Top 10 Cuốn sách hay nhất của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là cây bút lớn, là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Lịch sử văn học cổ kim Đông Tây thường thấy xuất hiện những tài năng...xem thêm ...
Mùa Lá Rụng Trong Vườn
Mở đầu danh sách những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Ma Văn Kháng, Alltop sẽ giới thiệu đến các bạn tác phẩm
Mùa Lá Rụng Trong Vườn. Đây là tác phẩm tâm đắc của nhà văn, để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Câu chuyện kể về Gia đình ông Bằng một nhân viên bưu điện đã về hươu sinh sống tại Hà Nội. Gia đình ông Bằng có 5 người con, cậu cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, chị Hoài vợ anh tuy đã tái giá nhưng vẫn giữ liên lạc thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình, cậu hai Đông sau khi xuất ngũ có cuộc sống giản dị bên cạnh chị vợ tên Lý đảm đang, tháo vát. Con trai thứ ba trong nhà là cậu Luận một nhà báo có nhiều suy tư, trăn trở đối với cuộc sống, chị Phượng vợ anh là người tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Không may cậu trai thứ tư trong nhà lại là người hư hỏng, cậu Cừ luôn khiến ba mẹ phải lo lắng vì thường xuyên cãi lại, thậm chí cậu đã bị đuổi khỏi quân đội, Cuối cùng, em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước.
Ông Bằng sống yên bình qua ngày cùng gia đình Đông và Luận trong căn nhà đầu phố. Tưởng chừng mọi việc đều tốt đẹp, nhưng bị kịch ập đến nhà ông Bằng khi cậu Cừ bỏ lại vợ con, bỏ công việc tại xí nghiệp trốn sang Canada. Đối với một người sống nề nếp, gia giáo như ông Bằng dường như việc này trở thành một cú sốc khá lớn. Sau khi qua nước ngoài, Cừ nhận ra lỗi lầm của mình, Cừ viết thư lần cuối về cho gia đình sau đó uống thuốc trừ sâu tự tử. Về phần ông Bằng sau khi nhận được tin, ông Bằng tái phát bệnh cao huyết áp, nhập viện và chẳng may qua đời. Đồng thời, vợ và hai con trai của Cừ vô cớ bị sa thải khỏi nông trường, phải đến ở nhờ nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài.
Bi kịch chưa dừng lại ở đó, khi chị Lý vợ anh Đông cảm thấy chán nản vì sự vô tâm của chồng, chị Lý bị trưởng phòng tại cơ quan dụ dỗ, bỏ bê gia đình, theo nhân tình hưởng lạc. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà chị mới nhận ra lỗi sai của mình, viết thư tỏ ý muốn quay trở về. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người nhận được thư của Lý.
Link mua: https://nhatrangbooks.com/sach/mua-la-rung-trong-vuon/
Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú
Một trong những đứa con tinh thần gây tiếng vang cho nhà văn Ma Văn Kháng chúng ta không thể không nhắc đến là
Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú, Tác phẩm được giới văn học đánh giá khá cao, những giá trị mà tác phẩm mang lại là vô cùng to lớn.
Câu chuyện kể về Tự một nhà giáo tri thức, mong muốn được cống hiến, được xã hội chấp nhận nhưng bị thẳng thừng từ chối. Có lẽ bản thân đã từng là nhà giáo nên tác giả phần nào có nhiều tâm sự như vậy. Ma Văn Kháng dùng ngòi bút của mình miêu tả sống động xã hội băng hoại đạo đức, nhân phẩm của bấy giờ. Xây dựng nên một hình tượng người thầy đẹp như Tự, Ma Văn Kháng cũng đã khiến người đọc phải thêm cảm phục ông, “người thay đổi kiến trúc tâm hồn” bằng con chữ.
Thông qua dòng suy nghĩ nhân vật Tự,tác phẩm đã khơi sáng dòng suy nghĩ tích cực cho rất nhiều thế hệ, một con người cũng có thể sống với ước vọng, thực hiện hoài bão của mình mà không có sự chấp thuận của người đời, luôn kiên cường đi thẳng về phía trước cũng giống như " một đám cưới mà không cần phải có giấy giá thú". “Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú nằm trong dòng vận động chung của sáng tác hiện nay theo một xu thế tốt: tính thế sự mạnh mẽ. Từ sự thật được phơi bày trong văn học gợi cơ sở để suy nghĩ những vấn đề lớn của xã hội. Đã qua rồi thời kỳ mà người viết không dám nói sự thật.” – Lời tâm sự chân thành, mộc mạc của nhà văn Nguyên Ngọc về tác phẩm
Link mua: https://tiki.vn/dam-cuoi-khong-co-giay-gia-thu-p636828.html
Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe
Một trong những tác phẩm văn học góp phần làm nên tên tuổi của tác giả Ma Văn Kháng chúng ta phải kể đến Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe, tác phẩm viết về lịch sử Lào Cai từ năm 1945 đến cuối năm 1947, khi giặc Pháp trở lại xâm chiếm vùng đất này.
Cuốn sách xoay quanh câu chuyện về một số cán bộ cách mạng thực hiện cuộc viễn hành quả cảm và lãng mạn đến các thổ ty miền Đông của tỉnh nhằm lan tỏa tinh thần yêu tổ quốc, sự am hiểu về chiến tranh cho đồng bào, nhằm đập tan bè lũ phản động Việt gian quốc dân Đảng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài, thiết lập chính quyền cách mạng.
Điểm đặc biệt của tác phẩm là không có nhân vật chính, mỗi nhân vật đều có diễn biễn tâm trạng, câu chuyện riêng, không gian chuyển dịch luôn luôn, tạo một cảnh tượng rộng lớn cho bức tranh văn học, có điều kiện để các nhân vật thỏa sức vẫy vùng.
Cuốn sách được viết năm 1970, sau rất nhiều năm tháng tác giả làm việc, sống và gắn bó với thiên nhiên và con người Tây Bắc. Với ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE, Ma Văn Kháng đã dần khẳng định sự tinh tế bậc thầy trong loại hình tiểu thuyết. Nó có thể coi như một cái mốc trên bước đường văn học của ông tính từ XA PHỦ. Một phần năm thế kỷ sống ở miền núi, và quan sát, và viết. Một phần năm thế kỷ ấy thật đáng giá với Ma Văn Kháng.
Link mua: https://tiki.vn/dong-bac-trang-hoa-xoe-p822756.html
Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên
Tác phẩm tiếp theo mà Alltop sẽ đề cử với các bạn trong danh sách này là Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên. Tác phẩm kể về thầy giáo Quang Tình, con người đã chịu nhiều thăng trầm của cuộc sống, tưởng chừng như đến lúc phải bỏ cuộc nhưng bằng nghị lực của mình để vươn lên.
Mọi thứ dẫu có xảy ra theo chiều hướng không thuận lợi nhưng nhân vật Quang tình vẫn luôn quan niệm tất cả rồi sẽ qua. Người thợ mộc ấy vẫn luôn giữ cho mình sự thiện lương bởi luôn tâm niệm “Em ơi, tất cả sẽ qua đi. Tất, tất cả sẽ chẳng còn lại dấu vết gì trên thế gian này. Cả những cái gọi là âm mưu đớn hèn, cả tội ác, cả lừa lọc và ngu xuẩn. Chỉ còn lại một thứ duy nhất là tình yêu thương con người với con người em à”. Người thầy Quang Tình mang trong mình nhiều hoài bão, nhưng bị o ép đến mức phải từ bỏ nghề giáo chuyển sang thợ mộc để mưu sinh vì miếng cơm manh áo, vì thương vợ con, thầy gạt bỏ lòng tự tôn của nghề giáo nhưng thầy vẫn giữ tấm lòng lương thiện.
Tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống với những mảng màu sắc thái khác nhau, sinh động và hấp dẫn, mà còn nêu rõ thái độ, triết lý nhân sinh, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc đời, con người. Sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời cũng như khả năng quan sát thấu đáo của Ma Văn Kháng đã làm nên những trang văn tỉ mỉ, tinh tế, công phu.
Link mua: https://nhatrangbooks.com/sach/nguoi-tho-moc-va-tam-van-thien/
Xa Xôi Thôn Ngựa Già
Cái tên tiếp theo mà Alltop sẽ giới thiệu với các bạn trong danh sách này là Xa Xôi Thôn Ngựa Già, đây là tác phẩm miêu tả chân thực những mặt tiêu cực của xã hội bấy giờ.
Câu chuyện về một cha xứ mang tấm lòng thương người, nhân hậu đi mở mang nước Chúa ở vùng đồng bào dân tộc Mông (Cố Vinh, người xứ lạ). Ông sống hết mình, cống hiến bằng cả trái tim và tâm hồn, nhưng lại có một kết cục không vui vì đã sống thành thật… Câu chuyện khiến người đọc thương cảm, day dứt về số phận trớ trêu, bi thảm của hệ thống tín ngưỡng xa lạ...
Người phụ nữ xinh đẹp Seo Ly được tác giả dùng mĩ từ để miêu tả nhan sắc đẹp tựa như một trang tuyệt sắc xứ Mèo, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc gợi tình, mắt nàng biếc xanh màu núi lung liêng…” (Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường). Nàng gây nên những bi hài kịch và những vụ “thăng giáng” của các vị chức sắc nhất nhì trong huyện lỵ, để từ đó những âm mưu, toan tính dần được phơi bày trước ánh sáng. Ma Văn Kháng bằng cái tâm trong sáng, đôn hậu đã “khuấy động” lòng người mối bận tâm về cảnh đời thế tục và thế thái nhân tình… Những hiểu biết tinh tường về đời sống văn hóa người dân vùng núi được thể hiện qua lời văn mộc mạc, giản dị của một tác giả đã “nhập cuộc, dấn thân và sống hết mình với đời sống hiện sinh”. Sau những tủi nhục, mất mát, xót xa… là niềm cảm thông, tin yêu, trân trọng con người và những vấn đề nhân văn cao đẹp.
Link mua: https://tiki.vn/xa-xoi-thon-ngua-gia-tap-truyen-vua-p378489.html
Một chiều dông gió
Ngoài các tập tiểu thuyết như: “Đồng bạc trắng hoa xoè” “Vùng biên ải” “Trăng non”, “Mùa lá rụng trong vườn” “Đám cưới không giá thú”… Anh còn nhiều tập truyện ngắn có giá trị được đánh giá cao: “Ngày đẹp trời”,“Trái chín mùa thu”, “Heo may gió lộng”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Vòng quay cổ điển”… tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng điểm qua vài nét về tác phẩm “Một chiều dông gió” của anh.
Truyện phản ánh đời sống cực khổ của một đội cung đường, đội trưởng là anh Tua, các anh là những chàng trai đồng quê vào công nhân đường sắt, đời sống nơi làm việc của các anh tách biệt với cuộc sống xung quanh “Karaoke là gì không biết. Đĩa CD là cái chi không hay. Bãi biển ngày hè quán nhậu là thế giới ngoài ta. Ngày hè lễ tết không. Cả năm không một tấm ảnh chụp, báo chí không. Liên hệ với cộng đồng chỉ một cái đài bán dẫn chạy pin”. Cuộc sống lao động vất vả, sinh hoạt giản đơn không cần ý tứ rất bộn bề tuỳ tiện… Một cô gái như hoa xuất hiện làm cho mọi sinh hoạt của các anh thay đổi từ việc ăn mặc đến tóc tai quần áo… từ cẩu thả tuỳ tiện chuyển qua nề nếp. Đặc biệt là cách nghĩ cách làm cũng khác “Con người luôn có khả năng biến thành kẻ khác với chính nó”. Rồi cô gái xinh đẹp biến mất làm xáo trộn đời sống ngay trong ý nghĩ, sinh hoạt thường ngày của các anh “Tua mới nhận ra nỗi thống khổ đối với sự mất mát một hy vọng, sự thuyết vắng niềm vui giao tiếp với cái đẹp còn muôn lần dai dẳng đớn đau hơn nếu so với cơn đói khác của dạ dày cơn mệt nhọc của cơ bắp”.
Mất hy vọng, tình yêu con người trở nên thô lỗ cộc cằn… nếp sống tuỳ tiện bừa bãi lập lại như cũ, xung đột xảy ra giữa anh Tua và anh Hợi họ tranh luận dằn co rồi đấm đá quyết liệt… Anh Hợi đánh giá con người vội vàng không xác thực “Nói trắng ra hạng ấy giỏi lắm cũng chỉ là cave hoặc gái bia ôm”. Ngược lại anh Tua tin tưởng vào cô gái, vào cái đẹp trong đời đang tồn tại mà mọi người ở đây không nhận ra “Các người có mắt mà không có con ngươi! Các người mù loà cả rồi”. Qua câu chuyện nhà văn đã phản ánh một hiện thực cuộc sống đang diễn ra rất cụ thể là đội cung đường, các nhân vật ở đây là những chàng trai đồng quê vào công nhân tâm lý tính cách … thể hiện qua nếp sống xa nhà cô lập với cộng đồng xã hội.
Có thể nói phương thức thể hiện từ việc mô tả hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động đến xây dựng hệ thống nhân vật từ ngoại hình đến diễn biến của thế giới nội tâm… qua ngôn từ bình dị chính xác … Tác phẩm tự thân tạo nên giá trị của nó. Nói như nhà văn Anh Đức “Nghề văn nói về con người và năng đỡ con người”.
Link mua: https://tiki.vn/mot-chieu-dong-gio-tap-truyen-ngan-p3003461.html
Bãi Vàng Và Những Chuyện Tình Nho Nhỏ
Phát hành từ cuối tháng 10/2017, tập truyện ngắn “Bãi Vàng và Những chuyện tình nho nhỏ” tập hợp 15 truyện ngắn chọn lọc của nhà văn Ma Văn Kháng, viết về tình yêu và người phụ nữ trong tình yêu.
Với bút lực dồi dào của một cây bút văn xuôi lão luyện đã đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn của quốc gia và khu vực, mỗi truyện ngắn của Ma Văn Kháng luôn có sức nén dầy dặn của đời sống, chứ không chỉ dừng ở định lượng “nhát cắt” của thể loại này. Truyện ngắn của ông sống động và ngồn ngộn chất đời thường, ngay cả khi viết tập trung về đề tài lãng mạn là tình yêu. Với ông, tình yêu là “tài sản chung của nhân loại”, là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người” bất kể tuổi tác và địa vị xã hội. Cứ tưởng tình yêu là thứ đặc sản của một đời sống tinh thần thuộc đẳng cấp cao. Hóa ra là không phải. Hoá ra nó còn là thứ tình cảm của Thị Nhi và Nhóc Giẳng, hai cái cá thể bất thành nhân dạng, thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, những kẻ sống lam lũ, lầm than, cơm chẳng đủ no, áo chẳng đủ ấm, bị coi là hạng tiện dân, không ai thèm để tâm tới. Tình yêu! Hóa ra nó là tài sản chung của nhân loại. Nó là thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người!” (Trích truyện ngắn Bãi vàng).
Với quan điểm giản dị mà nhân văn đó, những nàng thơ trong tập truyện này của ông từ những người bé mọn như cô thanh niên xung phong quá lứa nhỡ thì, người đàn bà góa, ả gái tiêu khiển nơi bãi vàng,... đến những người phụ nữ sang cả trí thức, trưởng giả... đều đắm chìm trong tình yêu hoặc thứ tưởng là tình yêu.
Mỗi câu chuyện là một góc nhìn về cuộc sống, về tình yêu trên cái phông nền thời bao cấp, nhưng qua đó, độc giả sẽ cảm nhận đâu đó hình ảnh của chính mình trong bộn bề cuộc sống đương đại hôm nay.
Link mua: https://tiki.vn/bai-vang-va-nhung-chuyen-tinh-nho-nho-p1566841.html
Bóng đêm
Không đi theo lối mòn sẵn có, bằng sáng tạo độc đáo cùng với bút pháp tiểu thuyết chuyên nghiệp, Ma Văn Kháng đã có cách diễn đạt mới lạ, tạo ra gương mặt mới cho tiểu thuyết an ninh đương đại bằng cái nhìn đa chiều, đa diện - cái nhìn thế sự, đời tư. Bên cạnh những chiến công vinh quang, người chiến sĩ công an cũng gặp không ít hệ lụy, nguy hiểm và rủi ro luôn rình rập, thậm chí cái chết cũng là một tất yếu không ngoại trừ. Cuộc sống vốn là một chuỗi những bất ngờ, là bao điều không thể lường trước...
"Bóng đêm" tái hiện lại bức tranh về cuộc đời sinh động được kết hợp rất linh hoạt giữa bút pháp hiện thực với suy tưởng lãng mạn, đôi chỗ có đan cài những chi tiết “sex”, những chi tiết đẹp về tình yêu cũng là cách lựa chọn độc đáo của tác giả để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nếu ai đó có tham vọng đi tìm sự thật trong "Bóng đêm" so với vụ việc đã xảy ra ngoài đời như thế nào để đánh giá mức độ chân thực của tiểu thuyết thì quả là vô ích. Bởi hiện thực ở đây chỉ là đường viền, là cái khung cho bức tranh tưởng tượng, sáng tạo của tiểu thuyết.
Sau tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời các chiến sĩ, một hệ luận kiêu hãnh và cũng thật xót xa có thể chín muồi, xuất hiện trong tác phẩm: Những con người mang sứ mệnh đối diện với bóng đêm, chống lại tội ác, có mặt trên đời này không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích. Trước khi cài hoa trên ngực thì cũng có không ít những Trừng, Nhâm đã đối diện với cái chết, sự mất mát, phải đau đớn dằn vặt về thể xác... Hàng ngày, hàng giờ đã và đang có rất nhiều sự hi sinh thầm lặng, có thể cuộc đời không thể ghi nhớ hết tên của các anh, nhưng lớn lao hơn là máu của những con người ấy đã thấm vào đất để cho cuộc đời này nở hoa, đất Mẹ đã ôm các anh vào lòng bằng một tình yêu và sự tri ân sâu sắc! Vì lẽ đó mà nhân vật của "Bóng đêm" rất gần với cuộc đời thực và giá trị nhân văn của tác phẩm từ đó càng được khẳng định.
Link mua: https://tiki.vn/bong-dem-p2983967.html
Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương
Tập hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” của Ma Văn Kháng được viết ra từ cả hai nguồn cảm hứng thật rõ: những nhọc nhằn và những yêu thương. Ta có thể so sánh những nhọc nhằn mà ông đã trải, với cả khối yêu thương mà ông được nhận và ban phát.
Trong “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”, tác giả có giọng hồi ký ôn tồn, chậm rãi, nhẹ nhàng mà từ đó, người đọc nhận ra vẻ bùi ngùi, có chỗ là rưng rưng đầy xót xa, lại cả thương mến và trân trọng. Và thỉnh thoảng vọt thoát ra khỏi sự đều đều của nhịp điệu văn xuôi cũng rất dễ sa vào ru rủ, lại vang lên trong mức đủ nghe như thì thầm muốn nén bớt nỗi bi thương, đôi lời chát chúa, đáo để ra trò.
Ma Văn Kháng đã không chỉ khéo léo hay đủ sự tinh tế, nhạy cảm để chỉ kể lại một số nỗi nhọc nhằn, cơ cực mà ông và bạn nghề ông đã trải qua như đói ăn và thiếu mặc, chỗ ở chật chội, đi khám bệnh phải chen chúc… Bởi kể lại được vậy, mới là giỏi cái giỏi của một cây bút thạo nghề. Đó là một bức tranh đầy tâm trạng, có đủ bi ai, phẫn uất, buồn thương, mai mỉa… Điểm thú vị là qua bức tranh ấy, ta thấy rõ hành trình trở thành một trí thức mẫn cán, tận tụy để rồi có một nhà văn Ma Văn Kháng về sau. Phải rồi, Ma Văn Kháng, chính ông là một khối trí lực hơn người.
Link mua: https://tiki.vn/nam-thang-nhoc-nhan-nam-thang-nho-thuong-p21430150.html
Người Khách Kỳ Dị
Người khách kỳ dị của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp tục là dòng chảy cho cảm hứng bất tận của tác giả về những đề tài vốn đã trở thành thế mạnh trong bút lực của ông. Trước hết là những câu chuyện nhỏ, có xen lẫn chút hư ảo, kì dị về phong tục, quan niệm tâm linh, sự linh thiêng của người vật nơi miền núi Tây Bắc, cụ thể là nơi nẻo xa Lào Cai. Bên cạnh đó, tác giả tiếp tục đi sâu vào những biến chuyển trong đời sống con người chốn thị thành, những thay đổi về lối sống, cái nhìn về vật chất, đồng tiền và tác động của chúng tới hành động của con người với con người trong xã hội cũng như tới tình cảm của lứa đôi, gia đình, thầy trò.
Mạch truyện nhịp nhàng với nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, nhiều phân đoạn tâm lí được đẩy lên cao trào và vỡ òa trong sự thức tỉnh, bài học được rút ra. Ngôn ngữ của tác giả cũng biến thiên linh hoạt, khi thì mộc mạc, gần gũi, khi lại ngang tàng, châm biếm, gay gắt mà đượm cái thi vị của cuộc sống, nhẹ nhàng mà chẳng phai chất đời. Đây cũng chính là chất liệu giúp tác giả đúc lên những nhân vật rõ nét về cá tính và thật gần gũi với bạn đọc, như thể khi đọc và ngẫm những con người trong Người khách kỳ dị, ta như được thấy phần nào đó của chính mình, chút gì đó cay xót, tủi nhục nhưng trên hết là ta tìm thấy hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, hy vọng về tình người mãi không mất đi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Từ chất mạo hiểm, liều lĩnh của anh lái xe đêm Quý trong Xe chạy đêm, những mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa anh em trong gia đình cùng sợi dây gắn kết mơ hồ giữa họ dựa trên cái giật mình lo sợ trước vong linh cha mẹ đã khuất trong Cát bụi, Một đám cổ khâu; đến Đất dữ, Quán ăn nổi, tác giả phơi bày trước mắt người đọc những góc khuất trong tâm lí "xu thời" của con người, khi tính thực dụng, tham lam len lỏi vào cuộc sống vốn đã chẳng có gì hoa vinh của vợ chồng anh lính Đường trong xóm trọ nghèo, của ba người thầy giáo chất phác Hướng, Lộc và Thụ.
Tác phẩm này mang đậm dấu ấn, những dư vị đặc sắc của cuộc sống hiện đại, bao chứa trong đó là nỗi trăn trở, hoang hoải không ngừng của nhà văn Ma Văn Kháng về giá trị nhân sinh cũng như vị trí của nó trong lòng xã hội công nghiệp đang biến đổi từng giây, từng phút.
Link mua: https://tiki.vn/nguoi-khach-ky-di-p38235263.html
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .