Top 20 Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền (lớp 3) hay nhất
Đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam luôn gắn với những chùa chiền, những mái đình và những lễ hội. Đó không chỉ là nơi vui chơi mà còn là không gian...xem thêm ...
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 1
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 2
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 3
Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng, quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút. Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích. Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu. Tiếng trống, tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui, mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 4
Lễ hội đua thuyền là một lễ hội đặc trưng mang hồn cốt dân tộc Việt Nam. Em đã có lần được xem lễ hội đua thuyền vô cùng đặc sắc. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên có một chiếc hồ lớn phù hợp để diễn ra. Những chiếc thuyền rồng bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo và sơn màu rực rỡ. Có chiếc màu vàng, có chiếc màu đỏ, có chiếc lại màu xanh, tùy vào sở thích của mỗi đội. Những người điều khiển thuyền cũng mặc những bộ quần áo đặc trưng và vô cùng rực rỡ. Khi người phất cờ báo tín hiệu các đội bắt đầu cuộc đua. Thì những cánh tay khỏe mạnh bắt đầu gồng lên để chèo lái chiếc thuyền về phía trước. Thoăn thoắt, những chiếc thuyền lao lên phía trước. Cuộc đua diễn ra vô cùng gay cấn vì các đội vô cùng ngang sức ngang tài. Nhưng cuối cùng cũng có đội nhỉnh hơn và dành chiến thắng. Sau đó, tất cả đều nở nụ cười vì đây chỉ là cuộc chơi và họ đã cố gắng hết mình. Đua thuyền là cần tinh thần đồng đội cao, nỗ lực của tất cả mọi người. Lễ hội đua thuyền không chỉ mang tính giải trí mà nó còn mang giá trị nhân văn và dạy dỗ sâu sắc cho mỗi chúng ta.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 5
Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội. Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trống ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình. Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 6
Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng, từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái Tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó. Kết quả là đội của anh to béo thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “Trời ơi!”. Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 7
Lễ hội đua thuyền là lễ hội cổ truyền, đã có từ lâu đời và đã thấm sau vào hồn mỗi người dân đất Việt. Mùa xuân vừa rồi, làng em đã tổ chức lễ hội đua thuyền. Trước khi lễ hội bắt đầu, ai cũng náo nức, hồi hộp mong chờ xem năm nay đội nào sẽ trở thành nhà vô địch. Và rồi, khi lễ hội diễn ra, em nhìn thấy ở dưới sông, có rất nhiều những chiếc thuyền với đủ màu sắc. Còn những người chèo thuyền thì khoác trên mình những trang phục thi đấu cũng rất đẹp, rất bắt mắt: có những trang phục màu nâu viền vàng nhạt, có trang phục màu xanh viền đỏ… Lúc ấy, lễ hội cứ như một bức tranh tràn đầy những sắc màu. Khi bắt đầu bước vào cuộc thi đấu, đội nào cũng ra sức, cố gắng chèo thuyền và hi vọng mình sẽ trở thành người chiến thắng. Lúc ấy, gương mặt ai cũng rất tập trung. Còn những người đứng trên bờ thì reo hò, cổ vũ cùng tiếng trống kêu rộn rã cứ như một bản nhạc về mùa xuân. Cuộc đua kết thúc với phần chiến thắng của đội xóm Đông. Lễ hội đua thuyền không chỉ là nét đẹp văn hóa của người Việt, là tâm hồn dân tộc mà nó còn trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của bao nghệ sĩ. Em rất thích lễ hội đua thuyền và mong khi lớn lên, em cũng sẽ trở thành người vô địch.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 8
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 9
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch. Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 10
Lễ hội đua thuyền là lễ hội truyền thống của nước ta vào giỗ tổ Hùng Vương hàng năm. Thật may mắn khi em đã có cơ hội chiêm ngưỡng lễ hội náo nhiệt này vào một lần đi chơi cùng với gia đình. Hôm lễ hội bắt đầu là một ngày nắng đẹp. Hội đua được tổ chức tại một khúc sông tương đối dài, đủ để cho cuộc đua diễn ra thuận lợi nhất. Có rất nhiều chiếc thuyền cùng tham gia, có những chiếc màu vàng, có những chiếc màu đỏ, màu xanh. Mỗi đội có mười hai người, và tùy theo sở thích họ lại mặc những bộ quần áo màu sắc khác nhau để khán giả cũng như trọng tài dễ dàng phân biệt. Chưa đến lúc thi đấu mà khán giả đã đứng kín hai bên bờ sông. Mọi người reo hò cổ vũ cho đội thi mình thích nhất. Không khí vô cùng náo nhiệt. Khi tiếng còi của trọng tài vang lên, lá cờ đỏ tung bay, báo hiệu cho các đội chơi, cuộc thi bắt đầu, các đội đều ra sức chèo lái con thuyền của mình đi nhanh nhất có thể. các chàng trai khỏe mạnh, cường tráng dốc hết sức mình, chèo chống con thuyền chạy phăng phăng trên mặt nước trong tiếng cổ vũ reo hò của mọi người. Các đội bám sát nhau không rời, không ai nhường ai, ai cũng muốn giành được thắng lợi cho đội mình. Em cảm thấy rất phấn khích khi nhìn các đội sôi nổi, cố gắng từng giây từng phút để vượt lên và chiến thắng. Không khí xung quanh rất náo nhiệt, tiếng reo hò ở khắp mọi nơi. Hội đua kết thúc bằng sự chiến thắng đầy nỗ lực của đội đỏ. Tuy các đội kia thua nhưng cũng tự an ủi bản thân và chúc mừng chiến thắng của đội. Quả là một tinh thần chiến đấu cao đẹp, không ganh ghét đố kị. Bởi vì có lẽ họ biết họ đã làm hết sức rồi. Sự hết sức này tuy không khiến giành chiến thắng cuộc đua, nhưng nó đã khiến giành chiến thắng chính bản thân mỗi con người trên chiếc thuyền. Hội đua thuyền là một lễ hội vô cùng vui vẻ. Em mong rằng lễ hội này sẽ được giữ mãi cho đến tận mai sau.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 11
Em sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Nơi đây có khá nhiều lễ hội nhưng đáng nhớ nhất phải kể đến là lễ hội đua thuyền. Hội đua thuyền được tổ chức vào tháng giêng hàng năm trên dòng sông Hàn, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy. Sáng sớm tinh mơ ngày diễn ra hội, trưởng lão cùng các đội trưởng đã có mặt để làm lễ, thắp hương trước thuyền, cầu cho lễ hội diễn ra tốt đẹp. Mỗi đội thuyền đua gồm các thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến từ mỗi làng, tay đua cùng một đội thì mặc cùng một màu áo để phân biệt với các đội khác. Sau tiếng còi dài báo hiệu, những chiếc thuyền dài được trang hoàng lộng lẫy lập tức rẽ nước phóng đi. Trong tiếng hô, tiếng trống và sự chèo lái nhịp nhàng của các tuyển thủ. Xung quanh bờ sông, người xem lẫn du khách đứng chen chúc, hò reo, cổ vũ vô cùng náo nhiệt, cùng những tiếng trò chuyện, bàn tán xôn xao xem đội nào sẽ chiến thắng. Cuối cùng cũng có một đội về đích, dân làng cùng các tay đua trao nhau những cái ôm thắm thiết để mừng chiến thắng, trên gương mặt mọi người lộ ra niềm vui sướng tột cùng. Các đội thua cuộc cũng không vì thế mà buồn lòng. Vốn là một hoạt động tự phát, nhưng từ lâu lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng, được chính quyền ủng hộ và phát huy, để thu hút một lượng khách du lịch tìm về với Đà Nẵng.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 12
Năm nào cũng vậy, làng em lại tổ chức hội làng vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Một trong những hoạt động của hội làng được người dân đón chờ nhất đó chính là cuộc thi đua thuyền. Dòng sông gần làng lúc này trông thật khác ngày thường. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Tổng cổng có năm đội, đại diện cho năm xóm trong làng tham gia thi đấu. Mỗi đội mặc một trang phục truyền thống riêng, với màu sắc khác nhau. Người dân đến xem rất đông đúc. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Trên thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Đội nào cũng gắng hết sức để về đích đầu tiên. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Em cũng cổ vũ cho đội mặc áo màu xanh da trời - đội của xóm em. Cuộc đua ngày càng hấp dẫn. Đội xanh da trời đang đứng đầu bỗng nhiên bị đội cam vượt lên trước. Nhưng chỉ một lúc sau, đội xanh da trời đã lấy lại vị trí, các đội khác cũng bám sát theo liên tiếp. Chỉ còn khoảng một mét nữa là tới đích thì bất ngờ đội trắng bắt đầu tăng tốc. Thật bất ngờ, đội trắng đã vượt lên trước và về đích đầu tiên, giành được giải nhất. Đội của xóm em giành được giải nhì, và đội mặc áo cam về ba. Những đội đạt giải vui mừng lên nhận phần thường. Còn những đội thua cuộc không vì thế mà nản chí, họ tự nói với nhau sẽ quyết tâm cho mùa giải năm sau. Người xem thì có người hài lòng với kết quả, có người không phục. Với riêng em thì việc đội xanh da trời giành được giải nhì cũng đã là một niềm vui lớn rồi. Em cảm thấy cuộc thi đua thuyền này rất thú vị. Em mong rằng năm sau có thể tiếp tục được đón xem cuộc thi này một lần nữa.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 13
Hội làng em được tổ chức vào mùng sáu tháng Giêng âm lịch. Một trong những hoạt động được mong chờ nhất là lễ hội đua thuyền. Con sông chảy qua làng em rất hiền hòa. Từ sáng sớm, mọi người dân trong làng đã ra bờ sông. Ai cũng háo hức chờ đợi, hồi hộp chờ đợi cuộc đua bắt đầu. Năm đội tham dự cuộc thi đại diện cho năm xóm trong làng. Mỗi đội mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Em cổ vũ cho đội màu đỏ, là đội của xóm em. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Trên thuyền có mười anh thanh niên cao lớn, khỏe mạnh. Anh trai em cũng là một thành viên trong số đó. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Chặng đường đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Đội nào cũng gắng hết sức để về đích đầu tiên. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!..” khiến cuộc đua thêm sôi nổi. Mọi người vừa hô vừa chạy theo những chiếc thuyền. Đội trắng đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau là đội cam, đội đỏ. Nhưng khoảng cách giữa ba đội là không xa. Hai đội vàng và đội xanh đang ở vị trí cuối cùng cũng đang cố gắng hết sức để bắt kịp. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì bất ngờ đội đỏ bắt đầu tăng tốc. Thật bất ngờ, đội đỏ đã vượt lên trước. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Em hào hứng hô to: “Đội đổ có lên”. Cuối cùng, đội đỏ là đội về đích đầu tiên, giành được giải nhất. Theo sau là đội trắng, đội cam, đội vàng, và đội xanh. Em cảm thấy rất vui vì đội của xóm mình đã chiến thắng. Các đội giành giải nhất, nhì và ba lên nhận giải thương. Hai đội thua cuộc không vì thế mà nản chí. Họ tự nói với nhau sẽ quyết tâm cho mùa giải năm sau. Người xem thì có người hài lòng với kết quả, có người không phục. Cuộc đuôi thuyền năm nay vô cùng hấp dẫn. Em mong rằng năm sau có thể tiếp tục được xem lễ hội đua thuyền của quê mình.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 14
Tuần trước, xã của em đã tổ chức lễ hội đua thuyền. Em đã có dịp đến xem và cổ vũ. Lễ hội diễn ra rất sôi động, vui vẻ. Lễ hội diễn ra trên con sông của xã. Con sông hiền hòa giờ sẽ là nơi chứng kiến một cuộc đua vô cùng sôi động. Đoạn sông được lấy làm chặng đua được căng dây đỏ để đánh dấu. Sáu chiếc thuyền của sáu đội đua đang đỗ ở ven bờ sông. Người dân trong xã đến xem rất đông đúc. Ở trên bờ, các vận động viên đua thuyền đang chuẩn bị để bắt đầu cuộc đua. Mỗi đội đua gồm có mười thành viên. Họ mặc những trang phục với màu sắc khác nhau để phân biệt từng đội. Đội của thôn em mặc trang phục màu đỏ. Anh trai của em cũng là một thành viên của đội đua thuyền. Khoảng mười lăm phút sau, các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Khi tiếng còi vang lên, những con thuyền bắt đầu lao nhanh vun vút. Người dân đứng xem ở hai bên bờ sông hò reo cổ vũ. Đội trắng ở đang ở vị trí đầu tiên, Theo sát là hai đội hồng và cam. Đội đỏ và xanh lá cây cũng đang rượt đuổi. Đội vàng đang ở vị trí cuối cùng. Nhưng chỉ một lúc sau, thứ tự các đội đã có sự thay đổi. Đội đỏ của em đã vươn lên vị trí thứ ba. Rồi khi chỉ còn cách đích khoảng một vài mét, đội đỏ đã vươn lên về đích đầu tiên. Em cảm thấy lễ hội đua thuyền thật hấp dẫn. Em mong rằng năm sau có thể tiếp tục được xem lễ hội này một lần nữa.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 15
Vào ngày mùng sáu tháng giêng, làng em sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền. Sáng sớm, mọi người đã ra bờ sông để cổ vũ cho các đội đua. Năm đội tham dự đại diện cho năm xóm trong làng. Các thành viên của mỗi đội sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống khác nhau. Đội đua của xóm em mặc trang phục màu hồng. Gần bờ sông, năm chiếc thuyền đã nằm chờ sẵn ở điểm xuất phát. Trên thuyền có khoảng mười thanh niên cao lớn. Khi tiếng còi báo hiệu vang lên, cả năm chiếc thuyền bắt đầu lao nhanh về phía trước. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho các đội đua. Đội vàng đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau lần lượt là các đội trắng, hồng, đỏ. Đang ở vị trí cuối cùng là đội đen. Năm chiếc thuyền đang theo rất sát nhau. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Kết thúc cuộc đua, đội vàng vẫn về thứ nhất. Sau đó là đội hồng, trắng, đỏ và đen. Mặc dù đội đua thuyền của xóm em không giành được giải nhất, nhưng em vẫn cảm thấy rất vui. Cuộc đua thuyền năm nay diễn ra vô cùng hấp dẫn.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 16
Mùa xuân đến, rất nhiều lễ hội được tổ chức ở quê em. Nhưng em thích nhất là được xem lễ hội đua thuyền. Năm nay, em đã được đi xem đua thuyền cùng anh trai. Quê em có dòng sông hiền hòa chảy qua quanh năm. Hôm nay, con sông này sẽ diễn ra lễ hội đua thuyền sôi đông. Năm chiếc thuyền của năm thôn trong xã đang đỗ ở bờ sông. Mọi người đến xem, cổ vũ rất đông. Các vận động viên đua thuyền đang chuẩn bị để bắt đầu cuộc đua. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng. Đội đua của thôn em mặc trang phục màu trắng. Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Tiếng còi vang lên, những con thuyền bắt đầu lao nhanh vun vút trên dòng sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình. Đội xanh đang ở vị trí đầu tiên. Theo sát lần lượt là các đội trắng, tím và vàng. Đội đỏ đang ở vị trí cuối cùng. Em và anh trai cũng reo hò thật to để cổ vũ cho đội nhà: “Đội trắng cố lên! Đội trắng cố lên!”. Các đội đã vượt qua một nửa chặng đường. Gần đến đích, đội trắng bắt đầu tăng tốc. Các thành viên trong đội đua dùng hết sức để vượt qua đối thủ. Kết quả là đội trắng đã giành chiến thắng. Các đội về sau theo thứ tự là xanh, đỏ, tím và vàng. Em cảm thấy vô cùng sung sướng. Lễ hội đua thuyền thật hấp dẫn. Em mong rằng năm sau có thể tiếp tục được xem lễ hội này một lần nữa.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 17
Tháng Giêng hàng năm, sau dịp tết nguyên đán, quê hương em lại rộn ràng mở lễ hội đầu năm. Cùng với phần lễ diễn ra ở chùa là phần hội được tổ chức ở sân đình, trong những trò chơi dân gian được tổ chức, đua thuyền là phần hội được đông đảo người dân quê em mong chờ nhất. Lễ hội đua thuyền được tổ chức ở khúc sông cuối làng. Trước khi cuộc thi bắt đầu, xung quanh mọi người đã tập trung đông đúc cổ động viên, khán giả đứng xem bên hai bờ sông, tiếng hò reo, tiếng trống, khèn làm cho không khí vô cùng náo nhiệt. Em và bố đứng trên triền đê cao nên có thể dễ dàng quan sát mọi hoạt động thi đấu bên dưới. Hội thi có 5 đội tham gia thi đấu, trước giờ thi đấu, những con thuyền đã được tập trung ở vạch xuất phát. Những con thuyền đều được sơn màu đỏ, có đầu rồng ở mũi thuyền. Dấu hiệu giúp em và mọi người phân biệt giữa các đội là trang phục, có màu trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Mỗi đội có 7 đội viên, trên đầu đội viên đeo dải khăn màu tương đồng với trang phục, trên tay là những mái chèo dài, ai nấy đều hừng hực khí thế thi đấu. Sau tiếng còi báo hiệu của trọng tài, thuyền đấu bắt đầu xuất phát, trên những chiếc thuyền đấu, đội viên của mỗi đội đều dùng hết sức để đẩy mạnh mái chèo, những con thuyền lao nhanh vun vút trong tiếng hò reo của cổ động viên. Khi gần về đến đích, các đội đều cố gắng tăng tốc với mong muốn giành chiến thắng, trong suốt chặng đua, các đội thi đấu ngang tài ngang sức, các thuyền theo sát nhau. Tuy nhiên khi gần về đích, đội áo đỏ tăng tốc và vượt lên trước và giành giải nhất trong cuộc đua. Ngay khi con thuyền về đến đích, không gian xung quanh như vỡ òa trong tiếng hò reo. Phần cuối của lễ hội đua thuyền là phần trao giải, mọi người tập trung ở đình làng để chúc mừng đội chiến thắng. Một ngày hội thành công diễn ra trong sự hào hứng, mong chờ của tất cả người dân quê em, lễ hội đua thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân ở quê em.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 18
Lễ hội đua thuyền ở quê hương em thường diễn ra từ ngày 29/8 đến 2/9 hàng năm. Trong không khí náo nức, mong chờ của người dân quê em, lễ hội đua thuyền chính thức được khai mạc. Nơi tổ chức đua thuyền là con sông quê em, các đội sẽ hoàn thành đường đua dài 1 ki lô mét, đội nào về đích trước sẽ giành chiến thắng. Từ 6 giờ sáng ngày 30/8, bên hai bờ sông cổ động viên đã đến rất đông, người đánh trống, kẻ khua chiêng làm cho không khí lễ hội trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết. Năm nay hội thi sẽ diễn ra màn so tài giữa 5 đội đại diện cho các làng, đội viên là những thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ. Cuộc đua bắt đầu, các tay chèo khua mạnh mái chèo gạt nước làm cho con thuyền lao nhanh vun vút khỏi vạch xuất phát. Những nhịp chèo đều đặn, nhanh thoăn thoắt rất đẹp mắt, đội nào cũng cố gắng hết sức để về đích, xung quanh là tiếng hò reo, cổ vũ vang trời của cổ động viên. Nhờ sự ăn ý của đồng đội cùng sức mạnh của các đội viên, con thuyền của làng em đã xuất sắc về đích và giành giải nhất. Ngay sau phần thi đấu hào hứng, gay cấn là phần trao giải, đại diện mỗi đội lên nhận giải thưởng của ban tổ chức, mọi người cũng có mặt đông tủ để chúc mừng các đội. Lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân quê em, lễ hội không chỉ giúp mọi người thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc mà còn tạo ra một sân chơi mang đậm màu sắc truyền thống giúp mọi người giao lưu, gắn kết với nhau.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 19
Vào mỗi dịp đầu xuân, quê em lại diễn ra hội đua thuyền trong sự mong chờ của mọi người. Ngày diễn ra hội thi, cả khúc sông Ty trở nên náo nhiệt khác hẳn vẻ tĩnh lặng thường ngày. Đua thuyền là ngày lễ hội lớn nhất được tổ chức ở quê em nên mọi người ai cũng háo hức mong chờ, ngay từ sớm cổ động viên và khán giả đã tập trung chật kín 2 bên bờ sông. Trong tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả, các đội thi đã bắt đầu vào vị trí xuất phát, sau tiếng trống báo hiệu, các đội nắm chắc tay chèo, với những nhịp gạt mạnh mẽ, đều đặn, con thuyền lao nhanh vun vút trên sông. Các đội thi theo sát nhau làm cho cuộc thi trở nên gay cấn hơn bao giờ hết, khán giả đứng ở hai bên bờ sông hò reo cổ vũ, cũng có khi nín thở theo dõi vì cuộc đua quá kịch tính. Ngay khi con thuyền đầu tiên về đích, không khí như vỡ òa trong tiếng hò reo, tiếng trống, tiếng khèn vang dội cả một khúc sông. Lễ hội đua thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới quê em, mỗi hội thi đều mang đến cho em thật nhiều cảm xúc: háo hức, mong chờ và có cả sự tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Đoạn văn kể về một ngày hội ở quê em - lễ hội đua thuyền số 20
Việt Nam là một đất nước mang đậm nét văn hóa truyền thống, đặc biệt qua các lễ hội diễn ra trên đất nước ta. Từ Bắc tới Nam, có vô vàn những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những lễ hội phổ biến ở nhiều nơi là lễ hội đua thuyền. Con thuyền được coi là một vật gắn liền với những sinh hoạt cũng như những phong tục của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Có rất nhiều loại thuyền khác nhau, trong đó thuyền rồng mang nét tượng trưng cho văn hóa con người Việt Nam. Thuyền rồng mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng, cao cả và uy nghi. Lễ hội đua thuyền được coi là một lễ hội phổ biến rộng khắp dọc miền đất nước, đặc biệt là ở những vùng chài lưới, sông nước, thường xuyên gắn bó với con thuyền. Lễ hội thuyền rồng tại Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn... thường đua thuyền rồng khi hết vụ cá Bắc, bắt đầu vụ cá Nam vào tháng 4,5 dương lịch. Tại Nghệ An, lễ hội đua thuyền rồng diễn ra như một cuộc thi đấu. Nam thi với nam, nữ thi với nữ. Người dân ở đây tổ chức lễ hội đua thuyền để biết ơn công đức của Hoàng tử. Một trong những lễ hội đua thuyền nổi bật khác là lễ hội ở Đồng Hới, Quảng Bình. Ở đây, đua đường dài khoảng 20 km, từ đình làng đến cửa sông Nhật Lệ, qua các địa hình, hướng gió và theo nước thủy triều lên, xuống. Lễ hội đua thuyền ở Hà Nội lại xuất hiện từ rất lâu đời. Cuộc đua được tổ chức đúng 12 giờ trưa tại sông Nhuệ. Vùng Trung Bộ lại được biết đến với việc gắn liền với sông nước. Trong đó, nổi bật có cuộc đua thuyền trên cạn, phổ biến là đua ghe ngo Nam Bộ. Lễ hội đua thuyền luôn thu hút được rất nhiều người tham gia và chứng kiến của các du khách trong, ngoài địa phương. Đua thuyền là một trò chơi tập thể, cần sự đoàn kết, gắn bó, đồng lòng của những người tham gia đua. Bên cạnh đó, đây cũng là một môn thể thao đòi hỏi mỗi vận động viên đua thuyền cần phải có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ mới có thể giành được chiến thắng. Lễ hội đua thuyền thường được diễn ra vào đầu năm mới. Đội nào giành chiến thắng sẽ tin rằng có rất nhiều may mắn và thành công đến với mình trong năm mới. Thường sau khi phần lễ sẽ đến với phần hội, trong đó có lễ hội đua thuyền. Những người được cho là to khỏe nhất làng được mang đi thi đấu với đội bạn. Người dân trong làng thì vô cùng vui vẻ, hân hoan và không khí náo nhiệt, náo nức hẳn lên bởi những tiếng hò reo, vỗ tay của khán giả đứng trên bờ xem đua thuyền. Mọi người đều đưa ra những dự đoán của mình đối với đội mạnh nhất, có khả năng chiến thắng cao nhất. Sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát của người chỉ huy, mỗi đội đều tận dụng những khả năng về sức khỏe cũng như kinh nghiệm để đưa chiếc thuyền về đích nhanh nhất có thể. Trên bờ, những tiếng hò reo động viên, khích lệ vang lên như một bữa tiệc lễ hội thực sự. Lễ hội đua thuyền từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Đây là một lễ hội lưu giữ những nét bản sắc văn hóa dân tộc đã được lưu truyền, giữ gìn và phát huy qua hàng ngàn năm.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .