Top 9 Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

974

"Cô Gió mất tên" thuộc thể loại truyện đồng thoại của tác giả Xuân Quỳnh trích từ "Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi" xuất bản năm 2014. Câu chuyện ngắn mang đến bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 1

Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng. Nhưng bên cạnh những bài thơ, chị còn có nhiều câu chuyện viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là tác phẩm “Cô Gió mất tên” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhân vật chính trong truyện là cô Gió. Cô không có dáng hình, hay màu sắc cụ thể. Công việc của cô là đi đến khắp mọi nơi, giúp đỡ những người xung quanh. Cô nhiệt tình giúp đỡ bạn Đào, cô vui vẻ trò chuyện với các bạn lau, sậy… Những việc làm của cô tuy nhỏ bé nhưng thật đáng trân trọng. B ởi vậy mà dù không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra và yêu quý cô vì sự tốt bụng, nhiệt tình của cô. Trong một lần đứa chú ong nhỏ bị lạc đường về nhà, cô vô tình lạc vào một ngôi nhà. Sau cuộc nói chuyện với chị Hũ, cô nhận đã bỏ quên mất tên gọi của mình. Điều đó khiến cô cảm thấy vô cùng buồn bã. Cô trở lại những nơi mình đã từng đi qua để tìm lại tên gọi của mình: “Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy; Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây; Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ; Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé…”. Cô nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người. T ừ đây, chúng ta hiểu ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Trong cuộc sống, chúng ta cần biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh. “Cô Gió mất tên” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại giúp người đọc nhận ra một bài học thật quý giá trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 2

Bên cạnh sáng tác thơ ca, Xuân Quỳnh cũng viết truyện cho thiếu nhi. Và người đọc chắc hẳn sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với truyện “Cô Gió mất tên”. Đây là một tác phẩm có cốt truyện khá đơn giản. Nhưng thông điệp được gửi gắm qua đó lại giúp người đọc có thêm bài học cho bản thân. Nhân vật chính trong truyện là cô Gió - vốn là một hiện tượng tự nhiên. Nhưng nhân vật này lại mang những đặc điểm của con người. Mọi công việc cô làm đều có ích cho cuộc sống. Cô đưa những con thuyền ra khơi xa hay đem mây và mưa về trên những mảnh đất khô cạn. Cô giúp Đào quạt mát cho bà yên giấc ngủ say. Cô trò chuyện say sưa với họ hàng nhà lau. Cô còn giúp đỡ đưa chú ong nhỏ về nhà. Câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc hơn khi một tình huống bất ngờ xảy ra. Khi giúp chú ong nhỏ bị lạc, cô vô tình đi vào một ngôi nhà. Chẳng có ai biết đến sự có mặt của cô. Điều đó khiến cô thầm nghĩ: “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không”. Sau cuộc trò chuyện với chị Hũ, cô cảm thấy mình đã đánh mất tên gọi. Cô rời khỏi ngôi nhà, quyết định đi tìm tên của mình. Cô đến với mặt biển, dòng sông, đồng cỏ… - nơi cô đã làm việc giúp ích cho đời. Cô nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ những người xung quanh. Và cô chợt nhận ra tên gọi của mình có được chính nhờ những việc ý nghĩa đó. Tác giả đã xây dựng chi tiết đi tìm lại tên gọi để gửi gắm cho người đọc bài học về cuộc sống. Chúng ta cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Quả là một bài học đơn giản mà ý nghĩa với mỗi người. Khi đọc “Cô Gió mất tên”, mỗi người đều có những cảm nhận riêng. Nhưng chúng ta đều nhận ra được thông điệp quý giá mà nhà văn muốn gửi gắm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 3

Nhân vật cô Gió trong văn bản Cô Gió mất tên của Xuân Quỳnh là nhân vật để lại trong em nhiều bài học về cuộc sống. Cô có một tên gọi chung chung là “gió”, không màu sắc, không dáng hình nhưng những việc tốt cô làm thì hiện hữu ở khắp mọi nơi. Cô Gió nhiệt tình quạt cho bà của Đào ngủ, cô tiếp chuyện với lau sậy, đưa ong nhỏ về nhà, cô thổi khói cho nhà máy, đẩy con thuyền ra xa,… Tất cả những việc làm của cô dù âm thầm và cô không thể hiện ra bằng dáng hình cụ thể nào nhưng tất cả những điều đó đã cho thấy sự có ích của cô. Khi cô lạc vào ngôi nhà nhiều tiện nghi và thấy mình không còn hữu dụng, cô Gió đã tìm mọi cách để tìm những nơi cần đến mình, thổi những làn gió mát lành và nơi đây, cô tìm thấy bản thân. Cô Gió nhận ra tên gọi của mình nằm ngay trong chính việc làm cô đã giúp ích cho đời. Tên gọi ấy nằm trong tình yêu thương của mọi người dành cho cô và nằm ngay trong cả niềm hạnh phúc mà cô cảm nhận được khi cho ai đó điều gì. Có người đã từng nói rằng “Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Đúng như vậy, cô gió đã thổi đi tình yêu đến muôn nơi mà không cần ai có thể nhìn thấy hay trả ơn, chỉ cần biết một điều rằng, điều đó khiến cô cảm thấy hạnh phúc và thấy mình có ích cho đời. Qua nhân vật cô Gió, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự chia sẻ và cho đi trong cuộc sống. Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì tự chúng ta sẽ cảm thấy vui và mọi người sẽ yêu thương, quý trọng bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 4

Trong tác phẩm “Cô Gió mất tên” của Xuân Quỳnh, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật cô Gió. Cô không có hình thù cụ thể, cũng không có màu sắc, dáng hình nhưng nhưng việc tốt mà cô làm lại hiện hữu khắp mọi nơi. Cô giúp những con thuyền ra khơi xa hay đem mây và mưa về trên những mảnh đất khô cạn. Cô còn giúp quạt mát cho bà của Đào đang bị ốm có giấc ngủ an lành. Cô tiếp chuyện với họ hàng nhà lau sậy một cách nhiệt tình, và tìm cách đưa chú ong nhỏ đang lạc đường về nhà. Công việc nào cũng có sự hiện hữu của cô. Và dù không có hình dáng cụ thể thì mọi người vẫn yêu quý gọi cô là “Gió”. Chuyện bất ngờ xảy ra trong hành trình đưa chú ong nhỏ về nhà, cô Gió bị lạc vào một ngôi nhà. Không có ai biết cô Gió đang hiện hữu trong căn nhà. Thế rồi cuộc trò chuyện với chị Hũ khiến cô nhận ra mình đã mất đi tên gọi. Điều đó khiến cô buồn bã. Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hy vọng tìm thấy tên mình ở một nơi nào đó. Cuối cùng, cô Gió nhận ra tên gọi của mình nằm ngay trong chính việc làm cô đã giúp ích cho đời. Qua nhân vật cô Gió, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự chia sẻ và cho đi trong cuộc sống. Những việc làm tốt cho đi sẽ đem đến cho chúng ta tình yêu mến của mọi người xung quanh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 5

Khi đọc “Cô Gió mất tên” của Xuân Quỳnh, người đọc cảm thấy ấn tượng về nhân vật cô Gió. Tác giả đã xây dựng hình ảnh nhân vật cô Gió không có hình thù cụ thể, cũng không có màu sắc, dáng hình nhưng lại làm việc tốt khắp mọi nơi. Cô giúp những con thuyền ra khơi xa hay đem mây và mưa về trên những mảnh đất khô cạn. Cô giúp Đào quạt mát cho bà yên giấc ngủ say. Cô trò chuyện say sưa với họ hàng nhà lau. Cô còn giúp đỡ đưa chú ong nhỏ về nhà. Mọi công việc cô làm đều có ích cho cuộc sống. Cô được mọi người gọi tên là “Gió”. Đến khi đưa chú ong nhỏ lạc đường về, cô vô tình lạc vào một ngôi nhà. Chẳng ai biết đến sự hiện diện của cô. Tình cờ trò chuyện với chị Hũ, cô Gió nhận ra mình đã bỏ quên tên gọi. Cô cảm thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô. Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hy vọng tìm thấy tên mình ở một nơi nào đó. Cô trở nơi mình đã từng giúp đỡ mọi người, rồi nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người. Dù cô Gió không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra và yêu quý cô vì sự tốt bụng, nhiệt tình của cô. Qua đó, truyện gửi gắm bài học về sự quan tâm, giúp đỡ trong mọi người xung quanh. Như vậy, nhân vật cô Gió đã giúp người đọc hiểu thêm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 7

Văn bản “Cô Gió mất tên” của nhà văn Xuân Quỳnh đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Nhân vật chính trong truyện là cô Gió – không có màu sắc, hình dáng. Nhưng cô đi đến khắp mọi nơi để giúp đỡ mọi người xung quanh. Bởi vậy mà dù không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra và yêu quý cô vì sự tốt bụng, nhiệt tình của cô. Khi đưa chú ong nhỏ bị lạc đường, cô vô tình lạc vào một ngôi nhà. Sau cuộc nói chuyện với chị Hũ, cô nhận đã bỏ quên mất tên gọi của mình. Rời khỏi ngôi nhà, cô quyết định đi tìm lại tên gọi. Cô tìm đến những nơi mà mình đã từng đi qua rồi nhận ra tên gọi của mình hiện hữu trong mỗi việc tốt mà cô đã làm. Cô cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ đây, truyện gửi gắm một thông điệp ý nghĩa. Trong cuộc sống, chúng ta cần biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh. Giống như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 6

Qua truyện “Cô Gió mất tên”, Xuân Quỳnh đã gửi gắm đến người đọc một thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống. Truyện kể về nhân vật cô Gió không có hình dáng, màu sắc. Cô đi lang thang khắp khắp đó đây, lúc nhanh lúc chậm tùy thời tiết và giúp đỡ mọi người. Cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn, hay giúp quạt mát cho bà Đào trong trưa hè oi nóng. Dù chẳng ai nhìn thấy nhưng cô lại khiến mọi người cảm thấy yêu mến và ngưỡng mộ. Trên đường đưa Ong vàng về, cô Gió chui qua một ngôi nhà. Cuộc trò chuyện với chị Hũ khiến cô buồn bã khi nhận ra đã quên mất tên gọi của mình. Cô quyết tâm trở lại những nơi mình từng đi qua để tìm lại tên. Cuối cùng, cô nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người xung quanh. Qua đây, người đọc có thể hiểu được ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm trong truyện. Con người cần biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Những hành động đẹp sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu mến của mọi người. Tấm lòng sẻ chia, nhân hậu sẽ làm nên giá trị đích thực của con người chứ không phải ở vẻ bề ngoài (tên gọi). Một thông điệp thật giản dị mà giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 8

Truyện “Cô Gió mất tên” đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, đặc biệt là chi tiết đi tìm tên của cô Gió. Hình tượng cô gió trong hành trình đi tìm kiếm chính mình được tác giả xây dựng vô cùng sinh động. Trên đường đưa chú Ong vàng bị lạc về, cô Gió chui qua một ngôi nhà. Ở nơi đây cô đã gặp hàng loạt biến cố. Ngôi nhà cô lạc vào với “nhiều dây dợ và nút bấm lằng nhằng” chính là biểu hiện của cuộc sống hiện đại với sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự có mặt của cô trong ngôi nhà này không có ai biết tới. Cô dường như rơi vào trạng thái vô định, và cảm thấy mình không có ý nghĩa gì cho cuộc đời. Cô quyết định đi tìm kiếm chính mình bằng cách chui ra khỏi chị Hũ. Cô đến với mặt biển, giúp thuyền vươn ra khơi, cô thổi các ngọn khói bay lên, cô tỏa hơi mát cho dòng sông, cô mang hương thơm đến khắp đồng cỏ… Rồi từ đây, cô đã tìm thấy chính mình và hạnh phúc vì những điều mà mình đã cống hiến cho cuộc sống. Với hành trình tìm kiếm tên gọi của chính mình, cô Gió đã khẳng định một điều rằng, một cuộc sống ý nghĩa là khi chúng ta sống có ích. Đây cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta trong hành trình khẳng định giá trị đích thực của bản thân mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn cảm nhận văn bản "Cô Gió mất tên" - mẫu 9

Cô Gió mất tên là một câu chuyện nhẹ nhàng, mà sâu lắng. Xuân Quỳnh đã xây dựng hình ảnh cô Gió với hành trình đi tìm lại tên gọi của mình. Nhân vật cô Gió luôn giúp đỡ mọi người, bởi vậy cô luôn nhận được tình yêu mến của những người xung quanh. Trên đường đưa chú Ong vàng bị lạc về nhà, cô Gió chui qua một ngôi nhà. Trong ngôi nhà cô lạc vào có rất “nhiều dây dợ và nút bấm lằng nhằng”. Không có ai biết đến sự hiện diện của cô. Sau cuộc trò chuyện với chị Hũ, cô chợt nhận ra mình đã mất đi tên gọi. Điều đó khiến cô cảm thấy vô cùng buồn bã. Sau khi ra khỏi ngôi nhà, cô đã quyết định đi tìm lại tên gọi của mình. Cô đến với mặt biển, nơi cô giúp thuyền vươn ra khơi, cô thổi các ngọn khói bay lên, cô tỏa hơi mát cho dòng sông, cô mang hương thơm đến khắp đồng cỏ… Cô nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ những người xung quanh. Và cô chợt nhận ra tên gọi của mình có được chính nhờ những việc ý nghĩa đó. Chi tiết đi tìm lại tên gọi của cô Gió đã cho người đọc nhận ra bài học về sự chia sẻ và cho đi trong cuộc sống. Một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên ý nghĩa to lớn cho tác phẩm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .