Top 6 Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
"Tục ngữ và sáng tác văn chương" thuộc thể loại nghị luận văn học. Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với...xem thêm ...
Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
I. Tác giả văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương
Sưu tầm
II. Tìm hiểu tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương
- Thể loại:
Tục ngữ và sáng tác văn chương thuộc thể loại nghị luận văn học
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sưu tầm
- Phương thức biểu đạt:
Tục ngữ và sáng tác văn chương có phương thức biểu đạt là nghị luận
- Tóm tắt văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương:
Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu
- Bố cục bài Tục ngữ và sáng tác văn chương:
Tục ngữ và sáng tác văn chương có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “là vì thế’: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện Nàng Bân
- Phần 2: Còn lại: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
- Giá trị nội dung:
- Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.
- Giá trị nghệ thuật:
- Dẫn chứng cụ thể, hợp lí
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương
- Câu tục ngữ Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân trong truyện Nàng Bân:
- Tóm tắt truyện Nàng Bân:
+ Nàng Bân – con gái của Ngọc Hoàng có phần chậm chạp, vụng về
+ Tuy vậy, Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu vẫn yêu thương nàng
+ Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu bàn nhau cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc nội trợ
+ Nàng Bân rất yêu chồng nên khi trời rét đến nàng may cho chồng một cái áo
+ Tuy nhiên, vì nàng Bân vụng về nên đến khi trời hết rét thì áo mới may xong
+ Khi thấy con gái buồn rầu, Ngọc Hoàng bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng Bân mặc thử áo
+ Từ đó, hằng năm cứ vào tháng Ba tuy mùa rét đã qua nhưng tự nhiên rét lại vài hôm. Người ta gọi đó là Rét nàng Bân
→ Đây cũng chính là nguồn gốc câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân
+“Tháng giêng rét đài”: tháng giêng là thời điểm giữa mùa đông, miền Bắc đón những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm (nhiều nơi có băng giá) làm hoa rụng cánh, còn trơ lại đài hoa
+ “tháng Hai rét lộc”: tháng hai là thời điểm nửa cuối mùa đông nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, cây cỏ đâm chồi nảy lộc
+ “tháng Ba rét nàng Bân”: rét ngắn ngắn, đợt cuối mùa đông, thường vào tháng ba
→ Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm
- Câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn xuất hiện trong “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
- Tóm tắt “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
+ Nhân vật “tôi” đang ngủ thì thằng Cò gọi dậy. Nhân vật “tôi” nhìn thấy biết bao nhiêu loài chim.
+ Nhân vật “tôi” và Cò choáng ngợp trước biển chim trời bao la và ước được dừng thuyền lại vài hôm để bắt chim
+ Tía nói: chim về ở trên vùng đất của ai thì thuộc tài sản của người đó
- Giải thích câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn:
+ Chim trời trên trời, cá dưới nước là của cải thiên nhiên ban tặng, không của riêng ai nên sự chiếm hữu là không hạn chế.
→ Bài học mở rộng: Khi văn minh loài người ngày càng nâng cao, việc khai thác của cải thiên nhiên không thể vô hạn. Chúng ta phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh lãng phí và biết bảo vệ những loài động vật quý hiếm.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Sử dụng tục ngữ cần phải đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về nội dung câu chuyện được nói đến. Không cố thêm thành ngữ khi không phù hợp.
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai, sự chiếm hữu là không hạn chế.
Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
- Tác dụng: Tăng tính thuyết phục, mở ra cái nhìn sâu sắc về nhận thức của con người.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:
“Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước).
“Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu).
Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Sử dụng tục ngữ cần phải đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về nội dung câu chuyện được nói đến. Không cố thêm thành ngữ khi không phù hợp.
Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
A. Nàng Bân
I. Tác giả
- Tác giả dân gian
II. Tác phẩm Nàng Bân
Thể loại: Cổ tích
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- In trong kho tàng cổ tích Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh,NXB Văn Hóa thông tin 2006
Phương pháp biểu đạt: Nghị luận
Tóm tắt Nàng Bân
- Kể về sự tích của câu ngữ kể về Nàng Bâng
Nàng Bâng may áo cho chồng
May ba tháng ròng,mới trọn cổ tay
Bố cục tác phẩm Nàng Bân
- Phần 1: Từ đầu…may ba tháng ròng mới trọn cổ tay: kể về việc nàng Bâng may áo cho chồng
- Phần 2: Còn lại: sự tích rét nàng Bâng
Giá trị nội dung tác phẩm Nàng Bân
- Sự tích của câu tục ngữ về Nàng Bâng
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nàng Bân
- Ngôn ngữ đậm chất dân gian
- Hình ảnh sinh động, ấn tượng
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nàng Bân
Việc Nàng Bâng may áo
- Nàng Bâng là con gái Ngọc Hoàng
+ Tính tình chậm chạp, có phần vụng về
+ Gia đình cho nàng Bâng lấy chồng để biết thêm công việc gia đình
+ Chồng nàng là người nhà trời
+ Chồng rất nàng, nàng cũng vậy
+ Nàng may cho chồng một cái áo khi trời bắt đầu rét
+ Vì vụng về nên nàng may từ đông sang xuân mới chỉ được tay áo
Sự tích ra đời của câu tục ngữ
- Người đời cười chê sự vụng về của Nàng Bâng nên câu tục ngữ ra đời
Nàng Bâng may áo cho chồng
May ba tháng ròng,mới trọn cổ tay
- Tuy vậy nàng vẫn không nản chí
- May hết tháng giêng, rồi qua tháng hai mới xong
+ Khi may xong thì trời bắt đầu rét
+ Ngọc Hoàng thương nên cho rét vào hôm để chồng nàng thử áo
+ Và cũng từ đó rét nàng Bâng được xuất hiện cho đến ngày nay
B. Chim trời, cá nước - Xưa và nay
I. Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925- 1989)
- Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư
- Quê quán: Tiền Giang
- Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.
- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ
- Tác phẩm chính: Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Truyện dài
.Đường về gia hương (1948)
.Cá bống mú (1956)
.Đất rừng phương Nam (195
.Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
II. Tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay
Thể loại: tiểu thuyết
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957)
- Tác phẩm viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Sau đó, cậu may mắn được ba mẹ Cò nhận nuôi và có cuộc sống hạnh phúc. Bối cảnh của tác phẩm là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 50 của thế kỉ XX, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
Phương thức biểu đạt: tự sự
Người kể chuyện: Nhân vật An
Tóm tắt Chim trời, cá nước - Xưa và nay
- Đoạn trích về An và Cò trên đường vào rừng U Minh xung quanh ngắm nhìn bầy chim đang đậu xung quanh với đủ loại chim già đãy,điêng điểng, ngỗng…
Bố cục tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay
- Phần 1: Từ đầu… còn vung râu cựa quậy: hình ảnh bầy chim
- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của Cò và An
Giá trị nội dung tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay
- Hành trình khám phá rừng U Minh của Cò và An
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay
- Cách kể chuyện hấp dẫn , lôi cuốn
- Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động
- Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng
- Ngôi kể thứ nhất thể hiện rõ nét về sự tò mò của nhân vật An trong lần đầu đi lấy mật ong
- Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi đậm chất miền Tây Nam Bộ
- Kết hợp tự sử, miêu tả và biểu cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chim trời, cá nước - Xưa và nay
Câu tục ngữ “ chim trời,cá nước”
- Chim đậu trắng xóa , cây vẹt,cây chà là,cây vẹt rụng trụi lá
- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rỗ đồng tiền
- Nhiều con chim lạ, to như con ngỗng đậu quằn nhánh cây
- Con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước
- Chim trời cá nước diễn tả của mọi thứ là của thiên nhiên
+ Các loài vật sống tự do, không có tác động bởi con người
+ Môi trường sinh thái tự nhiên, thức ăn là những động vật sống ở đó
Mục đích của việc vận dụng ca dao tục ngữ vào tác phẩm văn học
- Làm cho đoạn trích, lời nói của nhân vật trở nên hay hơn
+ Tác phẩm trở nên xúc tích hơn
- Câu tục ngữ “chim trời cá nước” làm đẹp, sâu sắc lời nói
+ Người đọc có thể hiểu được ý của người viết muốn nói
- Các sinh vật ở đây sống tự do , thức ăn từ thiên nhiên
+ Không chịu sự ràng buộc của bất cứ ai.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Mối quan hệ giữa tục ngữ trong văn chương.
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu như thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Trả lời:
Đó là cái rét lại giữa trời mùa nóng, rét Tháng Ba nên sẽ không phải rét đậm rét hại.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu trả lời của tia nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?
Trả lời:
Câu trả lời giúp em hiểu được rằng những tài sản chim cá tuy của tự nhiên nhưng con người cũng phải đóng thuế để bảo vệ nó.
Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước ...” ...xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
Trả lời:
Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản giúp diễn đạt thêm phong phú, cùng với đó làm tăng tính gợi cảm trong văn bản, cô đúc suy nghĩ.
Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp…
Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước ...” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
Trả lời:
Đọc hai văn bản, em rút ra được lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính Tục ngữ và sáng tác văn chương: Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.
Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu như thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Trả lời:
Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu rét nàng Bân trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân nghĩa là cái rét tự nhiên xuất hiện khi mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới.
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?
Trả lời:
Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn nghĩa là những động vật, thực vật trong thiên nhiên hoang dã không thuộc của ai, ai bắt được thì nó thuộc quyền sở hữu của người đấy. Nhưng cũng phải hiểu rõ, nếu động, thực vật đã có chủ thì đó là tài sản của người khác, không thể lấy được.
Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước ...” ...xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
Trả lời:
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ “Chim trời cá nước…” xưa – nay: góp phần nêu bật nội dung chính của tác giả muốn thể hiện, đồng thời thể hiện sự thay đổi trong ý hiểu về câu tục ngữ bây giờ và trước kia.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:
+ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” (Ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi)
+ “Xanh như lá, bạc như vôi” (Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
+ “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” (Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước ...” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
Trả lời:
Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời cá nước…” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là:
- Cần phải hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ để sử dụng sao cho đúng
- Có những câu tục ngữ có thể đúng, có thể sai. Bởi tục ngữ đa số đều xuất hiện từ xưa nên có nhiều câu không còn phù hợp trong xã hội hiện đại.
Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
Câu 1. Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Nhân dân đã mượn tích truyện Nàng Bân may áo cho chồng để giải thích hiện tượng tự nhiên được nhắc đến trong câu tục ngữ.
Câu 2. Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn ?
Câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu: Những sản vật trong thiên nhiên là của chung, không phải của riêng ai, người nào lấy được thì được hưởng.
Câu 3. Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước…” - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
- Việc sử dụng câu tục ngữ giúp tăng thêm tính thuyết phục cho câu nói.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương như:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
*
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Thương vợ, Trần Tế Xương)
Câu 4. Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước…” - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
- Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Khi đọc hiểu tục ngữ cần phải giải thích được hai nét nghĩa này.
- Sử dụng tục ngữ cần đúng với ngữ cảnh, ý nghĩa và tránh lạm dụng việc sử dụng tục ngữ…
Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
Nội dung chính
Văn bản cho người đọc những ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng tục ngữ nhằm làm tăng hiệu quả và giá trị biểu đạt cho tác phẩm.
Câu 1 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Sau khi đọc xong truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Phương pháp giải:
Nêu cách hiểu của em về rét nàng Bân qua câu tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
Theo em, rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.
Câu 2 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào suy ngẫm bản thân
Lời giải chi tiết:
Theo lời tía nuôi của nhân vật tôi trong văn bản “Chim trời cá nước…” - xưa và nay, câu tục ngữ này đã không còn đúng với xã hội họ đang sống (Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ). Câu trả lời của nhân vật tía nuôi giúp cho chúng ta hiểu rằng câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này nhưng không phù hợp trong hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Câu 3 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
Phương pháp giải:
Đọc và nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Sau đó tìm thêm một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương.
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay là:
+ Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc
+ Khiến hình ảnh trong văn bản sinh động, hấp dẫn và dễ đi vào lòng bạn đọc hơn.
+ Việc nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp độc giả nhận thức đúng đắc hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Câu 4 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước... - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, dựa vào suy nghĩ bản thân rút ra lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
Những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ:
- Cần sử dụng đúng mục đích, nội dung, ý nghĩa tục ngữ trong ngữ cảnh phù hợp.
- Hiểu rõ tầng nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
- Không xuyên tạc, thêm bớt về tục ngữ.
Bài soạn "Tục ngữ và sáng tác văn chương" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
I. Khái quát tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương
Thể loại
Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người khác về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là sao.
Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “giá trị biểu đạt cho tác phẩm”): Giới thiệu về tục ngữ
- Phần 2 (tiếp đến “tháng Ba rét nàng Bân là vì thế”): Ví dụ về tục ngữ trong văn bản Nàng Bân
- Phần 3 (còn lại): Ví dụ về tục ngữ trong văn bản “Chim trời cá nước…” xưa và nay
Tóm tắt
Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu
Giá trị nội dung
Văn bản cho người đọc những ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng tục ngữ nhằm làm tăng hiệu quả và giá trị biểu đạt cho tác phẩm.
Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
- Lối viết hấp dẫn, thú vị.
Nội dung chính
Văn bản cho người đọc những ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng tục ngữ nhằm làm tăng hiệu quả và giá trị biểu đạt cho tác phẩm.
Câu 1 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nêu cách hiểu của em về rét nàng Bân qua câu tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.
Câu 2 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào suy ngẫm bản thân.
Lời giải chi tiết:
Câu trả lời của nhân vật tía nuôi giúp cho chúng ta hiểu rằng câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này nhưng không phù hợp trong hoàn cảnh khác.
Câu 3 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc và nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Sau đó tìm thêm một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương.
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay: làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật tôi đồng thời giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Câu 4 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, dựa vào suy nghĩ bản thân rút ra lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .