Top 6 Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

69

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" - mẫu 1

Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống. Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích....


Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...

Dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu:

- Hài hước: cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

- Mỉa mai – châm biếm: cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

- Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả, có thể là những ngôn từ mang tính “mắng chửi”, có phần suồng sã, thô mộc.


Câu 3 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nêu lên giọng điệu mà em cảm thấy thích thú và lý giải nguyên do.

Lời giải chi tiết:

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu đả kích. Ví nó là sự phủ nhận gay gắt của đối tượng đồng thời cũng thể hiện được đạo đức và quan niệm về nhân sinh của người viết.


Câu 4 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Phương pháp giải:

Đưa ra cách hiểu của em về nhận định đã cho.

Lời giải chi tiết:

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.

Qua việc vạch trần cái xấu và mỉa mai thói đời xấu xí, tiếng cười trào phúng có thể đẩy lùi cái xấu và hướng con người ta vươn tới những giá trị cao đẹp, nhân văn hơn.


Câu 5 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: châm biếm, đả kích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" - mẫu 2

* Nội dung chính:

Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng như hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích. Từ đó giúp đẩy lùi cái xấu và hướng con người ta vươn tới những giá trị cao đẹp, nhân văn hơn.


* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Trả lời:

- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.

- Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...


Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Trả lời:

Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.

- Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

- Mỉa mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lôgic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lý những điều vô lý, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang” ; khen mà để chê, khẳng định mà để phủ định, đề cao để mà hạ thấp,…

- Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.


Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập đến, em cảm thấy thích thú với giọng điệu mỉa mai – châm biếm. Vì mỉa mai – châm biếm vừa mang lại tiếng cười, vừa thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…


Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Trả lời:

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay. 


Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Trả lời:

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai - châm biếm, đả kích. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" - mẫu 3

Câu 1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

- Đối tượng miêu tả, thể hiện trong văn học trào phúng là sự bất toàn của con người, cuộc sống.

- Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhắm tới: những thói xấu (tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt…), tham quan trong xã hội xưa, tình trạng đạo đức gia đình và xã hội xuống cấp nghiêm trọng,


Câu 2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

- Những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích.

- Dấu hiệu nhận biết từng giọng điệu:

Hài hước: cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

Mỉa mai – châm biếm: cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả, có thể là những ngôn từ mang tính “mắng chửi”, có phần suồng sã, thô mộc.


Câu 3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Ý kiến cá nhân: hài hước

Nguyên nhân: Vì giọng điệu này mang lại tiếng cười nhẹ nhàng, nhưng lại tác động lớn đến người đọc về nhận thức.


Câu 4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

- Thơ trào phúng phản ánh chân thực cuộc sống với những cái xấu xa được phơi bày.

- Nhờ có tiếng cười đó, người đọc sẽ rút ra được bài học cho bản thân, tránh khỏi những xấu xa.


Câu 5. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai - châm biếm và đả kích

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" - mẫu 4

SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc để giúp các em học sinh soạn bài Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8 thật dễ dàng.

Câu 1 trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Trả lời

- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.

- Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...


Câu 2 trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Trả lời

Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.

- Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

- Mỉa mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lôgic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… . Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lý những điều vô lý, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang” ; khen mà để chê, khẳng định mà để phủ định, đề cao để mà hạ thấp,…

- Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.


Câu 3 trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Trả lời

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu đả kích. Ví nó là sự phủ nhận gay gắt của đối tượng đồng thời cũng thể hiện được đạo đức và quan niệm về nhân sinh của người viết.


Câu 4 trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Trả lời

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.

Qua việc vạch trần cái xấu và mỉa mai thói đời xấu xí, tiếng cười trào phúng có thể đẩy lùi cái xấu và hướng con người ta vươn tới những giá trị cao đẹp, nhân văn hơn.


Câu 5 trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Trả lời

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai - châm biếm, đả kích.


KIẾN THỨC VĂN BẢN

Đọc tài liệu cung cấp thông tin tổng hợp về tác giả, tác phẩm để soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng chi tiết nhất.

Tác giả

PGS.TS Trần Thị Hoa Lê đang là GVCC, trưởng bộ môn Khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Tác giả có hướng nghiên cứu chủ yếu về : Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại; khuynh hướng, thể loại, ngôn ngữ và phong cách tác giả văn học trung đại Việt Nam; Văn học và văn hóa thời trung đại Việt Nam.

Tác giả Trần Thị Hoa Lê đã hoàn thành 2 đề tài NCKH cấp trường; 1 đề tài NCKH cấp Bộ; công bố 27 bài báo KH trong nước, và xuất bản 2 cuốn sách phục vụ đào tạo đại học và sau đại học.

(Theo số liệu thống kê của trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm 2021)

Tác phẩm

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng được đăng trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 9/2022, trang 504-505.

Nội dung chính

Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng như hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích. Từ đó giúp đẩy lùi cái xấu và hướng con người ta vươn tới những giá trị cao đẹp, nhân văn hơn.

Giá trị nội dung

Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... qua đó thể hiện nét đắc trong nghệ thuật trào phúng trong văn học Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" - mẫu 5

Câu 1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn phong trào phúng là những sự vật, sự việc không hoàn hảo, không được trọn vẹn xoay quanh cuộc sống. Tiếng cười trào phúng thường nhằm tới những đối tượng cụ thể là nét bi hài, mỉa mai, châm biếm và lên án,…


Câu 2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu

Giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng được văn bản đề cập đến là sự hài hước, khinh bỉ, đả kích và phê phán. Từng giọng điệu đều có những dấu hệu nhận biết rõ ràng:

- Hài hước là cách bông đùa vu vơ, nhẹ nhàng kết hợp các yếu tố mới lạ, lu mờ đi những khuôn khổ thân quen. Hai câu thực và hai câu luận của bài thơ sử dụng câu từ, hình ảnh mang tính chất đối, chế giễu.

- Khinh bỉ, đả kích là những yếu tố thiếu logic, đi ngược lại với trật tự đạo lí thường tình. Tạo nên tiếng cười phê phán, lên án thói tự mãn, đạo đức giả,…

- Phê phán mang tính chất phủ nhận gay gắt, quyết liệt thể hiện qua niệm về nhân sinh, đạo đức con người.


Câu 3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với tiếng cười trào phúng trong thơ của Tú Xương nổi bật lên với tính nghệ thuật độc đáo, ca từ mang tính răn đe quyết liệt, không mềm mỏng, răn đe. Xuất phát từ nỗi lo, quan tâm đến vận mệnh của nhân dân, của đất nước.


Câu 4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Tiếng cười trong văn chương nói chung và thơ trào phúng nói riêng xuất hiện rất muộn, mãi đến thế kỷ thứ XVI, tiếng cười mới thực sự được đề cập nhưng vẫn còn là chủ đề mới lạ, dè dặt với nhiều nhà văn, nhà thơ.


“Tiếng cười trào phúng” ra đời là sự kết hợp của hai yếu tố “Tiếng cười” và nội dung “Phúng thích”. Yếu tố tiếng cười được tạo ra trong văn chương với những kỹ thuật tinh sảo mượn tiếng cười làm lưỡi dao sắc bén nhằm “hạ thấp” “đào thải” đối tượng khó được đón nhận. Thực tế các tác phẩm học trung đại nói chung và truyện ngắn nói riêng đã xuất hiện khá rõ ràng sự kết hợp của hai yếu tố tưởng chừng trái ngược đó là “phúng thích” và “trào lộng”.


Thơ trào phúng cũng khắc họa rõ nét muôn màu của cuộc sống, phản ánh, đánh giá mọi góc độ một cách trần trụi. Khác hẳn với văn thơ lãng mạn, thơ trào phúng tạo tiếng cười để hướng tình cảm của con người chiến đầu lại cái xấu xa, miệt thị cái lạc hậu, suy tàn, kệch cỡm của sự vật, sự việc được oci là kẻ thù của con người. Bằng tiếng cười trào phúng lối chơi chữ dí dỏm, thâm cay, những câu từ vạch rõ bản chất của sự vật để cho người đọc suy ngẫm, cảm nhận được sự mỉa mai, trào lộng.


Ấn tượng mạnh mẽ về tiếng cười trào phúng có lẽ là những truyện ngắn của Nam Cao. Với lối mỉa mai, bêu riếu qua cách miêu tả ngoại hình nhân vật. Ngoại hình nhân vật của Nam Cao đặc biệt bởi lối hóa trang thật dị hợm để bắt mắt người xem. Từ nhân vật Thị Nở, Chí Phèo, đến Lang Rân, mụ Lợi…Tiếng cười mà Nam Cao tạo ra không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của nhân vật mà còn ở tính cách, số phận cuộc đời của nhân vật. Thị Nở với tính cách ẩm ương, hấp hấp đang nồng cháy trong tình yêu thì bỗng dừng phắt lại. Tính cách điên dại, đa nhân cách của Chí Phèo đang chìm trong thù hận nhưng vì ngọn lửa tình yêu mà khao khát làm người, cuối cùng thì lại chọn kết liễu cuộc đời mình. Tính cách tửng tửng, đến lạ thường của mụ Lợi làm chúng ta phải cất tiếng cười. Nhưng đây không phải là một nụ cười sảng khoái trọn vẹn, các nhân vật mà Nam Cao khắc họa vẫn để lại trong lòng ta những suy tư đau đáu khó nói thành lời. Sự “vô duyên” của Thị Nở chính là nguyên nhân sâu xa khiến nhân cách Chí Phèo biến đổi thất thường, khiến hắn quyết định chọn cách khướt từ làm người. Cách tỏ tình của Lang Rân và mụ Lời thật buồn cười biết mấy nhưng nó lại đẹp đẽ, trong trẻo, đáng yêu làm sao. Bởi đó xuất phát từ tấm lòng chân thật. Khi bị xúc phạm tới danh dự, dồn nén tới đường cùng thì họ sẽ chọn cái chết để giải thoát. Miếng cơm manh áo, công việc trong cuộc đời là nỗi áp lực lớn nhất với những con người luôn có khát vọng tiến tới tương lai rộng lớn. Vì vậy mà điệu cười đó lóe lên rồi lại vụt tắt vì những câu chuyện, mảnh đời chất chứa nỗi niềm suy tư rộng lớn.


Tiếng cười của Nam Cao đôi lúc còn là tiếng cười châm biếm, trào lộng. Nhà văn châm biếm phần lớn bộ phận nhân dân lao động mù quáng tin vào bói toán, vận mệnh. Họ túng thiếu, nghòe khổ nhưng không biết phấn đấu làm ăn mà ngày ngày sa vào rượu chè, cờ bạc, chìm đắm trong danh vọng hão huyền. Độc giả sau tiếng cười về những điều chẳng hề tốt đẹp lại không ngừng xót xa,trạnh lòng bởi những bi kịch, hậu quả tất yếu xảy ra với các nhân vật. Chính vì vậy mà tiếng cười trào phúng trong văn thơ Nam Cao dẫn dắt người đọc từ châm chọc mỉa mai bên ngoài đến khoảng lặng ẩn bên trong nội tâm luôn cay cáy về những chua chát, đắng cay trong xã hội. Đó cũng chính là sự tự chữa lành vết thương tâm hồn mà Nam Cao dành cho chúng ta bằng tiếng cười của mình. Văn thơ Nam Cao khó có thể lẫn được với bất cứ nhà văn nào có lẽ vì tiếng cười đáng thương nhiều hơn đáng trách.


Từ đó, ta có thể thấy tiếng cười trong văn chương và thơ trào phúng mang đến tiếng cười cho người đọc những giá trị nhân đạọ thông qua những thủ pháp “châm biếm”, nó phản ánh màu sắc phong phú, đa dạng của cuộc sống. Tiếng cười ấy đẩy lùi cái xấu, xua tan đi những hoài nghi, miệt thị, hướng con người đến cái thiện, đến những giá trị cao đẹp hơn.


Câu 5. Vận dụng trí thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Sau khi tìm hiểu và vận dụng trí thức qua văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. Em nhận thấy hai bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” và “Lai Tân” sử dụng giọng điệu mang tính chất châm biếm, đả kích vừa nhẹ nhàng vừa quyết liệt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng" - mẫu 6

Giải VTH Ngữ Văn 8 Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng trang 62, 63 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng: ………………………

Văn bản đã nêu một số đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới. Đó là: ………………..

Trả lời:

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng: là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.

Văn bản đã nêu một số đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới. Đó là: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích..


Bài tập 2 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Một số giọng điệu nổi bật của tiếng cười trong thơp trào phúng được văn bản đề cập:

STT

Giọng điệu

Dấu hiệu nhận biết

1

2

3

Trả lời:

STT

Giọng điệu

Dấu hiệu nhận biết

1

hài hước

đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc

2

mỉa mai - châm biếm

tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gíc, đảo lộn trật tự thông thường

3

đả kích

thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc


Bài tập 3 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng và văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu: …………

Lí do: …………….

Trả lời:

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng và văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu: mỉa mai – châm biếm

Lí do: Vì mỉa mai – châm biếm vừa mang lại tiếng cười, vừa thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…


Bài tập 4 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận định của tác giả ở cuối văn bản: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”. Có thể được hiểu như sau: ……………

Trả lời:

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.


Bài tập 5 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân:

Bài thơ

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Lai Tân

Trả lời:

Bài thơ

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Mỉa mai châm biếm, đả kích

Lai Tân

Mỉa mai châm biếm, đả kích

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .