Top 6 Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

616

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Định hướng

a) Kể lại một trải nghiệm là trình bày bằng lời nói về một trải nghiệm của bản thân, có thể là sự việc hoặc hoạt động,… mà người kể đã trực tiếp trải qua và có được những kinh nghiệm hoặc bài học nào đó.

b) Để kể lại một trải nghiệm, các em cần:

- Chuẩn bị: Xây dựng dàn ý cho bài kể về một trải nghiệm.

- Thực hiện hoạt động kể.

- Chú ý nội dung và cách thức kể; những lỗi thường mắc khi kể bằng lời nói.


Thực hành

Bài tập: Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

a) Chuẩn bị

- Xem lại dàn ý kể về chuyến đi đáng nhớ ở phần Viết.

- Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.

- Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với sự việc, cảm xúc trong chuyến đi.


b) Tìm ý và lập dàn ý

+ Mở bài: Chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa – chuyến đi đáng nhớ.

+ Thân bài: 

Ÿ Lí do có chuyến đi đáng nhớ: Kết thúc học kì I, nhà trường và ban phụ huynh thống nhất tổ chức tham quan cho cả trường.

Ÿ Hành trình: Tập trung từ sớm → Khởi hành (2 tiếng) → Đến nơi → Tham quan đền thờ chính – An Dương Vương → Am thờ của Mị Châu →  Ra về.

Ÿ Kể lại sự việc đáng nhớ: Câu chuyện về nàng Mị Châu – bức tượng của nàng công chúa.

+ Kết bài: 

Ÿ Bài học về dựng nước và giữ nước.

Ÿ Chuyến đi thăm quan bổ ích, lí thú.


c) Nói và nghe

Như các bạn đã biết, thì chúng ta vừa kết thúc học kì I, nhà trường và hội phụ huynh thống nhất tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử. Đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong học kì vừa qua mà đó còn là dịp để chúng ta thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Địa điểm của chuyến đi là di tích lịch sử thành Cổ Loa.


Như các bạn đã biết thì đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng ta đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta cùng nhau đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện kì bí, hấp dẫn này.


Hôm đó, các lớp đã tập trung ở trường trước 6 giờ sáng. Rồi mỗi lớp sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh của lớp đó cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học nên sau ba mươi phút tập trung thì các đoàn xe bắt đầu chuyển bánh. Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng ta đã đến được di tích thành Cổ Loa. Tại đây, chúng ta được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và con trai của Triệu Đà – Trọng Thủy.


Các bạn có để ý hôm đó, không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ mà chúng ta từng đọc? Những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử đó! Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, tôi có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.


Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn bằng tiếng Hán. Chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống khiến tôi phải tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.


Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho tôi nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa Vàng kết tội. Nhìn hình ảnh bức tượng không đầu mà lòng tôi không ngừng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến bi kịch mất nước nhà tan. Theo tôi thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.


Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng ta đã biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng ta cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng ta mở mang sự hiểu biết. Mong cả lớp chúng ta sẽ có nhiều chuyến đi bổ ích như thế này!

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Định hướng

a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em vẻ người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,...) là kể về một sự việc, một hành động,... của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

  • Xác định một sự việc, hành động, tình huống,... của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,...) mà em đã chứng kiến và đẻ lại ấn tượng sâu sắc.
  • Xác định đối trợng người nghe và thời gian em sẽ kẻ để có cách trình bày phù hợp.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
  • Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kẻ (nếu có).
  • Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
  • Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,... phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Thực hành

Bài tập: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

=> Xem hướng dẫn giải

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.


Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.


Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”


Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.


Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.


Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.


Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Định hướng

a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,...) là kể về một sự việc, một hành động,... của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

- Xác định một sự việc, hành động, tình huống,... của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,...) mà em đã chứng kiến và đẻ lại ấn tượng sâu sắc.

- Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kẻ để có cách trình bày phù hợp.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

- Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kẻ (nếu có).

- Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.

- Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,... phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.


Thực hành

Bài tập: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

a, Chuẩn bị

- Xác định yêu cầu của đề bài là kể về trải nghiệm có ấn tượng sâu sắc với người thân của em VD: Kể về kỉ niệm em nghịch nước mưa và bị mẹ trách mắng.

- Các chi tiết trong câu chuyện đó diễn ra như sau:

+ Hôm đó trời mưa tôi và các bạn đã rủ nhau ra sân trường đùa nghịch

+ Bọn tôi thi nhau nhảy qua những vũng nước mưa lớn

+ Tôi hiếu thắng nhảy qua vũng nước rất to và trũng kết quả em đã bị ngã

+ Về nhà em đã bị mẹ mắng và bị cảm lạnh đến một tuần trời

+ Sau sự việc đó tôi rút kinh nghiệm và nghe lời mẹ hơn

- Cảm xúc của tôi khi kể lại câu chuyện rất hối hận, ăn năn và nhận ra lỗi lầm của mình, sau câu chuyện đó tôi biết nghe lời mẹ nhiều hơn.


b, Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

+ Sự việc tôi nghịch nước mưa và bị mẹ mắng

+ Sự việc tình huống đó diễn ra hồi lớp 5, ở trường tiểu học của em. Đó là câu chuyện em nghịch nước mưa với các bạn bị ngã và cảm lạnh một tuần trời. Sau sự việc đó em rất ăn năn và hối hận về việc làm của mình


- Lập dàn ý

Mở đầu

- Đầu tiên, cần chào hỏi tất cả những người đang lắng nghe câu chuyện của mình

- Dẫn dắt vào câu chuyện mình định kể

Thân bài

Kể câu chuyện theo trình tự thời gian các sự việc diễn ra

- Hôm đó trời mưa tôi và các bạn đã rủ nhau ra sân trường đùa nghịch

- Bọn tôi thi nhau nhảy qua những vũng nước mưa lớn

- Tôi hiếu thắng nhảy qua vũng nước rất to và trũng kết quả em đã bị ngã

- Về nhà em đã bị mẹ mắng và bị cảm lạnh đến một tuần trời

Kết bài

- Phát biểu suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em sau sự việc đó: Em ăn năn, hối hận và từ đó em nghe lời mẹ nhiều hơn

- Cảm ơn mọi người đã lắng nghe phần trình bày của mình và mong muốn nhận được sự góp ý, nhận xét.


Nói và nghe

Bài tham khảo

Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay tôi rất vui khi được đứng ở đây kể cho mọi người nghe một câu chuyện đáng nhớ của mình. Ngày hôm đó, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên tôi đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình ba năm  trước.


Hồi đó, tôi vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, tôi cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng tôi được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng tôi đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là tôi cùng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng tôi hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng tôi rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, tôi quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là tôi không thể nhảy qua được. Tôi ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ tôi đến đón. Thấy tôi bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa tôi đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, tôi bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Mẹ phải nghỉ làm ở nhà để chăm tối ốm, tôi biết dù mẹ rất giận nhưng vẫn thương yêu và lo lắng cho tôi rất nhiều.


Sau câu chuyện lần đó, tôi ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì tôi lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình. Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ mãi, cảm ơn cô giáo, cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi, rất mong sẽ nhận được những lời nhận xét và góp ý từ mọi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Định hướng

a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ Tập 1 Tập 1 của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) là kể về một sự việc, một hành động,… của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình, các em cần:

- Xác định một sự việc, hành động, tình huống,… của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) mà em đã chứng kiến và để lại ấn tượng sâu sắc.

- Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

- Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có).

- Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.

- Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,… phù hợp với câu chuyện để tác động đến người nghe.


Thực hành

Bài tập: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình.

a) Chuẩn bị

- Đọc và xác định yêu cầu của đề lại, lựa chọn trải nghiệm.

- Nhớ lại những chi tiết, suy nghĩ của mình về trải nghiệm đó.


b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà,…) để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

VD: Em bị ốm, được mẹ chăm sóc.

+ Phát triển các ý:

Ÿ Sau khi đi học về, em trở về nhà, em bị sốt.

Ÿ Mẹ hỏi han, dỗ dành em ăn cháo, uống thuốc; Mẹ canh em cả đêm.

Ÿ Sau khi chứng kiến, em thấy rất yêu thương mẹ, xúc động vì những gì mẹ làm cho em.

Ÿ Từ đó, em sẽ cẩn thận chăm sóc sức khỏe của mình, em sẽ luôn giúp đỡ mẹ những công việc nhà, không cãi lại mẹ,…

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Chào hỏi, giới thiệu về mẹ và sự việc em bị ốm.

Ÿ Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc là các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm.

Ÿ Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

+ Nội dung chính:

Ÿ Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Tối hôm trước, thức đêm đọc truyện tới tận sáng mới đi ngủ. Đi học mệt mỏi, đầu đau như búa bổ,…

Ÿ Trình bày diễn biến của trải nghiệm:

○ Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối, nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi. 

○ Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi, mở mắt và thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường, mẹ bảo tôi ăn cháo.

○ Mẹ kêu tôi uống thuốc – thứ mà tôi ghét nhất.

○ Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn…

○ Tôi mệt quá, ngủ thiếp đi.

○ Tận trưa hôm sau, tỉnh dậy tôi mới thấy mình đỡ hơn.

○ Phát hiện ra mẹ nằm cạnh mình suốt cả đêm lẫn sáng, liên tục kiểm tra xem tôi đã hết sốt chưa,…

○ Xúc động, tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay tôi và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. 

+ Kết thúc:

Ÿ Mẹ là người chở che, chăm sóc, yêu thương nuôi dưỡng tôi lớn khôn. Tình mẹ bao la, rộng lớn, trải dài vô tận. Nhờ có chúng mà tôi mới có thể phát triển. Càng lớn tôi càng nhận ra tốc độ già đi của mẹ tỉ lệ thuận với sự lớn lên của tôi. Thế nên tôi mong mẹ có thật nhiều sức khỏe, bình an.

Ÿ Mẹ là người không thể thiếu trong mỗi cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó không có hoặc thiếu đi sự quan tâm ắt hẳn là thiệt thòi lớn nhất của họ. Thời gian không chờ đợi một ai và các bạn cần yêu thương, để ý, giúp đỡ mẹ mình nhiều hơn.


c) Nói và nghe

Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc là các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.


Tối hôm trước, tôi thức đêm mải đọc truyện tới tận sáng mới đi ngủ. Tôi bị cuốn theo nội dung của câu chuyện mà quên mất sáng mai mình phải đi học cả ngày. Đó là lí do khi đi học tôi bị mệt mỏi, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng cố ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối, mẹ có gọi hỏi nhưng tôi lờ đi vì quá mệt. Tôi liền nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi, không để ý gì đến xung quanh nữa.


Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi, kiểm tra xem tôi bị làm sao. Mở mắt ra, tôi thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường. Khuôn mặt mẹ đầy lo lắng và bảo tôi ăn cháo:

- Ăn cháo đi con! Mẹ mới nấu xong, đúng loại cháo sườn mà con yêu thích nhất!

Tôi nũng nịu kêu không muốn ăn nhưng mẹ vẫn cố đút cho tôi ăn từng tí một. Được một bát cháo con, mẹ kêu tôi uống thuốc – thứ mà tôi ghét nhất:

- Uống xong viên thuốc này là con sẽ khỏi bệnh đó! Tin mẹ đi!


Viên thuốc ấy thật đắng làm sao! Uống xong, tôi nhìn mẹ. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Người mẹ tần tảo của tôi vừa làm việc chăm chỉ trên công ty vừa đảm đang công việc nhà mỗi tối.


Cơn sốt đã hạ nhưng tôi mệt quá, đành ngủ thiếp đi. Khi ánh nắng chiếu rọi vào trong phòng khiến tôi khó chịu. Tận trưa hôm sau, tỉnh dậy tôi mới thấy mình đỡ hơn. Nhìn thấy mẹ nằm cạnh tôi ngủ thở dìu dịu. À hóa ra mẹ đã nằm cạnh mình suốt cả đêm lẫn sáng, liên tục kiểm tra xem tôi đã hết sốt chưa. Xúc động, tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay tôi và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Tôi bật khóc khi nghĩ đến những lúc cãi lại mẹ hay dỗi mẹ trốn ăn cơm. Tất cả hành động mẹ làm đều chỉ mong tôi lớn khôn, có cuộc sống đầy đủ hơn. Tôi nhận ra tôi phải cố sức học tập để khiến mẹ an lòng nhiều hơn.


Mẹ là người chở che, chăm sóc, yêu thương nuôi dưỡng tôi lớn khôn. Tình mẹ bao la, rộng lớn, trải dài vô tận. Nhờ có chúng mà tôi mới có thể phát triển. Càng lớn tôi càng nhận ra tốc độ già đi của mẹ tỉ lệ thuận với sự lớn lên của tôi. Thế nên tôi mong mẹ có thật nhiều sức khỏe, bình an. Mẹ là người không thể thiếu trong mỗi cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó không có hoặc thiếu đi sự quan tâm ắt hẳn là thiệt thòi lớn nhất của họ. Thời gian không chờ đợi một ai và các bạn cần yêu thương, để ý, giúp đỡ mẹ mình nhiều hơn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

1. Định hướng

  • Xây dựng dàn ý cho bài kể về một trải nghiệm.
  • Thực hiện hoạt động kể.
  • Chú ý nội dung và cách thức kể, những lỗi thường mắc khi kể bằng lời nói.

2. Thực hành

Bài tập: Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

Chuẩn bị

  • Xem lại dàn ý kể về chuyến đi đáng nhớ ở phần Viết.
  • Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.
  • Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt… cho phù hợp với sự việc, cảm xúc trong chuyến đi.

Tìm ý và lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu về vấn đề sẽ trình bày. Dẫn dắt để nêu khái quát về chuyến đi đáng nhớ sẽ kể.

(2)

  • Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.
  • Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến…
  • Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… ở những nơi em đi qua.

(3) Kết bài

  • Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi.
  • Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo.

Nói và nghe

Dựa vào nội dung chuẩn bị, thực hiện hoạt động kể. Cần bám sát nội dung trong dàn ý, cách kể cần có sự kết hợp giữa nét mặt, ánh mắt, động tác…

Kiểm tra và chỉnh sửa

- Người kể: Xem nội dung kể đã nêu được những thông tin chính trong dàn ý chưa, cách thức kể có đáp ứng theo yêu cầu đã nêu hay không. Xác định được các lỗi cần chỉnh sửa khi kể về một chuyến đi đáng nhớ.

- Người nghe: Tự kiểm tra các thông tin thu được từ câu chuyện về chuyến đi của bạn (đi đâu, đi với ai, có gì thú vị…), nhận xét được cách kể (ưu điểm và hạn chế), tự xác định các lỗi khi nghe (không tập trung, không nắm được thông tin, có thái độ không đúng khi nghe…)


* Bài mẫu:

(1) Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được kể về một chuyến đi đáng nhớ nhất của mình.

Cuối tuần trước, gia đình tôi đã có một chuyến du lịch rất vui vẻ. Đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi khi đạt được thành tích học tập tốt vào cuối học kì I. Đây là lần đầu tiên tôi được đi đến biển chơi.


Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.


Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.


Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.


Chuyến du lịch ba ngày hai đên của gia đình tôi đã kết thúc. Nhưng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Tôi mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.

(3) Kết thúc vấn đề: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

1. Định hướng soạn Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Định Hướng trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

a) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) là kể về một sự việc, một hành động,… của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng “tôi”.

b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em cần:

  • Xác định một sự việc, hành động, tình huống,… của người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…) mà em đã chứng kiến và để lại ấn tượng sâu sắc.
  • Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
  • Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có).
  • Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó.
  • Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động,… phù hợp với cân chuyện đẻ tác động đến người nghe.

2. Thực hành soạn Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Bài tập trang 45 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

 Hãy kể lại cho cá bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình

Để nội dung bài kể đúng chủ đề và hấp dẫn được người nghe. Các em hãy làm thật tốt các bước sau:


a) Chuẩn bị trang 46 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

- Đọc và xác định yêu cầu của đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà,...) Ví dụ: Kể về một lần em bị ốm (đau), mẹ đã chăm sóc em như thế nào.

-Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm.

- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).


b) Tìm ý và lập dàn ý trang 46 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

- Tìm ý cho bài kể theo gợi dẫn:

+ Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân (cha, mẹ, ông hoặc bà) để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Ví dụ: Em bị ốm (đau), được mẹ chăm sóc.

+ Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian vào, ở đâu? Sự việc, tình huống đó cụ thể như thế nào? Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? Em rút ra bài học gì từ sự việc, tình huống đó?

- Lập dàn ý cho bài kể (có thể bằng sơ đồ tư duy):

+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

+ Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.

Ví dụ: Với bài viết về trải nghiệm khi em bị ốm (đau), mẹ chăm sóc như thế nào, có thể triển khai theo gợi ý sau:

  • Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Em bị mưa ướt, cảm lạnh, người sốt.

- Trình bày diễn biến của trải nghiệm. Có thể trình bày theo gợi ý sau:

Thời gian, địa điểmSuốt đêm mẹ ở trong phòng em, chăm sóc cho emNgoại hình, tâm trạngGương mặt, ánh mắt mẹ lo lắng,...Hành động, cử chỉMẹ lấy thuốc, dỗ dành em ăn cháo, uống thuốc, uống nước cam,...Ngôn ngữ, thái độMẹ ân cần hỏi han, động viên em,...Tình cảm, cảm xúc của em khi được mẹ chăm sócXúc động, thấy ân hận vì đã không nghe lời mẹ, thấy hạnh phúc, hiểu thêm tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ dành cho mình; thầm nhắc mình chú ý giữ gìn sức khoẻ để mẹ khỏi lo lắng, vất vả;...

+ Kết thúc:

  • Phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng người mẹ đối với những người con.
  • Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm.

c) Nói và nghe trang 47 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Người nghe Người nói

- Kể về trải nghiệm theo dàn ý.

- Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc, những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;...

- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói Và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định.

- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

- Lắng nghe chăm chỉ để hiểu thông tin được chia sẻ.

- Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm (nếu em có mong muốn) (Ví dụ: Vì sao bạn cho đây là trải nghiệm đáng nhớ?).

d) Kiểm tra và chỉnh sửa trang 47 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

- Người nói:

+ So với yêu cầu ở mục c), em đã đạt được những gì?

+ Em muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó?

- Người nghe:

+ Đối chiếu với yêu cầu ở mục c) để rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe.

+ Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?


Bài tham khảo

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.


Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.


Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”


Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.


Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.


Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.


Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .