Top 9 Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động...xem thêm ...
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 1
Khung cảnh ra khơi là một ngày trời đẹp với trời trọng, gió nhẹ. Nền thiên nhiên hiện trong trẻo, thơ mộng, đón những người dân chài ra đi cho một ngày mới bội thu. Bởi vậy, cả con người lẫn thuyền chài đều mang trong mình một khí thế hăm hở, một sức sống mãnh liệt. So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn, hình ảnh con thuyền lướt băng băng trên những ngọn sóng. Con thuyền như một con chiến mã, con người đẹp đẽ như những chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc biệt là hình ảnh cánh buồm thân quen nay được đưa vào tho ca mang vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng căng tràn sức sống. Cánh buồm vô tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Con thuyền như tự “rướn” thân mình vươn ra biển lớn, hòa nhập vào với nắng và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài. Cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ rướn thân trắng, ưỡn căng lông ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao la của biên khơi đê bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương.Thật là những câu thơ tuyệt đẹp! Như vậy, đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với 1 khí thế thật hào hứng.
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 2
Đoàn thuyền ra khơi trong buổi sớm mai hiện lên đầy ấn tượng. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ cho bài thơ, câu thơ ” Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” sử dụng phép so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng, cái cụ thể với cái trừu tượng. Con thuyền là sự sống của người dân làng chài, bởi vậy cánh buồm là linh hồn của người dân vùng biển. Cánh buồm đi đến đâu họ dõi theo đến đó đặt ba đặt vào đó biết bao nhiêu niềm tin và hy vọng. Hình ảnh “Dướn thân trắng bao la thâu góp gió” thật đẹp trong dáng vẻ và sức vóc cường tráng. Một hình ảnh, ý nghĩa được đưa lên thành biểu tượng tâm hồn. Bài thơ đã cho thấy được hình ảnh thật đẹp về người dân làng chài nơi đây.
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 3
Vẻ đẹp của Quê hương mình được nhà thơ Tế Hanh miêu tả vô cùng đẹp đẽ qua hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Bức tranh quê hương đó được khắc họa tươi đẹp qua những câu thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. Tế Hanh đã giới thiệu đến bạn đọc về quê hương mình - một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới vô cùng giản dị và thân thương. Hình ảnh "nước", "biển" rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương. Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp. Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. "Gió nhẹ", "sớm mai hồng" là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là "bơi thuyền đi đánh cá" được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung vẫn giữ nguyên vẻ vẻ đẹp thuần khiết, riêng biệt của mình và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 4
Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng”sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là“bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 5
Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 6
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 7
Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã mở ra cho người đọc khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật sinh động và đẹp mắt. Quê hương của tác giả hiện lên với một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, tâm hồn Tế Hanh như hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 8
Bài thơ quê hương của Tế Hanh là một tác phẩm miêu tả đậm nét vẻ đẹp lao động của người dân làng chài. Bài thơ tạo nên khung cảnh người dân ra khơi đánh cá vào ngày nắng đẹp, trời trong xanh- “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”. Họ là những “trai tráng”sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày. Hình ảnh của họ ra khơi hùng dũng, oanh liệt điều khiển chiếc thuyền mà chẳng hề cảm thấy nặng nhọc, khó khăn- ” Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang” . Với cánh buồm mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Những con người miền biển suốt ngày hưởng ánh nắng và mùi mặn của biển khơi. Họ ra khơi với khí thế ngập tràn, vui tươi. Những con người hăng say làm việc.
Đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ "Quê hương" - mẫu 9
Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được nhà thơ Tế Hanh khắc họa vô cùng chân thực trong khổ thơ thứ hai của bài. Không gian, thời gian lần lượt hiện ra với tất cả ưu ái, thuận lợi dành cho người ngư dân. “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”- thiên nhiên đẹp tươi làm con thuyền ra khơi trong thi vị, trong chờ mong, trong niềm tâm trạng náo nức, khát khao. COn người lao động là những trai tráng đảm nhiệm công việc mưu sinh dẫu nặng nhọc nhưng rất đỗi lớn lao. Vì vậy mà con thuyền đánh cá được nhìn thêm thi vị, thêm đáng yêu, đáng kính trong lòng người ra khơi. SO sánh chiếc thuyền với con tuấn mã giúp ta thêm hiểu về sự khéo léo của người ngư dân. Người ngư dân làm chủ biển khơi với tư thế oai hùng được thể hiện qua động từ “phăng, vượt”. Chiếc thuyền ấy trên dòng chảy bao la còn mang theo bao niềm mong ước, bao khát khao đẹp tươi về cuộc sống của người lao động. So sánh cánh buồm no gió với mảnh hồn làng và ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ đã khẳng định được vẻ đẹp trong con thuyền mang ước mơ, khát khao của người dân biển. Chiếc thuyền “rướn thân” “góp gió” trong tư thế phăng phăng tiến về phía trước cùng niềm tin, hi vọng lớn lao.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .