Top 18 Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

18137

...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 1

Nguyễn Khoa Điềm với bài “Đồng dao mùa xuân” đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ vốn là những con người trẻ tuổi, vẫn còn hồn nhiên nhưng đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời người lính có nhiều gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi là ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Từ đó chúng ta càng thêm khâm phục tinh thần, ý chí của những người chiến sĩ. Họ đã ra đi nhưng còn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Hình ảnh những người anh hùng kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 2

Đến trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy ấn tượng với “Đồng dao mùa xuân”. Tác giả dường như đang kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường, những năm tháng chiến tranh khốc liệt và sự ra đi mãi mãi. Khi mới vào vào chiến trường, họ mới chỉ là những chàng trai còn rất trẻ. Tính cách vẫn còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm - chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Dù vậy thì với lòng dũng cảm, lí tưởng cao đẹp và giàu lòng yêu nước, họ đã gia nhập quân ngũ, vào chiến trường. Cuộc đời người lính đầy khó khăn, tư trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc đựng vài vật dụng cần thiết, cùng với bộ quần áo xanh - màu xanh đặc trưng của người lính. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Tuổi thanh xuân của họ đã cống hiến cho đất nước, trở nên bất tử. Những câu thơ bốn chữ ngắn gọn với cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ được tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Đó là niềm cảm phục, tự hào, biết ơn tới những người lính đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời vì độc lập dân tộc. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân” là một bài thơ giàu cảm xúc, giúp chúng ta thêm hiểu và trân trọng về những người lính hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 3

“Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc mới vào chiến trường, cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và khi đất nước hòa bình, người lính ấy đã hy sinh, mãi nằm lại nơi chiến trường không thể trở về quê hương. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người lính đầy chân thực, sống động. Khi mới vào vào chiến trường, họ là những chàng trai chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Tuy tuổi đời còn rất trẻ, vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, tính cách nhân hậu nhưng lại thật dũng cảm, có lí tưởng và giàu lòng yêu nước. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Họ luôn cùng sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Có thể nói, “Đồng dao mùa xuân” mang ý nghĩa biểu tượng chính là bài đồng dao về người lính, về sự bất tử của các anh đối với đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 4

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính đã đem đến cho tôi nhiều ấn tượng. Từng câu thơ đọc lên giống như một trang nhật kí về cuộc đời của người lính từ lúc họ mới vào chiến trường, chiến đấu rồi hy sinh. Khi mới vào chiến trường, họ vẫn còn là những chàng thanh niên hồn nhiên, chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, thì tấm lòng nhiệt huyết cách mạng vẫn cháy trong trái tim của họ. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, thân xác nằm lại nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Dù đã hi sinh, nhưng đồng đội vẫn nhớ đến họ với niềm thương cảm, xót xa. Còn với nhân dân, người lính đã trở thành một tượng đài bất tử, đáng ngưỡng mộ, trân trọng. Với bài thơ này, tác giả đã ngợi ca, bộc lộ lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân quả” là một bài thơ giá trị viết về người lính cụ Hồ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 5

Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 6

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ "Đồng dao mùa xuân" đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em về hình ảnh người lính anh hùng. Bài thơ như một khúc hát ca về cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ. Anh lính trẻ rời xa cuộc sống hồn nhiên, vô tư "mê thả diều" để nghe theo tiếng gọi của trái tim, của Tổ quốc thân yêu. Đời người lính gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi "Ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh", bệnh tật giữa rừng "làn da sốt rét" nhưng anh vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Ta càng thêm khâm phục ý chí, quyết tâm chiến đấu của anh để rồi biết ơn trước hi sinh anh dũng vì độc lập dân tộc. Những câu thơ bốn chữ ngắn gọn cùng cách ngắt nhịp 2/2 giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ được tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Đó là niềm cảm phục, tự hào, biết ơn tới những người lính đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời vì độc lập dân tộc. Khúc đồng giao trong bài thơ không chỉ là mùa xuân tuần hoàn của tự nhiên mà còn là mùa xuân của những người lính. Hình ảnh những người anh hùng, kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 7

Mỗi khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em lại thêm cảm phục và biết ơn những người lính cụ Hồ đã chiến đấu dũng cảm cho độc lập dân tộc. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, vẫn đang rong ruổi chạy theo những cánh diều và chưa một lần biết đến tình yêu nhưng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Người lính làm em càng thêm kính mến với sự dũng cảm, kiên cường chiến đấu "Mỗi lần bom nổ... Anh thành ngọn lửa". Trong trận chiến ác liệt, anh đã hi sinh anh dũng, nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn, nhưng tên tuổi, chiến công của anh sẽ mãi sáng ngời với non sông đất nước. Và khi mùa xuân nhân gian, mùa xuân của đất nước đến với bao nhớ thương, đồng đội và nhân dân vẫn luôn in sâu hình bóng anh trong tâm trí. Những hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ mộc mạc cùng biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh ngồi" đã góp phần truyền tải những tình cảm, cảm xúc của bài thơ tới bạn đọc. Bài thơ chính là lời hát ca tự hào về những người lính đã hi sinh tuổi xuân và xương máu đất nước trọn vẹn, là khúc tưởng nhớ, biết ơn của toàn thể dân tộc tới những con người anh hùng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 8

Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình làm nên đất nước. Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý. Đọc bài thơ em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã xả thân vì quê hương đất nước. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng ta sự kính phục và suy nghĩ về lối sống xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 9

Có rất nhiều bài thơ viết về hình ảnh người lính trong kháng chiến nhưng em ấn tượng nhất là bài Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam những “tượng đài” thơ bất hủ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu sắc, suy tư, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình, chính luận. Bên cạnh trường ca “Mặt đường khát vọng” đồ sộ về dung lượng lẫn nội dung tư tưởng, những bài thơ ngắn khác của Nguyễn Khoa Điềm cũng được đón nhận nồng nhiệt, trong đó có bài thơ “Đồng dao mùa xuân”, được viết năm 1994. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Họ là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước. Các anh đã ngã xuống tô màu cờ cho Tổ quốc. Các anh ở lại với núi rừng, trở về trong vòng tay ôm ấp của đất mẹ thân yêu. Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân mình nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng chất lính của họ thì còn mãi với thời gian. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. Đọc bài thơ, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã làm nên Tổ quốc. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng sự kính phục và suy nghĩ về lối sống sao cho xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 10

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 11

Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 12

Khi đọc “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy thêm ngưỡng mộ và yêu mến những người lính. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người bộ đội cụ Hồ hiện lên đầy chân thực. Khi mới vào chiến trường, họ là những chàng thanh niên vẫn còn trẻ tuổi trẻ lòng với sự hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, họ lại là những con người giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng và sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, gửi lại thân xác nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Hình ảnh người họ hiện lên với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Đối với nhà thơ, người lính dù đã hy sinh nhưng tuổi xuân của họ vẫn bất tử, chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 13

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 13
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 14

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam những "tượng đài" thơ bất hủ. Thơ Nguyễn khoa Điềm sâu sắc, suy tư, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình, chính luận. Trong bài thơ Đồng dao mùa xuân, tình cảm của những người lính dành cho đồng đội đã hi sinh là vô cùng sâu sắc. Câu thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo” chính là sự đùm bọc, gắn bó như một phần linh hồn với cơ thể giữa chiến trường mưa bom, bão đạn. Đó cũng là sự sẻ chia kề vai sát cánh, dù đã hi sinh những vẫn luôn nhớ về. Đó thật sự là những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng giữa những người lính cụ Hồ dành cho người đồng đội tử trận của họ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 14
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 15

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 15
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 16

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa rất thành công hình ảnh người lính cách mạng để lại trong em rất nhiều cảm xúc. Đó chính là những người lính quả cảm, quyết tâm chiến đấu vì đất nước và độc lập dân tộc. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh nguy hiểm, thiếu thốn đủ đường thì những người lính ấy vẫn toát lên vẻ hồn nhiên, lạc quan và dám đương đầu với mọi thử thách. Điều này đã khiến cho em cũng như người đọc cảm nhận được họ đã phải cố gắng như thế nào vì sự nghiệp chung của cả nước. Vì họ đã chiến đấu hi sinh để đem lại hòa bình cho đất nước, nên chúng ta – những người thể hệ sau phải tiếp bước họ trên con đường xây dựng, phát triển quê hương. Đồng thời, em sẽ luôn tự hào, biết ơn tới những công lao to lớn mà những người lính đã mang lại

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 16
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 17

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ nên hình ảnh người lính vừa lãng mạn cũng vừa gai góc nhất trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Những người lính ấy mang trong mình trách nhiệm lớn lao là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ đã phải hi sinh bản thân mình, bỏ lỡ khoảng thời gian tuổi xuân quý giá của đời người để ngâm mình vào trong khói đen bom đạn. Chắc chắn chúng ta không thể quên được hình ảnh người lính với “làn da sốt rét”, điều này nói lên sự thiếu thốn và ảnh hưởng của chiến tranh đối với người lính như thế nào. Nhưng cho dù hoàn cảnh có khó khăn, người lính vẫn giữ niềm tin lạc quan, nụ cười hiền lành cùng những lý tưởng sống cao đẹp của mình. Từ những điều đó khiến cho em vô cùng cảm phục, tự hào vì đất nước ta có truyền thống kiên cường, bất khuất và quyết tâm dựng xây đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 17
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" - mẫu 18

Đến với “Đồng dao mùa xuân”, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Từ khi mới vào chiến trường, họ chỉ là những chàng thanh niên vẫn còn hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Nhưng ẩn sâu trong đó là một trái tim giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng. Họ nguyện dâng hiến cả tuổi xuân của mình cho đất nước, gác lại công việc học tập, vào với chiến trường khốc liệt. Những năm chiến tranh, họ đã chiến đấu không ngại hy sinh để rồi gửi lại thân xác nơi chiến trường. Những kỉ vậy còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc, hay trong kí ức với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Họ sống và chiến đấu cùng đồng đội, luôn sát cánh bên nhau cho đến hơi thở cuối cùng. Đồng đội và nhân dân luôn dành cho họ tình yêu mến, trân trọng và tự hào. Một hình ảnh đẹp về người lính đã in đậm trong tâm trí mỗi bạn đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .