Top 6 Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

61.1k

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 1

Chuẩn bị nói

Lời giải chi tiết:

- Xác định đối tượng truyện kể.

- Xác định mục đích nói.

- Xác định đối tượng người nghe.

- Xác định không gian và thời gian nói.

- Tìm ý và lập dàn bài cho bài nói.


Dàn ý chi tiết

Giới thiệu về truyện kể

- Giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu truyện kể:

Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện ngụ ngôn hay và nổi bật nhất, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không đẹp. Và để tạo nên thành công cho truyện và giúp chúng ta nhìn nhận ra những bài học sâu sắc thì không thể quên sự đóng góp của giá trị nội dung cùng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

- Giới thiệu về chủ đề của chuyện: truyện đề cập đến tầm hiểu biết hạn hẹp và thái độ huênh hoang của con người.


Tóm tắt truyện

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.


Giá trị của truyện

3.1 Giá trị nội dung

- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng rất huênh hoang.

- Khuyên nhủ con người cần biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

3.2 Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện ngắn gọn, chặt chẽ.

- Xây dựng hình ảnh biểu trưng gần gũi với đời sống con người.

- Xây dựng tình huống kết thúc truyện bất ngờ, hài hước.


Kết luận

- Khẳng định sự thành công của giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

- Chào và cảm ơn.


Trình bày bài nói

- Dựa vào dàn ý đã lập ở trên để trình bày bài nói.

- Cần có lời chào, giới thiệu ở phần đầu và lời cảm ơn khi kết thúc bài nói.

- Nói với mực âm thanh vừa phải, đủ nghe, rõ ràng.

- Dùng những từ ngữ có tác dụng liên kết để bài nói mạch lạc và thuyết phục người nghe hơn.

- Chú ý khi nói không nên phân tâm và có thái độ tôn trọng người nghe.


Bài nói chi tiết

Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là Tuệ Nhi, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!


Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta đúng không ạ? Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện ngụ ngôn hay và nổi bật nhất, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không đẹp. Chủ đề của câu chuyện này đề cập đến tầm hiểu biết hạn hẹp và thái độ huênh hoang của con người – một tính cách khá phổ biến trong đời sống xã hội.

Đầu tiên, mình xin được tóm tắt câu chuyện. Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.


Và để tạo nên thành công cho truyện và giúp chúng ta nhìn nhận ra những bài học sâu sắc thì không thể quên sự đóng góp của giá trị nội dung cùng giá trị nghệ thuật trong tác phẩm. Trước hết là giá trị nội dung. Vì bản chất, Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn nên nội dung truyện chủ yếu là đưa ra những bài học để răn dạy con người. Câu chuyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng rất huênh hoang. Đồng thời, khuyên nhủ con người cần biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.


Nghệ thuật cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm truyện, góp phần tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và hỗ trợ để làm nổi bật nội dung của truyện. Giống với những câu chuyện ngụ ngôn khác, cốt truyện của Ếch ngồi đáy giếng khá ngắn gọn nhưng cũng rất đỗi chặt chẽ. Chuyện chỉ xoay quanh những diễn biến xảy ra với chú ếch nhưng từ đó một bài học đã ra đời. Một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong một câu chuyện ngụ ngôn đó là cách xây dựng hình ảnh biểu trưng gần gũi với đời sống con người. Truyện đã nhân hóa, hình tượng hóa nhân vật con ếch để nói về con người. Điều này, vừa tạo sự hấp dẫn, thích thú cho người đọc, vừa giúp họ tự rút ra bài học cho bản thân. Nghệ thuật cuối cùng là cách xây dựng tình huống kết thúc truyện bất ngờ và hài hước. Kết truyện xuất hiện hai hình ảnh đối lập về hình dáng là con ếch và con trâu, chú ếch huênh hoang đã bị trâu đè bẹp. Chính cách kết truyện này vừa gây tiếng cười cho người đọc, vừa giúp chúng ta nhận ra hậu quả của thái độ hống hách khi luôn cho rằng mình là giỏi nhất.


Qua những điều mình vừa chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đã có sự kết hợp hài hòa, đồng điệu, tương hỗ cho nhau để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm cũng như những bài học sâu sắc được gửi gắm trong đó.


Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.


Trao đổi và đánh giá

Học sinh lắng nghe, ghi chép những nhận xét, đánh giá, góp ý của mọi người về bài nói của mình và tự rút kinh nghiệm.


Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến truyện kể sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

Lắng nghe và ghi chép

- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 2

* Hướng dẫn:

Bước 1:  Chuẩn bị nói

Xác định tác phẩm truyện

- Xác định mục đích nói

- Xác định đối tượng người nghe

- Xác định không gian và thời gian nói

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

- Trong trường hợp đề tài nói cũng là đề tài viết:

+ Sử dụng các thông tin, tư liệu đã có trong bài viết.

+ Lựa chọn những ý cần nhấn mạnh khi nói, những ý có thể lược bỏ.

- Trong trường hợp đề tài nói khác với đề tài viết:

+ Chọn giới thiệu một truyện kể khác: đọc kĩ tác phẩm và ghi lại một số nội dung: tên truyện, thể loại, nội dung, chủ đề...

Lập dàn ý

Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Thân đoạn: Xây dựng và sắp xếp các luận điểm (ít nhất hai luận điểm về nội dung và hình thức)

- Kết đoạn: khẳng định lại nội dung, nét khái quát về nghệ thuật; ý nghĩa và bài học đối với cá nhân và người đọc.  

Hoàn thành phiếu giới thiệu đánh giá sau:

Bước 2: Trình bày bài nói

- Tạo không khí và giới thiệu bản thân

- Sử dụng cách diễn đạt phù hợp

- Đảm bảm tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm hứng, tạo sự tương tác


* Bài nói mẫu tham khảo:

“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo. Người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.


Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần. Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.


Trên đây là bài phát biểu của mình về nghệ thuật và cảm nhận với Thần Trụ trời, cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe. Mình rất vui và hạnh phúc khi được nhận những nhận xét và góp ý từ mọi người.


Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

- Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép ý kiến của người nghe

- Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng

Đánh giá

- Đánh giá theo bảng sau:

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 3

I. Giới Thiệu, Đánh Giá Về Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Một Truyện Kể

Bước 1: Chuẩn bị nói
* Xác định tác phẩm truyện
Em có thể sử dụng bài viết phân tích, đánh giá (ở phần viết) hoặc đề tài là một truyện kể khác.
- Xác định mục đích nói: mục đích nói có thể là nhận thức của bạn và chia sẻ với mọi người về chủ đề, đặc sắc về hình thức người đọc và những mục đích khác.
- Xác định đối tượng nghe: có thể là thầy cô, bạn bè,...
- Xác định không gian và thời gian nói: có thể là không gian lớp học, thời gian trình bày cần theo đúng thời gian quy định.
* Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý:
+ Nếu em lấy đề tài nói là bài viết của mình, em có thể sử dụng lại các thông tin, tư liệu này trong phần viết.
+ Nếu em chọn đề tài khác, em cần tập trung chọn lọc các thông tin của tác phẩm như: tên truyện, thể loại, nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật,...
- Lập dàn ý: sau khi tìm được ý, em cần lập dàn ý chi tiết.
* Luyện tập
Khi luyện tập trình bày, em cần lưu ý:
- Có cách mở đầu, kết thúc ấn tượng, hấp dẫn và phù hợp.
- Có thể vận dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh, video, sơ đồ,...
- Luyện tập nói một mình bằng cách tập đứng trước gương hoặc luyện tập nói với bạn/ nhóm bạn.
- Biết cách điều chỉnh giọng điệu, kết hợp giọng điệu với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp.
- Cần chuẩn bị cho một vài trường hợp người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Cần giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp khi giao tiếp.
- Có cách diễn đạt linh hoạt và phù hợp. Có thể sử dụng một số câu phù hợp trong việc giới thiệu, đánh giá truyện kể.
- Cần có tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm khi giới thiệu, tạo được tương tác với người nghe bên dưới.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
* Trao đổi
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến và ghi chép ngắn gọn câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe.
- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng những câu hỏi, thắc mắc của người nghe
* Đánh giá
- Nếu bạn là người nói: tự đánh giá phần trình bày của mình.
- Nếu bạn là người nghe: đánh giá phần trình bày của người nói.

Soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo


BÀI NÓI THAM KHẢO
Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là...
Hôm nay, em sẽ giới thiệu tới cô cùng các bạn một tác phẩm nằm trong kho tàng thần thoại của Việt Nam - truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" qua việc phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện.
"Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà các con vật ấy chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên Thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Qua đó, câu chuyện đã thể hiện cách lý giải của con người buổi sơ khai về một số đặc tính, tập quán của loài vật.


Với "Cuộc tu bổ lại các giống vật", các tác giả dân gian đã xây dựng hình ảnh Ngọc Hoàng và ba vị Thiên Thần với sức mạnh phi thường, có khả năng "sáng tạo ra con người", "nặn ra con vật" để giải thích cho sự xuất hiện của loài vật. Và chủ đề của truyện trở nên hấp dẫn hơn nhờ những quan sát tỉ mỉ của người thời cổ về đặc điểm, tập tính của con vật. Họ phát hiện ra những điều lý thú ấy và mong muốn một đáp án chính xác. Cứ như vậy, họ tạo nên nên những câu chuyện gắn liền với chiếc chân sau của con chó, chiếc chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loại chim. Không còn là hình ảnh đào non, lấp biển hay chống trời, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh đời sống hàng ngày.


Để làm nổi bật chủ đề của truyện, chúng ta không thể nào phủ nhận những đóng góp về đặc sắc nghệ thuật về nhân vật, cốt truyện và ngôn ngữ.


Truyện thần thoại là một trong những thể loại có cốt truyện hết sức đơn giản dựa trên sự tưởng tượng của con người. Tác giả dân gian đã vận dụng các yếu tố kì ảo để thể hiện nhận thức của mình về thế giới. Tưởng tượng kì ảo còn được sử dụng trong sáng tạo thế giới nhân vật một cách hấp dẫn. Trước hết, chúng ta bắt gặp hình ảnh các vị thần quen thuộc qua hình tượng Ngọc Hoàng và ba vị Thiên Thần. Các nhân vật này không chỉ nắm giữ sức mạnh siêu nhiên với nhiều khả năng phi thường mà họ còn có nét tính cách tương đồng với con người. Ta bắt gặp tính nóng vội của Ngọc Hoàng khi "vội vàng muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều". Hình ảnh các con vật được nhân hóa, có thể đối đáp trò chuyện để thắc mắc về chính cơ thể của mình. Đặc biệt, truyện đã xây dựng những cuộc đối thoại, trò chuyện giữa ba vị thiên thần và các loài vật.


Thông qua những phân tích, đánh giá trên đây đã cho thấy "Cuộc tu bổ lại các giống vật" là một truyện thần thoại có nhiều sáng tạo. Chủ đề của truyện đã làm phong phú hơn nữa cho chủ đề lớn - quá trình tạo lập thế giới và con người và được thể hiện qua những sáng tạo về hình thức nghệ thuật.


Không biết rằng, "Câu chuyện tu bổ lại các con vật" này có chi tiết nào gây ấn tượng với mọi người nhất? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn tới cả lớp nhé!
Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.


II. Nghe Và Nhận Xét, Đánh Giá Nội Dung, Hình Thức Bài Nói Giới Thiệu Một Truyện Kể

Bước 1: Chuẩn bị nghe
- Đọc truyện kể mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá.
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó, dự kiến những ý kiến mà mình sẽ trao đổi với người nói.
- Chuẩn bị đầy đủ bút, giấy ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
- Chú ý lắng nghe để nắm bắt ý kiến đánh giá của người trình bày về nội dung và nghệ thuật của truyện đó.
- Sắp xếp các thông tin tiếp nhận được và ghi chép ngắn gọn.
- Ghi lại những câu hỏi, vấn đề thắc mắc, ý kiến của mình để trao đổi với người nói.
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
- Đồng tình với những ý kiến đúng trong bài nói.
- Trao đổi những điều còn thắc mắc hoặc những ý kiến chưa thống nhất với người nói.
- Có thái độ nhẹ nhàng khi nhận xét, trao đổi với người nói, những góp ý đưa ra cần cụ thể để người nói thêm hoàn chỉnh hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 4

Chuẩn bị nói

Lời giải

Xác định tác phẩm truyện

- Xác định mục đích nói

- Xác định đối tượng người nghe

- Xác định không gian và thời gian nói 


Dàn ý 

Giới thiệu về truyện kể

- Giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu truyện kể: Thần trụ trời

- Giới thiệu về chủ đề của chuyện

Tóm tắt truyện

  Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này.

Giá trị của truyện

3.1 Giá trị nội dung

- Văn bản lý giải cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ

- Thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất

3.2 Giá trị nghệ thuật

- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với thể loại thần thoại

- Ngôn từ thuần Việt, dễ hiểu

Kết luận

- Khẳng định sự thành công của giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

- Chào và cảm ơn.

Trình bày bài nói

- Dựa vào dàn ý đã lập ở trên để trình bày bài nói.

- Cần có lời chào, giới thiệu ở phần đầu và lời cảm ơn khi kết thúc bài nói.

- Nói với mực âm thanh vừa phải, đủ nghe, rõ ràng.

- Dùng những từ ngữ có tác dụng liên kết để bài nói mạch lạc và thuyết phục người nghe hơn.

- Chú ý khi nói không nên phân tâm và có thái độ tôn trọng người nghe.


Bài tham khảo

“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo. Người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.


Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần. Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.


Trên đây là bài phát biểu của mình về nghệ thuật và cảm nhận với Thần Trụ trời, cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe. Mình rất vui và hạnh phúc khi được nhận những nhận xét và góp ý từ mọi người.


Nghe

Bước 1: Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến truyện kể sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 5

1. Chuẩn bị nói

Xác định tác phẩm truyện

- Bạn có thể sử dụng đề tài là truyện kể đã phân tích, đánh giá trong đề tài hoặc bài viết là một truyện kể khác.

- Xác định mục đích nói: Thể hiện nhận thức của bạn, chia sẻ với người nghe về chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện kể mà mình đã chọn…

- Xác định đối tượng người nghe: Thầy cô giáo, bạn bè…

- Xác định không gian và thời gian nói: không gian ở lớp học, thời gian khoảng bao nhiêu lâu?

Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý: Nếu đề tài nói cũng là đề tài của bài viết, có thể sử dụng lại các ý tưởng, thông tin, tư liệu đã có trong phần viết. Nếu đề tài nói khác đề tài bài viết, cần đọc kĩ tác phẩm và chú ý một số nội dung: tên truyện kể, thể loại, nội dung, chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi gắm, ý kiến và đánh giá về nội dung của truyện kể…

- Lập dàn ý: Dàn ý của bài nói cơ bản là dàn ý đã chuẩn bị cho bài viết.

Luyện tập

  • Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp với, hấp dẫn, tạo ấn tượng với người nghe.
  • Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu…
  • Luyện tập bằng cách đứng trước gương hoặc với bạn bè, người thân.
  • Điều chỉnh giọng nói, ngôn ngữ, cử chỉ…

2. Trình bày bài nói

- Tạo không khí và quan hệ giao tiếp như: tự giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp trong giao tiếp.

- Sử dụng diễn đạt phù hợp, linh hoạt.

- Đáp ứng được yêu cầu về tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm…

3. Trao đổi, đánh giá

- Trao đổi:

  • Lắng nghe với thái độ cầu thị, ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe.
  • Trả lời giải thích ngắn gọn, rõ ràng câu hỏi, ý kiến của người nghe.

- Đánh giá:

  • Trong vai trò của người nói, hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.
  • Trong vai trò của nghe, đánh giá phần trình bày của người nói.

* Hướng dẫn bài nói:

Xin kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ giới thiệu về truyện “Thần Trụ Trời”. Đây là một trong những truyện thần thoại đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.


Trước hết, “Thần Trụ Trời” thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Trong nhận thức của con người cổ, thế giới bao la được hình thành và sắp đặt dưới công của các vị thần.


Truyện được tóm tắt như sau: Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo . Lúc đó, một ông thần có thân thể to lớn xuất hiện. Bỗng một ngày, thần Trụ Trời đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Hễ cột được đắp cao lên chừng nào, thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy. Thần hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành gò, đống, dải đồi cao. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển rộng. Cột trụ trời không còn nữa. Sau này, người ta nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phụ vùng Hải Hưng. Người ta cũng gọi đó là cột chống trời. Vị thần Trụ Trời đó gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau thần Trụ trời còn có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục công xây dựng nên thế gian: thần Sao, thần Sông, thần Biển…


Về giá trị nội dung, “Thần Trụ Trời” đã lí giải quá trình tạo lập vũ trụ - trời và đất. Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng, cũng như cái nhìn trực quan của con người cổ, chưa có đầy đủ chứng cứ xác thực. Điều này phản ánh quan niệm của con người cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Điều này là hoàn toàn phù hợp khi ở thời điểm đó, khoa học chưa phát triển, con người coi thần linh là đấng tối cao, tạo ra thế giới và vạn vật.


Về nghệ thuật, truyện “Thần Trụ Trời” mang đầy đủ những nét đặc điểm của một thần thoại. Không gian trong truyện là không gian vũ trụ - “chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người; “trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo”. Còn thời gian thì không được xác định. Cốt truyện xoay quanh việc lí giải về quá trình tạo ra trời và đất. Nhân vật chính là một vị thần có ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thần được miêu tả là một vị thần khổng lồ, bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Những hành động phi thường là “ đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời”, “hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt”, “phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi”... Thần Trụ Trời đã có công tạo ra trời và đất.


Như vậy, có thể thấy rằng, với truyện “Thần Trụ Trời” giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đã có sự kết hợp hài hòa, hỗ trợ lẫn nhau. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 6

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định tác phẩm truyện

Bạn có thể sử dụng đề tài là truyện kể đã phân tích, đánh giá trong bài viết hoặc đề tài là một truyện kể khác.

  • Xác định mục đích nói: ngoài mục đích nói để thể hiện nhận thức của bạn và chia sẻ với người nghe về chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện kể mà mình đã chọn, bài nói của bạn còn có mục đích nào khác nữa không?
  • Xác định đối tượng người nghe: người nghe bài nói của bạn, ngoài thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng nhóm, cùng lớp, còn ai khác sẽ nghe bạn nói nữa không?
  • Xác định không gian và thời gian nói: xác định xem về không gian nói, bạn có thể trình bày bài nói ở lớp học hay ở đâu, về thời gian, bạn được trình bày trong khoảng thời gian quy định cụ thể là bao lâu?

Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Trong trường hợp đề tài nói cũng là đề tài của bài viết, bạn có thể sử dụng lại các ý tưởng, thông tin, tư liệu đã có trong phần viết. Dựa vào bài viết, lựa chọn những ý cần nhấn mạnh khi nói, những ý có thể lược bỏ.

Nếu đề tài bài nói khác với đề tài bài viết, tức là bạn chọn giới thiệu một truyện kể khác, bạn cần đọc kĩ tác phẩm và ghi lại một số nội dung sau: tên truyện kể, thể loại, nội dung, chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm, một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng, ý kiến, đánh giá của bạn về nội dung và nghệ thuật của truyện kể.

Lập dàn ý

Dàn ý của bài giới thiệu cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết. Nếu bạn chọn giới thiệu một truyện kể khác, có thể phác thảo dàn ý dựa vào gợi ý sau đây:

Luyện tập

Bạn nên đối chiếu dàn ý bài nói với bảng kiểm để tập cách trình bày cho khoa học. Lưu ý:

  • Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, hấp dẫn, tạo ấn tượng với người nghe.
  • Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu,... để tăng tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.
  • Luyện tập một mình bằng cách đúng trước gương hoặc luyện tập với bạn.
  • Tập thói quen điều chỉnh giọng điệu (cao độ, âm lượng, tốc độ), kết hợp giọng điệu với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... sao cho phù hợp.
  • Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời sao cho thuyết phục.

Bước 2: Trình bày bài nói

  • Tạo không khí và quan hệ giao tiếp như: tự giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp trong giao tiếp.
  • Sử dụng cách diễn đạt phù hợp, linh hoạt. Cần dùng một số mẫu câu phù hợp để giới thiệu, đánh giá tác phẩm truyện kể.
  • Đáp ứng được các yêu cầu về tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm, tạo được tuong tác với người nghe.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

  • Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe.
  • Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng các câu hỏi, ý kiến của người nghe.

Đánh giá.

  • Trong vai trò người nói, bạn hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.
  • Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần trình bày của người nói.

Bài nói tham khảo

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến, nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.


Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.


Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.


Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.


Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.


Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.


Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.


Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.


Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể" - mẫu 6