Top 11 Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

11113

Mời các bạn tham khảo một số bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 1

Đó là truyện Ếch ngồi đáy giếng. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng ”bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung.


Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình. Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói.


Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”. Chao ơi ! Chú ếch hư đốn kia đã phải trả giá, một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình.


Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Những thành ngữ “Coi trời bằng vung”, “Ếch ngồi đáy giếng” mà chúng ta thường được nghe nhiều người nói, phải chăng bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn này và cũng ngụ ý phê phán, răn dạy tương tự.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 2

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta, có một câu chuyện rất hay có tên là Thầy bói xem voi. Đó cũng là tên một thành ngữ hết sức quen thuộc với mọi người.


Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù, nhân buổi ế hàng đã cùng nhau góp tiền để đi “xem” voi. Vì không nhìn thấy, nên năm ông đã dùng tay để sờ soạn quanh người con voi, từ đó đoán ra hình dáng của nó. Khổ nỗi, con voi thì to, lại nhiều bộ phận, mà các ông lại chỉ sờ độc một chỗ thôi, rồi bắt đầu ngồi phán. Ông sờ cái vòi thì bảo con voi sun sun như con đỉa.


Ông sờ cái vòi thì bảo con voi như cái đòn càn. Ông sờ cái tai lại bảo con voi như cái quạt thóc. Ông sờ cái chân thì phán voi như cái cột đình. Ông đứng cuối sờ được cái đuôi lại khăng khăng voi như cái chổi cùn. Mỗi ông một ý, nhưng ai cũng cho là mình đúng, những người còn lại sai.


Tranh cãi một hồi, năm ông xúm lại, đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.Qua năm ông thầy bói ấy, câu chuyện ngụ ngôn đề cập đến những người nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, một chiều, không chịu nhìn một cách tổng thể. Đã vậy còn bảo thủ, chỉ khăng khăng ý kiến của mình mà không chịu lắng nghe ý kiến của người khác.


Từ câu chuyện ngụ ngôn trên, những kẻ có thói xấu như vậy trong cuộc sống thường được gọi là “thầy bói xem voi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 3

Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại cũng như là lịch sự phát triển của văn học đến nay thì thể loại văn học để lại rất nhiều bài học triết lý nhân sinh cho con người chỉ là chuyện ngủ ngôn. Bản thân tên gọi của nó đó thể hiện đặc trưng, ý nghĩa của loại chuyện này. Đằng sau những ngôn ngữ là ngủ Ý, hàm Ý ẩn chứa những bài học sâu sắc. Trong kho tàng những câu truyện ngụ ngôn thi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” rất quen thuộc với lứa tuổi thiếu nhi.


Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng được coi là một câu chuyện giàu ý nghĩa, gắn liền với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu chuyện kể về một chú ếch nhỏ sống trong một cái giếng nhỏ. Nó sống lâu ngày ở trong chiếc giếng đó nên không biết thế giới bên ngoài kia ra sao. Thế giới xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhảy bé nhỏ, chính vì vậy nên chú ếch tưởng mình là to, mạnh nhất. Mỗi khi nó cất tiếng kêu ồm ộp là mọi vật, con vật xung quanh đều phải cảm thấy sợ hãi. Nó cảm thấy mình rất oai và như một vị chúa tể ở nơi đây.


Đặc biệt hơn khi ngẩng lên bầu trời thì nó thấy bầu trời chỉ bằng một chiếc vùng chứ không hề cao và rộng lớn như người ta vẫn thường đồn đại. Từ đây nó kiêu hãnh và cho rằng bầu trời quả thật nhỏ bé còn nó như một vị chúa tể oai phong lẫm liệt đang tự điều khiển phương quốc của mình. Trong cái suy nghĩ hạn hẹp của chú ếch thì dường như không có ai bằng nó cũng chẳng có ai có thể định lại nó.


Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như một năm mưa to nước trong giếng dâng cao đã đưa chú ếch ra khỏi bờ giếng. Nó cứ nghĩ bản thân mình vẫn là chúa tể của muôn loài nên đi vinh quang trên đường, ngước mắt lên mà không nhìn. Bỗng nhiên có một con vật gì đó rất lớn đã che mất tầm nhìn của nó, một lúc sau chân của một con trâu đã dẫn bẹp người của chú ếch nhỏ bé. Thế là cuộc đời của một chú ếch ngông nghênh đã kết thúc.


Thông qua câu chuyện này ta có thể nhận thấy chú ếch con quả thật là đáng chê trách. Bản thân nó sống trong một môi trường nhỏ hẹp nhưng lại không biết tự châu rồi kiến thức của bản thân mà thiếu hiểu biết đã thế còn có tính tình hung hăng huynh hoang. Hiểu biết thì hạn hẹp tính tình thì kiêu căng cho nên mới dẫn đến cái chết đau lòng. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.


Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Nó cũng giống như những con người suốt ngày chỉ biết ở nhà mà không chịu ra ngoài để nâng cao trình độ của bản thân. Thế giới đang ngày càng thay đổi, nhưng trong con mắt của những con người như vậy thì vẫn chỉ dừng lại như cũ. Đó là lí do khiến cho họ luôn tụt lùi so với phần còn lại của thế giới.


Câu chuyện ngụ ngôn quả thật để lại nhiều bài học nhân sinh cho mỗi con người chúng ta. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 4

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết. Đúng là “tham thì thâm” mà, thật đáng đời!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 5

Một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ: Thầy bói xem voi. Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Truyện ngụ ngôn gắn liền với một thành ngữ: Thầy bói xem voi

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 6

Dân gian ta có câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu thành ngữ này gắn liền với một câu chuyện ngụ ngôn có cùng tên.

Câu chuyện kể về một con ếch sống trong cái giếng nhỏ từ lúc mới sinh ra. Trong giếng, toàn những con vật nhỏ xíu, như ốc, rồi cua. Con nào cũng nhỏ hơn ếch nên đâm ra sợ nó. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, bầu trời nhỏ lắm, chỉ tròn đúng bằng cái miệng giếng. Thế mà ếch vẫn cứ nghĩ rằng cái giếng mình ở là cả thế giới rồi. Và nó là chúa tể của thế giới đó.


Rồi một hôm, trời bỗng đổ mữa to, kéo dài nhiều ngày. Nước lấp đầy giếng, rồi dềnh ra ngoài, vô tình đưa chú ếch ra khỏi vương quốc của mình. Ra ngoài rồi, ếch vẫn giữ thói cũ. Tự xem mình là chúa tể, rồi nghênh ngang đi lại, chẳng thèm nhìn trước ngó sau, vì nghĩ ai cũng phải nhường đường cho mình. Cuối cùng, nó bị một con trâu lớn hơn cả miệng giếng cũ đi qua dẫm bẹp.


Hình ảnh con ếch trong câu chuyện, đại biểu cho những kẻ có tầm hiểu biết hạn hẹp, do ở trong môi trường không được học hỏi nhiều. Nhưng lại cho rằng bản thân rất giỏi, hiểu biết rộng, có thói hợm hĩnh, kiêu ngạo, ngông nghênh. Từ câu chuyện ngụ ngôn này, những kẻ có thói xấu đấy thường được gọi bằng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 7

Trong một buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy tướng ngồi nói chuyện, than phiền ko biết con voi trông như thế nào. Cả năm đang tán gẫu thế này, bỗng nghe người ta nói có con voi đi ngang qua. Vì vậy, năm thầy trò đã cùng nhau góp tiền cho người trông coi, điều khiển voi, đồng thời yêu cầu voi ngừng lại để được xem con vật này. Lúc nhìn một con voi, mỗi thầy cô giáo nhìn nó bằng cách chạm vào một bộ phận không giống nhau như vòi, ngà, chân, tai hoặc đuôi. Sau lúc thỏa mãn những thắc mắc của bản thân, năm thầy cô giáo đã ngồi xuống và thảo luận. Cô giáo sờ vào thân cây và nói rằng voi mặt trời giống như một con đỉa. Cô giáo sờ ngà không đồng ý, cho rằng nó giống như một cái cán. Thầy sờ tai phản bác lại ý kiến ​​của hai thầy còn lại, khẳng định con voi như cái quạt thổi cơm. Tới lượt thầy sờ chân và nói rằng con voi như cái cột. Cuối cùng, thầy sờ đuôi tóm gọn câu trả lời của 4 thầy đều sai, con voi có tua như cái thanh hao xỉn màu. Vì cả 5 thầy cô giáo đều cho rằng mình đúng, người nào cũng nghĩ người kia sai nên cả 5 thầy cô giáo đã xô xát, đánh nhau cho tới lúc đứt lìa đầu, chảy nhiều máu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 8

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng kể về một chú ếch có thói ngông nghênh, kiêu ngạo. Từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, chú chỉ sống trong cái giếng với những con vật nhỏ bé hơn mình. Khoảng trời chú thấy chỉ bằng cái nắp giếng mà thôi. Khi chú ta kêu lêm ồm ộp thì những con vật khác trong giếng sợ chú lắm, nên ếch ta cứ thế cho rằng mình là chúa tể của thế giới. Năm nọ, trời mưa to kéo dài làm nước giếng dâng cao đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói ngông nghênh, chú ta khênh khạng đi lại, không chú ý nên bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Kết cục của chú ếch dạy cho chúng ta bài học rằng không được có thói ngạo mạn, xem thường người khác. Mà cần biết khiêm tốn, chịu khó học hỏi từ xung quanh mình

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 9

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 10

Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.


Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:


– Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!


Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.


Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó gắn với một thành ngữ (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 11

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện mà ý nghĩa của nó gắn với thành ngữ. Điển hình là Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng hay Thầy bói xem voi. Trong những câu chuyện vừa nêu tên đó, tôi thích nhất là truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.


Câu chuyện kể về một người thợ mộc đã bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta mở bên đường. Ai đi qua cũng nói phải đẽo cày theo ý của họ. Anh ta đều cho là phải. Người này bảo đẽo thế nào, anh ta đẽo thế đó. Người sau đến bảo phải đẽo khác đi, anh ta cũng nghe và đẽo khác đi. Thế rồi, có một người đi qua, bảo: “Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tinh bằng voi cả.


đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”. Vậy là anh ta lại nghe theo, đẽo liền ngay biết bao nhiêu là cày to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày bán ra. Thế mà, chẳng ai mua cho anh ta một cái cày nào cả. Thành ra, có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đơi nhà ma sạch. Đến lúc này, người thợ mộc mới hiểu cả tin là dại thì đã quá muộn.


Chính từ câu chuyện về người thợ mộc đẽo cày giữa đường mà nhan đề của truyện đã trở thành một thành ngữ, phê phán thói ba phải và nhắc nhở con người cần phải có chính kiến

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .