Top 6 Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6861

Văn bản Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi thuộc thể loại phê bình văn học. Qua bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" - mẫu 1

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

   Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Cảm nhận của em bài thơ Đường núi trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

+ Em nhận thấy cảnh núi non hiện ra thật đẹp qua tấm lòng yêu đất đai, thôn bản, quê hương tha thiết của tác giả Nguyễn Đình Thi.

- Cảm nhận của em bài thơ Đường núi sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

+ Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em càng hiểu và thấm hơn những giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi.


Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Bài bình thơ gây được ấn tượng với em về cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.

- Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ”  khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.


Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình. Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả Vũ Quần Phương đã dành tặng cho Nguyễn Đình Thi khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”.


Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Theo em, Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả” vì: Vũ Quần Phương trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”. Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.


Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

* Học sinh lựa chọn, bổ sung theo ý hiểu của mình nhưng phải hợp lí

* Gợi ý: Có thể bổ sung thêm nghệ thuật, nhận xét, …

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" - mẫu 2

Nội dung chính

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.

Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

- Trước khi đọc, bài thơ Đường núi mang vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đống đất núi rừng làng mạc nước non mình.

- Sau khi đọc, ta thấy được sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả; sáng tạo nên âm điệu lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ; tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh; sự nối liền trong bức tranh siêu thực nhiều mảng không gian, khung cảnh khác nhau;...


Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài bình thơ của Vũ Quần Phương

Lời giải chi tiết:

- Giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.

- Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết hay tài năng của tác giả: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh...


Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn bình thơ của Vũ Quần Phương để tìm ý và trả lời

Lời giải chi tiết:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: hiểu được cái hay, cái đẹp của bài thơ, đồng thời thấu hiểu những tâm tình, tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho quê hương, cảnh vật.

- Theo em, đây là một sự đồng cảm đầy giá trị nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng.


Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhận định, kết hợp với nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Vì Nguyễn Đình Thi đã khéo léo vẽ nên cảm xúc của mình chỉ với vài câu thơ và vào nét vẽ về bức tranh thiên nhiên nhỏ => Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,...


Câu 5 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung mà mình sẽ bổ sung

Lời giải chi tiết:

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ. 

Mái nhà sàn tỏa khói xanh

Hươu gào xa văng vẳng

Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng

Bước chân bóng động nghiêng bờ núi.

Hoặc bổ sung phần phân tích hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng biện pháp tu từ như nhân hóa

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, bút danh khác còn có Ngọc Vũ, Phương Viết, quê Nam Định. 

- Ông làm bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, trưởng ban biên tập văn học của NXB Văn học, chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, tổng biên tập báo Người Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Cỏ mùa xuân (1966); Hoa trong cây (1977); Những điều cùng đến (1983); Vầng trăng trong xe bò (1988); Vết thời gian (1996); Quên chữ... quên câu (2000); Giấy mênh mông trắng (2003); Chỗ ấy sóng (2008)


II. Tìm hiểu tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Thể loại:

Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi thuộc thể loại phê bình văn học

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

-Trích tác phẩm Thơ hay có lời có 1000 bài, Vân Long tuyển chọn

Phương thức biểu đạt :

Văn bản Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi có phương thức biểu đạt là Nghị luận

Tóm tắt văn bản Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: 

   Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.

Giá trị nội dung: 

Qua bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi, được thể hiện bằng cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi”

Giá trị nghệ thuật: 

- Cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.

- Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ”  khiến người đọc phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Sự đồng cảm của người bình thơ khi cảm nhận về bài thơ “Đường núi”

- Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình. 

- Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả Vũ Quần Phương đã dành tặng cho Nguyễn Đình Thi khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”.

- Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”: Thể hiện sự trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”. 

- Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.


Sau khi đọc bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Lời giải 

Bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi là một bài thơ tự do vỏn vẹn 12 câu. Bài thơ là tâm tình của thi sĩ trước cảnh sắc quê hương tuyệt đẹp vào ban chiều. Luận về bài thơ Đường núi, tác giả Vũ Quần Phương cho em một cảm nhận rõ nét, sâu đậm hơn về tâm tình ấy. Có lẽ, thơ hay khi con người ta hiểu ý. Mượn lời bình của Vũ Quần Phương, em thấy rằng, bài thơ là một bức tranh chấm phá chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm. Một chiều xa xăm mở ra với hình ảnh sương tỏa khắp, gió nổi, tiếng suối rì rào và lúa chín. Xa xa, ta nghe tiếng người hát, ta thấy dải áo chàm, bờ tre, mái nhà… Lời khen dành cho bài thơ này chưa bao giờ là đủ. 12 câu thơ khắc họa đầy đủ bức tranh sinh động có động và tĩnh về chiều quê. Hẳn phải là người có tình cảm sâu sắc với quê hương mới có thể cảm nhận tinh tế như thế này. Bài thơ gợi sự bình yên, êm ả.


Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải ngẫm nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Lời giải 

Bài bình gây ấn tượng tới em về một sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, chăm chút. Vũ Quần Phương có sự nghiên cứu, quan sát bằng cả con tim và khối óc. Mỗi một câu thơ, đều được Vũ Quần Phương cảm. Sự cảm này không mơ hồ, mà cụ thể, dễ hiểu tới bạn đọc.

Câu khiến em phải ngẫm nghĩ đấy chính là lời mở đầu của bài bình “Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết”. Lời mở đầu khái quát toàn bộ nội dung bài thơ. Và quả thực, khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn, “Đường núi” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mang tính gợi nhiều hơn tả. Cảnh sắc được di chuyển nhanh nhưng không loãng. Mọi thứ dường như rất phù hợp. Màu sắc và đường nét trong thơ không nhiều song lại tái hiện được khung cảnh chiều tại làng quê thấm đẫm tình yêu. Nói như Vũ Quần Phương, ẩn sau lớp chữ là cả một tình yêu quê hương đất nước sâu đắm.


Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Lời giải 

- Để thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ, người bình là Vũ Quần Phương đã thể hiện được sâu sắc nội dung truyền tải mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi gửi gắm. Hơn hết, Vũ Quần Phương cảm nhận bài thơ bằng tất cả tài lẫn tình của mình – một sự cảm tỉ mỉ, chân thực. 

- Sự đồng cảm này có thể coi là sự đồng điệu trong tâm hồn nghệ sĩ. Đặt mình vào cảm xúc của nhà thơ để hiểu về bài thơ, có thể thấy, sự cống hiến cho nghệ thuật mà Vũ Quần Phương đem lại đáng ngưỡng mộ đến thế nào. Bởi thơ là tiếng lòng, cao cả hơn, thơ là sự đồng điệu.


Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Lời giải 

 “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.” được Vũ Quần Phương khẳng định trong lời bình là bởi, người bình thấy được cái tài năng thực sự của nhà thơ. Chỉ vài nét cơ bản, không cầu kì, khó hiểu; những hình ảnh gần gũi, thân quen lại có thể tạo ra một luồng cảm xúc yêu thương. Cảnh chiều ở làng quê thật bình yên đến nhường nào. Bức tranh thiên nhiên ấy, có cảnh, có người đầy khéo léo.


Câu 5 (trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Lời giải 

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung về tài năng nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bởi vì, bên cạnh bài thơ Đường núi, Nguyễn Đình Thi còn rất nhiều tác phẩm tiêu biểu khác. Và để làm nên được chỗ đứng trong làng văn chương, cái tài và tình của ông được giới văn chương khen ngợi và dành những lời khen có cánh. Khi đấy, bài viết sẽ có tính khách quan.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" - mẫu 4

I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương

1. Tác giả Nguyễn Đình Thi

Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luang Prabang (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó đến nay, ông được đặt tên cho 1 con phố ở Hà Nội.

Thơ của Nguyễn Đình Thi giản dị, giàu tính triết lý nhưng cũng không kém phần lắng đọng: đó là tình yêu quê hương đất nước, sự tự hào về dân tộc.

- Những tác phẩm tiêu biểu:

Triết luận: Triết học nhập môn, Siêu hình học, Triết học Kant, Triết học Einstein,…

Truyện, văn xuôi: Vào lửa, Mặt trận trên cao, Trên sóng thời gian, Thu đông năm nay, Xung kích, Tuyết,…

Thơ: Việt Nam quê hương ta, Sóng reo, Người chiến sĩ, Trong bụi cát, Tia nắng, Đất nước,..

Kịch: Con nai đen, Tiếng đàn bà hóa đá, Hòn cuội, Trương Chi, Cái bóng trên trường,…


2. Tác giả Vũ Quần Phương

Vũ Quần Phương là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học, sinh ngày 8.9.1840, tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê gốc: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp đại học Y khoa  năm 1965 rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học.  Từ 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam. Từ 1984, làm biên tập viên NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Hội văn nghệ Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội. Hiện Ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam. Năm 2007, nhà thơ Vũ Quần Phương được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Những tác phẩm nổi tiếng của ông gồm : Cỏ mùa xuân (thơ, in chung – I964), Hoa trong cây (thơ – I977), Những điều cùng đến (thơ – 1983), Cát sáng (thơ, in chung – 1985), Vâng trăng trong xe bò (thơ – 1988), Đọc thơ Hương Tích (bình thơ – 1985), Thơ với lời bình (bình thơ – 1990), Vế? thời gian (thơ – 1996). 


II. Khái quát Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích Thơ hay có lời bình 100 bài, Vân Long tuyển chọn


2. Thể loại 

Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng hầu hết các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, vấn đề nhằm mục đích xác lập chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.


3. Bố cục 

Được chia thành 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "say đắm của người viết"): Giới thiệu giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi

- Phần 2 (tiếp theo đến "xao xuyến, bay múa, ca hát"): Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đường núi

- Phần 3 (còn lại): Khẳng định cái tài của Nguyễn Đình Thi


4. Giá trị Nội dung 

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. 


5. Đặc sắc Nghệ thuật 

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

- Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

- Trước khi đọc: Bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả.

- Sau khi đọc: Sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau.


Câu 2. Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

- Bài bình thơ giúp người đọc tiếp nhận tác phẩm với nhiều khía cạnh khác nhau.

- Những câu văn:

  • Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết.
  • Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả.
  • Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá.
  • Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh.

Câu 3. Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: Cảm nhận được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo mà tác giả dành cho thiên nhiên, con người.

- Sự đồng cảm này có ý nghĩa: Cho thấy người bình thơ có một vốn am hiểu sâu sắc, tâm hồn tinh thế để có thể hiểu được những điều mà nhà thơ muốn gửi gắm qua tác phẩm.


Câu 4. Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”?

Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất, núi rừng, làng mạc, nước non; là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối;...


Câu 5. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Bổ sung: Hiệu quả của một số biện pháp tu từ trong bài thơ; Phân tích một vài câu thơ đặc sắc…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" - mẫu 5

* Sau khi đọc

Nội dung chính Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vô cùng giản dị, sinh động- bức tranh buổi chiều trên đường núi. Qua đó thể hiện tâm tư, tình cảm yêu mến của tác giả dành cho quê hương.


Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Trả lời:

- Là một bài thơ cô đọng, ngắn gọn nhưng lại gói trọn cả một tình yêu mênh mông, bao la của tác giả Nguyễn Đình Thi vào trong đó.

- Khắc họa bức tranh về một buổi chiều đường núi với những nét chấm phá độc đáo của các sự vật như gió, suối, ruộng nương, mái nhà sàn.

=> Chắc hẳn tác giả phải yêu quý lắm, có sự quan sát và tưởng tượng phong phú độc đáo lắm với vẽ được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị đó.


Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Trả lời:

- Bài bình thơ của Vũ Quần Phương đã giúp e hiểu rõ hơn về bài thơ, giúp em tiếp cận được nhiều khía cạnh của bài thơ và cảm nhận được tình yêu bao la rộng lớn của tác giả dành cho quê hương mình.

- Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát”.


Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Vũ Quần Phương đã hiểu được cái hay, cái đẹp, những nét độc đáo của bài thơ. Đồng thời thể hiện sự thấu cảm với những tình cảm của nhà thơ giành cho quê hương, cảnh vật. Đây cũng là sự thấu cảm mang đầy giá trị nghệ thuật.


Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”?

Trả lời:

Theo em, Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả” vì cảnh vật đã trở nên có hồn, sinh động hơn và dễ đi vào từng ngóc ngách trong tâm hồn con người nhờ tài khéo léo, vẽ lên cảm xúc của mình chỉ với vài dòng thơ của Nguyễn Đình Thi.


Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Trả lời:

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ. 

Mái nhà sàn tỏa khói xanh

Hươu gào xa văng vẳng

Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng

Bước chân bóng động nghiêng bờ núi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi" - mẫu 6

1. SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

Trả lời:

  • Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm thấy bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ không vần, giàu hình ảnh, mang tính chất gợi nhưng không hay vì em chưa nhìn ra được mạch cảm xúc của bài thơ.
  • Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm nhận được nhịp điệu trong bài thơ, cảm nhận được mạch cảm xúc trong bài thơ.

Câu hỏi 2: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Trả lời:

  • Bài bình thơ giúp em thay đổi cái nhìn về bài thơ Đường núi, cảm nhận được nhịp điệu và mạch cảm xúc của bài thơ.
  • Câu, ý khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc:
    • Số lượng âm tiết trong từng câu thơ liên quan mật thiết đến cảm xúc được thể hiện trong thơ.
    • "Tốc độ chuyển cảnh rất nhanh. Người đọc không thấy mạch liền của cảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc."

Câu hỏi 3: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ.
  • Theo em, sự đồng cảm giữa tác giả bài bình thơ với bài thơ cho thấy tác giả là người am hiểu, tinh tường về thơ, có cái nhìn, cảm nhận tinh tế.

Câu hỏi 4: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?

Trả lời: 

Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả." bởi vì độ dài ngắn của mỗi một câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi đều tùy thuộc theo cảm xúc. Không có từ ngữ nào trong bài thơ nói thẳng Nguyễn Đình Thi ngây ngất với thiên nhiên, tất cả đều là sức gợi những cái vừa ở trong câu chữ (nội dung bài thơ, nhịp điệu), vừa ở ngoài câu chữ (cảm xúc được thể hiện qua nội dung, nhịp điệu) tạo nên. Ngoài ra, phong cảnh trong bài thơ Đường núi được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận - tâm hồn của Nguyễn Đình Thi.


Câu hỏi 5: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Trả lời:

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của tác giả Vũ Quần Phương, em có thể bổ sung các ý về nghệ thuật Nguyễn Đình Thi bằng việc sử dụng từ láy, kết hợp từ độc đáo, đảo ngữ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .