Top 6 Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

612

“Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiến niên tiền phong tổ chức. Qua...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nhân vật kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi".


Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhớ lại tính cách nhân vật và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Điều em thích nhất ở nhân vật Kiều Phương là sự tốt bụng, nhân hậu của cô bé. Vì cô bé rất yêu quý gia đình, yêu quý người anh trai ruột thịt. Mặc cho người anh trai có ghen tị thì cô bé vẫn yêu quý và dành tình cảm trong sáng cho anh trai của mình.


Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn miêu tả thái độ nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: 

- Cảm xúc: ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc. 

- Thái độ: thấy có lỗi với em.

- Hành động:

+ Giật sững người.

+ Bám chặt lấy tay mẹ.

+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.

+ Không trả lời mẹ.

=> Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.


Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và liệt kê về sự thay đổi của nhân vật, đặc biệt là tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

- Ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.

- Ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. 

- Tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. 

- Xấu hổ: vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.


Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung các văn bản và trình bày theo suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Sau khi đọc - Trả lời câu hỏi

  1. Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
  2. Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?
  3. Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?
  4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Vì sao có sự thay đổi ấy. 
  5. Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Hướng dẫn giải:

  1. Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh. Tác giả muốn nói tới quá trình tự thức tỉnh của người anh. Đây cũng là nhân vật có ý nghĩa giáo dục lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách. Việc để cho người anh là người kể chuyện có tác dụng như sau:

Được kể từ ngôi thứ nhất, câu chuyện sẽ trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi". Tác giả có thể miêu tả câu chuyện của người anh một cách sinh động bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Độ tin cậy trong câu chuyện vì thế cao hơn so với lời kể của các nhân vật khác trong câu chuyện.

Người em hiện lên hoàn toàn qua lời kể của người anh. Điều này tạo nên vẻ khách quan cho câu chuyện. Hơn nữa, nhân vật người em luôn thay đổi theo diễn biến tâm trạng của người kể nên câu chuyên hiện lên hết sức sinh động.


2. Ở nhân vật Mèo - Kiều Phương, điều em thích nhất đó là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa. Ở cô bé toát lên những phẩm chất đáng quý, đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô bé không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô bé lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do mình tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên. Mặc dù tài năng hội họa của cô bé được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô bé vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô bé vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của Phương . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình.


3. Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của  em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.


4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" : Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. Sau đó người anh xấu hổ : Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.


5. Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

I. Đọc văn bản

  • Tác giả

- Tạ Duy Anh, sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

- Hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.

- Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.

- Một số tác phẩm: Thiên thần sám hối (tiểu thuyết), Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn), Dưới bàn tay vô hình (tự truyện), Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết)...

  • Tác phẩm

Xuất xứ

Truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

In trong tập “Con dế ma” (xuất bản 1999)


Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Em không phá là được…”. Giới thiệu về nhân vật người em.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng”. Người em bí mật vẽ tranh và tài năng được phát hiện.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “nó như chọc tức tôi”. Tâm trạng, thái độ của người anh trước tài năng của em gái.
  • Phần 4. Còn lại. Người em đi thi, câu chuyện về bức tranh đoạt giải và sự hối hận của người anh.

Tóm tắt

Truyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo). Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ chú Tiến Lê - người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.


II. Đọc - hiểu văn bản

- Trước khi phát hiện ra tài năng của em gái:

  • Đặt cho em gái cái biệt danh là “Mèo”
  • Tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
  • Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con, thường xuyên bắt bẻ em.

- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện:

  • Bố mẹ vui mừng người anh lại cảm thấy buồn bã, ganh tị.
  • Cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
  • Lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình.
  • Khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.

- Khi em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất:

  • Người em muốn chia sẻ niềm vui với anh trai, nhưng người anh lại lạnh lùng gạt ra.
  • Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất, người anh đã cảm thấy vô cùng xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.

2. Nhân vật Kiều Phương

- Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ:

  • Kiều Phương vui vẻ khi được đặt biệt danh là “Mèo", thậm chí còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
  • Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
  • Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”.
  • Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.

=> Một nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu.

- Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa:

  • Cô bé thường chế ra những màu vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen…
  • Qua lời khen của chú Tiến Lê và qua sự ngạc nhiên của ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cũng thấy rõ điều đó: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”.
  • Thái độ của người thân trong gia đình: Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.
  • Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.

- Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu:

  • Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng.
  • Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như.
  • Lời người anh trai muốn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con dâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu cứa em con đấy".

III. Sau khi đọc

  1. Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
  • Người kể chuyện: nhân vật anh trai.
  • Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi)

=> Việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, cũng như nhân vật kể chuyện có thể bộc lộ suy nghĩ về hành động của mình.


2. Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

- Đặc điểm ở nhân vật Mèo - Kiều Phương: Một cô bé có tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu.

- Nguyên nhân: Đó là đức tính tốt đẹp của con người, nhờ có tình yêu thương, sự nhân hậu của Kiều Phương mà người anh trai đã nhận ra khuyết điểm, sai lầm của bản thân.


3. Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

  • Lúc đầu, khi em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ, người anh chỉ coi đó là trò đùa nghịch ngợm của trẻ con.
  • Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn và thất vọng, thậm chí có chút ghen tị với em gái.
  • Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.

4. Nhân vật “tôi” đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Vì sao có sự thay đổi ấy.

- Khi đứng trước bức tranh được tặng giải Nhất của em gái, tâm trạng của người anh: Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ.

- Nguyên nhân: Bức tranh của Kiều Phương hay chính tấm lòng trong sáng và tình yêu thương sâu sắc của cô bé đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân.


5. Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình: Tình yêu thương, lòng vị tha và sự thấu hiểu, sẻ chia.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

A. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn:

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất.


Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Điều em thích nhất ở nhân vật Kiều Phương là sự tốt bụng, nhân hậu của cô bé.

- Vì cô bé rất yêu quý gia đình, yêu quý người anh trai ruột thịt. Mặc cho người anh trai có ghen tị thì cô bé vẫn yêu quý và dành tình cảm trong sáng cho anh trai của mình.


Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Cảm xúc: khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc. 

- Thái độ: không còn xem thường mà thấy có lỗi với em.

- Hành động:

+ Giật sững người.

+ Bám chặt lấy tay mẹ.

+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.

+ Không trả lời mẹ.

=> Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.


Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.

- Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. 

- Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.


Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Trả lời:

- Điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ.

- Sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi :

I. Tác giả

  • Cuộc đời

- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.

- Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

- Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

  • Sự nghiệp văn học

Tác phẩm chính

- Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn).

- Dưới bàn tay vô hình (tự truyện).

- Vó ngựa trở về.

Giải thưởng

- Giải nhất truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

- Giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng.

- Giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi".

- Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.

- Giải thưởng văn học Thủ đô 2012 cho tập truyện ngắn Lãng Du.


II. Tác phẩm

  • Xuất xứ:

“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong.

  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện.

- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

- Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.

  • Tóm tắt

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

  • Giá trị nội dung:

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

SOẠN BÀI BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI - KẾT NỐI TRI THỨC

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn Bức tranh của em gái tôi theo sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống.

SOẠN BÀI BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI PHẦN SAU KHI ĐỌC


Câu 1 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

Trả lời :

  • Người kể chuyện: nhân vật anh trai.
  • Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi)

=> Việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, cũng như nhân vật kể chuyện có thể bộc lộ suy nghĩ về hành động của mình.

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh. Tác giả muốn nói tới quá trình tự thức tỉnh của người anh. Đây cũng là nhân vật có ý nghĩa giáo dục lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách. Việc để cho người anh là người kể chuyện có tác dụng như sau:

Được kể từ ngôi thứ nhất, câu chuyện sẽ trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi". Tác giả có thể miêu tả câu chuyện của người anh một cách sinh động bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Độ tin cậy trong câu chuyện vì thế cao hơn so với lời kể của các nhân vật khác trong câu chuyện.

Người em hiện lên hoàn toàn qua lời kể của người anh. Điều này tạo nên vẻ khách quan cho câu chuyện. Hơn nữa, nhân vật người em luôn thay đổi theo diễn biến tâm trạng của người kể nên câu chuyên hiện lên hết sức sinh động.


Câu 2 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

- Đặc điểm ở nhân vật Mèo - Kiều Phương: Một cô bé có tình cảm trong sáng, tấm lòng nhân hậu.

- Nguyên nhân: Đó là đức tính tốt đẹp của con người, nhờ có tình yêu thương, sự nhân hậu của Kiều Phương mà người anh trai đã nhận ra khuyết điểm, sai lầm của bản thân.

Ở nhân vật Mèo - Kiều Phương, điều em thích nhất đó là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa. Ở cô bé toát lên những phẩm chất đáng quý, đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô bé không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô bé lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do mình tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên. Mặc dù tài năng hội họa của cô bé được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô bé vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô bé vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của Phương . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình.


Câu 3 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

Trả lời :

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ:

Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị.

Việc lén xem những bức tranh của  em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.


Câu 4 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân vật “tôi” đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Vì sao có sự thay đổi ấy.

Trả lời :

- Khi đứng trước bức tranh được tặng giải Nhất của em gái, tâm trạng của người anh: Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ.

- Nguyên nhân: Bức tranh của Kiều Phương hay chính tấm lòng trong sáng và tình yêu thương sâu sắc của cô bé đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân.


Câu 5 trang 51 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Trả lời :

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình.


TÌM HIỂU VĂN BẢN BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

1. Tác giả

- Tạ Duy Anh, sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

- Hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.

- Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.

- Một số tác phẩm: Thiên thần sám hối (tiểu thuyết), Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn), Dưới bàn tay vô hình (tự truyện), Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết)...


2. Tác phẩm

  • Xuất xứ

Truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

In trong tập “Con dế ma” (xuất bản 1999)

  • Bố cục

Có thể chia bố cục văn bản Bức tranh của em gái tôi 4 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Em không phá là được…”. Giới thiệu về nhân vật người em.

Phần 2. Tiếp theo đến “Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng”. Người em bí mật vẽ tranh và tài năng được phát hiện.

Phần 3. Tiếp theo đến “nó như chọc tức tôi”. Tâm trạng, thái độ của người anh trước tài năng của em gái.

Phần 4. Còn lại. Người em đi thi, câu chuyện về bức tranh đoạt giải và sự hối hận của người anh.

  • Tóm tắt

Truyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo). Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ chú Tiến Lê - người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.


3. Đọc - hiểu văn bản

Nhân vật người anh trai

- Trước khi phát hiện ra tài năng của em gái:

  • Đặt cho em gái cái biệt danh là “Mèo”
  • Tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
  • Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con, thường xuyên bắt bẻ em.

- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện:

  • Bố mẹ vui mừng người anh lại cảm thấy buồn bã, ganh tị.
  • Cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
  • Lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình.
  • Khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.

- Khi em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất:

  • Người em muốn chia sẻ niềm vui với anh trai, nhưng người anh lại lạnh lùng gạt ra.
  • Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất, người anh đã cảm thấy vô cùng xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.

Nhân vật Kiều Phương

- Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ:

  • Kiều Phương vui vẻ khi được đặt biệt danh là “Mèo", thậm chí còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
  • Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
  • Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”.
  • Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.

=> Một nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu.

- Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa:

  • Cô bé thường chế ra những màu vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen…
  • Qua lời khen của chú Tiến Lê và qua sự ngạc nhiên của ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cũng thấy rõ điều đó: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”.
  • Thái độ của người thân trong gia đình: Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.
  • Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.

- Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu:

  • Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng.
  • Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như vậy.
  • Lời người anh trai muốn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức văn học
Tác giả Tạ Duy Anh
- Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Đăng, sinh năm 1959.
- Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Ông là cây bút trẻ của văn học thời kỳ đổi mới những năm 1980.
- Truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh trong sáng, đậm chất thơ và giàu ý nghĩa nhân văn.
- Tạ Duy Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Tác phẩm tiêu biểu: "Quả trứng vàng", "Vó ngựa trở về" (Tập truyện viết cho thiếu nhi), "Thiên thần sám hối", "Bước qua lời nguyền" (Tiểu thuyết), "Xưa kia chị đẹp nhất làng" (Truyện ngắn)...

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
Xuất xứ
- In trong tập "Con dế ma" (xuất bản 1999)
- Truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong 1998.

Bố cục
- Đoạn 1: "Em gái tôi tên là Kiều Phương [...] có vẻ vui lắm": nhân vật tôi giới thiệu về co em gái Kiều Phương.
- Đoạn 2: "Nhưng mọi bí mật của Mèo [...] phát huy tài năng": năng khiếu vẽ tranh của Mèo được chú Tiến Lê phát hiện.
- Đoạn 3: "Kể từ hôm đó [...] như chọc tức tôi": Cảm xúc ghen tị, khó chịu của nhân vật "tôi" khi em gái giỏi giang hơn mình.
- Đoạn 4: "Rồi cả nhà, trừ tôi [...] em gái con đấy": Bức tranh của em gái và tâm trạng xúc động, xấu hổ của nhân vật "tôi".

Tóm tắt Bức tranh của em gái tôi

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật chính là người anh và cô em gái Kiều Phương (Mèo). Mèo rất thích vẽ, cô bé tự tay chế màu vẽ và bí mật vẽ tranh. Một hôm, một người bạn của bố đến chơi, phát hiện ra những bức tranh của Mèo và ngạc nhiên, khen ngợi năng khiếu hội họa của cô bé, hứa sẽ giúp đỡ cô bé phát huy tài năng. Từ khi biết em gái có năng khiếu hơn mình, nhân vật "tôi" – người anh cảm thấy tủi thân, ghen tị, không còn thân với em gái như trước, thậm chí còn gắt um lên với em. Sau đó, Mèo tham gia trại thi vẽ Quốc tế. Bức tranh của Mèo đạt giải nhất. Ngày nhận giải, người anh đã được xem bức tranh đạt giả của Mèo trong phòng triển lãm. Khi nhận ra chính mình là nhân vật được vẽ trong bức tranh - một người anh hoàn hảo trong mắt cô em gái, nhân vật "tôi" đã vô cùng xấu hổ về thái độ lạnh lùng, xa cách của mình đối với em gái bấy lâu nay.


Nội dung Bức tranh của em gái tôi
Truyện "Bức tranh của em gái tôi" kể về nhân vật tôi do mặc cảm, ghen tị với tài năng của em gái nên có thái độ lạnh lùng, xa cách với em. Cuối cùng, chính tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái đã giúp cho người anh nhận ra tình cảm em dành cho mình. Người anh vô cùng xấu hổ, nhận thức được sai lầm của mình trong cách cư xử với em.

Nghệ thuật Bức tranh của em gái tôi
- Cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn. Tình tiết kết thúc truyện bất ngờ, để lại nhiều suy ngẫm.
- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

Bài học
- Nên sống nhân hậu và độ lượng với mọi người.
- Không nên xấu hổ, tự ti trước tài năng của người khác. Cần vượt qua thái độ đó để phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Trả lời câu hỏi văn 6 trang 51 - Bức tranh của em gái tôi
Câu 1. Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là ai, xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
- Người kể chuyện trong truyện là người anh – nhân vật "tôi".
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng "tôi".

Câu 2. Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật Mèo – Kiều Phương ? Vì sao ?
Kiều Phương đáng yêu ở những điểm :
- Kiều Phương khá tinh nghịch, thích tìm hiểu, sáng tạo: lén pha chế màu để vẽ, thích vẽ.
- Kiều Phương còn là một cô bé trong sáng, hồn nhiên và có lòng nhân hậu, yêu thương gia đình, đặc biệt là anh mình. Dù anh hay gắt gỏng nhưng Kiều Phương không để bụng những chuyện đó...

Câu 3. Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ?
Trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ, nhân vật "tôi" có thái độ tự ái, mặc cảm, tự ti và có phần đố kỵ với người em.
- Tự ti vì cảm thấy mình bất tài:
+ Lén xem tranh của Mèo - "làm một việc mà tôi vẫn coi khinh".
+ Mặc cảm, buồn vì thấy em gái mình có tài còn mình thì không - "Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài..." : làm việc lén lút, không muốn cho ai biết, thu mình, không muốn chia sẻ nỗi buồn với ai.
- "Tôi" có phần ghen tị với em nên không thể thân với em như trước kia. Càng ngày, "tôi" càng khó chịu, gắt gỏng với em. "Tôi" còn cảm thấy khó chịu, không vui khi em mình được tham gia cuộc thi lớn: "Rồi cả nhà - trừ tôi – vui như Tết..."
Tự ti, mặc cảm, ghen tị... là cảm xúc mà ai cũng có thể trải qua, vì chúng ta không phải ai cũng hoàn hảo, trong khi xã hội nhiều người tài giỏi hơn mình. Nhưng thay vì tự ti, mặc cảm, ghen tị, chúng ta hãy nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân, làm cho bản thân trở nên tốt nhất.

Câu 4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ, cảm xúc của nhân vật "tôi" thay đổi: "sững người", "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ", "muốn khóc quá".
"Tôi" vô cùng bất ngờ vì mình là nhân vật chính được vẽ trong tranh, hãnh diện vì là anh trai của một tài năng, hãnh diện vì được vẽ đẹp, xấu hổ vì đã có thái độ ích kỷ, gắt gỏng với Mèo, muốn khóc vì ân hận.
Không chỉ cảm xúc thay đổi, suy nghĩ, nhận thức của nhân vật "tôi" cũng thay đổi: "tôi" đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình. Nhận ra em gái không những không buồn anh, trách anh, mà ngược lại rất yêu thương, quý mến anh.

Câu 5. Từ các văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?
Qua các văn bản trên, ta nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình chính là tình yêu thương, lòng nhân hậu, biết sống vì nhau, quan tâm đến những cảm xúc của nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .