Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới
Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới. Tuy nhiên, sau Everest thì bạn có biết thêm những đỉnh núi nào nữa không? Nếu như bạn cũng có chung câu hỏi đó thì...xem thêm ...
Đỉnh núi Everest
- Độ cao: 8.848 m
- Quốc gia: Nepal / Tây Tạng
Được biết, vào năm 1953 người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest là Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay. Vì sở hữu độ cao lên tới 8.848m nên việc chinh phục đỉnh núi này không phải điều dễ dàng. Có một sự thật đáng sợ chính là người ta ước tính đã có hơn 200 thi thể trên đỉnh núi Everest được phát hiện khi băng tan. Tất cả những thi thể này đều được bảo quản tốt vì nhiệt độ tại đây rất lạnh. Chi phí di chuyển thi thể xuống phía dưới đất liền thường rất đắt đỏ nên hầu hết những người mất đều ở nguyên tại đây.
Như vậy, nếu bạn còn đang không biết đỉnh núi nào cao nhất thế giới thì câu trả lời chính là đỉnh Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới nằm trên dãy Himalaya đó!
Đỉnh K2
- Độ cao: 8.600 m
- Quốc gia: Pakistan / Tân Cương
Xếp ở vị trí thứ 2 là ngọn núi K2 hay còn được biết đến với tên gọi khác là núi Godwin-Austen hay Chooseori. Đỉnh núi này nằm ở biên giới giữa Tân Cương và Pakistan. Ngọn núi này có đỉnh cao 8.611m so với mực nước biển. Vì đường đi từ phía Trung Quốc rất nguy hiểm nên nhiều người thường chọn leo núi từ phía Pakistan.
K2 được mệnh danh là ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới nhưng đồng thời cũng chính là niềm khao khát của rất nhiều những người thích leo núi mạo hiểm. Ước tính, cứ 4 người chinh phục đỉnh núi thành công thì sẽ có 1 người chết bởi thiếu oxy, kiệt sức hoặc gặp phải những tai nạn trên hành trình leo núi.
Đỉnh Kanchenjunga
- Độ cao: 8.586 m
- Quốc gia: Nepal / Ấn Độ
Kanchenjunga là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới với chiều cao 8.586m. Nơi đây nằm ở giữa 2 đất nước Nepal và Ấn Độ. Kanchenjunga nằm cách Everest khoảng 125km và là ngọn núi cao thứ 2 trong dãy núi Himalaya. Có thể bạn sẽ bất ngờ thế nhưng trước đây, Kanchenjunga được xem là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Đặc biệt, ngọn núi Kanchenjunga còn mang ý nghĩa tâm linh đối với những người dân tại đây. Vào ngày 25/5/1955, hai nhà leo núi là Joe Brown và George Band của đội thám hiểm Anh lần đầu tiên chinh phục thành công đỉnh núi nguy hiểm này.
Đỉnh Lhotse
- Độ cao: 8.516 m
- Quốc gia: Nepal / Tây Tạng
Lhotse với độ cao 8.516m là ngọn núi đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách những dãy núi cao nhất thế giới. Nơi đây tọa lạc ở vùng biên giới giữa Khumbu của Nepal với Tây Tạng và ở gần đỉnh Everest. Ngọn núi này lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1956 bởi Ernst Reiss và Fritz Luchsinger người Thụy Sĩ, sau đó rất ít người leo ngọn núi này.
Một điều khá thú vị chính là, Lhotse còn có thêm 2 ngọn núi khác là Lhotse Middle 8.410 mét và đỉnh Lhotse Shar là 8.383 mét tạo thành một hình dáng giống như ngọn tháp. Địa hình hiểm trở của ngọn núi này cũng là điều khiến cho nhiều người đáng lo sợ. Theo ước tính đến năm 2008, chỉ có khoảng 371 người đã chinh phục thành công và có 20 người đã thiệt mạng ở trên đỉnh núi.
Đỉnh Makalu
- Độ cao: 8.485 m
- Quốc gia: Nepal / Tây Tạng
Makalu là ngọn núi thứ ba trong số bốn ngọn núi cao trên 8.000m trong khối núi Everest ở Nepal. Makalu lần đầu tiên được chinh phục bởi một đoàn thám hiểm người Pháp do Jean Franco dẫn đầu vào năm 1955. Đây có lẽ là một sự kiện đáng chú ý nhất khi 10 thành viên của đội thám hiểm đều có thể chinh phục thành công, bởi trước đó chỉ có 1-2 người leo núi lên tới đỉnh trong một chuyến đi mà thôi.
Makalu chính thức là ngọn núi cao thứ năm trên thế giới. Nằm cách Everest 19km về phía Đông Nam và ở trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Vì nằm ở vị trí hoàn toàn biệt lập nên Makalu có địa hình vô cùng hiểm trở như và trở thành một trong những đỉnh núi khó khăn nhất thế giới. Những người chinh phục cần phải giàu kinh nghiệm leo núi băng và leo núi đá.
Đỉnh Cho Oyu
- Độ cao: 8.188 m
- Quốc gia: Nepal / Tây Tạng
Thành viên cuối cùng trong dãy núi Everest có độ cao trên 8.000m chính là Cho Oyu. Đây cũng chính là đỉnh núi đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách những đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.188m. So với những ngọn núi cao nhất thế giới bên trên, hành trình chinh phục đỉnh Cho Oyu có phần đơn giản hơn bởi đường đi đa phần là sườn dốc thoai thoải và ít gặp phải những tai nạn đáng tiếc trong hành trình chinh phục.
Có thể bạn chưa biết nhưng Cho Oyu có ý nghĩa là Nữ thành Ngọc Lam của Hồi giáo. Nơi đây tọa lac ở biên giới giữa Tây Tạng và Nepal. Hành trình chinh phục đầu tiên do Joseph Jöchler và Herbert Tichy người Áo cũng như Pasang Dawa Lama đến từ Nepal, vào năm 1954.
Đỉnh Dhaulagiri
- Độ cao: 8.167 m
- Quốc gia: Nepal
Sở hữu độ cao 8.167 mét, Dhaulagiri là ngọn núi cao thứ bảy trên thế giới. Nơi đây nằm ở Nepal. Dhaulagiri lần đầu tiên được leo lên vào ngày 13 tháng 5 năm 1960 bởi người Áo, Thụy Sĩ và một nhà thám hiểm người Nepal.
Theo như trong tiếng Phạn, Dhaulagiri có nghĩa là rực rỡ, trắng buối hay tuyệt đẹp. Đúng như tên gọi của nó, ngọn núi này sở hữu cho mình vẻ đẹp mà khó có nơi nào sánh được. Tuy chỉ là một ngọn núi cao thứ 7 trên thế giới thế nhưng hành trình chinh phục cũng vô cùng gian nan bởi địa hình khó khăn cũng như thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Một thông tin khá thú vị chính là vào năm 1808, Dhaulagiri được ghi vào sách kỷ lục là ngọn núi cao nhất thế giới trong số những người được khảo sát. Nó được đăng ký là ngọn núi cao nhất thế giới cho đến khi Kangchenjunga chiếm vị trí cao nhất vào năm 1838. Và cuối cùng Everest chính thức lên vị trí số một vào năm 1858.
Đỉnh Manaslu
- Độ cao: 8.163 m
- Quốc gia: Nepal
Đứng ở vị trí thứ tám trong danh sách các đỉnh núi cao nhất thế giới là Manaslu. Ngọn núi này nằm ở phía tây Nepal, và có một cột mốc nằm ở độ cao 8.163m so với mực nước biển. Người đầu tiên chinh phục được Manaslu chính là nhà leo núi người Nhật Bản Toshio Imanishi và nhà leo núi người Nepal Sherpa Gyalzen Norbu – chính sự kiện này cũng đã nảy sinh ra rất nhiều tranh cãi.
Nếu như người Anh từng cho rằng Everest là của họ thì người Nhật cũng coi Manaslu là của người Nhật Bản. Chính vì vậy, những người dân địa phương tại đây đã ngăn cản người Nhật bản leo lên đỉnh núi vào năm 1954 vì cho rằng người Nhật đã làm mất lòng những vị thần để rồi gây ra trận tuyết lở khiến cho 18 người thiệt mạng.
Đỉnh Nanga Parbat
- Độ cao: 8.125 m
- Quốc gia: Gilgit-Baltistan (Pakistan)
Nanga Parbat là ngọn núi cao thứ chín trên thế giới. Đỉnh núi sở hữu độ cao 8.126 mét so với mực nước biển. Ngọn núi nằm ở vùng Gilgit-Baltistan của Pakistan, thuộc điểm cực tây của dãy núi Himalaya.
Nanga Parbat trong tiếng Phạn có nghĩa là Núi quỷ hay Núi ăn thịt người. Vào năm 1895, 2 nhà thám hiểm Albert F. Mummery và J. Norman Collie đã cố gắng chinh phục đỉnh núi thế nhưng lại thất bại bởi Mummery thiệt mạng vì gặp phải một trận lở tuyết. Người ta nói rằng có rất nhiều vụ tai nạn lở tuyết tại đây.
Đỉnh Annapurna I
- Độ cao: 8.091 m
- Quốc gia: Nepal
Cuối cùng trong danh sách 10 đỉnh núi cao nhất thế giới chính là Annapurna I. Ngọn núi này nằm ở phía bắc trung tâm Nepal. Vào năm 1950, 1 đoàn thám hiểm người Pháp do Maurice Herzog và Louis Lachenal dẫn đoàn đã lần đầu chinh phục đỉnh núi Annapurna này.
Annapurna thực tế là một khối núi ở dãy Himalaya, bao gồm 30 ngọn núi cao hơn 6.000 mét. Tuy nhiên, nếu chỉ tính những đỉnh núi cao nhất thế giới thì chỉ có Annapurna I với độ cao 8.091m. Mặc dù sở hữu độ cao chỉ ở vị trí thứ 10 thế nhưng không thể phủ nhận được độ khó cũng như nhũng thử thách trên hành trình chinh phục ngọn núi này. Thậm chí, có một thống kê cho thấy tỉ lệ tử vong trên ngọn núi Annapurna là hơn 40%.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .