Top 6 Bài soạn "Hai loại khác biệt" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
"Hai loại khác biệt" thuộc thể loại văn bản nghị luận của Tiến sĩ Giong-mi Mun – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard. Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng...xem thêm ...
Bài soạn "Hai loại khác biệt" số 1
Tóm tắt
Khi còn học ở trung học nhân vật tôi và cả lớp được cô giáo giao cho bài tập trong 24h phải cố gắng trở nên khác biệt. Nhân vật tôi và đông đảo các bạn đã tạo nên sự khác việt bằng cách ăn mặc nhàu nhĩ, các kiểu tóc kì lạ, hay các hành động khác thường nhằm gây sự ấn tượng. Chỉ duy có J cậu ta đến trường với diện mạo lịch sự như học sinh bình thường, khi trả lời thầy cô giáo thì rất lễ đỗ và các câu trả lời rất cẩn thận tỉ mỉ, như thể cậu muốn câu trả lời của mình có giá trị nhất định. J cũng là người đã thu hút được sự chú ý từ mọi người nhiều nhất. Bài tập này đã giúp nhân vật tôi nhận ra rằng có hai sự khác biệt: khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa. Phần đông đều chỉ tạo ra những khác biệt vô nghĩa nhất thời. Còn những người tạo ra sự khác biệt có nghĩa mới khiến cho chúng ta đặc biệt chú ý tới.
Bố cục
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
Nội dung chính
Văn bản “Hai loại khác biệt” đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Em cũng muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp. Đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội có thể do bạn đó khiêm tốn, không muốn bộc lộ ra bên ngoài,….
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
- Theo dõi: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
- Mục đích: “Tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh”.
- Theo dõi: Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
- Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính.
- Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
- Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,….
- Theo dõi: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
- J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi.
- Suy luận: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
- Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
- Cậu nói với giọng hoàn toàn chân thành.
- Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
- Theo dõi: Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề?
- Đưa ra lí lẽ: Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Sau đó đưa ra bằng chứng cho từng loại.
- Theo dõi: Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.
- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Với văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích chính mà rút ra bài học mới là điều quan trọng.
- Giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng. Văn bản có tên là “Hai loại khác biệt” và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả.
Câu 2 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,…
- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …
Câu 3 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.
- Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.
→ Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.
Câu 4 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.
Câu 5 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.
- Ngược lại, muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.
Câu 6 (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.
- Tuy nhiên cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách: “Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy, bài học được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.
Bài soạn "Hai sự khác biệt" số 2
Phần I: Trước khi đọc
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Thử tưởng tượng và chia sẻ cảm nhận của riêng em.
Lời giải chi tiết:
- Em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.
- Vì điều đó sẽ giúp em khẳng định màu sắc, cá tính của riêng mình.
Trước khi đọc
Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?
Phương pháp giải:
Thử suy nghĩ về một bạn như thế trong lớp em hoặc em biết ở nơi nào đó.
Lời giải chi tiết:
Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội thì hẳn bạn đó là một người ưu tú, đáng để em học hỏi nhiều điều.
Phần II: Đọc văn bản
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản.
Lời giải chi tiết:
Theo lời giáo viên, mục đích của bài tập là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ chi tiết nói về sự thay đổi của J.
Lời giải chi tiết:
Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:
- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trống hệt như mọi ngày.
- Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.
- Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.
Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý chi tiết nói về J và thái độ của các bạn.
Lời giải chi tiết:
Các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J vì trong khi tất cả mọi người đều cố tỏ ra khác biệt bằng cách ăn mặc, hành động lạ lùng thì J lại cực kì nghiêm túc với từng tiết học và trông cậu chẳng khác gì mọi ngày.
Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày li lẽ và bằng chứng?
Phương pháp giải:
Chú ý đọc kĩ đoạn cuối cùng.
Lời giải chi tiết:
Người viết đã đưa ra kết luận: Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa, và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
Phần III: Sau khi đọc
Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản, em suy nghĩ, lựa chọn ý kiến mình đồng ý và giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều quan trọng hơn là bài học rút ra từ câu chuyện.
- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra. Bên cạnh đó, dung lượng tác phẩm cũng tập trung khá nhiều đến việc nói về bài học bằng giọng điệu mang vẻ chiêm nghiệm, suy ngẫm của nhân vật.
Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung, lọc ra các tình tiết về các bạn học sinh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể qua hành động và cả trang phục:
+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường như hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.
+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.
Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và xem cách lập luận của tác giả sau đó đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận: tác giả kể về lớp học của mình, bài tập của cô giáo, sự thay đổi của các bạn, sự kì lạ của J sau đó mới đi đến kết luận về những điều mà tác giả bàn luận.
- Sự lựa chọn cách triển khai này giúp văn bản thêm phần thú vị, sinh động và người đọc hình dung rõ điều mà tác giả nghị luận.
Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Suy nghĩ sự phân chia trên có hợp lí không và nêu ý kiến của em.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế.
- Vì: Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích, khác biệt một cách mang tính lố bịch và cố tình làm bản thân lạ lùng để trông cho không giống ai.
- Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tính cực, thể hiện cố gắng.
Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Phương pháp giải:
Suy nghĩ về những khác biệt xung quanh em (các bạn trong lớp, trường, cùng xóm làng để trả lời câu hỏi).
Lời giải chi tiết:
- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.
- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng
Câu 6 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Thử suy nghĩ đối với các lứa tuổi khác, trẻ nhỏ hơn hoặc người lớn, người trung niên, người cao tuổi có cần bài học mà văn bản này đề cập hay không.
Lời giải chi tiết:
- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.
- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm nhàm, vô nghĩa. Con người ở đời sống đều cần có sự khác biệt để khẳng định bản lĩnh, khẳng định bản thân mình. Chỉ sự khác biệt ở con người mới tạo nên thành công và giá trị thực sự.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và sử dụng câu mở đoạn đã cho sẵn.
Lời giải chi tiết:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu!
Bài soạn "Hai sự khác biệt" số 3
1. Trước khi đọc
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Em cũng muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp. Đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội có thể do bạn đó khiêm tốn, không muốn bộc lộ ra bên ngoài,….
2. Đọc văn bản
Câu 1. Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích: Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
Theo dõi: Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
- Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính.
- Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
- Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,….
Câu 3. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
Suy luận: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
- Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
- Cậu nói với giọng hoàn toàn chân thành.
- Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
Câu 5. Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề.
Lí lẽ: Sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Từ đó đưa ra dẫn chứng về sự khác biệt của bản thân và đa số những người xung quanh với J.
Câu 6. Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.
- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
3. Sau khi đọc – Trả lời văn bản
Câu 1. Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Việc rút ra bài học từ câu chuyện quan trọng hơn. Căn cứ vào những kết luận mà tác giả đưa ra sau câu chuyện: “Điều tôi học được từ bài tập này… có nghĩa”, “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa… khác biệt thật sự”.
Câu 2. Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Số đông các bạn trong lớp:
+ Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
+ Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
+ Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
=> Đa số đều chọn loại khác biệt vô nghĩa.
- Chỉ riêng J:
+ J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
+ Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
+ Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
+ Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
=> J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa.
Câu 3. Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.
- Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.
→ Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.
Câu 4. Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa” (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.
Câu 5. Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.
- Ngược lại, muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.
Câu 6. Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
- Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.
- Tuy nhiên cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách: “Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy, bài học được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.
III. Tổng kết bài soạn Hai loaị khác biệt sách Kết nối tri thức
Giá trị nội dung bài Hai loaị khác biệt
- Truyện kể về một kỉ niệm thời trung học của nhân vật tôi khi phải hoàn thành bài tập của giáo viên. Qua đó, “tôi” đưa ra những bàn luận về hai loại khác biệt: sự "khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự "khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J).
- Bài học về sự khác biệt, nhưng phải là sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt làm nên giá trị riêng cũng như bản sắc của mỗi con người. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
Đặc sắc nghệ thuật bài Hai loaị khác biệt
- Trong văn bản có những đoạn kể chuyện, nhưng mục đích vẫn là bàn luận, đánh giá về hai loại khác biệt mà lớp trẻ thường thể hiện. Cách trình bày như thế làm cho bài nghị luận trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ tiếp nhận.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.
IV. Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 61 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.
Bài soạn "Hai sự khác biệt" số 4
1. Trước khi đọc
Câu 1. Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Mỗi người đều mong muốn có sự khác biệt so với mọi người xung quanh.
Câu 2. Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội.
Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có ưu điểm vượt trội: một người khiêm tốn, đáng ngưỡng mộ và trân trọng.
2. Đọc văn bản
Câu 1. Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích: Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
Câu 2. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
- Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
- Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
- Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
Câu 3. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
Câu 4. Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
- Bình thường J là một người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng không đặc biệt nổi tiếng.
- Nhưng hôm đó, J đã đứng lên phát biểu. Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
- Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.
- Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
Câu 5. Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề.
Lí lẽ: Sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Từ đó đưa ra dẫn chứng về sự khác biệt của bản thân và đa số những người xung quanh với J.
Câu 6. Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
3. Sau khi đọc
Câu 1. Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Việc rút ra bài học từ câu chuyện quan trọng hơn. Căn cứ vào những kết luận mà tác giả đưa ra sau câu chuyện: “Điều tôi học được từ bài tập này… có nghĩa”, “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa… khác biệt thật sự”.
Câu 2. Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Số đông các bạn trong lớp:
- Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
- Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
- Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
=> Đa số đều chọn loại khác biệt vô nghĩa.
- Chỉ riêng J:
- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
- Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
- Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.
- Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
=> J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa.
Câu 3. Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Tác giả đã đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Cách triển khai như vậy sẽ giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Câu 4. Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa” (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.
Câu 5. Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì. Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin.
Câu 6. Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Bài học về sự khác biệt có giá trị đối với tất cả mọi người. Bởi bài học này giúp con người hiểu được ý nghĩa của sự khác biệt, tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để có thể lựa chọn sự khác biệt có ý nghĩa.
4. Viết kết nối với đọc
Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... Hãy viết tiếp 5 - 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn.
Gợi ý:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt được lựa được lựa chọn dựa theo số đông. Tôi muốn bản thân phải trở nên khác biệt. Nhưng là sự khác biệt có ý nghĩa. Điều đó được thể hiện qua chính hành động, suy nghĩ. Những suy nghĩ tích cực, những hành động đúng đắn sẽ đem đến sự khác biệt.
Bài soạn "Hai sự khác biệt" số 5
Trước khi đọc
- Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
- Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt những vẫn có những ưu điểm vượt trội
Bài làm:
- Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp bởi em muốn chứng tỏ khả năng của mình
- Em rất ngưỡng mộ những bạn không hệ cố tỏ ra khác biệt những vẫn có những ưu điểm vượt trội bởi những người nhưu bạn là những người thực sự giỏi hơn mọi người vượt bậc mà không cố tỏ ra là mình hơn người khác
Trả lời câu hỏi:
- Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
- Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cân bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
- Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thê hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vi sao?
- Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cân cỏ những năng lực và phẳm chất gi?
- Theo em, bài học vẻ sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Bài làm:
- Rút ra bài học mới là điều quan trọng hơn vì giả sử lược bỏ hgết những lời bàn luận thì ý nghĩa câu chuyện sẽ không được rõ sàng. Văn bản có tên là Hai loại khác biệt và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bạn luận của tác giả
- Sự khác biệt ấy thể hiện một bên tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố, một bên ( duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày đến trường, nhưng thể hiến sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của GV, tự tin bắt tay lấy thầy giáo khi tiết học kết thúc,...
- Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, VB không mang tính chất bình giá nặng nề, câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở lên gần gũi, nhẹ nhàng
- Em đồng tình với quan điểm đó vởi mỗi loại khác biệt đều mang một ý nghĩa khác nhau, sự phân chia này thể hiện quan điểm riêng của tác giả trên cơ sờ chứng kiến những gì đã diễn ra.
- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bể ngoài, có tính chất để dãi, không cấn huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,... Vì dễ, cho nên hẩu như ai muốn cũng có thể bát chước nên số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa
Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cẩn thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,... Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.
- Theo em, bài học vẻ sự khác biệt được rút ra từ văn bản không chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn muốn nhắc nhở cả những người trưởng thành và bất kì ai đọc được nhiều khi cũng chưa nhận thức được sự đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩ và sự khác biệt có ý nghĩa nghĩa trong khi sự khác biệt là phương châm sống là đòi hỏi bức thiết của mọi người
Viết
Với câu mở đầu: Tôi không muôn khác biệt vô nghĩa.... hãy viết tiệp 5- 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn.
Bài làm:
Tôi không muôn khác biệt vô nghĩa, tôi không muốn trở thành bản sao của một ai khác. Mỗi chúng ta đều có cuộc sống, ước mơ khác nhau, tôi không sợ vì sự khác biệt mà bản thân tôi bị chê cười, bị người ta nói nọ kia. Tôi hiểu sự khác biệt mới làm nên giá trị của con người. Khác biệt không phải thứ duy nhất để bản thân trở lên khác biệt. Mà sự khác biệt mà tôi luôn muốn hướng tới chính là khiến cho cuộc đời, xã hội, những gì xung quanh ngày một tốt đẹp hơn.
Bài soạn "Hai sự khác biệt" số 6
I. Tác giả
- Tiến sĩ Giong-mi Mun (Youngme Moon) – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation).
- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.
- Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
- Thể loại: Văn bản nghị luận
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Trích từ Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch, NXB Khoa học xã hội và An-pha-búc, Hà Nội, 2017.
Phương thức biểu đạt: Tự sự, Nghị luận
Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
Tóm tắt:
Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.
Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
Giá trị nội dung:
Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
Giá trị nghệ thuật:
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
- Hoàn cảnh:
+ Kể qua lời nhân vật "tôi" khi ở độ tuổi Trung học. → Tăng tính chân thực, sức thuyết phục.
+ Thầy giáo ra một bài tập: Trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi phải trở nên khác biệt.
+ Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
+ Quy định: Không được làm điều gì gây hại, làm phiền người khác hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
- Biểu hiện và kết quả
Khác biệt vô nghĩa
Khác biệt có nghĩa
Biểu hiện
+ "Tôi": Đến trường với bộ trang phục kì dị, đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay.
+ Các cách thể hiện khác:
Để kiểu tóc kì quặc.
Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm.
Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
→ Nhiều bạn làm tương tự: Không còn khác biệt.
J - khác biệt.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Phát biểu một cách từ tốn, dõng dạc, lễ độ.
+ Nói với giáo viên là "Thưa thầy/cô", gọi bạn là "anh chị".
+ Cuối tiết học, tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
Kết quả
- Trở nên lố bịch, kì lạ nhưng lại không khác biệt.
- Nhận ra mình chọn cách đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn, mình là khác biệt vô nghĩa.
- Ban đầu: Các bạn cười khúc khích vì cho là kì quặc.
- Về sau: Nể phục và được mọi người đặc biệt chú ý.
➩ Khẳng định vấn đề qua một câu chuyện gần gũi, hướng tới mọi lứa tuổi.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Trả lời:
- Em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.
- Vì điều đó sẽ giúp em khẳng định màu sắc, cá tính của riêng mình.
Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Trả lời:
- Theo em đó là những bạn vừa có tài năng lại rất khiêm tốn
Đọc văn bản
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Bài tập mà giáo viên đưa cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì
Trả lời:
Mục đích là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ được phiên bản chân thật của bản thân trước những người xung quanh
Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
Trả lời:
Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp:
- Mặc những bộ đồ kì dị đến trường, ăn mặc, kiểu tóc kì lạ.
- Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây sự chú ý.
Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J
Trả lời:
Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:
- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày.
- Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.
- Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.
Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
Trả lời:
J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trọng hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Điều quan trọng là rút ra bài học từ câu chuyện.
- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra.
Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau:
+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường: hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.
+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.
Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận: tác giả kể về lớp học của mình, bài tập của cô giáo, sự thay đổi của các bạn, sự kì lạ của J sau đó mới đi đến kết luận về những điều mà tác giả bàn luận.
- Sự lựa chọn cách triển khai này giúp văn bản thêm phần thú vị, sinh động và người đọc hình dung rõ điều mà tác giả nghị luận.
Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Em đồng tình với cách phân chia như thế.
- Vì:
+ Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích.
+ Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tính cực, thể hiện cố gắng.
Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.
- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng ưu tú, hoàn thiện
Câu 6 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.
- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm chán, vô nghĩa.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
Bài mẫu tham khảo
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu!
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .