Top 6 Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
"Bàn về đọc sách" thuộc thể loại văn bản nghị luận của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995),...xem thêm ...
Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
Nội dung chính
Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lý cho con người.
Chuẩn bị đọc
(Trang 9, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức nền, hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Việc chọn sách phù hợp với bản thân người đọc, đem lại nguồn kiến thức bổ ích và năng lượng tích cực sau khi đọc chính là hiệu quả của việc đọc sách. Như vậy đọc sách có hiệu quả phụ thuộc vào cách chọn sách phù hợp, bổ ích và cách đọc tập trung.
Trải nghiệm cùng VB
(trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thứ 2 của văn bản để tìm ra hai trở ngại.
Lời giải chi tiết:
- Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Bàn về đọc sách được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc 2 vấn đề:
- Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
Phương pháp giải:
Xác định câu chủ đề để nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
Lời giải chi tiết:
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào mối liên hệ giữa đặc điểm văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và mục đích viết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp theo trình tự “một là…”, “hai là…” nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, điều này giúp tăng sức thuyết phục cho văn bản.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để tích lũy tri thức, số lượng sách và tốc độ đọc cũng rất quan trọng, để có thể tích lũy những tri thức cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống. Do đó, bên cạnh việc đọc sâu, đọc kĩ, người đọc sách cần trang bị những kĩ năng đọc nhanh, đọc lướt, xác định mục tiêu đọc và có cách đọc phù hợp.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy) để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.
- …
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức vừa học qua văn bản và sự sáng tạo của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.
Lời giải chi tiết:
Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
I. Tác giả
- Chu Quang Tiềm (19 tháng 9 năm 1897 - 6 tháng 3 năm 1986)
- Quê quán: Trung Quốc
- Các tác phẩm chính: Tâm lí học văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách…
II. Tác phẩm Bàn về đọc sách
Thể loại: Nghị luận xã hội
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm nằm trong sách Ngữ văn 9 tập 2, Nguyễn Khắc Phi( Tổng chủ biên), Trần Đình Sử dịch, NXB Việt Nam(2011)
Phương thức biểu đạt: nghị luận
Tóm tắt Bàn về đọc sách
- Văn bản bàn về việc đọc sách mang lại những lợi ích gì cho người đọc , và đưa ra 2 vấn đề trở ngại lớn của việc đọc sách, cuối cùng tác giả đưa ra các bí quyết để đọc sách hiệu quả hơn
Bố cục tác phẩm Bàn về đọc sách
- Phần 1: từ đầu…làm kẻ lạc hậu: Tầm quan trọng của sách
- Phần 2: tiếp theo…những cuốn sách quan trọng , cơ bản: trở ngại của việc đọc sách
- Phần 3: còn lại: bí quyết của việc đọc sách
Giá trị nội dung tác phẩm Bàn về đọc sách
- Văn bản bàn về giá trị và bí quyết của việc đọc một cuốn sách
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bàn về đọc sách
- Đưa ra ý kiến, giả thích dễ hiểu
- Lý lẽ mang tính thuyết phục cao
- Sắp xếp các ý kiến theo thứ tự hợp lý
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bàn về đọc sách
- Lợi ích và những trở ngại của việc đọc sách
- Lợi ích của việc đọc sách
+ Đọc sách là một con đường quan trọng trong học vấn
+ Sách vở ghi chép, lưu truyền lại lịch sử của nhân loại
+ Kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần
- 2 trở ngại của việc đọc sách
+ Sách đáng quý nhưng chỉ là một thứ tích lũy
+ Nó có thể làm trở ngại cho việc nghiên cứu
- Tác giả đã đưa ra và làm rõ trở ngại của việc đọc sách
+ Sách khiến người ta không chuyên sâu
+ Sách nhiều dễ khiến cho chúng ta lạc hướng
+ Người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất
- Bí quyết của việc đọc sách
- Tác giả đưa ra nhiều bí quyết để đọc sách trở nên tốt hơn
+ Phải chọn cho tinh,đọc cho kĩ
+ Số lượng nhiều không bằng đọc chất lượng
+ Nếu đọc mười quyển sách mà lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc muòi lần
+ Đọc sách không thể đọc nhiểu coi là vinh dự, đọc ít không thể coi là xấu hổ
+ Đọc ít nhưng mà kĩ, luyện nếp nghĩ sâu xa
+ Đọc để bản thân hiểu, biết thêm kiến thức chứ không phải để lừa dối bản thân mình
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Đọc sách có hiệu quả là mình đọc sách có tốc độ nhanh nhưng vẫn nắm và thâu tóm được những cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề được trình bày trong quyển sách đó.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Theo dõi: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì ?
Trả lời:
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
+ Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy.
+ Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng: Số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Bên cạnh đó còn chỉ ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Mục đích của văn bản: khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Bên cạnh đó còn chỉ ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng một cách cụ thể, rõ ràng nhằm thuyết phục người đọc và làm cho bố cục của bài viết trở nên hợp lí, chặt chẽ hơn.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Để tích lũy tri thức ta cần đọc cho kĩ - vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm. Không nên quá chú trọng việc đọc nhiều sách mà phải đọc cho kĩ càng, hiểu sâu để tích lũy được lượng kiến thức tốt, mới.
Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Gợi ý:
Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Câu trả lời:
Theo em, đọc sách có hiệu quả là mình đọc sách có tốc độ nhanh nhưng vẫn nắm và thâu tóm được những cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề được trình bày trong quyển sách đó.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?
Câu trả lời:
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu: Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy. Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng: Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Mục đích của văn bản: khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Đồng thời, từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.
Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu hỏi 3: Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự "một là...", "hai là..." có tác dụng gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Tác dụng: đưa ra các lí lẽ, bằng chứng một cách cụ thể, rõ ràng nhằm thuyết phục người đọc và làm cho bố cục của bài viết trở nên hợp lí, chặt chẽ hơn.
Câu hỏi 4: Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
=> Xem hướng dẫn giải
Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, chúng ta cần đọc cho kĩ - vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Khi đọc, chúng ta cũng không nên quá chú trọng đến việc đọc được nhiều hay ít sách, mà phải đọc cho kĩ càng, hiểu sâu để tích lũy được lượng kiến thức cần thiết cho bản thân.
Câu hỏi 5: Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích (infographic), tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống
=> Xem hướng dẫn giải
Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
I. Tác giả văn bản Bàn về đọc sách
- Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực
- Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc
+ Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng
- Tác phẩm chính: Tâm lí học văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách, …
II. Tìm hiểu tác phẩm Bàn về đọc sách
Thể loại:
Bàn về đọc sách thuộc thể loại văn bản nghị luận
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch
Phương thức biểu đạt:
Bàn về đọc sách có phương thức biểu đạt là nghị luận
Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách:
Bài “Bàn về đọc sách” nói về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao tri thức và tạo dựng giá trị con người. Đồng thời bài viết còn chỉ ra những cách đọc sách đúng, hiệu quả để khai thác tối đa ý nghĩa của những cuốn sách cho bạn đọc nhiều thế hệ.
Bố cục bài Bàn về đọc sách:
Bàn về đọc sách có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách
- Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
- Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách
Giá trị nội dung:
- Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người
Giá trị nghệ thuật:
- Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống với lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị
- Luận điểm rõ ràng, thuyết phục.
- Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dẫn dắt tự nhiên.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bàn về đọc sách
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại
=> Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó
=> Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn
- Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật
=> Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm
→ Sử dụng lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc
=> Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.
- Những khó khăn trong việc đọc sách
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
+ Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy
+ Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”
→ Sử dụng hình ảnh đối sánh xác đáng => sách nhiều khiến người đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống".
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:
+ Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”
→ Nhấn mạnh việc sách nhiều có thể khiến chọn lầm chọn sai lãng phí thời gian và sức lực. Thậm chí chọn phải sách độc hại.
- Phương pháp đọc sách hiệu quả
- Cách chọn sách:
+ Chọn cho tinh
+ Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình
- Cách đọc sách:
+ Đọc cho kĩ
+ Không đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ.
+ Không đọc tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
→ So sánh, kết hợp phân tích lí lẽ , liên hệ=> Đọc sách: rèn luyện tính cách, học làm người.
→ Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại
Chuẩn bị đọc
Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Gợi ý:
- Lựa chọn sách dựa trên mục đích, nhu cầu của bản thân.
- Đọc sách không chú trọng số lượng, mà quan tâm đến chất lượng.
- Vừa đọc vừa kết hợp ghi chép, suy nghĩ…
Trải nghiệm cùng văn bản
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
Mục đích: Khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy kiến thức, nâng cao học vấn và đưa ra phương pháp đọc sách đúng đắn.
Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
- Ý kiến 1: Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
- Lí lẽ: Học vấn là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, tích lũy ngày đêm mà có
- Bằng chứng: Sách là kho tàng cất giữa tri thức tinh thần của nhân loại…
- Ý kiến 2: Khó khăn trong việc đọc sách
- Lí lẽ 2.1: Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu; Bằng chứng 2.1: Các học giả Trung Hoa…
- Lí lẽ 2.2: Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng; Bằng chứng 2.2: Bất cứ lĩnh vực học vấn nào…
- Ý kiến 3: Phương pháp đọc sách
- Lí lẽ: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ
- Bằng chứng: Đọc được 10 quyển…
Câu 3. Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung cụ thể, rõ ràng từng lí lẽ; tạo sự liên kết giữa các ý.
Câu 4. Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
- Để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta không cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc.
- Nguyên nhân: Việc đọc sách nên chú trọng đến chất lượng, có nghĩa là người đọc cần phải suy nghĩ, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến cuốn sách để hiểu được nội dung cuốn sách. Đọc nhanh, đọc nhiều nhưng không hiểu gì thì chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, không thu nhận được kiến thức hay bài học gì.
Câu 5. Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích (infographic), tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống
Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
I. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Trả lời:
Theo em, đọc sách có hiệu quả là mình đọc sách có tốc độ nhanh nhưng vẫn nắm và thâu tóm được những cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề được trình bày trong quyển sách đó.
II. Trải nghiệm cùng văn bản
Theo dõi: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì ?
Trả lời:
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
+ Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy.
+ Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng: Số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.
III. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Mục đích của văn bản: khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Bên cạnh đó còn chỉ ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.
Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
Trả lời:
Câu 3 (trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự "một là...", "hai là..." có tác dụng gì?
Trả lời:
Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng một cách cụ thể, rõ ràng nhằm thuyết phục người đọc và làm cho bố cục của bài viết trở nên hợp lí, chặt chẽ hơn.
Câu 4 (trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
Trả lời:
Để tích lũy tri thức ta cần đọc cho kĩ - vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm. Không nên quá chú trọng việc đọc nhiều sách mà phải đọc cho kĩ càng, hiểu sâu để tích lũy được lượng kiến thức tốt, mới.
Câu 5 (trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích (infographic), tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống
Trả lời:
Học sinh tự làm
Bài soạn "Bàn về đọc sách" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Trả lời:
Theo em, đọc sách có hiệu quả là việc lĩnh hội được những kiến thức trong sách vận dụng vào cuộc sống hay tiếp thêm tri thức cho bản thân.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Theo dõi: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì ?
Trả lời:
Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bàn về những khó khăn và ý nghĩa trong việc đọc sách.
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
Văn bản trên viết nhằm mục đích nêu ra ý nghĩa của việc đọc sách từ đó cổ vũ tinh thần đọc sách của mọi người.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
Trả lời:
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là ...”, “hai là ...” có tác dụng gì?
Trả lời:
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp lí lẽ theo trình tự như vật giúp các ý kiến được trình bày phân định rõ ràng, giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách mạch lạc.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc. Vì đọc nhiều nhưng “đọng lại” ít thì cũng vô tác dụng. Cần chọn lọc những cuốn sách thực sự chất lượng, thực tế và giá trị để đọc, nghiền ngẫm và học thì việc đọc sách mới có ý nghĩa.
Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang wed, in- pho- gráp- phích (infographic) , tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.
Trả lời:
- Tâm thế đọc: chủ động học hỏi.
- Không gian đọc: thoáng mát, yên tĩnh
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách: mục đích đọc để học hỏi về một lĩnh vực: toán học, văn học…lựa chọn các đầu sách uy tín.
- Cách đọc, ghi chú: Đọc phân chia thời gian theo cương sách. Sau mỗi chương ghi lại những nội dung chính.
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .