Top 8 Cách kể chuyện cho trẻ nhanh thuộc, nhanh nhớ mà cô giáo mầm non nên biết

83.2k

Đến với mỗi câu chuyện, bài thơ là trẻ lại được bước vào một thế giới vừa thực,vừa ảo, với bà tiên, ông bụt, với những nhân vật đáng yêu, đáng ghét. Việc tạo cho...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Lựa chọn những câu chuyện phù hợp với từng chủ đề để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

Trẻ 5-6 tuổi có khả năng tập trung lắng nghe tác phẩm đến cùng, với sự giúp đỡ của người lớn, trẻ sẽ hiểu được nội dung của tác phẩm nắm được trình tự các sự kiện, nhận ra những cử chỉ và hành động rõ nét của nhân vật. Cô giáo cần lựa chọn những câu chuyện kể, bài thơ cho phù hợp với lứa tuổi. Không được cho trẻ nghe truyện bạo động, nói tục, chết chóc, hành hạ tàn bạo sẽ khiến trẻ sợ hãi. Thể loại truyện đa dạng: thần thoại, lịch sử, truyện về con vật, cây cố,...câu chuyện có nội dung mở rộng tầm nhìn của trẻ. Đối với bài thơ tôi lựa chọn những bài thơ có vần điệu hay, âm sắc vui tươi trong sáng, nhí nhảnh,...giúp trẻ thuộc bài thơ nhanh hơn, ham thích học hơn…


Câu chuyện cần có tranh minh họa đẹp hoặc rối sẽ gợi cho trẻ những cảm xúc nghệ thuật sâu sắc. Các chuyện kể theo từng giai đoạn nên phù hợp với chủ đề đang thực hiện trong thời gian đó.


Mở đầu tiết học giáo viên cần tạo ra các tình huống bất ngờ lôi cuốn tạo sự chú ý cho trẻ. Trẻ ham muốn khám phá vấn đề cô đưa ra sau đó dẫn dắt trẻ vào câu chuyện.


Ví dụ: Câu chuyện “Củ cải trắng”


Khi giới thiệu câu chuyện cô không giới thiệu trực tiếp mà cho trẻ lên khám phá củ cải thật, cho trẻ tự cầm lên xem quan sát vì trẻ thích thú tìm tòi. Cô hỏi trẻ đó là củ gì? Màu sắc như thế nào? Củ cải này để làm gì? Ăn có ích lợi  gì cho cơ thể…. Sau đó cô cho trẻ biết, củ cải không những chúng ta ăn ngon mà con vật cũng rất thích ăn như thỏ, dê, hươu. Cô vừa nhắc đến tên các con vật trong chuyện gì? (trẻ trả lời). Vậy cô sẽ kể cháu nghe về câu chuyện “củ cải trắng” nhé.

Khi kể chuyện, cô không nhất thiết phải thuộc lòng từng câu trong truyện. Có thể thêm hoặc bớt các tình tiết trong chuyện sao cho phù hợp để tạo sự chú ý của trẻ nhưng không làm sai lệch nội dung chuyện.


Khi kể chuyện, cô giáo cho trẻ xem tranh minh họa, xem rối diễn kịch. Cô kể 2 lần, giọng kể của cô diễn cảm thể hiện giọng nói cử chỉ điệu bộ của nhân vật trong truyện.


* Giọng dê con: ngạc nhiên, vui vẻ

* Giọng hươu con: hớn hở, tự nhiên.

* Giọng thỏ con: dịu dàng, tình cảm.


Đặc biệt khi kể kết hợp rối thì phải làm  mô hình phù hợp với nội dung, kể đến nhân vật nào, giáo viên cho nhân vật đó xuất hiện, dùng tay điều khiển rối nói, chạy, đi, nằm… Cô giáo phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa động tác điều khiển rối và lời nói sao cho phù hợp trẻ thấy vô cùng thích thú.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Trẻ tham gia trả lời câu hỏi theo nội dung chuyện

- Nhằm giúp trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ được trình tự các sự kiện của truyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn học trong mỗi tác phẩm, cô giáo cần đàm thoại với trẻ với các loại câu hỏi như sau:


+ Loại câu hỏi về nội dung (chuyện gì? chuyện kể về ai? Trong chuyện có ai?  Làm gì?  Làm thế nào?)

+ Loại câu hỏi về nội dung nhưng có tính chất suy luận (Tại sao?)

+ Loại câu hỏi yêu cầu câu trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả (Ra sao? Như thế nào?)

+ Loại câu hỏi về ngữ điệu giọng của các nhân vật phù hợp với hành động và tính cách nhân vật (nói gì? Nói như thế nào?)

+ Loại câu hỏi về thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện (vì sao? Nghĩ thế nào về...?)


Ví dụ: Trong chuyện “dê con nhanh trí” có thể đặt câu hỏi như sau

+ Truyện kể về ai? Trước khi ra đồng ăn cỏ, dê mẹ dặn dê con thế nào?

+ Dê mẹ vừa đi khỏi, chó sói đã làm gì? Dê con trả lời như thế nào?

+ Chó sói đã nghĩ ra cách gì để lừa dê con ? Dê con đã nhanh trí ra sao?

+ Dê mẹ đã khen dê con như thế nào?

- Khi trẻ trả lời câu hỏi không áp đặt trẻ trả lời đáp án giống y như cô chuẩn bị. Có thể trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu nhưng vẩn đảm bảo nội dung chuyện.


Ví dụ: Dê con là nhân vật như thế nào? (1 trẻ trả lời: thông minh. Trẻ khác trả lời nhanh trí, trẻ khác: dũng cảm …)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Cô giáo kể mẫu

Kể diễn cảm kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. Khi kể cô sử dụng ngữ diệu phù hợp với từng nhân vật

Ví dụ: Câu chuyện : Nhổ củ cải

Cô sử dụng giọng điệu thể hiện các câu gọi của: ông già, bà già, cô cháu gái, con chó, con mèo, chuột nhắt, lớn nhanh như thổi, nhấn mạnh các từ, khổng lồ to chưa từng thấy ( hai tay đưa ra trước,lên cao), nhổ mãi, nhổ mãi....

- Lần 2: Cô luôn sử dụng với đồ dùng trực quan để tạo hứng thú cho trẻ và để trẻ hiểu nội dung câu chuyện, tính cách của nhân vật qua hình ảnh minh học. Cô có thể sử dụng nhiều đồ dùng trực quan khác nhau như tranh minh họa, rối, phim hoạt hình.....

  • Ví dụ 1: Chuyện Nhổ củ cải. Cô kể bằng tranh minh họa
  • Ví dụ 2 : truyện chú thỏ tinh khôn . Cô kể bằng sân khấu , rối


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Sử dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ

Để hoạt động cho trẻ làm quen với một tác phẩm truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên là giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp mắt, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen  với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao.


Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ. Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể chuyển các bức tranh có sẵn của một câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung của chủ đề, như thế rất thu hút và gây hưng thú hơn cho trẻ. Chẳng hạn với câu chuyện “Gấu con bị đau răng”, các cô có thể sưu tầm một số hình ảnh trên mạng để xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện để giúp trẻ thấy được nét đặc trưng của các nhân vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 2 lượt vote)

Giúp trẻ mạnh dạn tự tin kể lại chuyện

Để giúp trẻ nhớ được chuyện, sau khi đàm thoại các loại câu hỏi trên, giáo viên kể lại truyện cho trẻ nghe, trẻ phải tập trung chú ý nghe và nhớ lại nội dung chuyện, có thể  kể mọi lúc mọi nơi. Lúc đầu nhìn  tranh minh họa, sau đó không có tranh minh họa, kể chuyện thật diễn cảm, giọng kể phù hợp với tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, phù hợp với các nhân vật trong truyện, phù hợp với tính cách tâm trạng của nhân vật đó.


  • Đầu tiên cho trẻ kể lại đoạn điệp khúc, đoạn đối thoại bằng cách cho trẻ đồng thanh bắt chước cô và cho cháu nhắc lại giống cô.
  • Tiếp theo cho trẻ kể lại từng phần bằng cách kể tiếp theo cô.
  • Cho trẻ kể chuyện theo vai trong đó cô làm người dẫn chuyện.
  • Cho trẻ đóng lại vai các nhân vật trong chuyện.
  • Cô cần chuẩn bị thêm trang phục, đồ dùng, mô hình tranh ảnh để trẻ đóng kịch, hóa trang cho trẻ, nếu không cho trẻ xem tranh để kể chuyện.
  • Khi trẻ kể cô và các bạn khích lệ động viên khen ngợi trẻ. Qua đó tạo cho trẻ niềm vui phấn khởi thích tham gia vào hoạt động kể chuyện.

Ngoài kể chuyện theo câu chuyện vừa kể, trẻ còn có thể kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của bản thân mỗi trẻ về câu chuyện đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ được nghe, được thấy, được trải nghiệm. Kể chuyện sáng tạo là một hình thức giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin và các chức năng tâm lý cá nhân…Kể chuyện sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ cá nhân, học cách thể hiện văn hóa nói, phát triển các thói quen đối thoại……và quan trọng hơn cả kể chuyện sáng tạo là một hình thức có hiệu quả giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.


Kể chuyện sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể được tiến hành dưới các loại hình thức khác nhau

  • Nghe chuyện và đặt tên chuyện được nghe.
  • Kể chuyện theo đồ chơi.
  • Kể chuyện theo tranh có chủ đề.
  • Kể chuyện theo kinh nghiệm.
  • Kể tiếp và kết thúc câu chuyện.


Nhờ ứng dụng giáo án điện tử vào trong giảng dạy tôi nhận thấy cháu hứng thú  tham gia vào hoạt động một cách rõ nét, những cháu lúc trước cô gọi không đứng lên mà nay cháu mạnh dạn đưa tay tham gia kể lại chuyện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Cho trẻ hóa thân vào nhân vật (dạy trẻ đóng kịch)

Đóng kịch là một hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ và giáo dục tinh thần tập thể qua hoạt động đóng kịch của trẻ làm "sống lại " tâm trạng, hành động ngôn ngữ của nhân vật trong các tác phẩm . Chọn các tác phẩm có lời thoại của nhân vật trong sáng, dễ nhớ, dễ thuộc, hành động nhân vật bước đầu thể hiện phức tạp, bắt đầu xuất hiện kịch tính để trẻ có thể tạo diễn xuất theo tính cách của nhân vật. Trẻ thuộc lời thoại không nói lắp, nói ngọng, biết diễn đạt ngôn ngữ chính xác.


Để tổ chức đóng kịch cô giáo tiến hành như sau:

  • Lựa chọn trang phục, tác phẩm kịch bản ngắn gọn, xúc tích, có thể lược bỏ bớt những gì không cần thiết. Cho trẻ tiếp xúc kịch bản văn hóa bằng cách kể cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm bằng nghệ thuật kể diễn cảm nhiều lần ở mọi lúc, mọi nơi.
  • Đàm thoại với trẻ về tác phẩm, khi đối thoại tôi chú ý đến việc khắc họa tính cách nhân vật, hành động cử chỉ của nhân vật trong lời kể của trẻ một cách diễn cảm, đúng ngữ điệu.
  • Phân vai, tập đóng vai: Lần lượt cho từng nhóm trẻ kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, lời nói, hành động của nhân vật.

Ví dụ: Truyện Nhổ củ cải

Trang phục: Bộ râu ông già ( làm bằng râu ngô), khăn chùm đầu cho bà già, mũ rối cho củ cải, mèo, chó, chuột.

Phân công trẻ đóng các vai ông già, bà già, cháu gái, chó, mèo, chuột cô là người dẫn chương trình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 2 lượt vote)

Cho trẻ làm quen với truyện qua hoạt động khác

Trong trường mầm non, các hoạt động khác phần lớn được chiếm thời gian và bất kỳ hoạt động nào, thời điểm nào trong ngày như đón trẻ, trả trẻ, hoạt động góc, mọi lúc, mọi nơi... Đều có cơ hội để làm quen với truyện cho trẻ. Song, cô giáo có thể chọn một số biện pháp được phát triển ngoài tiết học mà được coi là chiếm ưu thế nhất làm phương tiện làm quen với truyện cho trẻ như sau:


Hoạt động chiều: Ở hoạt động này có nhiều thời gian cô tổ chức dưới nhiều hình thức chơi mà học, học mà chơi. Tôi cho trẻ làm quen với câu truyện, dạy trẻ kể chuyện, rèn trẻ thể hiện giọng nhân vật, dạy trẻ đóng kịch.


Ví dụ: Chủ đề con vật bé yêu thích truyện chú thỏ tinh khôn

- Làm quen với truyện: Trò truyện cùng trẻ về các con vật, cho trẻ xem video truyện chú thỏ tinh khôn.

* Hoạt động góc

Cô trưng bày ở góc học tập, góc nghệ thuật , như rối, truyện tranh, sách, cho trẻ tập làm sách, in hình ảnh nhân vật, tô, vẽ tranh, nhiều con rối, tranh có nội dung phù hợp với chủ đề , sử dụng rối đóng kịch cùng cô.

Ví dụ: chủ đề gìa đình truyện nhổ củ cải

Cho trẻ sử dụng rối đóng kịch phân vai các nhân vật trong truyện

Tô màu ông, bà ,cháu gái, củ cải, con mèo, con chuột, con chó,

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Kết hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với truyện

Tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm cô nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ đề, về các câu chuyện của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.


Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện đã học, phô tô, làm đĩa yêu cầu phụ huynh về nhà mở video, kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể truyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.

- Huy động phụ huynh đóng góp ủng hộ tiền, tạo góc văn học hoặc thu thập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…


Kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của truyện. Cô khuyến khích phụ huynh kể chuyện ở nhà cho trẻ như trước khi đi ngủ có thể kể hoặc đọc 1- 2 câu truyện cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ kể những câu truyện đã được học ở lớp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là top các cách kể chuyện cho trẻ nhanh thuộc, nhanh nhớ mà cô giáo mầm non nên biếtmà Alltop muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn trong việc tìm kiếm một dịch vụ makeup uy tín và chất lượng nhất nhé.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .