Top 6 Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6438

"Gò Me" thuộc thể thơ tự do. Trong các tập thơ của Hoàng Tố Nguyên, tập thơ "Gò Me" của ông gồm 13 bài thơ được xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài thơ mà mình đã học ở lớp dưới hoặc những bài thơ em từng đọc có nội dung viết về con người, thiên nhiên, mảnh đất Nam Bộ

Lời giải chi tiết:

- Các bài thơ viết về Nam Bộ: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu).

- Đoạn thơ mà em yêu thích:

Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa...
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh
Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
Rừng núi lùi xa
Đất phẳng thở chan hoà.
Sóng toả chân trời buồm trắng.
Nam Bộ
Nam Bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.

Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng)


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này

Phương pháp giải:

Em phối hợp với kiến thức lịch sử, địa lý và xã hội để trình bày những hiểu biết về vùng đất Nam Bộ

Lời giải chi tiết:

Nam Bộ mang nhiều vẻ đẹp của văn hóa, thiên nhiên và con người:

- Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú, giàu có về văn hóa và nông sản. Nam bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.

- Người dân Nam Bộ năng động, sáng tạo trong công việc và học tập; hào phóng, hiếu khách, trọng nhân nghĩa và có lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện rõ nét trong cung cách sinh hoạt hàng ngày cũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

Phương pháp giải:

Em đọc các dòng thơ đầu và thử nhắm mắt, hình dung những màu sắc, âm thanh và không gian Gò Me được nhắc tới

Lời giải chi tiết:

- Gò Me hiện lên với ánh sáng, âm thanh và không gian thoáng đãng, đặc sắc:

+ Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

+ Âm thanh vui tai của tiếng nhạc ngựa leng keng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của những mái lá.

+ Không gian mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả.

⇒ Ánh sáng phong phú, không gian mênh mông và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với con người Gò Me


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 94 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ viết về con người Gò Me, liệt kê những chi tiết miêu tả các cô gái ở vùng đất này

Lời giải chi tiết:

- Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

=> Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me


Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 94 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me

Phương pháp giải:

Em theo dõi nội dung đoạn thơ tiếp và liệt kê những chi tiết miêu tả thiên nhiên, vùng đất Gò Me.

Lời giải chi tiết:

- Thiên nhiên Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

=> Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ toàn văn bản, chú ý liệt kê những cảnh sắc được tác giả khắc họa trong bài.

Lời giải chi tiết:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh:

- Không gian: được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông (Con đê cát đỏ cỏ viền; Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát/ Lúa nàng keo chói rực mặt trời/ Ao làng trăng tắm, mây bơi/ Nước trong nước mắt người tôi yêu; Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ...).

- Âm thanh: sống động, giàu nhạc điệu (âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá,…)

- Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

- Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

=> Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ, chú ý phần giữa văn bản, liệt kê các chi tiết khắc họa hình ảnh người dân Gò Me

Lời giải chi tiết:

- Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

+ Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên/ Véo von điệu hát cổ truyền

+ Chị tôi má đỏ, thẹn thò/ Giã me bên trã canh chua ngọt ngào

=> Những chi tiết gợi lên hình ảnh những con người lao động chân chất, khỏe khoắn, duyên dáng, yêu đời, gắn bó với quê hương xứ sở,...


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ có chứa những câu hò, hiểu nội dung và trình bày suy nghĩ của mình

Lời giải chi tiết:

- Câu hò được dẫn 2 trong bài:

Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò

- Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết đối với quê hương, với những sinh hoạt văn hóa truyền thống quê hương. Chính điệu hò đã góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp, bản sắc của vùng đất này, nên người đi xa khi nhớ về quê hương thường nhớ về những câu hò thân thương.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ, chú ý những hình ảnh thiên nhiên và con người được nhắc tới và lựa chọn hình ảnh mình thích và giải thích lý do

Lời giải chi tiết:

- Em thích những hình ảnh:

+ Thiên nhiên: con đê cát đỏ, ao làng trăng tắm, lúa chói rực, vườn mía lao xao.

+ Con người: cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo.

- Những hình ảnh này khiến em cảm thấy cuộc sống nơi mảnh đất Gò Me gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa, luôn dang rộng vòng tay để ôm ấp, yêu thương, tạo nên những kỉ niệm, giấc mơ cho con người


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và cảm nhận tình yêu thiên nhiên, đất nước được thể hiện trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình.

- Tình yêu của tác giả đối với Gò Me cứ lớn dần và sâu sắc hơn qua năm tháng, từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Tình yêu đó thể hiện ở sự gắn bó với quê hương, nỗi nhớ da diết khi phải xa quê và niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương - vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử,...


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

Phương pháp giải:

Nhớ lại những bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc cũng có nhan đề là tên của một vùng đất nào đó

Lời giải chi tiết:

- Việt Bắc (thơ) – Tố Hữu

- Đất Cà Mau (truyện ngắn) – Mai Văn Tạo

- Vàm Cỏ Đông (thơ) – Hoài Vũ

- Cô Tô (Kí) – Nguyễn Tuân


Viết kết nối với đọc

(trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

Phương pháp giải:

Gợi ý:

- Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ?

- Ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn thơ có gì nổi bật?

- Đoạn thơ đã khơi gợi trong em những tình cảm gì đối với quê hướng, đất nước?

Lời giải chi tiết:

Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:

Ôi, thuở ấu thơ

Cắt cỏ, chăn bò

Gối đầu lên áo

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

Lòng nghe theo bướm, theo chim

     Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Tác giả

Tiểu sử

- Hoàng Tố Nguyên tên thật là Lê Hoằng Mưu (1929-1975)

- Quê quán: xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.


Sự nghiệp

- Ông là nhà thơ lớn của đất nước

- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sống ở miền Bắc đến hết cuộc đời.

- Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

- Ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

- Phong cách sáng tác: giọng thơ đằm thấm, ân tình, đậm chất Nam Bộ, thể hiện tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu đất nước, quê nước.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Gò me (1957), Quê chung (1962), Truyện thơ Đổi đời (1955), Từ nhớ đến thương (1950), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966)...


Tác phẩm

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 - thời kì đất nước bị chia cắt.

Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

- Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me

- Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả

Thể loại: thơ tự do

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ

- Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Em biết những bài như: Ngày hội non sông (Nguyễn Quang Toàn), Nhớ miền Đông  (Xuân Miễn), …

- Bài thơ Nhớ miền Đông của Xuân Miễn có những câu làm em nhớ mãi:

Chưa chi mà đã nhớ miền Đông

Cứ muốn ôm ghì lấy núi sông

Ôi tiếng chim Hoàng kêu buổi sáng

Nỉ non trong lá vượn ru con

Ta sắp xa rồi, ta sắp xa

Những chiều rừng thẳm gió bao la

Bập bùng ngọn lửa trong lều nhỏ

Vang tiếng bầy voi giữa rú già ..


Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất Nam Bộ:

+ Nam Bộ nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú

+ Nam Bộ có khí hậu ấm áp, không gian yên bình

+ Em ấn tượng đặc biệt với tỉnh Bến Tre, nơi được coi là xứ sở dừa Việt Nam

+ Con người Nam Bộ trọng nhân nghĩa, hiếu khách


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Hình dung: Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

- Ánh sáng:

+ Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm”

+ Lúa nàng keo “chói rực”

- Âm thanh

+ “Leng keng” nhạc ngựa

- Không gian:

+ “Ruộng vây quanh”

+ “chan màu gió mát”

+ “mặt trông ra bể”

  • Hình dung: Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me

- Những chị em:

+ “má núng đồng tiền”

+ “nọc cấy”

+ “tay tròn”

+ “nghiêng nón làm duyên”

+ “véo von điệu hát”

  • Hình dung: Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me 

- Thiên nhiên Gò Me:

+ Me non “cong vắt”

+ “Lá xanh như dải lụa”

+ “bông lúa chín”

+ “xao xuyến bờ tre”


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

  Bài văn là nỗi nhớ của nhà thơ – một người con sống xa quê về thiên nhiên, con người Gò Me. 


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

* Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên:

- Ánh sáng:

+ Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm”

+ Lúa nàng keo “chói rực”

- Âm thanh

+ “Leng keng” nhạc ngựa

- Không gian:

+ “Ruộng vây quanh”

+ “chan màu gió mát”

+ “mặt trông ra bể”

- Thiên nhiên Gò Me:

+ Me non “cong vắt”

+ “Lá xanh như dải lụa”

+ “bông lúa chín”

+ “xao xuyến bờ tre”


Câu 2 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết:

+ “cắt cỏ, chăn bò”

+ “gối đầu lên áo”

+ “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”

+ “má núng đồng tiền”

+ “nọc cấy”

+ “tay tròn”

+ “nghiêng nón làm duyên”

+ “véo von điệu hát”

-  Những chi tiết đo cho em cảm nhận về con người nơi đây: Đó là những con người giản dị, mộc mạc, chân thành, đặc biệt những cô gái Gò Me thì duyên dáng, nhẹ nhàng, thướt tha.


Câu 3 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương:

 “Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

- Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ:

+ Tác giả nhớ quê hương, nhớ những con người ở Gò Me, đặc biệt ấn tượng và không thể quên được về những cô gái nơi đây: Không chỉ duyên dáng, xinh đẹp mà còn hát hay và chân thành.


Câu 4 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Bài thơ “Gò Me” có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. 

- Em thích hình ảnh:

“ Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu”

- Vì:

+ Hình ảnh trên thể hiện sự sinh động, gắn bó của thiên nhiên Gò Me. Nơi có ao làng mà trăng và mây chiếu bóng xuống như đang tắm, đang bơi. Nước ao thì trong vắt, long lanh như “mắt người tôi yêu”


Câu 5 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ:

+ Em thấy tác giả là một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Dù sống xa quê mà ông vẫn luôn nhớ về quê hương Gò Me thân yêu: nơi có đất trời, thiên nhiên tươi đẹp cùng những con người giản dị, mộc mạc, chân thành.


Câu 6 (trang 95  sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Sông Đà

- Chiều sông Hương (Lê Hoàng)

- Sông Hương (Vũ Dung)

* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ


Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là  đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Trước khi đọc

Câu 1. Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Gợi ý:

Một số bài thơ về miền đất Nam Bộ: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ mến yêu (Xuân Diệu), Ga Hàng Cỏ dọc đường Nam Bộ (Nguyễn Việt Chiến)...


Câu 2. Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

  • Mảnh đất Nam Bộ: Miền đất với những cánh đồng mênh mông, Miền Tây sông nước, Rừng ngập mặn.
  • Con người Nam Bộ: chân chất, thẳng thắn, phóng khoáng…

Đọc văn bản

Câu 1. Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me.

  • Ánh sáng hiện lên với nhiều màu sắc: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.
  • Âm thanh vui tươi, rộn ràng: Tiếng nhạc ngựa leng keng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của những mái lá.
  • Không gian mênh mông, thoáng đãng: ruộng đồng, ao làng…

Câu 2. Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me.

Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

  • Má núng đồng tiền duyên dáng
  • Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
  • Véo von điệu hát cổ truyền

=> Những cô gái duyên dáng, say mê lao động.

Câu 3. Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me.

Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me:

  • Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
  • Bướm chim bay lượn rập rờn
  • Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
  • Gió dìu xao xuyến bờ tre

=> Thiên nhiên thanh bình, đậm chất thôn quê.


Sau khi đọc

Câu 1. Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên chi tiết, sinh động. Từ vị trí địa lí đến thiên nhiên, con người.


Câu 2. Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết:

  • Các cô gái: Má núng đồng tiền duyên dáng; Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên; Véo von điệu hát cổ truyền; Cắt cỏ, chăn bò, Gối đầu lên áo, Năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.
  • Nhân vật “tôi”: Nằm trên võng mẹ đưa
  • Chị tôi má đỏ, thẹn thò/ Giã me bên trã canh chua ngọt ngào

- Con người sống giản dị, yêu lao động và hòa hợp với thiên nhiên.


Câu 3. Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Nhà thơ dẫn lại câu hò cho thấy nỗi nhớ, cũng như tình yêu da diết của tác giả với quê hương. Chính điệu hò đã góp phần làm nên nét đẹp cho mảnh đất này.


Câu 4. Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

  • Hình ảnh yêu thích: Tôi nằm trên võng mẹ đưa/Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng.
  • Nguyên nhân: Hình ảnh gợi về tuổi thơ của mỗi đứa trẻ sống ở làng quê, gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Bài thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương, cùng với đó là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.


Câu 6. Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

  • Một người Hà Nội (Nguyễn Hải)
  • Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam)
  • Việt Bắc (Tố Hữu)
  • Cô Tô (Nguyễn Tuân)
  • Truyện Tây Bắc (Tô Hoài)....

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ: “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Gò Me

- Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 tại gò Me, làng Bình Ân, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

- Ông từng làm Chủ tịch Hội Học sinh mỹ thuật kháng chiến Gia Định. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng trong thời gian này ông đã có thơ đăng trên các báo.

Hoàng Tố Nguyên là tác giả của nhiều bài thơ đăng rải rác trên báo, mặc dù chưa in một tác phẩm nào… Những bài như: Vọng hướng sao rơi, Xuân về say ý nhạc… đăng trong tuyển tập thi ca Mùa giải phóng (tháng 5-1949)…

- Các truyện thơ và tập thơ của ông được ra đời liên tiếp và nổi bật, như Đổi đời (truyện thơ, năm 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, năm 1956), Đất nước (tập thơ, 1956), Gò Me (tập thơ, năm 1957), Từ nhớ đến thương (tập thơ, năm 1960), Quê chung (tập thơ, năm 1962), Gởi chiến trường chống Mỹ (năm 1966)...

- Tháng 6-1975, ông mất tại Hương Canh, Thái Bình sau một cơn bạo bệnh. 


II. Tìm hiểu tác phẩm Gò Me

Thể loại: Gò Me thuộc thể thơ tự do


Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trong các tập thơ của Hoàng Tố Nguyên, tập thơ Gò Me của ông gồm 13 bài thơ được xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn. 

- Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả. 

- Trong tập thơ này, bài thơ Gò Me viết về quê hương của ông là đặc sắc nhất


Phương thức biểu đạt : Văn bản Gò Me có phương thức biểu đạt là biểu cảm


Tóm tắt văn bản Gò Me: 

Gò Me là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng. Qua bài thơ, Gò Me – Gò công hiện lên vô cùng tươi đẹp, thanh bình, dung dị và chân chất


Bố cục bài Gò Me: 

Gò Me có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “người tôi yêu”: Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

+ Phần 2: Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: Hình ảnh người dân Gò Me

+ Phần 3: Còn lại: Giai điệu quê hương trong lòng tác giả


Giá trị nội dung: 

Bài thơ Gò Me thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương miền Nam thân thương và anh dũng của tác giả. Hình ảnh quê hương Gò Me xuất hiện như làn gió mát trong khung cảnh oi bức. Người đọc miền Bắc lần đầu biết đến một nhà thơ Nam Bộ, với người, với tình, với cảnh và giọng thơ Nam Bộ thứ thiệt hồn hậu, chất phác.


Giá trị nghệ thuật: 

- Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi.

- Lời thơ như ngân lên thành lời ca.

- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gò Me

  • Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên:

- Ánh sáng:

+ Đốm hải đăng “tắt”, “lóe đêm đêm”

+ Lúa nàng keo “chói rực”

- Âm thanh

+ “Leng keng” nhạc ngựa

- Không gian:

+ “Ruộng vây quanh”

+ “bốn màu gió mát”

+ “mặt trông ra bể”

- Thiên nhiên Gò Me:

+ Me non “cong vắt”

+ “Lá xanh như dải lụa”

+ “bông lúa chín”

+ “xao xuyến bờ tre”

  • Hình ảnh người dân Gò Me

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết:

+ “cắt cỏ, chăn bò”

+ “gối đầu lên áo”

+ “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”

+ “má núng đồng tiền”

+ “nọc cấy”

+ “tay tròn”

+ “nghiêng nón làm duyên”

+ “véo von điệu hát”

-  Những chi tiết đo cho em cảm nhận về con người nơi đây: Đó là những con người giản dị, mộc mạc, chân thành, đặc biệt những cô gái Gò Me thì duyên dáng, nhẹ nhàng, thướt tha.

  • Giai điệu quê hương trong lòng tác giả

- Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương:

 “Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

- Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ:

+ Tác giả nhớ quê hương, nhớ những con người ở Gò Me, đặc biệt ấn tượng và không thể quên được về những cô gái nơi đây: Không chỉ duyên dáng, xinh đẹp mà còn hát hay và chân thành.


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Trả lời:

- Những bài thơ viết về miền đất Nam Bộ là: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu).

- Đoạn thơ mà em yêu thích:

Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa...

Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh

Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh

Ta cởi áo lội dòng sông ta hát

Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát

Rừng núi lùi xa

Đất phẳng thở chan hoà.

Sóng toả chân trời buồm trắng.

Nam Bộ

Nam Bộ

Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng

Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa

Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền

Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên

Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.

Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng)


Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

Trả lời:

Nam Bộ mang nhiều vẻ đẹp của văn hóa, thiên nhiên và con người:

- Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú, giàu có về văn hóa và nông sản. Nam bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.

- Người dân Nam Bộ năng động, sáng tạo trong công việc và học tập; hào phóng, hiếu khách, trọng nhân nghĩa và có lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện rõ nét trong cung cách sinh hoạt hàng ngày cũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước


* Đọc văn bản

  • Hình dung: Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

Trả lời:

- Không gian: mênh mông, thoáng đãng với ruộng đồng, ao làng, biển cả.

- Ánh sáng: trầm tính của đốm Hải Đăng tắt, lóe, ánh sáng chói rực của mặt trời, ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

- Âm thanh: vui nhộn bởi tiếng nhạc ngựa keng keng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của những mái lá.

  • Hình dung: Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

Thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me.

  • Hình dung: Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me

- Những chi tiết miêu tả thiên nhiên:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre


* Sau khi đọc

Nội dung chính Gò Me:  Khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Nam Bộ giản dị, thân thuộc mà gần gũi. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ của tác giả, một đứa con xa quê hương.


Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vô cùng sinh động và gần gũi:

- Không gian: được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông (bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng).

- Âm thanh: sống động, giàu nhạc điệu (âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá,…)

- Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

- Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

→ Gò Me được hiện lên như một bức tranh thiên nhiên sống động, hòa phối nhịp nhàng giữa hình ảnh và âm thanh độc đáo.


Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Trả lời:

- Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

Thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong lao động.


Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

“Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ dẫn 2 lần câu hò khiến em thấy được tình cảm sâu nặng của tác giả đối với con người và thiên nhiên ở quê hương mình, đồng thời cũng thấy được Gò Me là một vùng đất giàu văn hóa dân gian, con người chăm chỉ, miệt mài trong lao động.


Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Bài thơ “Gò Me” có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào. Vì sao?

Trả lời:

Em thích những hình ảnh:

+ Thiên nhiên: con đê cát đỏ, ao làng trăng tắm, lúa chói rực, vườn mía lao xao.

+ Con người: cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo.

- Những hình ảnh này khiến em cảm thấy cuộc sống nơi mảnh đất Gò Me gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa, luôn dang rộng vòng tay để ôm ấp, yêu thương, tạo nên những kỉ niệm, giấc mơ cho con người


Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình.


Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

Trả lời:

- Việt Bắc (thơ) – Tố Hữu

- Đất Cà Mau (truyện ngắn) – Mai Văn Tạo

- Vàm Cỏ Đông (thơ) – Hoài Vũ

- Cô Tô (Kí) – Nguyễn Tuân


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ (Mẫu 1)

Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:

Ôi, thuở ấu thơ

Cắt cỏ, chăn bò

Gối đầu lên áo

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

Lòng nghe theo bướm, theo chim

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Trước khi đọc bài Gò me

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Lời giải 

- Các bài thơ viết về Nam Bộ: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu), Hành phương Nam (Nguyễn Bính), Gói đất miền Nam (Xuân Miễn), Nhớ Nam Bộ (Bảo Định Giang – Nguyễn Thanh Danh)…

- Đoạn thơ em thích là:

Đôi ta lưu lạc phương Nam này

Trải mấy mùa qua, én nhạn bay

Xuân đến khắp trời hoa rượu nở

Mà ta với người buồn vậy thay

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu

Mà không uống cạn mà không say

Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã

Mà áo khinh cừu không ai may

(Hành phương Nam)


Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này

Lời giải 

- Nam Bộ ở phía nam của nước Việt Nam, nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và Cửu Long gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

- Nam Bộ đặc trưng với hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

- Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người như: Kmer, Chăm, Hoa, Tày…

- Trang phục ở vùng Nam Bộ là áo bà ba, khăn rằn.

- Con người Nam Bộ hiếu khách, phóng khoáng, cởi mở…


Đọc hiểu bài Gò me

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

Lời giải 

Hình dung:

- Ánh sáng: đốm hải đăng tắt, lóe; chói rực mặt trời.

- Âm thanh: leng keng nhạc nhựa, lao xao vườn mía, mái lá thở, véo von điệu hát cổ truyền.

- Không gian: bể, ruộng, nước.

Có thể thấy, ánh sáng hiện lên đầy màu sắc, rực rỡ với gam màu tươi sáng. Âm thanh hiện lên sống động, có đủ cả âm thanh từ tiếng nhạc, điệu hát, đến sự xì xào của gió lay chuyển tán mía… Miền quê Gò Me hiện lên với không gian thoáng đãng, bình yên.


Câu 2 (trang 94 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me

Lời giải 

Hình dung:

- những chị, những em má núng đồng tiền.

- nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón.

- véo von điệu hát cổ truyền.

- nằm dưới nghe theo bướm, tiếng chim.

Các cô gái Gò Me hiện lên với nét đẹp duyên dáng, dịu dàng, cần cù, chăm chỉ trong công việc.


Câu 3 (trang 94 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me

Lời giải 

Hình dung:

- nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.

- theo bướm, theo chim.

- me non cong vắt lưỡi liềm.

- lá xanh.

- chim cu gáy giữa trưa hanh nồng.

- gió dìu vươn xao xuyến bờ tre.

Thiên nhiên Gò Me hiện lên rất sinh động về màu sắc, âm thanh, nghe rất thơ mộng, trữ tình.


Sau khi đọc bài Gò me

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Lời giải

Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ:

- Không gian: bể, ruộng, nước. Đây là không gian rộng lớn.

- Âm thanh: leng keng nhạc nhựa, lao xao vườn mía, mái lá thở, véo von điệu hát cổ truyền. Âm thanh hiện lên sống động.

- Ánh sáng: đốm hải đăng tắt, lóe; chói rực mặt trời. Ánh sáng hiện lên đầy màu sắc, rực rỡ với gam màu tươi sáng.

- Thiên nhiên: hiện lên rất sinh động về màu sắc, âm thanh, nghe rất thơ mộng, trữ tình: “nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo, … theo bướm, theo chim, … me non cong vắt lưỡi liềm, … lá xanh, … chim cu gáy giữa trưa hanh nồng, … gió dìu vươn xao xuyến bờ tre”


Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Lời giải 

Chi tiết:

- những chị, những em má núng đồng tiền.

- nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón.

- véo von điệu hát cổ truyền.

- nằm dưới nghe theo bướm, tiếng chim.

Những chi tiết đó cho em cảm nhận về nét đẹp duyên dáng, dịu dàng, cần cù, chăm chỉ trong công việc của các cô gái Gò Me.


Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Lời giải 

Việc nhà thơ hai lần dẫn câu hò gợi cho em suy nghĩ về một vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa tinh thần. Đấy chính là điệu hát cổ truyền. Ở họ mang một tâm hồn phong phú, vừa yêu lao động lại rất yêu nghệ thuật. Tiếng hò ấy là tiếng hò yêu đời, khẳng định tài năng của người dân nơi đây đã được ông cha đúc kết “Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”


Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

Lời giải 

- Những hình ảnh em thích trong bài thờ Gò Me đó là hình ảnh “ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát” và hình ảnh những chị, những em “nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên”. Bởi lẽ, về thiên nhiên, đồng ruộng bao quanh mang lại sự thoáng đãng, yên bình. Không gian mở ra đầy tính gợi. Còn con người nơi đây chăm chỉ, siêng năng, hăng say làm việc. Chị em xuống đồng chọc lỗ gieo mầm đầy tính nghệ thuật. Họ làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo. Những con người yêu lao động, làm việc với tinh thần hăng say, vui vẻ cùng với khung cảnh ruộng đồng mênh mông, thật trữ tình!


Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ

Lời giải 

Tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ đó là tình yêu quê hương trọn vẹn. Nhà thơ xa xứ tái hiện lại quê hương dựa trên trí nhớ, những mảnh ghép kí ức của mình về thiên nhiên và con người nơi đây. Ông không ngần ngại tự hào và khẳng định, “quê tôi đó”. Có yêu, có thương, có nhớ mới có thể viết nên bài thơ đầy cảm xúc nặng trĩu như thế này!


Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

Lời giải 

- Tây Tiến – Quang Dũng.

- Việt Bắc (thơ) – Tố Hữu.

- Cô Tô (Kí) – Nguyễn Tuân.


Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

Lời giải 

“Ôi, thuở ấu thơ

Cắt cỏ, chăn bò

Gối đầu lên áo

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

Lòng nghe theo bướm, theo chim

     Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Đoạn thơ trên mở đầu với lời thán từ “Ôi” để bộc lộ cảm xúc trào dâng. Nhà thơ nhớ về tuổi thơ cắt cỏ, chăn bò đầy kỉ niệm vui tươi, hạnh phúc. Được lắng nghe vạn vật xung quanh, giờ đây chỉ còn lại hoài niệm. Ông nhớ về quá khứ, trong trái tim Hoàng Tố Nguyên sực sôi nỗi nhớ quê da diết. Những hình ảnh gần gũi, thân thuộc càng dễ chạm đến trái tim người viết cũng như bạn đọc. Đó là một thời thơ ấu đẹp. Dù xa quê nhưng nỗi nhớ luôn khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gò me" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Hoàng Tố Nguyên

Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên sinh ngày 30.8. 1929, mất ngày 30.6.1975, có tên thật là Lê Hoàng Mưu. Quê gốc : tỉnh Tiền Giang. Sinh ở Sài Gòn, nay là TP Hồ Chí Minh. Năm 1945, Hoàng Tố Nguyên tham gia bộ đội, là cán bộ thông tin rồi Trưởng ban tuyên truyền, cán bộ Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Thủ Dầu Một, lần lượt làm biên tập viên báo Cứu quốc Nam Bộ, báo Vì Chúa – Vì tổ quốc. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn nghệ (1954 – 1956), Ủy viên thường trực Ban đại diện văn nghệ Nam Bộ (1956 – 1957). 1957 – 1959 : ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam. 1959 – 1969 : là biên tập viên báo Độc lập. Năm 1969 – 1973 : ông công tại Ty văn hóa Hà Tây. 1973 -1975: ông công tác tại Hội văn nghệ Thái Bình.

Thơ Hoàng Tố Nguyên được bạn đọc chú ý từ 1955. Giọng thơ đằm thắm, ân tình của ông đã để lại ấn tượng khá sâu đậm trong tình cảm người đọc. Đất nước. (1955), Gò Me (1957) là tiếng lòng tha thiết, gắn bó sâu nặng với một vùng quê đã trở thành máu thịt. Những hình ảnh, màu sắc, phong cảnh và con người quê hương lần lượt hiện lên qua những ký ức, những kỷ niệm mang một sắc thái riêng, rất Nam Bộ. 


Tác phẩm:

- Từ nhớ đến thương (Thơ, 1950)

- Gò me (Thơ, 1957)

- Quê chung (Thơ, 1962)

- Gửi chiến trường chống Mỹ (Thơ, 1966)

- Từ nhớ đến thương (Thơ, 1977)


II. Khái quát tác phẩm Gò me

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 - thời kì đất nước bị chia cắt. Gồm 13 bài, xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn, tạo nên tên tuổi Hoàng Tố Nguyên. Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả.


2. Thể loại

Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối, … Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.


3. Giá trị Nội dung 

Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.


4. Đặc sắc Nghệ thuật 

- Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ

- Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Trả lời: 

Em biết những bài thơ viết về Nam bộ như: Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu), Gói đất miền Nam (Xuân Miễu). Đây là đoạn thơ em thích nhất:

Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe

Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên;

Sức ngày đã thắng bóng đêm,

Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này.

“Thành đồng Tổ quốc” vững xây,

Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng.

Từ ngày chiếc gậy tầm vông,

Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta;

Nó giành, ta lại giật ra,

Tấc sông, tấc đất hoà pha máu đào:

Lòng giữ chắc, chí nêu cao,

Bom rơi đạn nổ ào ào, chẳng lay!

Hoà bình càng siết chặt tay

Giữ liền ruộng đất, trời mây, cõi bờ;

Giữ nguyên sông núi cụ Hồ,

Ngàn năm Nam Bộ cơ đồ Việt Nam!

(Gửi Nam Bộ Mến Yêu - Xuân Diệu)


Câu hỏi 2: Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

Trả lời:

Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam Bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam Bộ trù phú. Do đó hình thành nền văn hóa sông nước và miệt vườn cho vùng Nam Bộ. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam Bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác. Người Nam Bộ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Qua nỗi nhớ của nhà thơ cảnh sắc Gò Me hiện lên rất sinh động và chi tiết. Gò Me được hiện lên từ vị trí địa lý là gần biển rồi tiếp tục được hiện lên với các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả như: ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát… Tất cả đã tạo lên một bức tranh quê sinh động, đầy màu sắc với sức sống tràn trề, tươi vui.


Câu hỏi 2: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

=> Xem hướng dẫn giải

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết như:

+ Những chị, những em má núng đồng tiền

Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên

+ Véo von điệu hát cổ truyền

+ Ôi, thuở ấu thơ

Cắt cỏ, chăn bò

Gối đầu lên áo

Năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

Lòng nghe theo bướm, theo chim

+ Tôi nằm trên võng mẹ đưa

Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Chị tôi, má đỏ thẹn thò

Giã me bên trã canh cua ngọt ngào.

- Những chi tiết khắc họa hình ảnh con người Gò Me làm cho em cảm thấy họ là những người rất giản dị, cởi mở, đáng yêu. Cuộc sống của họ cũng luôn có sự tự do, những niềm vui, tiếng cười.


Câu hỏi 3: Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em cảm giác các điệu hò đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Gò Me. Có thể nói, câu hò, điệu hò đã cùng họ lớn lên và in sâu vào tâm trí của mỗi người dân nơi đây.


Câu hỏi 4: Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

 - Trong bài thơ Gò Me em rất thích hình ảnh:

“Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

Ruộng vây quanh,bốn mùa gió mát

Lúa làng keo chói rực mặt trời”

“Những chị, những em má núng đồng tiền

Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên

Véo von điệu hát cổ truyền

“- Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch,mà chỉ vì mê giọng hò”.

- Em thích hình ảnh thứ nhất vì nó mở ra một không gian rộng mênh mông, thoải mái với con đê, cỏ xanh, lúa vàng, gió mát… tất cả tạo nên một bức tranh quê rất yên ả, thanh bình khiến cho con người cảm thấy yêu thích và luôn muốn sống ở một nơi như vậy.

- Ở hình ảnh thứ 2, tác giả đã miêu tả về những người con gái Gò Me không chỉ xinh đẹp, duyên dáng, thanh lịch, chăm chỉ, khéo léo mà còn có giọng hò rất ngọt ngào. Những người con gái này cũng chính là những người làm tô thêm vẻ đẹp cho mảnh đất và con người vùng đất Gò Me – quê hương của tác giả.


Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

=> Xem hướng dẫn giải

Theo em, tác giả là một người luôn yêu quý và trân trọng quê hương đất nước của mình. Điều này được thể hiện bằng việc nhà thơ nhớ rất rõ vị trí địa địa lý quê mình, nhớ từng chi tiết như nhạc ngựa leng keng, nhớ vườn mía, bờ tre, cây me… những hình ảnh tuy rất quen thuộc, có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi nhưng chính nó lại làm hiện lên quê hương trong tâm trí của tác giả. Đặc biệt, tác giả yêu và trân trọng quê hương của mình bởi ở đó là tuổi thơ gắn liền với những người thân thiết nhất của tác giả là mẹ, là chị.


Câu hỏi 6: Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

=> Xem hướng dẫn giải

Một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc có cách đặt tên giống bài thơ là: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cù Lao Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn)…


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

=> Xem hướng dẫn giải

Đoạn thơ là một khung cảnh hạnh phúc bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ được hiện lên là những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .