Top 6 Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

630

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 1

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 43 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bởi vì khung cảnh hoàng hôn rất đẹp, đem đến cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp và bình yên trong lòng người.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

  • Theo dõi: Biện pháp tu từ điệp ngữ và hình thức đối trong hai câu thơ đầu.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: dường

- Hình thức đối: Trước xóm/ sau thôn/ tựa khói lồng.

Bóng chiều/ dường có/ lại dường không.

Skip Ad

  • Hình dung: Hình ảnh con người và thiên nhiên.

- Hình ảnh con người: Mục đồng

- Hình ảnh thiên nhiên: Khói, bóng chiều, trâu, cò trắng liệng xuống đồng


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ gợi tả một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Trả lời:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

- Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:

+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Về luật thơ: luật trắc.


Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Trả lời:

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào thời gian là: buổi chiều tà

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Cảnh thôn xóm mờ dần trong sương khói vừa đậm nhạt vừa mờ sáng. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.


Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Tiếng sáo vi vu vang vẳng khắp cánh đồng

- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng

=> Bức tranh với khung cảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” khiến cho cảnh vật trở nên sinh động, làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Ta thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.


Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người theo trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông; mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.


Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Trả lời:

Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng: tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.


Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Cùng với đó là hình ảnh đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang khiến cho cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao, cho ta thấy được sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên.


Câu 7 (trang 45 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Trả lời:

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hòa với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà sáng tác những vần thơ gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy có địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.


Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 45 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Thiên trường vãn vọng là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn; hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trữ tình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 43 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bởi vì cảnh hoàng hôn rất đẹp, gợi cảm giác yên bình trong lòng người.


* Đọc văn bản

  • Theo dõi: Biện pháp tu từ điệp ngữ và hình thức đối trong hai câu thơ đầu.

Biện pháp tu từ điệp ngữ: dường

- Hình thức đối: Trước xóm/ sau thôn/ tựa khói lồng.

Bóng chiều/ dường có/ lại dường không.

  • Hình dungHình ảnh con người và thiên nhiên.

- Hình ảnh con người: Mục đồng

- Hình ảnh thiên nhiên: Khói, bóng chiều, trâu, cò trắng liệng xuống đồng


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật.


Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy xác định thể thơ của bài “Thiên Trường vãn vọng” và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Trả lời:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

- Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:

+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Về luật thơ: luật trắc.


Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Trả lời:

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.


Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng

- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng

=> Bức tranh trong hai câu thơ cuối gợi khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.


Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.


Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Trả lời:

Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng: Chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao. Những tình cảm của tác giả đối với quê hương được bộc lộ kín đáo: nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình.


Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.


Câu 7 (trang 45 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Trả lời:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.


Câu hỏi (trang 45 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Đoạn văn tham khảo

Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 3

Trước khi đọc

(trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em trình bày cảm nhận của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Em rất thích ngắm hoàng hôn bởi đó là khoảnh khắc yên bình, đẹp đẽ và hạnh phúc kết thúc một ngày dài với bao điều thú vị.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Phương pháp giải:

Đếm số từ, số câu và dựa vào kiến thức về thể loại thơ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bài Thiên Trường vãn vọng theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Số câu: 4 câu

- Số chữ trong mỗi câu: 7 chữ/câu

- Hiệp vần: chữ cuối câu 1, 2, 4 (yên - biên - điền)


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ 2 câu thơ đầu để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi hoàng hôn.

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:

+ Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”. “Khói” ở đây có thể là làn sương mỏng nhẹ buông xuống lúc hoàng hôn; cũng có thể là sương pha cùng khói lam chiều tỏa ra từ những mái rạ trong thôn.

+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô hình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ hai câu thơ cuối và miêu tả lại bức tranh cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

- Tiếng sao mục đồng và hình ảnh trẻ chăn trâu “lùa trâu về hết”: âm thanh trong trẻo, hồn nhiên; hình ảnh quen thuộc gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh – khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi, …

- Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng: hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Chỉ ra các khoảng không gian theo trình tự được miêu tả trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Không gian: trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam

+ Cảnh vật: “bán vô bán hữu” – phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo

- Không gian: làng quê trong buổi chiều tà mờ ảo

+ Đàn trâu trở về

+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ để xác định tâm trạng của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

Phương pháp giải:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu kết của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Câu kết của bài thơ gợi cho em liên tưởng về cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Ở đó con người hòa hợp với thiên nhiên thanh bình. Thật yên ả và nhẹ nhàng biết bao!


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 45, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước họa xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.


Viết kết nối với đọc

(trang 45, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Phương pháp giải:

Lựa chọn một hình ảnh mà em thấy đặc sắc và viết đoạn văn nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

Cảm nhận về cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà:

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Những cơn gió thoảng qua xua dần không khí nóng bức, để lại cảm giác êm dịu và mát mẻ ngày hè. Đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 4

Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Trả lời:

-  Thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng là thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Các yếu tố nhận biết: Có 4 câu thơ trong một bài, mỗi câu 7 chữ, chữ cuối ở các câu 1,2 và 4 vần với nhau. Bốn câu thơ tương ứng với 4 phần là đề, thực, luận, kết.


Câu 2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Trả lời:

Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều muộn. Một khung cảnh làng quê hiện ra trước mắt tác giả mờ mờ như khói phủ, nửa thực, nửa ảo. Cảnh vật có cũng như không. Hai câu thơ đã miêu tả hình ảnh làng quê đẹp mơ màng, yên tĩnh. Không gian buổi chiều muộn đã gợi cho tác giả một nỗi buồn man mác, trước khung cảnh tĩnh mịch nơi quê hương. Đó cũng chính là nét tinh tế của tác giả trước những vẻ đẹp rất đỗi bình dị.


Câu 3. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

Ở hai câu thơ cuối, tác giả nhắc đến nhịp sống của con người, phá tan khung cảnh tĩnh lặng ở hai câu đầu. Tiếng sáo của những cô cậu chăn trâu làm cho bức tranh thôn quê trở nên nhộn nhịp đầy sức sống. Trong tiếng sáo, những đứa trẻ lùa trâu về nhà, thật chậm rãi, thật yên bình. Xa xa ngoài đồng, từng đôi cò trắng bay liệng xuống đồng làm cho không gian bớt sự tĩnh mịch. Ở hai câu này, tác giả cảm nhận bức tranh làng quê bằng cả thị giác và tính giác khác hẳn 2 câu đầu. Điều này đã gợi ra một không gian rộng lớn, thoáng đãng với bầu trời cao rộng và con người, động vật hối hả về nhà. => Một sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo cho tác giả lẫn người đọc có cảm giác thân quen, gần gũi ở chốn thôn quê.


Câu 4. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Trong một chuyến về thăm quê vào buổi chiều tà, vua Trần Nhân tông đã bắt gặp cảnh vật và cuộc sống con người nơi quê hương ở phủ Thiên Trường. Một buổi chiều muộn đã trở thành cảm hứng cho tác giả viết nên bài thơ với nhiều cảm xúc đặc biệt. Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã vẽ cho chúng ta thấy một bức tranh mờ ảo của cảnh chiều tà ở thôn quê đó là: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Một màn khói từ những căn bếp, từ những đống rơm bay nghi ngút tạo nên một không gian mờ mờ, ảo ảo khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát, khác hẳn chỗ tập nập đông người chốn kinh thành. Không gian này đã cho thi sĩ một cảm giác khác lạ: Cảnh vật nửa như cóm nửa như không. Hai câu thơ đã miêu tả hình ảnh làng quê đẹp mơ màng, yên tĩnh. Không gian buổi chiều muộn đã gợi cho tác giả một nỗi buồn man mác, trước khung cảnh tĩnh mịch nơi quê hương. Không gian quê nhà và nỗi nòng của người nhớ quê hương hòa quyện vào nhau tạo một cảm giác hư ảo rất khó diễn tả được.


Câu 5. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Trả lời:

Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ một tình yêu quê hương vô bờ bến. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh quê bằng lời thơ mộc mạc, giản dị và chân thật để miêu tả quê hương mình thật đẹp, thật có hồn. Qua đó có thể thấy, chỉ một người yêu quê hương, đất nước thiết tha thì mới có thể viết được ra những lời mộc mạc, thân thương về đất mẹ. 


Câu 6. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng tác giả nói về "Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng". Cánh cò xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Việt Nam, nhất là ở các đồng quê. Hình ảnh “cò trắng từng đôi” sà xuống như đi tìm mồi, tìm chốn ngủ cũng là tìm chốn bình yên ở mảnh đất này. Cũng như vua Trần Nhân Tông bỏ xa nơi phố thị ở kinh thành về với thôn quê yên bình.


Câu 7. Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Trả lời:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công. “Thiên Trường vãn vọng” (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.  


Viết kết nối với đọc

Cảm nhận Vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên trong bức tranh quê hương trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

“Thiên Trường vãn vọng” là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông – một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Đây cũng là tác phẩm in dấu vẻ đẹp yên bình của thôn quê Việt Nam. Vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên trong bức tranh quê hương hiện lên với hình ảnh cảnh chiều tà khi hoàng hôn đang dần buông xuống. Thời gian buổi chiều tà, sắp về tối. Không gian trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam. Phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo. Hình ảnh về một chú bé mục đồng – trẻ chăn trâu đã gợi lên trong tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ của chính mình. Đàn trâu thông thả trở về. Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. Tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê. Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam, thể hiện sự hòa quyện, đan xen giữa con người và thiên nhiên. Phía sau cảnh vật là là tiếng lòng của tác giả, nó chứa đựng một nỗi buồn xót xa. Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã gợi nhắc trong lòng người đọc những xúc cảm tinh tế khi nhớ về quê hương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 5

- Giá trị nội dung: 

Bài thất ngôn tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

- Giá trị nghệ thuật: 

  • Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo
  • Nhịp thơ êm ái hài hòa
  • Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, lối tả ít gợi nhiều của thi pháp cổ
  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Trước khi đọc

Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Gợi ý:

  • Ý kiến cá nhân: Có/Không
  • Nguyên nhân: Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, lãng mạn…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Yếu tố:

  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
  • Cách gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau (yên, biên, điền)
  • Bài thơ viết theo luật trắc.

Câu 2. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

  • Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian: buổi chiều tà - thời điểm kết thúc của một ngày.
  • Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Làng quê được bao trùm bởi sương khói mờ ảo, vạn vật nghỉ ngơi.

Câu 3. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống: Bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình, giản dị nhưng vẫn có sự sống mà không đìu hiu, vắng vẻ.

Câu 4. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

  • Không gian thôn xóm: Chìm vào màn sương khói chiều mờ ảo.
  • Không gian cánh đồng: Mục đồng thổi sáo, đàn trâu trở về, cò liệng xuống cánh đồng.

Câu 5. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đang chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên của làng quê và nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, từ đó có thể thấy được tình yêu mến và gắn bó sâu sắc với quê hương.


Câu 6. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên, cảnh vật đồng quê. Điều đó cho thấy tâm hồn thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này.


Câu 7. Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,

Bóng chiều man mác có dường không”.

Thôn xóm, nhà tranh mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu ra thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm ngay từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương – khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng thanh thản khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Cảnh thoáng, nhẹ, khiến tâm hồn con người cũng như lâng lâng. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế?

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên trường vãn vọng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 6

Dàn ý phân tích Thiên Trường vãn vọng

a, Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

b, Thân bài

- Cảm xúc bôi hồi xúc động của tác giả khi về thăm quê hương, chứng kiến cảnh vật tĩnh mịc, mơ hồ.

- Tác giả tiếp tục cảm nhật nét đẹp bình dị của làng quê với cái nhìn tinh tế bằng cả thính giác và thị giác.

c, Kết bài 

- Khẳng định giá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Cảm nhận của em về bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”


Bài văn phân tích Thiên Trường vãn vọng

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm với các đề tài phong phú như đề tài tình yêu đất nước và niềm tự hào về truyền thống oai hùng của dân tộc, tình yêu đôi lứa hay còn có những bài văn, bài thơ nói về tình yêu thiên nhiên, vạn vật của quê hương. Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông là một trong những bài thơ nổi bật miêu tả khung cảnh làng quê, từ đó nói lên tình cảm sâu sắc của tác giả với quê hương của mình. 


Nhân dịp về thăm quê cũ tại phủ Thiên Trường, Trần Nhân Tông bồi hồi xúc động gửi gắm nỗi nhớ, tình yêu của mình ngay từ lời thơ đầu tiên:


Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên


Cảnh vật tựa khói lồng, mơ hồ, dường như không có. Phải chăng đó là cảnh vật lúc chiều tàn. Khung cảnh xóm làng dưới làn sương nửa thực nửa ảo tạo nên nét đẹp mơ màng, yên bình của chốn xưa cũ. Tác giả cảm nhận ánh chiều tà như chốn bồng lai nửa có nửa không - “bán vô bán hữu”. Không gian cảnh vật qua cái nhìn của tác giả gợi cho ta nét buồn man mác về một làng quê im lìm, tĩnh mịch. Tác giả tiếp tục cảm nhận nét đẹp bình dị của làng quê với cái nhìn tinh tế:


Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi há điền.


Trần Nhân Tông không chỉ dùng thị giác để tận hưởng cảnh vật mà ông còn dùng thính giác để nghe tiếng sáo vẳng “mục đồng địch lí”. Những chú trâu đang gặm cỏ vểnh tai nghe tiếng sáo gọi trở về. Những chú cò trắng chao liệng trên bầu trời rồi sà xuống đồng khiến không gian bớt đi phần tĩnh mịch. Hai câu thơ đầu hình ảnh cảnh vật heo hút, cô quạnh thì   âm thanh trong trẻo cùng những cánh cò trắng từng đôi liệng ở hai câu thơ tiếp theo khiến khung cảnh làng quê trở nên sống động. Quả thật tác giả thật khéo léo khi chỉ bằng hai câu thơ trong trẻo, bình dị mà đã đưa hương sắc, cảnh vật yên bình, êm dịu của làng quê hòa tan vào tâm hồn người đọc, khiến con người trở nên hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.


Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, sự kết hợp tài ba giữa tiểu đối và điệp ngữ cùng ngôn từ giàu tính biểu cảm, tác giả đã họa lên bức tranh làng quê đẹp đẽ khiến ai cũng muốn trở về và chính tác giả, người có tình yêu thương dạt dào, sâu nặng với quê hương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .