Top 10 Bí quyết giao tiếp tự tin cho người ngại tiếp xúc
Thật tiếc nuối cho tài năng và cơ hội được toả sáng của bạn khi bạn mắc phải tính cách ngại giao tiếp, rụt rè, nhút nhát. Người ta thường nói: chỉ cần tự tin...xem thêm ...
Vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp
Một số người lo sợ họ sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì. Điều đó sẽ là một bất lợi và làm mất sự tự tin của bạn vào chính mình, thậm chí cả những việc trong cuộc sống. Để từ bỏ cảm giác ấy, bạn hãy luôn nhắc nhở mình, sẽ không làm bất cứ việc gì một khi còn nỗi lo mình sẽ thất bại. Hãy tích cực và hãy làm việc hăng say.
Bạn phải biết rằng không ai là hoàn hảo cả, con người luôn mắc sai sót. Đừng ngại giao tiếp vì sợ mình nói sai điều gì đó. Giao tiếp luôn trong tình huống cần linh động, không thể theo một khuôn khổ đã có sẵn. Việc bạn luôn rụt rè, ngại tiếp xúc, giao tiếp với người đối diện có thể là do nỗi sợ tâm lý của bản thân. Để tự tin giao tiếp trước hết bạn phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi tâm lý trên.
Luyện nói
Cách tiếp theo để tự tin hơn trong giao tiếp đó chính là luyện nói nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có câu “Học đi đôi với hành”. Để tự tin hơn bạn hãy nói nhiều hơn, mẹo này sẽ giúp bạn nói trôi chảy, không bị vấp hay không biết nói gì trong một cuộc trò chuyện.
Cho dù bạn chỉ đang nói chuyện với số ít người hay phòng họp nhiều người, sự kiện bên ngoài thì cũng hãy thực hành trước những điều bạn sẽ nói. Bạn cũng hãy giữ vững tinh thần nếu như cuộc trò chuyện không như bạn mong muốn, hãy khắc phục dần theo thời gian và sự nỗ lực của bản thân.
Tập cách mở đầu một câu chuyện
Việc sợ hãi giao tiếp khiến bạn ít khi mở lời để bắt đầu một câu chuyện với người khác. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào khi đứng trước người khác.
Bắt đầu gợi chuyện là bước đầu để giao tiếp. Bạn không cần phải nói những câu chuyện có kiến thức cao siêu hay thể hiện sự thông minh, bạn có thể bắt đầu bằng các câu chuyện phiếm vô hại, vui vẻ, một lời hỏi thăm đi cùng với nụ cười thân thiện sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ những người xung quanh. Họ cũng sẽ vui vẻ để cùng bạn bắt đầu câu chuyện. Bước đầu này sẽ giúp bạn dễ bắt chuyện với người khác hơn.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể có thể giúp bạn tự tin trong giao tiếp, cụ thể như sau:
- Tư thế: Tư thế nếu quá căng thẳng và cứng nhắc sẽ cho thấy bạn đang bất an và lo lắng. Nếu bạn quá xuề xòa, bạn đang không tôn trọng người đối diện. Vậy nên để tự tin hơn, hãy giữ tư thế thoải mái và chuyên nghiệp với trang phục lịch sự và một cái lưng thẳng.
- Giao tiếp: Giao tiếp quá nhiều bằng ánh mắt có thể khiến bạn bỏ lỡ những thông tin quan trọng và khiến bạn xa cách họ hơn, không theo kịp câu chuyện. Đặc biệt, nếu thường xuyên nhìn chằm chằm vào đối phương cũng được coi là thô lỗ, khiến đối phương khó chịu.
- Cử chỉ nét mặt: Mỉm cười là dấu hiệu của sự tự tin, nhưng bạn không nên quá gượng ép hoặc dùng nụ cười trong những trường hợp không nên cười. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu cuộc trò chuyện và cân bằng mọi thứ trong giao tiếp.
Thái độ chân thành
Thái độ chân thành sẽ bù đắp cho sự ít nói và trầm lắng của bạn. Khi giao tiếp nếu bạn không nói nhiều thì hãy thể hiện sự chân thành, tôn trọng với người đối diện. Khi nói hãy dùng từ ngữ mộc mạc, dễ nghe, chân thực và phù hợp với cuộc trò chuyện. Hãy hạn chế tối đa tình trạng dè bỉu, chỉ trích người khác vì sẽ khiến họ có cái nhìn không tốt về bạn.
Có thể bạn không biết nhưng nói ít nghe nhiều cũng là cách lấy điểm trong mắt người khác. Việc kiên nhẫn lắng nghe, theo dõi câu chuyện của mọi người cũng là cách để bạn xoa được áp lực trong giao tiếp, dần dần bạn sẽ biết cần phải nói những gì.
Nhờ vả người khác
Người rụt rè, ngại giao tiếp cũng thường không muốn nhờ vả và tự xoay sở công việc. Điều này khiến bạn trở nên xa cách hơn, những người xung quanh cũng chán nản với bạn. Đây chính là sự thất bại trong giao tiếp khi xã hội ngày nay thường cần sự cởi mở về các mối quan hệ. Chính những điều này khiến bạn trở nên rụt rè hơn, không dám bước ra vùng an toàn và mãi mãi không thể tự tin trong giao tiếp.
Do vậy, thi thoảng bạn hãy nhờ vả người khác giúp đỡ và ngược lại, luôn cẩn thận lắng nghe, không phân biệt địa vị, tuổi tác, tình trạng của đối phương. Đây chính là cách để bạn kết nối với xung quanh và tự tin hơn.
Đừng để mình là người ngoài cuộc trò chuyện
Bạn ngại tiếp xúc gặp gỡ đó là lý do khi các cuộc họp, sự kiện giao lưu đông người diễn ra bạn luôn chọn cho mình một góc, lặng lẽ ngồi cho đến khi kết thúc. Giờ hãy làm khác đi. Chủ động đến bắt chuyện và giao lưu với người khác,bạn sẽ tìm được những người bạn mới. Hãy cho họ biết bạn đang ở đây, họ sẽ để ý hơn đến bạn, muốn hiểu bạn, kéo gần khoảng cách cuộc nói chuyện sẽ suôn sẻ hơn nhiều.
Trong những buổi giao lưu biết đâu bạn sẽ tìm thấy các tài lẻ, thể hiện được sức hút của mình khi mạnh dạn, chủ động hơn. Vì vậy, đừng có núp mình vào vỏ ốc, dám thể hiện mình để cải thiện khả năng giao tiếp là điều rất tốt.
Phát huy điểm mạnh bản thân
Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng vậy nên nếu bạn có năng khiếu ở một môn thể thao hay nghệ thuật nào thì hãy phát huy nó.
Bên cạnh đó, việc kết nối với những người có cùng sở thích cũng là điều nên làm, đây chính là môi trường tuyệt vời để bạn rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp. Khi phát huy được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, bạn sẽ được công nhận.
Biết cách tiếp nhận, đáp lại lời khen
Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!”...
Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai. Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
Hãy điều chỉnh giọng nói, và tốc độ nói của bạn
Hãy nói với tốc độ vừa phải, âm thanh phát ra đủ để nghe không quá nhỏ cũng không quá to, sử dụng từ chuẩn không dùng từ địa phương. Nói quá nhanh chứng tỏ bạn đang lo lắng và muốn nhanh chóng kết thúc mọi chuyện. Nói quá chậm bị xem là tự ti, nhút nhát. Tuy nhiên cũng cần tránh giọng nói đều đều trong suốt cuộc trò chuyện vì nó dễ mang lại cảm giác chán nản không mấy thuyết phục với người nghe.
Hãy học cách điều chỉnh giọng nói cũng như tốc độ nói của bạn.Trong giao tiếp hàng ngày hay công việc giọng nói luôn mang lại cho người sở hữu nó nhiều thành công, đó luôn là yếu tố quyết định bạn có ấn tượng, hấp dẫn với người đối diện hay không.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .