Nguyên liệu: Mỗi loại dầu ăn đều sử dụng nguồn nguyên liệu khác nhau, chứa hàm lượng chất béo khác nhau. Đối với những loại dầu hạt cải, đậu nành,.... sẽ sử dụng những loại nguyên liệu biến đổi gen (GMO) đã phun thuốc diệt cỏ để gia tăng năng suất. Còn những loại dầu hạt (NonGMO) hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ nên vẫn giữ được dưỡng chất vốn có. Hiện nay, nhiều người lo ngại rằng việc sử dụng dầu GMO có nguy cơ dậy thì sớm, lâu dài hơn là bệnh ung thư so với dầu Non GMO, nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này. Vì vậy, các mẹ cần nên tìm hiểu thông tin sản phẩm thật kỹ để đưa ra lựa chọn chính xác.
Công nghệ chế biến: Theo các chuyên gia, các mẹ nên lựa chọn những loại dầu ăn nguyên chất. Đây loại dầu ăn chưa qua tinh luyện, hoàn toàn sản xuất bằng công nghệ ép lạnh nên giữ nguyên vẹn dưỡng chất. Dầu ép lạnh thường có thời gian bảo quản ngắn hơn nhưng chất lượng tốt hơn. Còn loại dầu ăn tinh luyện sử dụng hóa chất để thay đổi những đặc tính của dầu như màu sắc, mùi vị, kéo dài thời gian bảo quản hoặc bổ sung các dưỡng chất khác.
Hương vị: Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với mùi vị. Vì thế bố mẹ nên ưu tiên chọn loại có mùi dịu, thơm, không quá nồng. Điều này sẽ kích thích bé ăn ngon và nhiều hơn đấy. Dầu hạt lanh, dầu lạc, dầu vừng,... là một lựa chọn tuyệt vời trong cung cấp các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia không khuyến khích sử dụng những loại dầu tinh luyện cho trẻ.
Lựa chọn loại dầu tốt cho tim mạch: Ba mẹ nên chọn các sản phẩm dầu ăn tốt chứa hàm lượng cholesterol ở mức vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến các vấn đề tim mạch khi cho trẻ sử dụng lâu dài. Dầu ăn dặm cho bé phải nguyên chất 100%, không chứa tạp chất, không cholesterol để giảm nguy cơ liên quan tim mạch. Một số loại dầu an toàn cho bé được Viện Tim Phổi Huyết Học Quốc Gia Hoa Kỳ khuyên dùng như: dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu mè, dầu ngô, dầu hoa rum,...
Độ tin cậy cao: Khi mua dầu cho bé, mẹ cần đọc thật kỹ các thông tin được in trên nhãn dán, bao bì như như thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm... để lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Một số tiêu chuẩn, chứng nhận an toàn đối với sản phẩm bao gồm:
- BRC
- Kosher
- GMP
- GFCO
- CHFA
- Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7597:2018