Top 6 Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

63

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và hiểu biết về Bác để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Một số nơi Bác đã từng đặt chân tới là: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô…


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và hiểu biết về Bác để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Trung thu, Tin thắng trận, Đối nguyệt, Cảnh rừng Việt Bắc, Chơi trăng,…


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Phương pháp giải:

Đếm số tiếng trên mỗi dòng thơ để xác định thể thơ.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Do bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ; có luật (nguyên tác luật bằng, bài thơ dịch luật trắc); có niêm (niêm giữ câu 2 và câu 3); gieo vần chân ở các câu chẵn; nhịp câu thơ được ngắt chẵn trước, lẻ sau (2/2/3 hoặc 4/3)


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Mục đích những việc thường ngày của ban trưởng là ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân.

=> Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ "thiên thiên đố", "giải phạm tiền".


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh tưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm việc gì.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn rạch ròi chân dung của những kẻ cầm đầu trong bộ máy quản lí nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Huyện trưởng chong đèn làm việc công để làm chuyện mờ ám - hút thuốc phiện.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Hai câu thơ đầu: giọng điệu đả kích (từ ngữ thô mộc, suồng sã)

- Câu thơ thứ ba: mỉa mai – châm biếm (tạo ra yếu tố vô lí hoặc thiếu lô gic, đảo lộn trật tự thông thường; lời thơ tựa như khen ngợi huyện trưởng chăm chỉ làm công việc đến tận đêm khuya, ngược hẳn với hai “cán bộ nhà nước” trong hai câu thơ trước)


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân đều thuộc thành phần công chức, viên chức thuộc bộ máy chính quyền, những người thuộc giai tầng thống trị trong xã hội. Dụng ý của tác giả khi hướng tiếng cười trào phúng vào nhóm đối tượng này: đả kích, tố cáo tình trạng mục nát, “nhà dột từ nóc” mà tác giả chứng kiến ở Lai Tân thời bấy giờ.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, nội dung câu kết có mẫu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nội dung câu kết mâu thuẫn với các câu thơ trước để tạo tiếng cười châm biếm về bộ máy chính quyền Lai Tân thối nát và vô trách nhiệm. Vì:

- Câu thơ thứ tư (câu hợp, câu kết) đã kết luận một cách thẩm thuý, đầy ý vị: “Trời đất Lai Tần vẫn thái bình”. “Thái bình” khi mà ban trưởng vi phạm pháp luật (đánh bạc), cảnh trưởng chỉ tìm cách tư lợi (kiếm ăn quanh) thì chỉ có thể là thái bình giả tạo. Khi người đọc nhận ra mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài (thái bình) với thực chất (mục ruỗng, thối nát) của xã hội cũng là lúc tiếng cười trào phúng được thể hiện.

- Hai chữ “thái bình” cuối VB vì thế vừa miêu tả được vẻ bề ngoài yên bình, tốt đẹp giả tạo, vừa là cách nói ngược để tạo tiếng cười trào phúng, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.


Sau khi đọc Viết

(trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và dựa vào lời nhận xét để viết đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

“Lai Tân" là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy đồng thời là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người" trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà !‘vẫn thái bình như xưa". Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “'Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội" của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, "Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do". Vì thế, bài thơ “Lai Tân" tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy, nhưng chỉ là để mỉa mai, châm biếm cái nghịch lý, nghịch cảnh mà nhà thơ đã và đang phải đối diện và cam chịu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Trả lời:

Một số nơi Bác đã từng đặt chân tới nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Sau đó đến Liên Xô. 


Câu hỏi 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Trả lời:

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tức cảnh Pác Pó, Mộ,…

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

  • Theo dõi: Vị trí xã hội của các nhân vật.

Vị trí xã hội của các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.

  • Theo dõi: Hành động của các nhân vật.

- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm

- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

- Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Trả lời:

- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Dựa vào bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 “tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai - thừa - chuyển - hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng trắc. 


Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng:

- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm.

- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải.

Căn cứ vào câu 1 và câu 2 cho thấy hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách.


Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

Trả lời:

- Tác giả muốn phê phán thói hư tật xấu của huyện trưởng.

- “Chong đèn” có thể hiểu là huyện trưởng đốt đèn bàn, hút thuốc phiện không chú ý tới công việc.


Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Trả lời:

Nếu hai câu thơ đầu nói về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên.

→ Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng.


Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Trả lời:

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân là bộ máy quan lại thời Tưởng Giới Thạch:

+ Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm- Người đánh bạc ở ngoài bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao đánh bạc nhiều hơn ai hết

+ Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

+ Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc

=> Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng. Quan trên lo hưởng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.


Câu 6 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Trả lời:

Nội dung câu kết không hề mâu thuẫn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng.

- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong

- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân

→ Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay


* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Đoạn văn tham khảo

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thi có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1 trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Trả lời

Một số nơi Bác đã từng đặt chân tới nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Sau đó đến Liên Xô.

Câu hỏi 2 trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Trả lời

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tức cảnh Pác Pó, Mộ,…


ĐỌC VĂN BẢN

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc giúp các em soạn bài Lai tân lớp 8 KNTT thật dễ dàng.

Theo dõi: Vị trí xã hội của các nhân vật.

Trả lời

Vị trí xã hội của các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.

Theo dõi: Hành động của các nhân vật.

Trả lời

- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm

- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

- Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc


SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 86 SGK để chuẩn bị phần soạn bài Lai Tân lớp 8 KNTT thật dễ dàng.

Câu 1 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Trả lời

- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Dấu hiệu giúp em nhận biết được đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt là:

  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 “tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai - thừa - chuyển - hợp.
  • Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.

Câu 2 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời

Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng:

- Ban trưởng, cảnh trưởng đúng ra phải giữ gìn trật tự trong trại giam, giữ gìn an ninh xã hội.

Nhưng ở đây, ban trưởng, cảnh trưởng lại ngang nhiên làm việc trái luật lệ: đánh bạc, ăn hối lộ, trục lợi cá nhân.

Căn cứ vào câu 1 và câu 2 cho thấy hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách.

=> Sự ngược đời này chỉ ra sự lố bịch, làm lộ bản chất xấu xa của ban trưởng, cảnh trưởng, tạo tiếng cười trào phúng trực diện.


Câu 3 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

Trả lời

- Câu thơ thứ ba (câu chuyện) chỉ miêu tả “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”, chưa nói rõ làm công việc gì nên thông tin chưa rõ khen hay chê. Việc huyện trưởng phải “chong đèn” cho thấy nhân vật này đang thực hiện công việc của mình đến tận khuya. Nếu nhân vật này thực sự làm việc đúng chức phận, vì dân vì nước, thì ý thơ chính là bày tỏ sự khen ngợi.

- Tuy nhiên, dù “chăm chỉ như vậy, nhưng trong địa bàn huyện mà ông ta quản lí, ngay cả những người làm công tác an ninh trật tự cũng vi phạm pháp luật, chỉ toan tính mưu lợi cá nhân thì chỉ có hai khả năng xảy ra: một là năng lực huyện trưởng kém, nên có làm việc tận khuya thì sự thối nát, mục ruỗng trong bộ máy cai trị địa phương (mà ông ta là người đứng đầu) vẫn không thay đổi; hai là huyện trưởng không kém, nhưng “công việc” mà ông ta làm tận khuya không phải là việc có ích cho người dân, cho xã hội, mà là một công việc mở ám nào đó.


Câu 4 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Trả lời

Hai câu thơ đầu: giọng điệu đả kích (từ ngữ thô mộc, suồng sã)

Câu thơ thứ ba: mỉa mai, châm biếm, tạo ra yếu tố vô lí hoặc thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường; lời thơ tựa như khen ngợi huyện trưởng chăm chỉ làm việc đến tận khuya, trái ngược với hai câu thơ trước.


Câu 5 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Trả lời

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân là bộ máy chính quyền thời Tưởng Giới Thạch, những người được coi là tầng lớp thống trị trong xã hội:

+ Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm - Người đánh bạc ở ngoài bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao đánh bạc nhiều hơn ai hết.

+ Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân.

+ Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn, hay chính là hút thuốc phiện - không chú ý tới công việc.

Dụng ý của tác giả khi nhắm vào nhóm đối tượng này là hướng tiếng cười mỉa mai vào giai tầng thống trị trong xã hội để châm biếm, đả kích, tố cáo tình trạng  mục nát, "nhà dột từ nóc" mà tác giả tận mắt chứng kiến ở Lai Tân.


Câu 6 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Trả lời

Nội dung câu kết không hề mâu thuẫn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng.

- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong

- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân

=> Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Bài viết tham khảo

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thì có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.


KIẾN THỨC VĂN BẢN

Tác giả

Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Người được sinh ra tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An trong một gia đình nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

Sin thời Hồ Chí Minh là một người thông minh ham học hỏi và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Người trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp và Mĩ thành công.

Tác phẩm

Tập Nhật kí trong tù gồm Lời đề từ và 133 bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị giam giữ và giải đi qua nhiều nhà tù của Quốc dân đảng tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943).

Lai Tân là bài thơ thứ 96 trong tập thơ này.

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của Quốc dân đảng tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Nội dung chính

Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ.

Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay

Giá trị nghệ thuật

  • Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.
  • Lối viết mỉa mai sâu cay.
  • Bút pháp trào phúng.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Bài thơ “Lai tân” của Hồ Chí Minh thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật. Căn cứ vào thể thơ gồm có 4 câu thơ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài thơ ta thấy câu thơ thứ 2 hiệp vần với câu thứ 4 ở vần “iên” - “tiền - thiên”, bốn câu thơ được sắp xếp theo thứ tự khai - thừa - chuyển - hợp với quy luật bằng trắc.


Câu 2. Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Qua bản phiên âm của bài thơ “Lai tân”, em thấy được mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam là đánh bạc - “thiên thiên đố”, cảnh trưởng thì ham ăn tiền của phạm nhân - “giải phạm tiền”.


Câu 3. Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng "chong đèn" để làm việc gì.

Sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả không phải muốn dành lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ mà đó chính là lời khen đểu, lời răn đe, ý muốn phơi bày việc xấu của tên huyện trưởng. Theo em, Huyện trưởng “chong đèn” để thực hiện hành động mờ ám đó có thể là hút thuốc phiện.


Câu 4. Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Cách trả lời 1:

Ở câu thơ thứ ba, giọng điệu trào phúng không được lột tả thẳng thừng mà có ẩn ý càng làm nổi bật hành động ô uế, suy tàn của tên huyện trưởng. Huyện trưởng “chong đèn” cứ ngỡ là làm việc thâu đêm suốt sáng quên ăn quên ngủ, hết lòng vì nước vì dân. Ấy vậy mà hắn lại “chong đèn” để hút thuốc phiện, người có chức vụ cao đáng nhẽ càng phải liêm chính để người người noi theo nay lại chìm đắm nơi tận cùng của tệ nạn xã hội.

Cách trả lời 2:

Giọng điều trào phúng ở câu thơ thứ ba là lời khen mang tính chất phê phán, lên án hành động “bẩn” của tên huyện trưởng. Huyện trưởng “chong đèn” ngỡ là đang chìm đắm trong công việc không lúc nào nghỉ ngơi, nhưng lại là chìm đắm trong khói thuốc phiện. Từ đó ta thấy được huyện trưởng là người thiếu trách nhiệm, thờ ơ với công việc. Đến hắn còn như vậy thì bảo sao xã hội không suy tàn, mục rữa.

Cách trả lời 3

Dưới giọng điệu trào phúng, câu thơ thứ ba bày tỏ sự phẫn nộ, chỉ trích hành động “bẩn” của tên huyện trưởng. Huyện trưởng "chong đèn" cứ ngỡ là đang làm việc đến sáng mà quên cả giấc ngủ, tất cả vì công việc. Nhưng sự thật là, hắn đang chìm đắm trong tận cùng của tệ nạn xã hội - hút thuốc phiện. Điều này cho thấy tầm quan trọng của trách nhiệm, sự liêm chính trong việc giữ gìn vị thế của những người có chức vụ lớn. Nếu người ta không đáp ứng được các yêu cầu đó, thì xã hội sẽ suy tàn, mục rữa.


Câu 5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tần thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

- Nhân vật ban trưởng nhà giam: là con người thi hành pháp luật, cai quản trốn ngục tù nhưng lại đánh bạc với tù nhân.

- Nhân vật Cảnh trưởng kiếm ăn quanh: là một kẻ chuyên bóc lột, cướp cạp, sống nhờ máu của tù nhân, hành động dơ bẩn, tán ác.

- Nhân vật Huyện trưởng: tên huyện trưởng suốt ngày chong đèn thâu đêm cứ ngỡ là bận trăm công nghìn việc nhưng thực chất là để hút thuốc phiện. Ông ta là người có quyền cao chức trọng mà lại thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc, suốt ngày chìm đắm trong khói thuốc.

=> Các nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhằm phản ảnh hiện thực của bộ máy chính quyền cai trị Lai Tân thối nát, ô uế, không có kỉ cương, thiếu trách nhiệm. Tiếng cười châm điếm trong bài cũng được nổi bật với mẫu thuẫn ở câu cuối.


Câu 6. Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Nội dung câu kết tưởng chừng như sẽ mẫu thuẫn với các câu trước, làm cú đòn mạnh mẽ đánh bại đối thủ. Nhưng với ba tiếng thái bình thiên tạo cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng đến bất ngờ. 


Câu 7. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: " Trời đất Lai Tân vẫn thái bình".

“Lai Tân” của Hồ Chí Minh là bài thơ có chất trào phúng mạnh mẽ tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc suy tán, mục rữa thời bấy giờ. Cũng là tiếng cười đầy châm biếm của Hồ Chi Minh về những “con người" trong bộ máy cai trị của Lai Tân dưới góc nhìn của tác giả. Lời thơ thể hiện nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Nhà thơ chỉ nói một cách vu vơ rằng Bộ máy trính quyền chức sắc của Lai Tân như vậy ấy thế mà “vẫn thái bình”. Tập “Nhật ký trong tù” với cái nhìn đầy mỉa mai của tác giả được thể hiện rõ nét với đặc sắc vừa là nhật ký, cũng vừa là thơ. Đặc điểm thơ này đầy trữ tình, chiêm nghiệm, đáng để suy ngẫm “Không biết bao giờ mới đến ngày tự do”. Bài thơ “Lai Tân” mượn hình tương ba nhân vật Ban trưởng, Cảnh trưởng và Huyện trưởng điển hình cho những cái xấu xa, đối bại nhất trong xã hội Lai Tân thuở ấy. Nỗi niềm cẵm phẫn, uất ức trước cảnh tù đầy nghịch lí nhưng vẫn phải cam chịu được tác giả gửi gắm vào những câu thơ nhẹ nhàng, sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Lai Tân
(trích Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh)

* Nội dung chính: Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều Bác mắt thấy tai nghe trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Phản ánh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc.


I. Trước khi đọc.

Câu hỏi 1. Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Trả lời:

– Bác đã từng đặt chân tới nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Sau đó đến Liên Xô.


Câu hỏi 2. Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Trả lời:

– Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh rừng Pác Bó, Bài ca Trần Hưng Đạo, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Nhóm lửa….


II. Đọc văn bản.

  • Theo dõi: Vị trí xã hội của các nhân vật.

Trả lời:

– Vị trí xã hội của các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.

  • Theo dõi: Hành động của các nhân vật.

Trả lời:

– Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm

– Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

– Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Trả lời:

– Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Dựa vào câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 ” tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai – thừa – chuyển – hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.


Câu 2. Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời:

– Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng: ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân.

– Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ “thiên thiên đố”, “giải phạm tiền”.


Câu 3. Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

Trả lời:

– Tác giả muốn phê phán kẻ cầm đầu trong bộ máy quản lí nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân.

– “Chong đèn”: Huyện trưởng chong đèn làm việc công để làm chuyện mờ ám – hút thuốc phiện.


Câu 4. Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Trả lời:

– Nếu hai câu thơ đầu nói về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên.

→ Thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.


Câu 5. Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc nhóm thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Trả lời:

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc bộ máy chính quyền Lai Tân:

– Ban trưởng nhà giam – con người thực thi pháp luật nơi nhà tù cai quan tù nhân lại chuyên đánh bạc.

– Cảnh trưởng kiếm ăn quanh – hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột xương tủy của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn.

– Huyện trưởng chong đèn làm công việc – cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không – đó là đang hút thuốc phiện – người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.

Tác giả muốn phê phán chính quyền Lai Tân thối nát, mục rỗng; quan trên chỉ lo vui chơi hưởng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.


Câu 6. Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Trả lời:

– Nội dung câu kết không mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước vì: Ba tiếng thái bình thiên một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn sấm sét, hạ gục đối thủ).


IV. Viết kết nối với đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Đoạn văn tham khảo:

“Lai Tân” là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy. Bài thơ cũng là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người” trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà vẫn thái bình như xưa”. Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “’Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội” của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, “Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do”. Vì thế, bài thơ “Lai Tân” tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lai Tân" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Phân tích bài thơ “Lai Tân” trong “Nhật ký trung tù” của Hồ Chí Minh

  • Mở bài:

Bài thơ “Lai Tân” nằm trong tập “Nhật ký trong tù”, được sáng tác trong khoảng thời gian 4 tháng đầu lúc Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải tới giải lui ở nhiều nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ là tiếng nói châm biếm, đả kích tình trạng thối nát của bọn quan lại ở Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch:

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

  • Thân bài:

Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo, đầy nghịch lí của nhà tù Trung Quốc:


“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, Cảnh trưởng kiếm ăn quanh,
Chong đèn Huyện trưởng làm công việc”


Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.


Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:


“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sao trước không vô quắt chốn này?”


Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn.


Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy! Không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại.


Bài thơ “Lai tân” còn phản ánh thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục rửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:


“Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi một bước phiền”


Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó:


“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”.


Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế?


Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn – một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.


Câu thơ tuy nhẹ nhang nhưng sức đã kích thật quyết liệt, nó cho thấy trình trạng thối nát của bọ quan lại ở Lai Tân diễn ra hết sức bình thường, không có gì là đặc biệt, là bất ngờ, không phải là chuyện của thời loạn. Tình hình của bọn quan lại ở Lai Tân xưa nay vẫn thế, cái guồng máy chính vẫn cứ thế mà vận hành.


Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:


“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”


Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã sâu cay đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa.


Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.


Chữ “thái bình” là nhãn tự, là thi nhãn, chữ thái bình hạ xuống một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng có sức mạnh đã kích lớn, nó cho thấy sự thái bình giả dối ở Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Thực chất là đại loạn từ bên trong. Chỉ một chữ “thái bình” quả có có sức nặng ngàn cân. Một chữ “thái bình” mà sâu táo bao nhiêu sự việc trên, vốn là muôn thủa của xã hội trung quốc, của giai cấp thống trị, chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá. Thái bình nhưng thực sự là đại loạn .ây chỉ có thể là thái bình đối với bọn quan lại, chứ không thể thái bình với người dân. Nhà phê bình Hoàng Trung Thông đã nhận xét “ở đâu đánh giặc thì cứ đánh, còn cái trời đất Lai tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở”.

  • Kết bài:

Bài thơ “Lai tân” thể hiện nhận thức của Bác Hồ về xã hội Trung Quốc – một xã hội tàn bạo và giả dối. Qua đó, bài thơ còn cho thấy thái độ mỉa mai đối với một xã hội vốn đang suy tàn cực độ và bản lĩnh của người tù Hồ Chí Minh, trong nghịch cảnh vãn bình tĩnh, ung dung, không hề nao núng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .