Top 6 Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

651

"Nói với con" thuộc thể loại thơ tự do của tác giả Y Phương. Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống


Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung toàn bài thơ để nhận biết được tình cảm mà người cha biểu đạt cũng như ẩn ý sâu xa mà ông muốn gửi gắm.

Lời giải chi tiết:

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng.  Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời. Người cha đã chỉ bảo con những điều hay lẽ phải để con có thể vững bước trên chặng đường đời. Đó không chỉ là lời chỉ bảo với người con thân thương mà qua đó người cha cũng muốn biểu đạt ngụ ý của bản thân mình tới tất cả người đọc rộng rại - những người có thể đồng cảm sâu sắc  với chủ thể trữ tình về những vấn đề được nói tới.


Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung toàn bài thơ để hiểu được những điều người cha muốn nói với con

Lời giải chi tiết:

Qua lời căn dặn, tâm tình, cha muốn con khắc ghi:

- Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình

- Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở

- Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng mình” (những con người quê hương)

- Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương


Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, sứ xở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc (Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường/ Không bao nhỏ bé được/ Nghe con).

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con (Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát/ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng; Còn quê hương thì làm phong tục). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.


Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:

+ Người đồng mình tài hoa, lãng mạn và có đời sống tâm hồn phong phú:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát".

+ Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước, có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt:

"Người đồng mình thương lắm con ơi!

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn".

+ Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”.

+ Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc; chân chất, giản dị như có cốt cách cao quý:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

- Người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đnág là người con của quê hương, xứ sở.


Câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2)

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ

Phương pháp giải:

Em đọc bài và nhận xét giọng thơ, hình ảnh thơ,....

Lời giải chi tiết:

- Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau:

+ Chân phải bước tới cha

   Chân trái bước tới mẹ

+ Người đồng mình yêu lắm con ơi

    Người đồng mình thương lắm con ơi

+ Cao đo nỗi buồn

    Xa nuôi chí lớn

+ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

   Sống trong thung không chê thung nghèo đói

=> Giá trị: tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện

- Cách nói cụ thể, hình tượng:

+ Một bước chạm tiếng nói

   Hai bước tới tiếng cười

+ Đan lờ cài nan hoa

    Vách nhà ken câu hát

+ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

=> Giá trị: thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị:

+ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

+ Người đồng mình thô sơ da thịt

+ Con ơi tuy thô sơ da thịt

=> Giá trị: thể hiện tình cảm chất phác, chân thực

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Nội dung chính: 

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.


* Trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Thơ là tiếng nói bộc lộ tình cảm, đồng thời là một hình thức giao tiếp nghệ thuật. Nói với con, đương nhiên chủ thể của lời nói là “cha”, và đối tượng tâm tình trước hết là “con”. Nhưng là một tác phẩm nghệ thuật, bài thơ còn là lời trò chuyện với người đọc rộng rãi – những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tỉnh về những vấn đề được nói tới.


Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Qua lời căn dặn, tâm tình, cha muốn con khắc ghi:

- Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình. 

- Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.

- Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng minh” (những con người của quê hương).

- Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương. 


Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc (Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con).

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con (Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát; Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng: Còn quê hương thì làm phong tục). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.


Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Qua những lời tâm tình với con, người cha (chủ thể trữ tình) muốn con thấu hiểu những vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình”. Vẻ đẹp đó thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Những con người đáng yêu vì nét tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú (Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát).

- Những con người có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt (Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn).

- Những con người chân chất, giản dị, nhưng có cốt cách cao quý (Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con).

- Những con người chịu thương chịu khó, sống gắn bó và hết lòng xây đắp quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương).

→ Trong những chuyến “lên đường” của con, người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là người con của quê hương, xứ sở.


Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ “NÓI VỚI CON”

Yếu tố nghệ thuật

Các dòng thơ thể hiện

Giá trị biểu đạt

Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau

+ Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ 

+ Người đồng mình yêu lắm con ơi

Người đồng minh thương lắm con ơi 

+ Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chó lớn 

+ Sống trên đã không chê đá gập ghềnh

Sống trong thang không chê thung nghèo đói

Tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện.

Cách nói cụ thể, hình tượng

+ Một bước chạm tiếng nói  

Hai bước tới tiếng cười 

+ Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát 

+ Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương

Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan.

Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị

+ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 

+ Người đồng minh thô sơ da thịt 

+ Con ơi tuy thô sơ da thịt 

Thể hiện tình cảm chất phác, chân thực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

I. Giới thiệu tác giả Y Phương

Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948 tại Trùng Khánh, Cao Bằng trong một gia đình dân tộc Tày. Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981. Sau đó, ông theo học và tốt nghiệp khóa II (1982-1986) Trường Viết văn Nguyễn Du. Năm 1986, ông về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1991, ông là Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng. Năm 1993 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

Ông bắt đầu sự nghiệp thơ ca từ năm 1973, khi những tác phẩm được in trên báo như "Bếp nhà trời", "Dáng một con sông". Hơn 30 năm cầm bút, Y Phương đã xuất bản một tập kịch: “Người của núi” (1982); 10 tập thơ gồm "Người Núi Hoa" (1982), "Tiếng hát tháng giêng" (1986), "Lửa hồng một góc" (1987), "Lời chúc" (1991), "Đàn Then" (1996), "Thơ Y Phương" (2002),... trong đó có 2 tập song ngữ “Vũ khúc Tày” (Tủng Tày) và “Hoa quả chuông” (Bjooc ăn lình); 2 tập tản văn: “Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm” (2009) và “Kungfu người Co Xàu” (2010). 
Ông đã đạt giải Nhất cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984 và Giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tập thơ "Tiếng hát Tháng Giêng". Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.


II. Khái quát tác phẩm Nói với con

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy, nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

- In trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985.

2. Thể loại

Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối, … Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.

3. Bố cục

Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

Phần 2: Còn lại: Đức tính tốt đẹp của người đồng mình: Người cha bộc lộ lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

4. Giá trị nội dung

Qua Nói với con, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ còn giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

5. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm


SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Câu trả lời:

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng: những người dân tộc thiểu số, những người sống trong hoàn cảnh khó khăn.


Câu hỏi 2: Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Câu trả lời:

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về ý chí, nghị lực sống.


Câu hỏi 3: Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của "con"?

Câu trả lời:

- Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:

+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.

+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống.

- Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con".


Câu hỏi 4: Vẻ đẹp tâ hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về "người đồng mình", người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Câu trả lời:

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện qua các câu thơ:

+ "Người đồng mình yêu lắm con ơi"

+ "Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ ... Nghe con."

Những vẻ đẹp ấy cho thấy ý chí, nghị lực sống của "người đồng mình", bao gồm cả người cha trong tác phẩm: biết thích nghi với hoàn cảnh, tìm cách khắc phục khó khăn, tự hào về quê hương, con người xứ sở.


Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

Câu trả lời:

Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Nói với con

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

- Quê quán: Trùng Khánh- Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng

+ Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

+ Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

- Phong cách sáng tác:

+ Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.


II. Tìm hiểu tác phẩm Nói với con

  • Thể loại: 

Nói với con thuộc thể loại thơ tự do

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

  • Phương thức biểu đạt:

Văn bản Nói với con có phương thức biểu đạt là biểu cảm

  • Tóm tắt văn bản Nói với con.

Bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái phải biết yêu thương, tự hào về truyền thống của quê hương, dân tộc mình. Bài thơ ca ngợi cội nguồn gia đình, quê hương với những từ ngữ gần gũi, nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời.

  • Bố cục bài Nói với con: 

Nói với con có bố cục gồm 2 phần:

- Đoạn 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương

- Đoạn 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý

  • Giá trị nội dung: 

- Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nói với con

- Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

- Con được lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ.

-Những hình ảnh cụ thể gợi sự gắn bó của tình cảm cha con: “chân phải - chân trái”; “tiếng nói - tiếng cười”; “một bước - hai bước”...

=> Tạo ra bầu không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc.

  • Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương

- Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình với cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát”.

- Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống. Người cha nhắc tới “ngày cưới” - ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - đó là điểm tựa của hạnh phúc.

=> Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình.

- Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển.

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi.

+ Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan.

+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương.

- Ước muốn của cha dành cho con:

+ Mong con thủy chung với quê hương.

+ Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình.

+ Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình.

+ Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình.

+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.


* Nội dung chính Nói với con: 

Văn bản thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và dân tộc. Đồng thời gợi nhăc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên cuộc sống.


* Trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Trả lời:

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới người đọc, như lời trò chuyện với người đọc rộng rãi- những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tình về những vấn đề được nói tới.


Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Trả lời:

- Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con:

+ Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình.

+ Yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.

+ Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”

+ Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương…


Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui và hạnh phúc. Trên từng bước trưởng thành của con đều có sự bảo ban, ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ.

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con. Đặc biệt, khi nói đến quê hương là nói đến những người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con để noi theo và trưởng thành.


Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Trả lời:

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:

+ Những con người đáng yêu vì nét tài hoa, lãng mạn và đời sống tâm hồn phong phú (Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài đan hoa/ Vách nhà ken câu hát).

+ Những con người có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt (Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn).

+ Những con người chân chất, giản dị nhưng có cốt cách cao quý (Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con).

+ Những con người chịu thương chịu khó, sống gắn bó và hết lòng xây đắp quê hương.

→ Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con phải thấu hiểu,yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là con người, quê hương xứ sở.


Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

Trả lời:

- Một số yếu tố nghệ thuật nổi bật trong bài thơ:

+ Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau => Tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện.

+ Cách nói cụ thể, trừu tượng →Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan.

+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị → Thể hiện tình cảm chất phác, chân thực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

A. Nội dung chính Nói với con

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.


B. Bố cục Nói với con

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương

- Phần 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp củaa quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý


C. Tóm tắt Nói với con

Tóm tắt Nói với con (mẫu 1)

Bài thơ là lời nhắc nhở con cái về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, con được lớn lên trong sự nâng niu mong chờ của cha mẹ, trong  tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Từ đó, người cha mong muốn con mình dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước, xây dựng quê hương giàu đẹp.


Tóm tắt Nói với con (mẫu 2)

Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.


Soạn bài Nói với con

Câu 1. Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới tất cả mọi người, để hiểu được tình cảm gia đình ấm cúng, cũng như truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.


Câu 2. Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Người cha muốn nói với con về tình cảm cội nguồn, cũng như những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.


Câu 3. Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình: Con được sống trong tình yêu thương, bao bọc của cha mẹ: “Chân phải bước tới cha… Hai bước chạm tiếng cười”.

- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương, xứ sở:

  • Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình với cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát”.
  • Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh… lên thác xuống ghềnh”.

- Ý nghĩa: Mối quan hệ ấy giúp con học được những điều tốt đẹp, biết sống một cách có ý nghĩa hơn.


Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

- Vẻ đẹp của “người đồng mình”:

Tài hoa, lãng mạn và có đời sống tâm hồn phong phú:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".

- Sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó bền chặt với quê hương dù còn đói nghèo, cực nhọc. Từ đó, người cha mong con phải có nghĩa tình với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

- Giản dị, mộc mạc nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) và sự lao động cần cù trên quê hương, có tập quán tốt đẹp. Từ đó, người cha mong con sẽ biết tự hào, giữ gìn truyền thống của quê hương và vươn lên trong cuộc sống:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

- Người cha muốn con học tập những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình, sống sao cho xứng đáng với quê hương.


Câu 5. Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

  • Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, có sức gợi tả, có tính khái quát mà giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.
  • Giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ, tâm sự của người cha với đứa con…
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Nói với con" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Tác giả

-Y Phương(1948-2022)

- Quê quán: Cao Bằng

- Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phong khoáng in đậm bản sắc quê hương ông

- Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….


II. Tác phẩm Nói với con

  • Thể loại: Thơ tự do
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết năm 1980. Khi con gái của ôg mới 1 tuổi, khi đó kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
  • Tóm tắt tác phẩm Nói với con

 Bài thơ là lời tâm tình của cha giành cho con gái về quê hương của mình. Cũng là lời nói của tác giả với chính mình và thế hệ mai sau

  • Bố cục tác phẩm Nói với con

- Phần 1 khổ đầu: lời của người cha dạy cho con mình nhớ về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương

- Phần 2 còn lại: Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương

  • Giá trị nội dung tác phẩm Nói với con

- Lời của cha nhắc nhở con gái hãy luôn nhớ về nguồn cội của mình và tự hào về truyền thống đẹp đẽ của dân tộc

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nói với con

- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa

- Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.


III. Tìm hiểu chi tiết Nói với con

1. Hình ảnh của quê hương

- Người con luôn được sống trong tình thương sự bảo bọc của cha mẹ

+ Chân phải bước tới cha:  cha vẫn sẽ luôn là người dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con

Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người luôn yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ của mình

- Người con dần trưởng thành từ cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương

+ Người đồng mình yêu lắm

+ Đan lờ cài nan hoa

+ Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người

→  Cha mẹ luôn che chở, bảo bọc con, quê hương nuôi con khôn lớn

-Người cha còn nói cho con biết về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình"

+ Giàu tình cảm, tình yêu thương

+ Sống tự nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ

+ Có niềm tự hào, kiêu hãnh

+ Mộc mạc, chân chất, và sống luôn đoàn kết bao bọc, chở che nhau

→  Những nét đẹp truyền thống của dân tộc được người cha kể lại cho con mình nghe, với giọng kể đầy tự hào


2. Lời của người cha dạy cho con

- Người cha nhắc nhở con phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", luôn tự tin, yêu thương và sống trách nhiệm

- Nhắc nhở con phải sống tình cảm yêu quê hương

- Phải sống đoàn kết, cần cù lao động

- Luôn ghi nhớ về cội nguồn của mình

→  Bài học cha dạy cho con có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mong sau này con mình trở thành người tốt, luôn yêu thương, và giữ gìn truyền thống dân tộc


Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Lời giải chi tiết:

Nói với con thể hiện tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng: những người dân tộc thiểu số, những người sống trong hoàn cảnh khó khăn.


Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Lời giải chi tiết:

Qua lời căn dặn, tâm tình, cha muốn con khắc ghi:

- Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình mình. 

- Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.

- Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng minh” (những con người của quê hương).

- Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương. 


Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của "con"?

Lời giải chi tiết:

- Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:

+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.

+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống.

- Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con".


Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về "người đồng mình", người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" được thể hiện qua các câu thơ:

+ "Người đồng mình yêu lắm con ơi"

+ "Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ ... Nghe con."

Những vẻ đẹp ấy cho thấy ý chí, nghị lực sống của "người đồng mình", bao gồm cả người cha trong tác phẩm: biết thích nghi với hoàn cảnh, tìm cách khắc phục khó khăn, tự hào về quê hương, con người xứ sở.


Câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .