Top 6 Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6236

"Đồng dao mùa xuân" ra đời vào tháng 12-1994, in trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012. Bài thơ viết về người lính, dưới góc...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm 

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước… Trong kháng chiến chống Mỹ, tho của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, trường ca Mặt đường khát vọng,…

Ông được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học và nghệ thuật, nổi bật là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ “Cõi lặng” – năm 2010.


II. Khái quát tác phẩm Đồng dao mùa Xuân

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm ra đời vào tháng 12-1994, in trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012.


 2.Thể loại

Thơ tứ ngôn (Thơ 4 chữ): Là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất về niêm luật, bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi. Tuy nhiên, nếu người viết không biết vận dụng ngôn từ một cách khéo léo thì rất dễ trở thành 1 bài vè. Bởi vậy, thơ 4 chữ là thể thơ dễ làm nhưng khó hay.


3. Bố cục

Bài thơ được chia thành 3 phần:

- Phần 1 (Khổ 1): Giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính

- Phần 2 (Khổ 2): Thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa

- Phần 3 (Các khổ còn lại): Tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận


4. Giá trị nội dung 

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.


5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.

- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu.

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận.


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Đồng dao mùa Xuân

Câu hỏi 1: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào? 

Lời giải:

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó: Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn “trẻ con”, ham thích thả diều. Anh đã đi vào cuộc chiến tranh ở tuổi thanh xuân của mình, đi vào rừng xanh trong những năm tháng máu lửa để rồi ngày hòa bình, anh lại không trở về nữa. Anh mãi mãi đã trở thành người con của núi Trường Sơn. Anh mãi mãi là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương.


Câu hỏi 2: Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ. 

Lời giải:

- Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: 

+ Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu (“Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”) 

+ Tưởng nhớ (“Theo chân người lính/ Về từ núi xanh” 

- những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh). 

- Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: thương nhớ, tưởng nhớ (“Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian”, “Theo chân người lính/ Về từ núi xanh”

- Người dân theo chân những người lính năm xưa để bày tỏ lòng biết ơn).


Câu hỏi 3: Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Lời giải:

- Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính:

+ Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.

+ Hi sinh anh dũng.

+ Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành").

+ Mộng mơ ("mắt như suối biếc/ vai đầy núi non",...)

- Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.


Câu hỏi 4: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Các cách hiểu khác nhau về Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm

Cách hiểu 1

“Đồng dao mùa xuân”, hiểu một cách đơn giản có nghĩa là cùng nhau ca hát về mùa xuân. Tuy nhiên với Nguyễn Khoa Điềm, bài thơ không chỉ là hát về mùa xuân mà còn hát về những người lính cụ Hồ đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc, để đất nước luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống như mùa xuân. Hát về mùa xuân chính là hát về những người lính anh dũng, hát bài hát niềm tin, hát lên sự lạc quan yêu đời.

Cách hiểu 2

Tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác, vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Những người lính đã ngã xuống, họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống, vẫn mãi mãi là hình ảnh trẻ trung, trong sáng, yêu đời. Đặt tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân như vậy vừa tưởng nhớ công ơn của các chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc, vừa hướng người đọc về tương lai tươi đẹp.


Câu hỏi 5: Đọc bài Đồng dao mùa xuân, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Lời giải:

Mẫu 1

Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc vào chiến trường cho đến khi hi sinh. Người lính ấy tham gia chiến đấu vào những năm đất nước đang sôi sục những cuộc chiến. Khi hòa bình trở lại trên đất nước thân yêu, anh lại không thể nào trở về quê hương được nữa. Người lính ấy chưa từng hẹn hò, chưa từng biết yêu, tuổi trẻ của anh dành trọn cho đất nước, cho chiến trường. Anh đã anh dũng hi sinh trong một trận đánh. Nhiều năm trôi qua, anh vẫn không trở về, chỉ có nụ cười hiền lành, những khoảnh khắc đẹp đẽ của anh nơi Trường Sơn là còn mãi trong lòng mọi người

Mẫu 2

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó: Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn "trẻ con", ham thích thả diều. Anh đã đi vào cuộc chiến tranh ở tuổi thanh xuân của mình, đi vào rừng xanh trong những năm tháng máu lửa để rồi ngày hòa bình, anh lại không trở về nữa. Anh mãi mãi đã trở thành người con của núi Trường Sơn. Anh mãi mãi là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương.


Trước khi đọc

Câu 1. Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ , ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ , ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em: Một thể thơ ngắn gọn, hàm súc.

- Một số bài thơ bốn chữ như: Con chim chiền chiện (Huy Cận), Lượm (Tố Hữu), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)...

- Cảm xúc về bài thơ Lượm (Tố Hữu): Đến với bài thơ “Lượm”, người đọc sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Nhân vật này khiến chúng ta cảm thấy yêu mến và cảm phúc biết bao.


Câu 2. Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là những con người giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất dũng cảm, gan dạ.


Đọc văn bản

Câu 1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.

  • Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn
  • Vần thơ: vần chân (lính - bình, diều - chiều, lửa - nữa, xanh - lành, gian - ngàn, lành - xanh)
  • Nhịp thơ: 2/2

Câu 2. Hình ảnh người lính trong những năm máu lửa.

Hình ảnh người lính “chưa một lần yêu, cà phê chưa uống, vẫn còn mê thả diều”: Người lính còn trẻ tuổi, chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống nhưng đã lên đường để bảo vệ đất nước.


Câu 3. Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả ở một mình với chiếc ba lô con cóc, làn da xanh xao bởi cơn sốt rét rừng, nhưng nụ cười thì hiền lành.


Sau khi đọc

Câu 1. Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?

- Bài thơ gồm có 9 khổ, đa số các khổ đều có bốn dòng thơ, riêng khổ 1 có 3 dòng, khổ 2 có 2 dòng.


Câu 2. Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

  • Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn
  • Vần thơ: vần chân (lính - bình, diều - chiều, lửa - nữa, xanh - lành, gian - ngàn, lành - xanh)
  • Nhịp thơ: 2/2

Câu 3. Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc mới vào chiến trường, cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đến khi đất nước hòa bình, người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa.


Câu 4. Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

  • Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính khi mới vào chiến trường: chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều.
  • Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính khi đã hy sinh: chiếc ba lô con cóc; làn da xanh xao; nụ cười thì hiền lành; anh ngồi lặng lẽ; anh ngồi rực rỡ mắt như suối biếc

=> Hình ảnh người lính hiện lên với đặc điểm: tuổi đời còn rất trẻ, vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, tính cách nhân hậu nhưng lại dũng cảm, có lí tưởng và giàu lòng yêu nước.


Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.

- Tình đồng đội gắn bó thể hiện qua câu thơ “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”, đó là sự chia sẻ hy cùng chiến đấu, hay sự xót xa và nuối tiếc khi chứng kiến đồng đội hy sinh.

- Tình cảm nhân dân dành cho người lính thể hiện qua câu thơ “Dài bao thương nhớ/Mùa xuân nhân gian”, đó là nỗi nhớ thương, mong chờ dành cho những người lính.


Câu 6. Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

- “Đồng dao”: là thể loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

- “Mùa xuân”: Mùa bắt đầu của một năm, gợi lên sức sống mãnh liệt của vạn vật.

- Nhan đề “Đồng dao mùa xuân” mang nghĩa biểu tượng chính là bài đồng dao về người lính, về sự bất tử của các anh đối với đất nước. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi, thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.


Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là mỗi dòng thơ có 4 chữ, rất ngắn gọn.

- Em biết những bài thơ bốn chữ: Mẹ, Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân… 

- Cảm xúc của em về bài thơ bốn chữ Mẹ (Đỗ Trung Lai): cảm xúc đầu tiên là bài thơ dễ đọc dễ nhớ, tiếp đến là nội dung văn bản: nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Qua đó bản thân em thấy thương bố mẹ nhiều hơn, tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng để bố mẹ không phải lo lắng cho mình.


Câu hỏi 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Cảm nhận của em về một anh bộ đội mà em đã từng gặp ngoài đời: Mùa xuân năm 2019 bộ đợi có về xã tăng cường dọn dẹp cho xã, ấn tượng đầu tiên của em là bộ quân phục màu xanh lá cây toát lên một vẻ trang nghiêm, tiếp đến là phong thái, tác phong rất nhanh nhẹn và chững chạc. Khi tiếp xúc thì chú bộ đội rất hòa đồng và chú có nhiều tài năng như ca hát, đánh đàn và nhảy híp- hốp.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng/ dòng.

- Vần thơ: tự do.

- Nhịp thơ: linh hoạt 2/2, 3/1.

  • Hình dung: Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.

- Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”: là những chàng thanh niên chân chất, hồn nhiên vô tư chưa trải sự đời “chưa một lần yêu/ mê thả diều”.

  • Hình dung: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

- Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả: ở lại nơi chiến trường một mình nhưng anh vẫn như đang chiến đấu cùng đồng đội với “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”, tâm thái vẫn rất hồn hậu, hiền lành “cười hiền lành”.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bài thơ Đồng dao mùa xuân khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ lạc quan yêu đời, hết mình vì Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt. Qua đó thể hiệm tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: có khổ 3 dòng, có khổ 4 dòng, có khổ 2 dòng thơ.

- Cách chia đặc biệt đó phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ và phù hợp với tâm trạng của tác giả.


Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng/ dòng.

- Vần thơ: tự do, linh hoạt.

- Nhịp thơ: linh hoạt 2/2, 3/1.


Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Câu chuyện về cuộc đời người lính thông qua bài thơ là: tham gia vào chiến trận “máu lửa” từ lúc còn là chàng trai hồn nhiên, chất phác, sau thời gian chinh chiến thì anh hi sinh và ở lãi mãi với Trường Sơn. Hình bóng anh vẫn luôn hiện hình cùng với mây trời, núi non nơi đây, và anh sống mãi trong lòng bè bạn, trong lòng đồng chí đồng đội và trong lòng người dân.


Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính: “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”; “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”; “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”; “Anh ngồi lặng lẽ”; “anh ngồi rực rỡ”

- Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính: 

+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.

+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.

+ Đoàn kết yêu thương nhau.


Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh: các đồng chí đồng đội đoàn kết yêu thương lẫn nhau. Điều đó được thể hiện qua chi tiết: khi người lính hi sinh tại chiến trường, bạn bè vẫn luôn mang theo hình bóng, tên tuổi các anh bên cạnh “anh thành ngọn lửa/bạn bè mang theo”, các anh vẫn như còn hiện hữu trên chiến trường, vẫn là hình ảnh “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”. Nhân dân vẫn luôn tin yêu, luôn nhớ về các anh, các anh vẫn “ngồi lặng lẽ, ngồi rực rỡ” giữa thiên nhiên, giữa núi rừng, giữa lòng nhân dân và đồng đội.


Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

         “Đồng dao mùa xuân”, hiểu một cách đơn giản có nghĩa là cùng nhau ca hát về mùa xuân. Tuy nhiên với Nguyễn Khoa Điềm, bài thơ không chỉ là hát về mùa xuân mà còn hát về những người lính cụ Hồ đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc, để đất nước luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống như mùa xuân. Hát về mùa xuân chính là hát về những người lính anh dũng, hát bài hát niềm tin, hát lên sự lạc quan yêu đời.


* Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ

Đoạn văn tham khảo:

Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài thơ 4 chữ mình đã học ở các lớp trước, sau đó chọn một bài thơ và chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.

Lời giải chi tiết:

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, em nghĩ ngay đến những bài thơ làm theo thể 4 chữ, ngắn gọn và giàu ý nghĩa.

- Em còn nhớ một số bài thơ 4 chữ mà mình đã học:

+ Đôi que đan (Lớp 4)

+ Sắc màu em yêu (Lớp 5)

- Em rất ấn tượng với bài thơ “Sắc màu em yêu”. Bài thơ đã mở ra trước mắt em những hình ảnh đẹp đẽ của quê hương, đất nước, con người, bồi đắp thêm cho em tình yêu quê hương và khiến em nhớ mãi.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 40   SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ

Phương pháp giải:

Em nhớ lại hình ảnh anh bộ đội mà mình đã gặp ngoài đời thực hoặc anh bộ đội trong các tác phẩm văn học mà em biết rồi chia sẻ cảm nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

Quê em ở trên dải đất miền Trung đầy nắng gió và thiên tai. Dường như năm nào vào mùa thu, em cũng được gặp các anh bộ đội trở về làng quê em phụ giúp, hỗ trợ người dân chống bão và khôi phục những thiệt hại của thiên tai. Những anh bộ đội xuất hiện với nụ cười rám nắng, thân hình khỏe mạnh và mang tác phong nghiêm trang của người lính cụ Hồ. Hình ảnh anh bộ đội đã khiến em cảm thấy yêu hơn đất nước nhỏ bé của mình và cũng trân trọng biết bao tình quân nhân trong gian khó, hiểm nguy.


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ?

Phương pháp giải:

Em đọc các dòng thơ và đếm số tiếng, theo dõi cách gieo vần và cách ngắt nhịp.

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng.

- Gieo vần: vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

VD: 

Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

=> Chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ tư.

- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu.


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ, thử nhắm mắt và hình dung hình ảnh người lính trong những năm chiến tranh.

Lời giải chi tiết:

Người lính trong “những năm máu lửa” là những anh hùng còn trẻ, mạnh mẽ, yêu nước, thương dân, chưa một lần yêu, “chưa từng hò hẹn” nhưng đã quyết ra đi hi sinh bản thân mình cho độc lập của dân tộc.


Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ, thử nhắm mắt và hình dung hình ảnh người lính trong những dòng thơ mà tác giả khắc họa

Lời giải chi tiết:

Người lính đã ở lại mãi nơi chiến trường, hóa thành “ngọn lửa” để mãi sáng nơi núi rừng hoang vu. Đó là hình ảnh người lính trẻ, đầy nhiệt huyết, đầy tình yêu thương đối với dân tộc. Anh vẫn lặng lẽ, ngồi lại một mình, gửi tuổi xuân bên màu hoa đại ngàn theo những chặng đường đi lên của đất nước.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các khổ thơ và ý nghĩa của từng khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ:

- Bài thơ được thành chín khổ. Hầu hết các khổ đều có bốn dòng tuy nhiên có hai khổ khác biệt với các khổ còn lại

- Cách chia này phù hợp với nội dung và ý nghĩa bài thơ. Khổ thơ đầu tiên kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, gồm ba dòng thơ, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh... Khổ thơ thứ hai chỉ có hai câu lắng đọng như một nốt trầm khi kể về sự ra đi của người lính. Điều này để lại những dư âm vang vọng trong lòng người đọc và gợi lên nhiều suy ngẫm. Những khổ thơ tiếp theo tái hiện đầy đủ những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý đếm số tiếng trong mỗi dòng và xem xét cách gieo vần, cách ngắt nhịp của bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần chân 

VD: 

"Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa"

- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, từ các lời thơ, rút ra câu chuyện và trình bày lại dưới dạng đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Hình dung câu chuyện: Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc vào chiến trường cho đến khi hi sinh. Người lính ấy tham gia chiến đấu vào những năm đất nước đang sôi sục những cuộc chiến. Khi hòa bình trở lại trên đất nước thân yêu, anh lại không thể nào trở về quê hương được nữa. Người lính ấy chưa từng hẹn hò, chưa từng biết yêu, tuổi trẻ của anh dành trọn cho đất nước, cho chiến trường. Anh đã anh dũng hi sinh trong một trận đánh. Nhiều năm trôi qua, anh vẫn không trở về, chỉ có nụ cười hiền lành, những khoảnh khắc đẹp đẽ của anh nơi Trường Sơn là còn mãi trong lòng mọi người


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những từ ngữ tác giả dùng để miêu tả và khắc họa ngoại hình, tính cách người lính trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết khắc họa người lính: 

- Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:

+ Tuổi đời còn rất trẻ

+ Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều.

+ Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành.

+ Anh hùng, sống lí tưởng, yêu nước: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết thể hiện tình cảm đồng đội và quân nhân trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Tình cảm đồng đội: văn bản thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình thể hiện qua các câu thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Đó chính là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.

- Tình cảm của nhân dân dành cho người lính được thể hiện qua đoạn thơ: "Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gain". Có thể hiêu đây là nỗi nhớ thương những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh. Cũng có thể hiểu là nỗi nhớ thương những người con anh hùng dài theo năm tháng của nhân gian


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề, chú ý phân tích các từ ngữ “đồng dao” và “mùa xuân”

Lời giải chi tiết:

- Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

- Mùa xuân: là mùa đầu tiên của năm, gợi lên những cảm nhận tươi đẹp của thiên nhiên, vạn vật và gợi lên sức sống mãnh liệt của con người, vạn vật khi vào xuân.

- Nhan đề “Đồng dao mùa xuân” có ý nghĩa: khúc hát đồng dao về tuổi thanh xuân của nười lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đó, nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh. Tác giả sử dụng hình thức của đồng dao để lưu truyền mãi trong những thế hệ sau lời ngợi ca, lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.


Viết kết nối với đọc

(trang 41 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, viết đoạn văn ngắn giới hạn 5 – 7 câu và trình bày cảm xúc về hình ảnh người lính

Lời giải chi tiết:

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

*Trước khi đọc:

Câu 1 (Trang 39- SGK Ngữ văn 7): Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ?

Trả lời:

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là bài thơ đó sẽ chỉ gồm những câu thơ có bốn chữ (tiếng), ngắn gọn, xúc tích xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ.

- Những bài thơ bốn chữ mà em biết là: Sắc màu em yêu (Lớp 5), Đôi que đan (lớp 4).

- Em ấn tượng nhất là bài thơ “Sắc màu em yêu” vì bài thơ đã khắc họa ra trước mắt em những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, con người. Từ đó, em càng yêu và tự hào hơn về quê hương của mình.


Câu 2 (Trang 40- SGK Ngữ văn 7): Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Trả lời:

Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là:

- Trong các tác phẩm văn học: các chú bộ đội kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, dành lại độc lập cho dân tộc.

- Ngoài đời thực, khi hòa bình lập lại, đất nước phát triển: hình ảnh các chú bộ đội hỗ trợ người dân gặt lúa, đắp đê chống lũ, khôi phục lại hậu quả thiên tai. Ngoài ra, trong diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, các chú bộ đội đã vào miền Nam và hỗ trợ người dân đi mua lương thực, thực phẩm và thuốc men.

Dù là trong thời chiến hay trong thời bình thì hình ảnh chú bộ đội cụ hồ vẫn luôn oai phong, tràn đầy tình cảm và rất đáng trân trọng.


*Đọc văn bản

  • Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng.

- Gieo vần: vần cách (chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ tư).

- Nhịp thơ: 2/2.

  • Hình dung: Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.

Trả lời:

Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa” là những người anh hùng dành cả tuổi thanh xuân, sức trẻ của mình để cống hiến cho đất nước, bỏ lại sau lưng gia đình, bạn bè, thậm chí “chưa một lần yêu” “cà phê chưa uống” “còn mê thả diều” để rồi “ Một ngày hòa bình” “Anh không về nữa”.

  • Hình dung: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Trả lời:

Người lính ở lại chiến trường, “Anh vẫn một mình” “Trường Sơn núi cũ” cùng với quân tư trang là ba lô con cóc, tấm áo xanh bộ đội, để rồi hóa thành “ngọn lửa” sáng mãi nơi núi rừng hoang vu. Đó là hình ảnh chàng lính trẻ đầy nhiệt huyết, tình yêu thương đối với dân tộc.


*Sau khi đọc

Câu hỏi 1 (Trang 41- SGK Ngữ văn 7): Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó.

Trả lời:

Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ:

- Khổ thơ đầu có 3 câu, khổ thứ hai có 2 câu và từ khổ 3 trở đi thì mỗi khổ có 4 câu.

- Tác dụng: cách chia này phù hợp với nội dung và ý nghĩa của bài thơ.

+ Khổ đầu: Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh đất nước và xuất thân của người lính.

+ Khổ thứ 2: Giống như một nốt trầm xao xuyển, báo hiệu sự không trở lại của người lính khi hòa bình lập lại, sự gợi bao suy ngẫm cho người đọc.

+ Các khổ thơ còn lại: Khắc họa hình ảnh, khoảnh khắc trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.


Câu hỏi 2 (Trang 41-SGK Ngữ văn 7): Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Trả lời:

- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

- Nhịp thơ: nhịp 2/2.


Câu hỏi 3 (Trang 41-SGK Ngữ văn 7): Đọc bài thơ, ta như nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Trả lời:

Đọc bài thơ, ta như nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Khi đất nước đang rơi vào “những năm máu lửa”, chàng trai trẻ “Chưa một lần yêu” “Cà phê chưa uống” “còn mê thả diều” bỏ lại tất cả sau lưng, dành cả tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết của mình lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cho đến khi hòa bình lập lại, chàng lính trẻ đã không còn nữa, anh đã hi sinh. “Mười, hai mươi năm” anh không trở về nữa thế nhưng những khoảng khắc đẹp đẽ, nụ cười hiền ấy vẫn đọng mãi nơi núi rừng Trường Sơn và trong lòng độc giả.


Câu 4 (Trang 41-SGK Ngữ văn 7): Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh của người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Trả lời:

Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính là:

“Ba lô con cóc

Tấm áo màu xanh

Làn da sốt rét

Cái cười hiền lành”

“Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non”

- Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính được hiện lên vô cùng hồn nhiên, khi chiến đấu người lính trẻ phải đối diện với những cơn sốt rét rừng thế nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Chàng lính trẻ cũng là một người giàu lí tưởng sống cao đẹp, bỏ lại tình yêu, tuổi trẻ để gánh những trọng trách cao cả “Vai đầy núi non”, thể hiện lòng quyết tâm sống vì đất nước, quê hương của người lính.


Câu 5 (Trang 41- SGK Ngữ văn 7): Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

- Tác phẩm đã thể hiện tình cảm đồng chí đồng đội vô cùng sâu sắc: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”, thể hiện sự gắn bó, đùm bọc lẫn nhau giữa cảnh bom rơi đạn lạc, là sự sẻ chia, sát cánh bên nhau khi đồng đội nằm xuống, hi sinh vì Tổ quốc. Đó là thứ tình cảm cao đẹp của những người lính cụ Hồ trong chiến đấu.

- Tác phẩm không chỉ thể hiện tình đồng chí đồng đội mà còn thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của nhân dân dành cho người lính đã hi sinh “Anh ngồi rực rỡ/ Màu hoa đại ngàn/Mắt như suối biếc/ Vai đầy núi non…” Dù người lính đã gửi thân xác của mình nơi núi rừng Trường Sơn mãi mãi nhưng họ vẫn sống mãi trong tiềm thức của nhân dân ta, bởi chính họ đã giúp làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.


Câu 6 (Trang 41- SGK Ngữ văn 7): Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Đồng giao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em.

- Mùa xuân: là mùa đầu tiên của năm, là mùa của vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, gợi lên sức sống vô cùng mãnh liệt.

- Nhan đề “Đồng giao mùa xuân” có ý nghĩa gợi lên khúc hát quen thuộc về sức sống diệu kì của con người, của vạn vật trước sự biến chuyển của thời gian.


*Viết kết nối với đọc

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.

Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ (Mẫu 1)

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Tác giả

  • Tiểu sử

- Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

- Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

- Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.

- Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

- Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

- Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

- Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

- Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.

  • Sự nghiệp

Phong cách văn học

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.

=> Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.


Tác phẩm chính

- Đất ngoại ô (thơ, 1973);

- Cửa thép (ký, 1972);

- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);

- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Khoa Điềm:


Tác phẩm

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Viết năm 1994

- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn

Bố cục:

- Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính

- Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa

- Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận

Thể loại: thơ bốn chữ

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình

- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

Trả lời:

  • Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng.
  • Em biết bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu cũng là một bài thơ bốn chữ. Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu hỏi 2: Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Trả lời:  Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ: nghị lực, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.


SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó.

Trả lời: 

  • Cách chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung mà không câu nệ số dòng trong mỗi khổ thơ.
  • Tác dụng của cách chia: giúp cho các khổ thơ có nội dung rõ ràng, mạch lạc.

Câu hỏi 2: Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Trả lời: 

  • Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4.
  • Cách gieo vần: vần chân.
  • Ngắt nhịp: 2/2.

Câu hỏi 3: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Trả lời: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó: Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn "trẻ con", ham thích thả diều. Anh đã đi vào cuộc chiến tranh ở tuổi thanh xuân của mình, đi vào rừng xanh trong những năm tháng máu lửa để rồi ngày hòa bình, anh lại không trở về nữa. Anh mãi mãi đã trở thành người con của núi Trường Sơn. Anh mãi mãi là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương.


Câu hỏi 4: Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Trả lời:  Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính:

  • Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.
  • Hi sinh anh dũng.
  • Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành").
  • Mộng mơ ("mắt như suối biếc/ vai đầy núi non",...)

=> Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.


Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời: 

  • Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ:
    • Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu ("Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo")
    • Tưởng nhớ ("Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh).
  • Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: thương nhớ, tưởng nhớ ("Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian", "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - người dân theo chân những người lính năm xưa để bày tỏ lòng biết ơn).

Câu hỏi 6: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: Tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác, vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Những người lính đã ngã xuống, họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống, vẫn mãi mãi là hình ảnh trẻ trung, trong sáng, yêu đời. Đặt tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân như vậy vừa tưởng nhớ công ơn của các chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc, vừa hướng người đọc về tương lai tươi đẹp.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.

Trả lời: Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Đồng dao mùa xuân

- Tên: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.

- Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh.

Thừa Thiên-Huế.

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến.

- Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam.

- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng.


II. Tìm hiểu tác phẩm Đồng dao mùa xuân

  • Thể loại: 

Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ bốn chữ

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết năm 1994.

- Tác phẩm Đồng dao mùa xuân được trích trong Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011.

  • Tóm tắt bài thơ Đồng dao mùa xuân: 

Bài thơ viết về người lính với những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều… nhưng họ đã bị chiến tranh cướp đi mạng sống, đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước, nằm lại mãi mãi nơi chiến trường không thể trở về nữa.

  • Bố cục bài Đồng doa mùa xuân: 

Đồng dao mùa xuân có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bạn bè mang theo”: Hình ảnh người lính trẻ trong những năm máu lửa

+ Phần 2: Còn lại: Hình ảnh người lính ở lại chiến trường xưa

  • Giá trị nội dung: 

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

  1. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, …

ad


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đồng dao mùa xuân

  • Hình ảnh người lính trẻ trong những năm máu lửa

- Sự xuất hiện của người lính:

+ “Đi vào núi xanh”: Hình ảnh người lính rời xa quê hương, tham gia hành quân qua rừng, qua núi.

+ “Những năm máu lửa”: Những năm kháng chiến diễn ra liên miên, rất nhiều chiến sĩ đã nằm xuống và liên tiếp những người lính trẻ lại lên đường chiến đấu vì hòa bình cho đất nước.

- Những người lính trẻ:

+ Chưa một lần yêu

+ Chưa từng uống cà phê

+ Vẫn mê thả diều

→ Người lính vẫn còn trẻ cả độ tuổi và tâm hồn, tuổi xuân vẫn còn nhiều ấp ủ, dang dở chưa thực hiện.

- Hình ảnh người lính nằm xuống, hy sinh:

+ “Không về nữa”: Người lính nằm xuống, không thể trở về đoàn tụ với gia đình

+ “Bom nổ”, “thành ngọn lửa bạn bè mang theo”: Hy sinh do bom nổ

→ “Ngọn lửa” là ánh sáng, sức nóng bùng cháy của tuổi trẻ, của tinh thần yêu nước. Hình ảnh người lính nằm xuống như góp thêm vào phản ánh sự khắc nghiệt của “những năm máu lửa” chiến tranh.

  • Hình ảnh người lính ở lại chiến trường xưa

- Từ ngữ chỉ thời gian: mười, hai mươi năm

- “Anh” – người lính đã hy sinh, mãi không thể trở về quê hương được nữa, vẫn một mình tại chiến trường năm nào.

- Hành trang: ba lô con cóc, tấm áo màu xanh.

- Hình ảnh người lính ngồi một mình

+ Làn da sốt rét: Căn bệnh phổ biến trên đường hành quân, cũng là làn da đã lạnh đi vì sự hy sinh của người lính.

+ Đối lập với làn da, anh lính vẫn “cười hiền lành”

+ Điệp từ: Anh ngồi → lặp lại sự cô đơn, khắc họa hình ảnh người lính đã hy sinh cho hòa bình, cô đơn nằm lại chiến trường để đổi lấy sự hòa bình, đoàn tụ.

- Không gian đẹp đẽ trong tưởng tượng của tác giả:

+ Người lính ngồi dưới cội mai vàng → Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân 

+ Rực rỡ màu hoa của mùa xuân

+ Người lính có mắt như suốt biếc, vai có bóng núi non

- Cảnh tượng tuy đẹp, rực rỡ nhưng đâu đó vẫn phảng phất nỗi buồn, sự cô đơn của người lính “ thương nhớ mùa xuân nhân gian”

- Từ đồng âm: xuân

+ Tuổi xuân: Tuổi trẻ, thanh xuân

+ Ngày xuân: Những ngày đầu năm, mùa xuân.

→ Tuổi xuân của người lính trẻ như đang hòa cùng mùa xuân của đất nước


Trước khi đọc bài Đồng dao mùa xuân

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

Lời giải

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là sự ngắn gọn.

- Những bài thơ bốn chữ mà em biết: Việt Bắc, Sóng, Hạt gạo làng ta, Từ ấy, Lượm…

- Một bài thơ bốn chữ em yêu thích chính là bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ gợi lên sự nhí nhảnh, đáng yêu của chú bé Lượm có nhiệm vụ đưa thư tới chiến trường. Dù sống trong bom đạn, cái chết có thể đến với chú bất cứ lúc nào nhưng qua hình ảnh Lượm do nhà thơ Tố Hữu khắc họa, một cậu bé yêu đời, lạc quan làm hứng khởi tinh thần, gợi lên niềm tin.


Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chia sẻ cảm nhận của em về một anh bộ đội mà em đã từng gặp ngoài đời hoặc qua trang sách.

Lời giải

Cảm nhận về một anh bộ đội em đã từng gặp: Đó chính là một anh cao lớn, làn da đen sạm đi. Khi ấy, anh đang đi làm nhiệm vụ. Đi bộ suốt một quãng đường dài trên địa hình khó khăn, khoác trên mình bộ trang phục, đeo lên mình chiếc balo to đùng. Hình ảnh ấy, cho em thêm yêu và ngưỡng mộ những người lính cụ Hồ. Các anh đã không ngại gian khổ, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Đó là điều mà em khâm phục và tự hào.


Đọc hiểu bài Đồng dao mùa xuân

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ?

Lời giải 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4

- Gieo vần: vần cách 

- Nhịp thơ: có khi là 2/2, có khi 1/3


Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.

Lời giải 

Người lính trong “những năm máu lửa” là những người lính đang độ tuổi xuân, chưa một lần yêu. Ở các anh tràn đầy tinh thần yêu nước, sẵn sàng cố hiến vf hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, dành lại độc lập dân tộc.


Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Lời giải 

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả là hình ảnh người lính tràn đầy khí thế, sực sôi tinh thần yêu nước. Anh ra đi khi chưa một lần được yêu, còn mê thả diều và không thể về khi hòa bình đã lập lại. Ngồi một mình lặng lẽ dưới cội mai vàng rực rỡ, anh trở về với đất mẹ; để lại bao thương nhớ và tiếc nuối.


Sau khi đọc bài Đồng dao mùa xuân

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu ý nghĩa của cách chia đó?

Lời giải 

Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: Khổ 1 có 3 câu, khổ 2 có 2 câu, từ khổ 3 trở đi mỗi khổ có 4 câu.

- Cách chia này có ý nghĩa: đi từ giới thiệu bao quát về người lính vào chiến trận đến cụ thể. Anh lính không thể trở về vào ngày hòa bình lập lại gợi lên bao nỗi thương xót, đau đáu.


Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Lời giải 

- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần cách 

- Nhịp thơ: có khổ nhịp 2/2, có khổ nhịp 1/3

- Nhận xét: dựa vào nội dung của khổ mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm lựa chọn số tiếng, nhịp, gieo vần phù hợp để tái hiện hình ảnh người lính trong những năm tháng ngoài chiến trường.


Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Lời giải

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như sau: Có người lính ra chiến trường làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, giành lấy độc lập cho quê hương. Người lính còn trẻ tuổi, chưa một lần yêu, và mê thả diều. Anh gác lại niềm yêu thích của bản thân, sự mong muốn của cá nhân để hòa mình vào tập thể với ý nguyện cao cả hơn. Khi chiến tranh kết thúc, người lính từng ra chiến trường đấy lại không thể trở về. Anh ngồi lặng lẽ mà rực rỡ dưới cội mai vàng, nụ cười hiền ở lại trong tâm trí người ở lại.


Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hãy tìm những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Lời giải 

- Chi tiết khắc họa người lính: 

+ Chưa một lần yêu.

+ Mê thả diều.

+ Nụ cười hiền lành.

+ Mắt trong như suối biếc.

+ Vai đầy núi non.

+ Tuổi xuân đang độ.

- Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: trẻ trung, hồn nhiên, hiền lành, có lí tưởng sống.


Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ

Lời giải 

- Tình cảm đồng đội: sự gắn bó khăng khít của những người lính. Họ sát cánh cùng nhau chiến đấu, trải qua bao thăng trầm, cùng đi từ khó khăn, đi từ cái khó, cái khổ mà lòng vẫn yêu, vẫn yêu đời. Khi anh ra đi, là bao sự ngậm ngùi khóc thương, tiếc nuối. Anh ra đi nhưng luôn theo dấu chân của các đồng đội. Tình cảm ấy, là sự bền chặt khó tách rời.

- Tình cảm nhân dân: trân trọng, tự hào về người lính hi sinh vì lí tưởng cao đẹp. Thời gian có đổi thay, thì tình cảm dành cho người lính không bao giờ thay đổi. Các anh đã cho người dân, thế hệ sau một cuộc sống không chiến tranh. Nhân dân không bao giờ quên ơn các anh.


Câu 6 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải 

Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” có ý nghĩa gợi lên sự tươi mát, sinh sôi, nảy nở. Có chăng là bài thơ truyền miệng để thế hệ sau hiểu rằng, trong quá khứ, chúng ta có những vị anh hùng tuyệt vời đến thế nào. Họ đã gieo cho chúng ta sự sống của ngày hôm nay.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ

Lời giải 

Người lính trong bài thơ là một trong những người lính tiêu biểu của dân tộc Việt nam trong cái bài thơ nổi tiếng. Hình ảnh người lính còn mê thả diều, chưa được yêu một lần đã cống hiến sức mình cho Tổ quốc để bảo vệ, gìn giữ non sông, nước nhà. Đó là một niềm tự hào, một sự khâm phục dành tới các anh lính bộ đội cụ Hồ. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại khó, không ngại khổ. Tuy không thể trở về khi chiến tranh kết thúc, nhưng các anh luôn sống mãi tỏng tim hàng triệu người con đất Việt. Chúng ta luôn dành sự kính cẩn nghiêng mình trước công lao to lớn, sự hi sinh đến vĩ đại của các anh. Để có hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay, dân tộc ta phải hi sinh cả mồ hôi, máu và nước mắt. Lòng yêu nước bất diệt, thật tự hào!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .