Top 8 Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất mà...xem thêm ...
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 1
Từ ngàn đời nay, nhân dân Việt Nam luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Vậy tinh thần yêu nước là gì? Là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương, tích cực về quê hương, đất nước hay cội nguồn của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố hoặc là cả một quốc gia dân tộc. Yêu nước, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của Tổ quốc là những hành động vô cùng ý nghĩa. Trong lịch sử, rất nhiều vị anh hùng vĩ đại đã chứng tỏ tinh thần yêu nước to lớn, là đại diện tiêu biểu của dân tộc ta, như: Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu, Hưng Đạo đại vương, Lê Lợi, Quang Trung… Họ là những người sẵn sàng xả thân cứu nước, dùng tất cả trí tuệ và sức lực của họ để bảo vệ bờ cõi. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ… ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Hay những y bác sĩ đang ngày đêm gồng mình chiến đấu chống giặc covid lây lan, những nhà hảo tâm sẵn lòng quyên góp giúp đỡ những người gặp khó khăn trong hoàn cảnh dịch bệnh… Họ đều là những tấm gương sáng đáng để noi theo, để học tập. Thế mới thấy tinh thần yêu nước luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp. Một đất nước dân tộc mà ai cũng tràn đầy tình yêu thương với đồng bào, sục sôi tinh thần yêu nước thì sẽ trở thành một đất nước hưng thịnh, phát triển nhà nhân văn. Tinh thần yêu nước giúp con người gắn kết gần nhau hơn, chúng ta có thể xa nhau bởi khoảng cách nhưng chúng ta luôn là những người anh em cùng chung dòng máu dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những con người có tinh thần yêu nước sâu sắc thì còn có những thành phần sống vô tâm, ích kỉ, không có tinh thần xây dựng bảo vệ đất nước. Họ chỉ biết nghĩ cho bản thân, thấy nguy hiểm là chạy trốn, thấy đồng bào gặp nạn mà không cứu giúp… đó là những thành phần đáng lên án và chê trách. Với tư cách là một học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường, em luôn ý thức được sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân. Là công dân của đất nước Việt Nam, em tự hứa sẽ luôn học tập chăm chỉ, rèn luyện không ngừng để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 2
Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 3
Dân tộc Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lòng yêu nước ấy là một truyền thống quý báu được truyền qua bao thế hệ trong lịch sử ngàn năm của dân tộc. Trong lịch sử, dân tộc ta có rất nhiều vị anh hùng cứu nước, họ là đại diện tiêu biểu, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, dũng cảm hy sinh, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó phải kể tới Thánh Gióng - người thiếu niên được nuôi lớn bằng tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của dân làng; chàng chiến đấu hết mình để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ... ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Hay những y bác sĩ đang ngày đêm gồng mình chiến đấu chống giặc covid lây lan, những nhà hảo tâm sẵn lòng quyên góp giúp đỡ những người gặp khó khăn trong hoàn cảnh dịch bệnh... Họ đều là những tấm gương sáng đáng để noi theo, để học tập. Thế mới thấy tinh thần yêu nước luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp. Một đất nước, một dân tộc mà ai cũng tràn đầy tình yêu thương, sục sôi tinh thần yêu nước thì sẽ trở thành một đất nước hưng thịnh, phát triển nhân văn. Thông qua câu chuyện về Thánh Gióng, em đã nhận thức được trách nhiệm, sứ mệnh của bản thân. Là một học sinh, một người dân đất Việt, em tự hứa sẽ luôn học tập chăm chỉ, rèn luyện không ngừng để góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 4
Đất nước Việt Nam ta với lịch sử dựng nước và giữ nước bao đời nay không chỉ phản ánh trong những cuốn sử ký mà còn được thể hiện sinh động, rõ nét trong những truyền thuyết của dân gian. Thánh Gióng trong tác phẩm cùng tên là một hình tượng đẹp đại diện cho những người anh hùng Việt Nam, đại diện cho tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta bao đời nay.
Đất nước sớm bị giặc ngoại xâm đàn áp nên tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước ở người dân Việt Nam xuất hiện từ rất sớm. Câu chuyện về Thánh Gióng đã chứng minh điều đó. Tinh thần yêu nước bắt đầu xuất hiện và được nuôi nấng trong tâm hồn đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng. Trong cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm đô hộ thì đó là điều cần thiết nhất đối với đất nước này. Lòng yêu nước là thứ trước tiên mà con người ta phải trang bị cho mình. Tình thần yêu nước, sự hi sinh và chiên đấu ấy không là trách nghiệm của riêng ai mà là trách nghiệm của toàn dân tộc. Cả dân tộc cùng chung sức để đánh lùi quân giặc. Thánh Gióng còn nhỏ thì nuôi dưỡng về tinh thần và thể chất để có thể ra trận bảo vệ tổ quốc. Những người dân làng nơi Gióng sống thì dốc sức mình tăng gia sản xuất để nuôi Gióng lớn, đó là hình ảnh người dân ở hậu phương tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực cho những chiến sĩ ngoài chiến trường. Ai cũng đều có trọng trách của mình. Việc cứu nước là của cả dân tộc, không là của riêng ai.
Trong truyền thuyết ta thấy hình tượng nổi bật nhất, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân là hình tượng nhân vật Thánh Gióng. Đó là kết tinh của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm bao đời nay của dân tộc. Gióng có một sự bắt đầu kỳ lạ, ra đời bằng việc mẹ Gióng ướm chân mình vào một vết chân to lớn khác trên đồng, khi về thì mang thai và sinh ra chàng Gióng. Sinh ra khỏe mạnh nhưng có một điều đặc biệt khác thường là dù đã 3 tuổi nhưng Gióng vẫn chưa biết nói.
Cho đến một ngày nọ khi nghe thấy sứ giả đi thông báo kêu gọi tinh thần yêu nước thì Gióng cất tiếng nói đầu đời. Tiếng nói ấy là tiếng gọi người sứ giả vào nói chuyện. Đối với người dân thì lúc đó viêc quan trọng nhất là việc đánh giặc nên Gióng đã dành câu nói mà người ta vẫn gọi là tiếng nói đầu đời thiêng liêng ấy cho đất nước. Đó là lúc Gióng nhận lấy nghiệm vụ cứu nước của một người anh hùng. Gióng lớn nhanh như thổi để kịp đánh giặc cứu nước. Ăn bao nhiêu cũng không đủ, dân làng đã cùng nhau góp gạo thổi cơm để Gióng ăn. Tình quân dân bắt đầu từ đấy. Nhân dân luôn dành tình cảm đặc biệt yêu quý đối với những người anh hùng đánh giặc cứu nước. Dân ta luôn dốc lòng phục phụ chiến sĩ, phục vụ kháng chiến.
Khi vua cho người mang những thứ mà Gióng yêu cầu đến thì chàng vươn vai cao lớn bước lên ngựa xông pha tiêu diệt giặc. Bỗng chốc trở thành một tráng sĩ bước lên ngựa sắt, vung roi sắt ra trận tiêu diệt giặc. Đi đến đâu Gióng đánh tan quân giặc đến đấy. Sức mạnh vô biên của Gióng ấy là sức mạnh của tinh thần yêu nước, của cuộc chiến tranh nhân dân. Gióng cùng người dân tiêu diệt giặc. Dùng roi sắt để giết giặc, khi roi sắt gẫy, Gióng không ngần ngại mà cầm những cây tre bên đường làm vũ khí tiếp tục chiến đấu. Tình yêu nước ấy không chỉ tồn tại trong lòng người dân Việt mà ngay cả cây cối đồ vật trên mảnh đất này đều thấm đẫm tinh thần yêu nước. Tất cả đều có thể dùng để làm vũ khí chiến đấu. Chính sức mạnh của itnh thần đoàn kết ấy đã đem lại chiến thắng cho dân tộc ta, giành lại hòa bình cho tổ quốc.
Hình tượng hân vật Thánh Gióng ấy còn thể hiện cho khát vọng chiến thắng to lớn của nhân dân Việt Nam. Bằng tình yêu nước nồng nàn họ đã chiến đấu hết mình, hin sinh cả cuộc đời mình cho tổ quốc để đổi lại sự bình yêu nơi mảnh đất quê hương của họ. Họ khát khao chiến thắng là lẽ đương nhiên, khát khao ấy được người dân gửi gắm vào những trang truyền thuyết để lưu lại muôn đời sau cho con cháu. Hình tượng Thánh Gióng ấy còn thể hiện bài học sâu sắc đối với nhân dân ta về trách nghiệm bảo vệ đất nước, về đạo lý yêu nước bao đời nay của nhân dân ta bao đời nay.
Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những tác phẩm được tạo nên từ sự tưởng tượng bay bổng của người xưa nhưng nó thể hiện tinh thần yêu nước, kháo vọng hòa bình của họ. Đó là bài ca về ý chí quyết tâm chiến đấu của toàn dân thể hiện qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 5
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” – đó là điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng khẳng định. Quả thực, trong suốt lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, lòng yêu nước luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc. Tinh thần yêu nước ấy tồn tại ngay từ buổi đầu dựng nước thời Hùng Vương, với hình tượng người anh hùng Phù Đổng quét sạch giặc n ra khỏi bờ cõi xâm lược. Phải chăng chính vì vậy mà có ý kiến đã khẳng định: “Thánh Gióng là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước”.
Trước hết, qua truyền thuyết “Thánh Gióng”, ta cảm nhận rõ Thánh Gióng quả thực là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Được xây dựng bằng những chi tiết nghệ thuật giàu màu sắc tưởng tượng kì ảo, Thánh Gióng là biểu tượng tuyệt đẹp cho ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước; đồng thời cũng thể hiện được quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng chống ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử. Chi tiết kì ảo đầu tiên về Gióng là tiếng nói của chú bé lên ba lại là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé lên ba không biết nói biết cười, vậy mà khi nghe thấy có sứ giả tới tìm người tài cứu nước, lại cất lên tiếng nói đầu tiên: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con” và yêu cầu sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Câu nói đầu tiên ấy của đứa trẻ lên ba lại là về một vấn đề thiêng liêng, gắn liền với vận mệnh dân tộc, điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người Việt, khiến cho khát vọng đánh giặc đã hình thành ngay từ trong tâm hồn ấu thơ. Sau khi sứ giả trở về, Gióng bỗng đòi ăn, càng ăn càng lớn nhanh như thổi, khiến cho mẹ cậu bé phải nhờ đến sự cưu mang, đùm bọc của bà con làng xóm cùng góp gạo, thổi cơm mới đủ cho Gióng ăn. Chi tiết này vừa thể hiện truyền thống yêu thương, đoàn kết cộng đồng của người Việt, vừa cho thấy Gióng đã trở thành người con chung của quê hương, làng xóm, là người anh hùng của cộng đồng, dân tộc. Phải chăng chính nhờ có tình yêu thương, đùm bọc lớn lao ấy mà Gióng mới có đủ năng lực, sức mạnh để vụt lớn thành một tráng sĩ.
Sự phát triển kì diệu, vượt bậc đó của Gióng đã phản ánh một chân lý: trong thời đại đất nước nguy vong, thì dù là một con người bình thường, nhỏ bé, yếu đuối như một cậu bé lên ba cũng đều sẽ vụt lớn lên thành người anh hùng với sức mạnh phi thường để cứu nước.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 6
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 7
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta thấy hình tượng nổi bật nhất, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân là hình tượng nhân vật Thánh Gióng. Đó là kết tinh của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm bao đời nay của dân tộc. Gióng có một sự bắt đầu kỳ lạ, ra đời bằng việc mẹ Gióng ướm chân mình vào một vết chân to lớn khác trên đồng, khi về thì mang thai và sinh ra chàng Gióng. Tiếng nói đầu tiên của Gióng ấy là tiếng gọi người sứ giả vào nói chuyện. Đó là lúc Gióng nhận lấy nhiệm vụ cứu nước của một người anh hùng. Gióng lớn nhanh như thổi để kịp đánh giặc cứu nước. Ăn bao nhiêu cũng không đủ, dân làng đã cùng nhau góp gạo thổi cơm để Gióng ăn. Nhân dân luôn dành tình cảm đặc biệt yêu quý đối với những người anh hùng đánh giặc cứu nước. Dân ta luôn dốc lòng phục phụ chiến sĩ, phục vụ kháng chiến. Khi vua cho người mang những thứ mà Gióng yêu cầu đến thì chàng vươn vai cao lớn thành một tráng sĩ, bước lên ngựa xông pha tiêu diệt giặc. Đi đến đâu Gióng đánh tan quân giặc đến đấy. Sức mạnh vô biên của Gióng ấy là sức mạnh của tinh thần yêu nước, của cuộc chiến tranh nhân dân. Gióng cùng người dân tiêu diệt giặc. Dùng roi sắt để giết giặc, khi roi sắt gẫy, Gióng không ngần ngại mà cầm những cây tre bên đường làm vũ khí tiếp tục chiến đấu. Tất cả đều có thể dùng để làm vũ khí chiến đấu. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết ấy đã đem lại chiến thắng cho dân tộc ta, giành lại hòa bình cho tổ quốc. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng thể hiện cho khát vọng chiến thắng to lớn của nhân dân Việt Nam. Hình tượng Thánh Gióng ấy còn thể hiện bài học sâu sắc đối với nhân dân ta về trách nghiệm bảo vệ đất nước, về đạo lý yêu nước bao đời nay của nhân dân ta bao đời nay. Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những tác phẩm được tạo nên từ sự tưởng tượng bay bổng của người xưa nhưng nó thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình của họ.
Đoạn văn, bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng - mẫu 8
Lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm qua được phản ánh qua những truyền thuyết đẹp đẽ, hào hùng. Truyện Thánh Gióng với giá trị nội dung và nghệ thuật lớn lao đã làm rung động trái tim yêu nước của bao thế hệ. Thánh Gióng là một hĩnh tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước..
Truyền thuyết này chứng minh rằng yêu nước là tình cảm nảy nở rất sớm trong dân tộc Việt. Và cũng từ ngàn xưa, mỗi người dân đã có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn đất nước. Truyện đề cao truyền thống đánh giặc và khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong chiến tranh giữ nước. Nhân vật chính của truyện là Thánh Gióng. Hình tượng này là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Cả cuộc đời Thánh Gióng là xâu chuỗi những yếu tố kì lạ, phi thường.
Sự ra đời của Gióng không giống như mọi em bé khác. Mẹ Gióng tình cờ ướm thử bàn chân vào vết chân lạ khổng lồ trong rừng rồi thụ thai và có mang tới mười hai tháng mới sinh ra Gióng. Điều khác thường nữa là đã lên ba tuổi mà cậu bé chẳng biết nói, chẳng biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy. Lòng người mẹ trĩu nặng âu lo nhưng vì thương con, bà đã vượt oua tất cả để chăm sóc con cu đáo. Theo môtip quen thuộc trong truyện cổ dân gian thì nhân dân hay tô vẽ cho nhân vật mà mình yêu mến những yếu tố kì lạ để nhân vật ấy trở nên phi thường.
Với sự dẫn dắt tài tình, truyện đưa từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về cậu bé làng Gióng. Đang nằm trên chõng, nghe sứ giảgọi loa báo tin nhà vua tìm người tài giỏi ra giết giặc cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói và tiếng nói đầu tiên của cậu bé là tiếng nói nhận sứ mạng cứu nước. Cậu nhờ sứ giả tâu với vua xin cung cấp cho đủ phương tiện như nón sắt, giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để cậu tiêu diệt quân xâm lược. Để cho Gióng ba năm câm lặng, để cho Gióng nói lời nói đầu tiên là lời cứu nước, người xưa đã gửi gắm vào đó hình bóng của chính mình – những người dân cần cù, lam lũ, nói ít làm nhiều. Đã nói là lời nói hay, đã làm thì làm việc ích nước lợi nhà.
Việc gặp sứ giả là cái mốc quan trọng trong đời Gióng. Sau đó, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa may xong đã chật. Mẹ không đủ gạo nuôi Gióng, cả làng phải xúm lại góp gạo, góp khoai nuôi cậu. Khi nhà vua cho mang đầy đủ các thứ đến, Gióng bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên mình ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa và phi như bay ra chốn trận tiền. Gióng dùng roi sắt quật khiến giặc chết như ngả rạ. Ngựa phun lửa thiêu cháy quân thù. Roi gãy, Gióng nhổ từng khóm tre bên đường đánh tiếp. Giặc Ân tan tác phải tìm đường tháo chạy. Gióng đã chiến đấu và chiến thắng oanh liệt không chỉ bằng vũ khí mà cả bằng cây cối quen thuộc của quê hương. Sức mạnh của Gióng còn được nhân lên gấp bội bởi nhân dân đã truyền cho chàng sức mạnh vô song.
Giặc tan, Gióng không về nhà để gặp lại mẹ hiền và dân làng yêu quý. Chàng cũng không trở về triều đình để nhà vua ban thưởng cho tước vị cao sang. Chàng cưỡi ngựa tới chân núi Sóc rồi dừng lại, vái lạy mẹ già, vái lạy quê hương, cởi bỏ giáp sắt, nón sắt rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Có thể nói truyền thuyết Thánh Gióng là một bài ca yêu nước nồng nàn và hình tượng Thánh Gióng là kết tinh truyền thống yêu nước của dân tộc ra. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, hành động đầu tiên của Gióng là hành động cứu nước. Tất cả những chi tiết ấy đều nhằm vào mục đích ca ngợi tinh thần bất khuất chống xâm lăng của cả cộng đồng dân tộc Việt. Sức mạnh vô địch của Gióng cũng chính là sức mạnh vô địch của nhân dân trong chiến tranh giữ nước. Sau khi Gióng về trời, nhà vua phong chàng danh hiệu cao quý là Phù Đổng Thiên Vương. Còn dân chúng biết ơn chàng đã lập miếu thò' và suy tôn là Thánh Gióng.
Truyện Thánh Gióng mang nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng những yếu tố ấy làm nên vẻ đẹp lấp lánh, cuốn hút của truyện. Đó chính là tác phẩm của trí tưởng tượng bay bổng của người xưa. Người xưa muốn gửi gắm vào hình tượng Thánh Gióng lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng chiến thắng ngoại xâm – dù chúng đông và mạnh đến chừng nào. Đồng thời, truyện cũng biểu lộ quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của non sông yêu dấu.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .