Top 12 Đoạn văn, bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

12197

Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non - tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ,...xem thêm ...

Top 0
(có 3 lượt vote)

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 1

Em luôn đặc biệt yêu thích các tác phẩm thơ nói về tình mẫu tử, trong đó, em ấn tượng nhất là bài thơ Mây và sóng. Bài thơ có cấu trúc kì lạ với những câu thơ dài như văn xuôi. Nhưng có lẽ chỉ có hình dáng ấy mới lột tả được tình yêu thương mẹ sâu đậm của đứa trẻ trong tác phẩm. Tình cảm ấy đong đầy quá, không thể nào thu ngắn lại được. Dù là bao trò chơi thú vị, bao cuộc rong chơi hấp dẫn, cũng chẳng thể nào khiến cậu bé rời xa mẹ cả. Người con nhỏ bé ấy, mang theo tình yêu mẹ to lớn để trở về nhà. Đứa trẻ ấy đã tự tạo ra những trò chơi đơn giản nhưng rất vui. Vì được chơi cùng mẹ, được ôm lấy mẹ, được lăn mãi vào lòng mẹ. Sự sung sướng giản đơn và trực tiếp của đứa trẻ ấy đã thấm vào lòng em, khiến tâm hồn em cùng đồng điệu. Bài thơ gợi lên trong em tình yêu mẹ da diết và thôi thúc em trở về nhà với mẹ ngay. Giống như đứa trẻ trong Mây và sóng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 3 lượt vote)

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 2

Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 3

Mây và sóng là một bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc. Không chỉ vì thể thơ mới lạ, mà còn bởi tình cảm mẹ con ấm áp chứa đựng ở trong tác phẩm. Em như nhìn thấy chính mình ở trong nhân vật người con. Lúc nào cũng quấn quýt, muốn được bé bỏng mãi, muốn được cuộn mình mãi trong vòng tay mẹ yêu. Đối diện với bao lời mời gọi đi chơi vô cùng hấp dẫn và thú vị từ những người trên mây và người trong sóng. Người con đã từ chối mà chẳng chút tiếc nuối hay vấn vương gì. Bởi ở nhà, còn có điều tuyệt vời hơn đang chờ đón, đó chính là mẹ. Mẹ đã ở nhà chờ con trở về bằng vòng tay dịu dàng, ấm áp. Để nhân đôi hạnh phúc ây, người con đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để chơi cùng mẹ yêu. Những trò chơi ấy thật đơn giản nhưng chẳng nhàm chán chút nào, vì nó sẽ giúp hai mẹ con được vui vẻ và gần bên nhau. Những cảm xúc mộc mạc và tuyệt diệu ấy, chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể đem đến được. Từ các vần thơ là lời của đứa trẻ có chút ngô nghê và giản dị trong Mây và sóng, em đã thực sự cảm nhận được tình mẹ con ấm áp và ý nghĩa vô ngần.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 4

Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 1

“Mây và sóng” của Ta-go đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng.


Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”:


“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc”

....

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.


Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.


Rồi như chợt nhớ ra, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi. Để rồi em bé đã sáng tạo ra một trò chơi chỉ dành riêng cho hai mẹ con mà thôi:


“Con là mây, mẹ là trăng
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“ Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”


Những câu thơ trên đã cho người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.


Khi đọc “Mây và sóng”, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy vô cùng cảm động trước tình cảm của em bé và người mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 2

Ta-go, một nhà thơ vô cùng nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Thơ ông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong đó, “Mây và sóng” - gợi cho người đọc cảm nhận về tình mẫu tử.


Em bé trong bài đã kể cho người mẹ nghe về những điều mình vừa trải qua. Cuộc trò chuyện với người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện lên thật lung linh dưới cái nhìn của một đứa trẻ. Những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:


“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”


Hay cả những chuyến hành trình phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:


“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.


Tất cả đã khơi gợi sự hiếu kì trong lòng em bé “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng câu hỏi cho thấy khao khát khám phá đến tận cùng.


Khi nghe câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu trả lời giúp người đọc nhận ra mong muốn được gắn bó với mẹ. Đọc những câu thơ vừa hỏi đấy mà cũng như trả lời thì chúng ta đã cảm nhận được rằng những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh. Để rồi, em bé đã thật sáng tạo khi nghĩ ra một trò chơi chỉ dành cho mẹ và con:


“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”


Ta-go đã sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự gắn bó của người con với mẹ.


Bài thơ “Mây và sóng”  của Ta-go đã giúp mỗi người đọc hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 3

“Mây và sóng” của Ta-go là một trong những bài thơ độc đáo viết về tình mẫu tử. Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều suy tư và cảm xúc.


Nhân vật chính trong bài là một em bé đã có một cuộc trò chuyện vô cùng thú vị với những người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện ra vô cùng đẹp đẽ, lung linh và thật hấp dẫn với một đứa trẻ:


“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.


Điều đó đã khơi gợi sự hiếu kì, muốn khám phá mọi thứ của em bé: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi bộc lộ khao khát mãnh liệt mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.


Nhưng đến khi nghe thấy câu trả lời của những người “trên mây” và “trong sóng”, em bé đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm mà em bé dành cho người mẹ của mình. Dù thế giới ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh. Khi trở về, em bé đã kể cho mẹ nghe về câu chuyện, và nghĩ ra một trò chơi thật thú vị:


“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”


Trò chơi mà em bé nghĩa ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu thương dành cho mẹ. Dù ở bất kì nơi đâu, em cũng luôn nhớ đến mẹ và mong được ở bên cạnh mẹ.


Như vậy, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp mỗi người đọc hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đến nhường nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 4

Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ. Bài thơ “Mây và sóng” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Đó có thể là thế giới với những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:


“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Và cả những chuyến phiêu lưu vô cùng hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.


Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi cho thấy khát khao được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.


Nhưng khi em bé nghe được câu trả lời, rồi chợt nhớ ra rằng mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Mặc dù thế giới ngoài kia có rất nhiều hấp dẫn, nhưng chẳng có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được.

Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”:


“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”


Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở cho em. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn. Với em, mẹ chính là tất cả. Lòng mẹ bao la luôn ôm ấp em vào lòng. Hình ảnh bến bờ để “sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan” như hình ảnh mẹ luôn vỗ về, ôm ấp con. Và dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.


Như vậy, “Mây và sóng” đã đem đến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình cảm mẫu tử chân thành, sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 2 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 5

Một trong những tình cảm vô cùng thiêng liêng là tình mẫu tử. Và đến với bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go, người đọc sẽ cảm nhận được tình cảm đó qua những lời thơ chân thành, tha thiết.


Em bé trong bài thơ đã có một cuộc trò chuyện vô cùng thú vị với những người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển:


“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.


Chính điều đó đã khơi gợi khao khát được khám phá của em bé: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Em muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia, để xem chúng có thực sự hấp dẫn như lời người “trên mây” và “trong sóng” nói không.


Cho đến khi nghe được câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em lại cảm thấy băn khoăn: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Thế giới ngoài kia dù có hấp dẫn, nhưng em vẫn không muốn rời xa mẹ. Nhưng câu hỏi tu từ giúp cho người đọc cảm nhận được tình cảm mà em bé dành cho mẹ. Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.


Đặc biệt hơn cả, khi trở về, em bé đã nghĩ ra một trò chơi để có thể cùng chơi với mẹ:


“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”


Em bé đã sáng tạo ra một trò chơi kì lạ. Nếu em là mây thì mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời. Nếu em là sóng thì mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ. Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.


Tình mẫu tử trong bài thơ hiện lên thật đáng trân trọng. Sau khi đọc xong bài thơ, chúng ta cảm thấy trân trọng hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 1 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 6

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ.


Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc". Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" Họ đáp: " Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây". "Mẹ mình đang đợi ở nhà " - con bảo - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?".


Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu ười xanh thẳm.


Trong sóng có người gọi con: "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào". Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?" Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi". Con bảo: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".


Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

(Nguyễn Khắc Phi dịch)


Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập Thơ Dâng, ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tình nhân ái", là "ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã đành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.


Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập Trăng non (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.


Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. May ân cần rủ em bé cùng du ngoạn với "bình minh vàng", và đùa cùng "trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc "


Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt: "Mẹ mình đang đợi ở nhà "con bảo - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm... là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền: "Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm"


Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ.


Ngắm mây bay... rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn". Và rồi cứ đi đến bờ biển... sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ... Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: "Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?". Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào... Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:


"Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua."


Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ;


"Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào".


Câu thơ "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ " là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Mẹ là bến bờ để ôm con sóng vào lòng. Lúc "con cười vang vỡ tan vào lòng mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa bao điều.


Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong Mây và sóng rất yêu thương mẹ hiền.


Mây và Sóng là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng sóng, mây, mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 2 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 7

Mây và sóng của Ta-gor là một bài thơ thật cảm động về tình cảm mẹ con. Có hai cảnh thơ: cảnh đầu em bé nói chuyện với mẹ về mây, cảnh sau em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Qua câu chuyện tưởng tượng về mây, về sóng toát lên tình thương yêu mẹ của em bé là hơn tất cả.


Trẻ em thật giàu sức tưởng tượng. Em tưởng tượng ra mây cũng như những đứa trẻ mải vui chơi suốt ngày:


"Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày.
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".


Tất nhiên là em bé thích đi chơi cùng với mây. Vì thế em mới nói: "Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được". Nhưng em nghĩ đến mẹ. Không thể bỏ mẹ mà đi chơi với mây được. Mẹ đang đợi ở nhà:


"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi"


Em muốn trò vui nào cũng có mẹ em. Và trò chơi nào có mẹ sẽ hay hơn cả trò chơi của mây:


"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng.
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh

Bài văn Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngắn

Cảnh thơ thứ hai: em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Sóng nói:

"Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu".


Tất nhiên là em bé cũng muốn đi chơi với sóng để ca hát sớm chiều. Nhưng em nghĩ đến mẹ:


"Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?
Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được!".


Mẹ em thì nhớ em, còn em thì không thể xa mẹ. Không niềm vui nào có thể sánh bằng mẹ được. Có mẹ là có tất cả. Thế là em nghĩ ra trò chơi còn hay hơn trò chơi của sóng:


"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển.
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ".


Sóng muôn đời không ra khỏi biển. Không có biển thì không có sóng. Ngược lại, không có sóng, biển sẽ rất buồn. Cũng như vậy, đứa con luôn ở trong cuộc đời của người mẹ. Không có người mẹ thì không có người con. Đứa con sẽ là cả cuộc đời của người mẹ.


Bài thơ được Sáng tạo bằng trí tưởng tượng: em bé nói chuyện với mẹ về mây, về sóng. Lời thơ thật hồn nhiên, mà ý thơ lại thật sâu sắc: tình thương của người con với mẹ là hơn tất cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 1 lượt vote)

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Mây và sóng" - mẫu 8

Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan. trong một gia đình quý tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực. Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức hoạ.


Với tập "Thơ Dâng", ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đềcao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm dà tính nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông.


"Mây và Sóng" (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập "Trăng non", xuất bản năm 1915. Với hình thức đối thoại lồng trong lời kểcủa em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ "Mây và Sóng" của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.


Bài thơ là lời kểhồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng đểbày tỏ tình cảm em bé chính là Mẹ. Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.


Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.


Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà là sự thổlộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn. Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, mây và trò chơi trong sóng cũng khác nhau.


Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả... vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng... Lung linh kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh âm thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên muôn màu sắc. Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc". Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".


"Mẹ mình đang đợi ở nhà" - con bảo

- "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?".
Thế là họ mỉm cười bay đi.


Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi? Em bé cũng thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được? Tuy vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú bé đã khước từ sự rủ rê ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn biết bao nhiêu! Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:


Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng
Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.


Hai tay em ôm lấy mặt mẹ, và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận, ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ. Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:


Trong sóng có người gọi con:

"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi: "Nhưng làm thếnào mình ra ngoài đó được?"
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi".
Con bảo: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?"
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.


Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi, mà có cậu bé nào lại không thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên mặt nước, cũng giống như bàn tay mẹ âu yếm, vỗ về. Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi, đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?


Nhưng em không đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi. Nhưng chú bé không đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được? Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả là thú vị hơn nhiều! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.


Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Câu cuối bài: Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con ta ở khấp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.


Trong bài thơ, "Mây và Sóng" hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng. Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng. Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng, còn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ.


Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tâm lòng bao dung của mẹ. Bài thơ đãtạo ra những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí. Chỉ có hai mẹ con âu yếu bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên tầm vũ trụ!


Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng. Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây, những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ rêcủa mây và sóng, vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn, tha thiết yêu thương.


Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.


Bài thơ "Mây và sóng" thểhiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc như tình mẫu tử trong bài thơ này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .