vật dễ thương và mang cho ta nhiều niềm vui. Chúng truyền cảm hứng cho những đạo diễn làm phim hoạt hình nhưng đang bị săn bắn quá mức và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ loài sinh vật yếu ớt bằng cách ngưng săn bắn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về rồng Komodo ở Indonesia

Có nguồn gốc từ thời tiền sử, phát triển cho đến ngày nay, rồng Komodo là một trong những loài động vật cổ xưa nhất còn tồn tại trên mặt đất. Với sức mạnh của bộ xương hàm cực khỏe,


Rồng Komodo có tên khoa học là Varanus komodoensis, Là loài bò sát nghe tên thì cũng đã biết rằng rồng Komodo cũng được cho là có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Cái tên “Komodo” mà chúng ta đặt cho loài sát thủ máu lạnh này đơn giản chỉ là nó được tìm thấy tại đảo Komodo, Indonesia.


Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, với chiều dài trung bình từ 2-3m, nặng trên dưới 150 kg. Với khối lượng ấy, có thể nói rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất trên Trái Đất. Cả thân hình của rồng Komodo khá dài, phẳng với đầu gò má tròn, da dạng vảy, đầu hơi chúc xuống, sở hữu chiếc đuôi vô cùng cơ bắp và mạnh mẽ. Các đặc điểm sinh học chỉ cho phép loài rồng này sinh sống tại các đồng cỏ và rừng rậm ởi quốc đảo Indonesia, nên chúng ta không thể tìm loài động vật quý giá này ở bất cứ nơi nào trên Trái đất.


Đảo Komodo thuộc Indonesia là nơi rồng Komodo sống nhiều nhất. Chúng có thể sống thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau, kể cả môi trường cực kì khắc nghiệt như núi lửa, khô cằn. Chúng có khả năng lặn sâu 5m dưới mặt nước để săn mồi, nhưng cũng có thể leo trèo như thằn lằn trên cây. Rồng Komodo là loài đặc hữu của Indonesia, không nơi nào có ngoài đất nước này.


Theo khoa học, rồng Komodo là loài cận chủng với giống khủng long ngày xưa, đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Tại Australia cũng có loài thú giống như rồng Komodo với kích thước to gấp ba lần nhưng loài bò sát đó cũng không còn. Còn lại chỉ là những bộ xương hóa thạch. Indonesia hiện nay còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo. Trong đó chỉ có khoảng 350 con là rồng cái. Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng do tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm cùng những tác hại ở thiên nhiên như núi lửa và lượng rồng cái ít oi nên nguy cơ tuyệt chủng của loài rồng này là rất cao.


Rồng Komodo này là loại ăn thịt nhưng rất đa dạng. Chúng có thể ăn côn trùng hay các loại động vật như dê, trâu rừng, lợn lòi, thậm chí chúng còn ăn thịt lẫn nhau. Rồng Komodo là loài ăn thịt vô cùng hung dữ. Chúng đứng đầu chuỗi thức ăn trong khu vực mà chúng sinh sống. Khi đói bụng, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà chúng tìm thấy. Khi săn bắt, rồng Komodo thường dựa vào sự kiên nhẫn nằm chờ đợi con mồi đi qua. Khi tấn công con mỗi, chúng tấn công ồ ạt, làm con mồi bị thương rồi lặng lẽ bỏ đi, cứ mặc con mồi tẩu thoát.


Một nhát cắn của Komodo có thể truyền chất kịch độc vào cơ thể con mồi vì nước dãi có sẵn nhiều vi khuẩn làm con mồi dễ nhiễm trùng. Chất độc của chúng cực kì đáng sợ, trong nước bọt của loài rồng này có hơn 50 loài vi khuẩn, khi bị loài rồng này cắn, lập tức sẽ bị nhiễm trùng và chết ngay trong vòng 24 giờ. Lúc này, rồng Komodo dùng khứu giác đánh hơi và lần theo dấu nạn nhân, sử dụng hàm răng xé xác, làm thịt con mồi. Đúng là loài vật có dòng họ chung với các loài khủng long cổ đại.


Loài vật hiếm này đang có nguy cơ tuyệt chủng khi chỉ còn 4.000-5.000 cá thể trong đời sống hoang dã. Tuy nhiên trong số đó chỉ còn khoảng 300 con cái là có khả năng sinh sản. Vì sự khan hiếm “phái nữ”, các con đực luôn phải chiến đấu cam go để giành cho mình một cô nàng. Rồng đực càng to, khỏe thì khả năng giành giật bạn tình và bảo vệ lãnh thổ càng lớn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Melbourne, Australia, đã chỉ ra rằng, tuổi thọ của rồng Komodo cái chỉ bằng khoảng một nửa so với những con đực bởi chúng phải làm quá nhiều “việc nhà”, như xây tổ và bảo vệ trứng.


Rồng Komodo cũng có điểm yếu vì chúng là loài bò sát máu lạnh, do đó luôn cần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Vào những ngày nóng nhất trong năm, chúng phải tạm ngưng mọi hoạt động và tìm kiếm bóng râm của các cây cao to để trú ẩn và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Thính giác và thị giác của rồng Komodo không nhạy bén nhưng ngược lại khứu giác rất tinh, cảm nhận bằng lưỡi. Chúng chỉ có thể nghe được âm thanh từ 400-2000 hertz mặc dù có lỗ tai khá to, và đặc biệt khả năng quan sát vào ban đêm rất kém.


Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, song tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm cùng những tác động thiên nhiên của núi lửa, lượng rồng cái ít oi, nên giống này là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .