Top 6 Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất
Tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của tác giả Huỳnh Như Phương là tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng...xem thêm ...
Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
Tác giả
Tiểu sử
- Huỳnh Như Phương (1955), quê ở Quảng Ngãi
Sự nghiệp
- Là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học
- Phong cách: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.
- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)...
Tác phẩm
Tìm hiểu chung
Xuất xứ
- Trích Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “đôi người đôi ngả”): Tình cảnh ly tán của những gia đình có người tập kết ra Bắc
- Phần 2 (tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”): Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận
- Phần 3 (còn lại): Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
Tóm tắt
Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay trong 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
Thể loại: tản văn
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Giá trị nội dung
Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Câu chuyện đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ.
Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
- Nghệ thuật kể chuyện nhẹ nhàng, lôi cuốn
CHUẨN BỊ
Câu 1. Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Huỳnh Như Phương.
Trả lời: Huỳnh Như Phương (sinh năm 1955), là giảng viên cao cấp tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.
Câu 2. Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Trả lời: Những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước: sự hy sinh, mất mát, tổn thất xương máu cha anh.
ĐỌC HIỂU
Câu 1. Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Trả lời: Tranh minh họa vẽ hình một người phụ nữ già đang ngồi trước thềm nhà, nhìn ra xa như đang ngóng đợi điều gì đó. Tranh minh họa minh họa cho nhan đề Người ngồi đợi trước hiên nhà.
Câu 2. Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Trả lời: Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống vì dượng Bảy đã kịp nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.
Câu 1. Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Trả lời: Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu dì có được hưởng hạnh phúc không.
Câu 2. Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Trả lời: Việc nhắc tên thật của dì Bảy có tác dụng khiến cho người đọc tin những gì tác giả viết là sự thật, và dì Bảy cũng là có thật.
CÂU HỎI
Câu 1. Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về sự việc gì?
Trả lời: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy và sự việc dì Bảy đã chờ đợi dượng Bảy (chồng của dì) trở về.
Câu 2. Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
d) Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
Trả lời:
c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
d) Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
Câu 3. Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự nào với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
Trả lời:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự nào với phương thức miêu tả.
- Tác dụng của việc kết hợp đó: thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết bên cạnh việc kể chuyện.
Câu 4. Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Trả lời:
- Một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả:
- "Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không. [...]"
- "Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ."
- Các câu văn này thể hiện tình cảm của tác giả đối với dì Bảy: yêu thương, quan tâm, vui buồn cùng dì.
Câu 5. Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi được sống trong hòa bình?
Trả lời: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ khi được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc
Câu 6. Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Theo em, mặc dù câu chuyện về hòn Vọng Phu có chút khác biệt (khi cặp vợ chồng lại là anh em ruột) thì hình tượng Dì Bảy cũng giống như hình tượng hòn Vọng Phu. "Vọng Phu" vốn có nghĩa là chờ chồng, trông ngóng chồng. Dì Bảy trong bài tản văn này cũng vậy, cũng chờ chồng mòn mỏi cả một đời người.
Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
I. Tác giả
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quang Ngãi
- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.
II. Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Thể loại: Tản văn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm
- Tóm tắt tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà
Nhân vật chính trong văn bản là dì Bảy, người phụ nữ với số phận bất hạnh khi có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai. Dì Bảy là đại diện cho vẻ đẹp của những người phụ nữ tần tảo, hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình cho đọc lập và tự do của dân tộc.
- Bố cục tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà
Chia văn bản làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
- Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
- Giá trị nội dung tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.
- Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.
- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà
Nhân vật dì Bảy
Số phận đáng thương
- Mới chồng đã phải chia li
- Chồng dì đi tập kết ra Bắc.
Phẩm chất cao đẹp
- Yêu thương chồng
+ Luôn chờ đợi dượng Bảy
+ Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.
- Thủy chung, tình nghĩa
+ Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
+ Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn rung động.
→ Dù cho có cô đơn, lẻ loi dì Bảy vẫn một lòng thủy chung với người chồng đã khuất của mình
→ Dì Bảy là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho phẩm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng hi sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình, nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhân vật dượng Bảy
Hoàn cảnh
- Dượng Bảy người Tam Kỳ (Quảng Nam), mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới
Số phận đau thương
- Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.
- Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
→ Hi sinh hạnh phúc để ra đi khi Tổ quốc cần.
Yêu thương gia đình.
- Thỉnh thoảng dượng lại gửi thư về, lá thư được gói trong bọc ni-lông bé tí
- Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn
- Khi bị lỡ mất chuyến xe về thăm gia đình. Dượng nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì chiếc nón bài thơ.
→ Dượng Bảy luôn nhớ tới gia đình, luôn nhớ tới người vợ tảo tần, phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.
Thông điệp, ý nghĩa của văn bản
- Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ khi được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Chuẩn bị
- Chú ý:
- Bài tản văn viết về dì Bảy, về việc dì Bảy chờ đợi người chồng trở về từ chiến trường.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Vấn đề tác giả nêu lên là một vấn đề mang tính xã hội: Chiến tranh đã
- Tác giả Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi.
- Những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước: Nhiều người hy sinh tính mạng, nhiều gia đình chịu cảnh chia ly…
Đọc hiểu
Câu 1. Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Tranh minh họa đã thể hiện lại nhan đề của văn bản.
Câu 2. Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Dượng Bảy đã nhờ một người đi đường báo tin, cho gia đình và gửi tặng một chiếc nón bài thơ.
Câu 3. Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Tác giả có suy nghĩ: Nếu ngày đó dì đi bước nữa thì có được hưởng hạnh phúc không.
Câu 4. Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Khiến người đọc tin rằng dì Bảy là một nhân vật có thật.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về sự việc gì?
- Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về: dì Bảy.
- Sự việc: Dì Bảy chờ đợi người chồng ở chiến trường trở về.
Câu 2. Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
Gợi ý:
c - e - a - d - b
Câu 3. Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự nào với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
- Tác giả kết hợp phương thức tự sự với biểu cảm.
- Tác dụng: Bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm về nhân vật.
Câu 4. Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Một số câu văn:
- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”
- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”
=> Bộc lộ sự đồng cảm, thương xót trước cảnh ngộ của người dì phải chờ đợi người chồng trong mòn mỏi.
Câu 5. Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi được sống trong hòa bình?
Để được sống trong hòa bình, biết bao thế hệ con người Việt Nam đã phải đánh đổi bằng xương máu. Bởi vậy, cuộc sống hòa bình thật đáng trân trọng, cho nên chúng ta cần phải biết ơn những người đã hy sinh vì nền hòa bình, độc lập của tổ quốc.
Câu 6. Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
Gợi ý:
Câu chuyện về hòn Vọng Phu khác so với câu chuyện của dì Bảy. Nhưng hình tượng đá Vọng Phu thường để chỉ hình ảnh người phụ nữ chờ đợi chồng, nên cách nói có thể coi là hợp lí.
Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
Chuẩn bị 1
Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.
Trả lời:
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi
- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bày, Đối Diện.
Đọc hiểu 1
Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì.
Trả lời:
Tranh minh họa hình ảnh người phụ nữ già nua ngồi chờ chồng trước hiên nhà, chờ một người lính sẽ không bao giờ trở lại. Hình ảnh này liên quan mật thiết đến nhan đề “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.
Chuẩn bị 2
Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Trả lời:
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã phải kéo dài gần 21 năm, trải qua 5 giai đoạn chiến lược; là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, cam go, ác liệt liệt.
- Chiến tranh khiến cho các gia đình phải li tán, rơi vào cảnh thiếu thốn khó khăn: mẹ xa con, vợ xa chồng, cuộc sống nghèo đói khổ sở,..
- Bom đạn cướp đi biết bao sinh mạng quý giá, để lại nỗi thống khổ nhớ nhung và gánh nặng cho những người ở lại.
Đọc hiểu 2
Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.
Trả lời:
Dượng Bảy và dì Bảy chia tay khi chỉ vừa cưới nhau được một tháng, hạnh phúc ngắn ngủi chưa được bao lâu.
Đọc hiểu 3
Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chú ý ngôi kể của văn bản.
Trả lời:
Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi. Tác giả trong vai người cháu chứng kiến toàn bộ câu chuyện và thuật lại khiến cho các tình tiết trở nên chân thật, khách quan hơn.
Đọc hiểu 4
Câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Trả lời:
Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống thông qua những lá thư gói trong bọc ni lông, qua những tin tức từ chiến trường, qua người đi đường báo tin và trao giùm kỉ vật.
Đọc hiểu 5
Câu 5 trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy.
Trả lời:
Đọc kỹ văn bản, chú ý đoạn “Những ngày sau đó … ngưng tiếng súng”
Đọc hiểu 6
Câu 6 trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.
Trả lời:
Lời văn cho thấy giọng kể của tác giả đầy xót xa thương cảm. Đứa cháu thương cho người dì cô quạnh, đồng thời cũng cảm phục lòng chung thủy, kiên cường của người phụ nữ ấy.
Đọc hiểu 7
Câu 7 trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Trả lời:
Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả đồng cảm và thương xót cho những ngày cô quạnh vắng lặng đeo bám dì, băn khoăn không biết nếu ngày xưa đi bước nữa thì liệu bây giờ gì có được hạnh phúc hay không.
Đọc hiểu 8
Câu 8 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc nhắc tên thật của dì Bảy có tác dụng khẳng định đây là một câu chuyện có thật, nhấn mạnh những mất mát hiện hữu mà cuộc chiến tranh tàn khốc đã để lại.
Sau khi đọc 1
Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?
Trả lời:
Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy, về việc dì hoài ngóng đợi một người chồng tham gia chiến tranh và già đi trong cô quạnh khi người chồng bỏ mạng nơi bom đạn vô tình.
Sau khi đọc 2
Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
d) Ngày hoà bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến đi, nhưng lòng dì không còn rung động.
e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
Trả lời:
Các sự kiện chính được sắp xếp theo trật tự: c – e – a – d – b.
Sau khi đọc 3
Câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
Trả lời:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm
- Tác dụng: Nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể
Sau khi đọc 4
Câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Trả lời:
Một số câu văn, đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả:
- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”
- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”
→ Câu văn, đoạn văn thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cuộc sống cô đơn, lẻ bóng của dì Bảy. Cả cuộc đời của dì là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng bồn chồn. Người cháu hi vọng cuộc đời của dì sẽ bình an, trường thọ.
Đọc hiểu 5
Câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hoà bình?
Trả lời:
Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em lòng xót thương và đồng cảm với những người phụ nữ thiệt thòi trong hoàn cảnh bom đạn vô tình. Đặt trong cuộc sống hòa bình hiện nay, em cảm thấy vô cùng may mắn vì được sống trong độc lập, tự do và đủ đầy no ấm. Được sống yên ấm như vậy, em càng biết ơn công lao của thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh tuổi trẻ, thời gian, thậm chí cả mạng sống của mình để ra sức bảo vệ Tổ quốc. Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước đẹp giàu, xứng đáng với công lao cha anh đã bảo vệ gìn giữ nước nhà.
Đọc hiểu 6
Câu 6 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
Em đồng tình với quan điểm dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.
Nội dung chính Người ngồi đợi trước hiên nhà
Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Câu chuyện đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ.
Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 4
I. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 58 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc tản văn, các em cần chú ý
+ Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)?
+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
+ Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào?
+ Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả
- Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.
- Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Trả lời:
- Khi đọc tản văn, các em cần chú ý
+ Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa)
+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự + biểu cảm
+ Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chồng thân yêu của mình.
- Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.
+ Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quang Ngãi
+ GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
+ Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.
- Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
+ Chiến tranh đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, mẹ xa con, vợ xa chồng, con cái phải xa bố.
+ Bom đạn chiến tranh còn cướp đi những người đàn ông mà đáng ra họ chính là những người trụ cột trong gia đình, để lại gánh nặng lên đôi vai những người phụ nữ.
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Trả lời:
- Tranh minh họa và nhan đề có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nhằm biểu đạt nội dung văn bản là người phụ chờ đợi chồng.
Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.
Trả lời:
- Dì Bảy và Dượng Bảy mới lấy nhau được 1 tháng thì Dượng Bảy đã phải tập quân ra Bắc → Hạnh phúc chưa được bao lâu đã phải chia tay, từ biệt.
Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý ngôi kể của văn bản
Trả lời:
- Văn bản được kể theo ngôi thứ 3 → Giúp câu chuyện chân thật, khách quan hơn.
Câu 4 (trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Trả lời:
- Dượng Bảy vẫn tìm cách liên lạc với gia đình qua những bức thư gói trong bọc ni-lông
- Gần cuối cuộc chiến tranh tin tức của dượng về nhà thường xuyên hơn.
- Dượng nhờ người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi chiếc nón bài thơ.
Câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy
Trả lời:
- Dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng
Câu 6 (trang 60 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.
Trả lời:
- Giọng kể của tác giả đầy thương xót, cảm phục về người dì của mình
Câu 7 (trang 60 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Trước hoàn cảnh cô đơn, một mình của dì Bảy tác giả thấy thương dì vô cùng, căn nhà thiếu đi bàn tay của người đàn ông trụ cột lúc gặp ngày mưa bão cũng chẳng biết trông vào đâu. Tác giả tự hỏi rằng liệu ngày ấy dì quyết đi bước nữa thì giờ đây liệu dì có hạnh phúc hơn không.
Câu 8 (trang 61 SGKNgữ văn lớp 7 Tập 2): Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
- Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng nhấn mạnh rằng đây là câu chuyện có thật, hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày.
- Như một lời khẳng định chiến tranh không chỉ cướp đi những người lính mà còn để lại sự cô đơn, lẻ loi của biết bao con người ở lại.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?
Trả lời:
- Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy.
- Viết về hoàn cảnh của dì Bảy khi có chồng tham gia chiến tranh và bỏ mạng ở nơi chiến trường bom đạn ấy.
Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
Trả lời:
Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ta tác dụng của việc kết hợp đó
Trả lời:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm
- Tác dụng: Nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩa của tác giả với câu chuyện được kể
Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Trả lời:
- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”
- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”
→ Câu văn thể hiện sự xót thương vô cùng của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cuộc sống cô đơn, lẻ lỏi của dì Bảy, cả cuộc đời của dì là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng bồn chồn.
Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hòa bình?
Trả lời:
Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà kể về sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của những người phụ nữ trong chiến tranh. Họ âm thầm chịu đựng, thủy chung tình nghĩa, họ góp phần rất lớn vào sự nghiệp độc lập của dân tộc. Chúng em những người may mắn khi được sinh ra khi nước nhà được độc lập, khi được sống trong sự đủ đầy hạnh phúc, sẽ luôn biết ơn công lao của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Chúng em, thế hệ tương lai sẽ dốc sức luyện rèn, học tập để góp phần xây dựng và phát triển đất nước xứng đáng với những công lao mà lớp người đi trước đã gây dựng.
Câu 6 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
- Dì Bảy trong bài tản văn giống hình tượng hòn Vọng Phu vì ở dì là sự hi sinh, chờ đợi, thương yêu người chồng nơi chiến trận của mình. Dù biết chồng đã hi sinh dì vẫn ôm ấp lấy quá khứ ấy. Ở dì là sự hi sinh cao cả thầm lặng, đại diện của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh
Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi, là một giáo sư, tiến sĩ khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, ông cũng là nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. Ông từng có nhiều bài đăng được đăng trên các tạp chí nổi tiếng. Các tác phẩm chính của ông như Hãy cầm lấy và đọc, Lí luận văn học…
- Những hy sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước: Để có được nền độc lập, tự do cho dân tộc, nhân dân ta đã phải bỏ ra cái giá lớn đến nhường nào. Biết bao nhiêu người con, người chiến sĩ rời xa quê hương, mẹ già, con thơ để đi chiến đấu rồi không trở về. Nỗi đau để lại cho những người ở lại là sự chờ đợi trong vô vọng. Bao người tan cửa nát nhà, phải đi tha hương cầu thực.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản kể về sự chờ đợi người về sau chiến thắng của người phụ nữ Việt Nam luôn mong muốn ước mơ đoàn viên gia đình dưới mái nhà.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tranh minh họa và nhan đề có mối liên hệ bổ sung, tương trợ cho nhau. Bởi cả hai đều làm nổi bật nên hình ảnh có một người luôn ngồi đợi trước hiên nhà, chờ đợi những đứa con xa chiến đấu của mình trở về.
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hoàn cảnh chia tay của dượng Bảy là vợ chồng dượng mới kết hôn được một tháng đã phải xa nhau vì đơn vị của dượng Bảy chuyển đi.
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tác giả sử dụng ngôi thứ ba số ít để kể truyện.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống vì dượng đã kịp nhờ một người báo tin cho gia đình và gửi quà tặng dì của nhân vật “tôi”.
Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy là dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Qua lời văn, ta có thể thấy giọng kể của tác giả dường như đang rung lên một nỗi buồn, tiếc nuối và đầy xót xa khi kể về hoàn cảnh của nhà mình và của dì Bảy.
Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả cảm thấy xót xa, thương cho số phận của dì – một người dành cả đời đợi chờ trong vô vọng.
Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Việc nhắc tên thật của dì ở đây có tác dụng gây ấn tượng cho người đọc về một nhân vật có thật, là người đã từng trải, vẫn sống trong sự cô độc suốt bao nhiêu năm.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về nhân vật di Bảy, người đã dành cả cuộc đời của mình để chờ đợi chồng trong vô vọng.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
c- e- a- d- b
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm. Tác dụng của việc kết hợp đó nhằm bày tỏ sự thương cảm của tác giả đối với người dì của mình.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả là: “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không.” Câu văn thể hiện rõ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với dì của mình. Nhìn dì ngày ngày cô độc, sống khổ cực khiến nhân vật “tôi” tự hỏi sẽ thế nào nếu dì đi thêm bước nữa. Đó là một tình cảm giản dị, chân thật và gần gũi.
Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trước sự hy sinh không chỉ của những chiến sĩ ngoài mặt trận mà cả những người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, em cảm thấy mình thật may mắn vì được sống trong hòa bình. Không phải trải qua sự chia li sinh tử, sự chờ đợi vô vọng khi người thân yêu đi chiến đấu ngoài mặt trận. Đồng thời nó như nhắc nhở em phải biết gìn giữ, trân trọng nền độc lập này bởi nó được đổi lấy bởi sự bất hạnh của bao người.
Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Em thấy đó là đúng khi nói “Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu bởi sự tương đồng về bản chất giữa hai nhân vật. Dì Bảy cũng như người phụ nữ chờ chồng trong truyện Hòn Vọng Phu, dì cũng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình. Dành cả thanh xuân, cả cuộc đời để đợi chờ, vậy mà chỉ đổi lấy sự vô vọng. Nếu người phụ nữ trong truyện hòn Vọng Phu trả giá bằng việc hóa đá thì dì Bảy đã phải trả giá bằng cả một cuộc đời cô độc một mình đến già. Họ đều là những người phụ nữ đáng thương, bất hạnh, một lòng với chồng của mình.
Bài soạn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc tản văn, các em cần chú ý
+ Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)?
+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
+ Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào?
+ Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả
- Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.
- Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Trả lời:
- Bài tản văn viết về sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
- Phương thức biểu đạt:biểu cảm, tự sự.
- Ý nghĩa xã hội:Thấy được những hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ.
- Những yếu tố bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm của tác giả: Ngôi kể, câu chuyện có thật.
- Tác giả Huỳnh Như Phương: Huỳnh Như Phương (sinh năm 1955), là giảng viên cao cấp tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong thời chống Mĩ cứu nước: những người chồng phải xa vợ, những người mẹ phải xa con, rất nhiều người phải nằm lại nơi chiến trường.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Người ngồi đợi trước hiên nhà: Bài tản văn viết về sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Trả lời:
Tranh minh họa minh họa cho nhan đề “Người ngồi đợi trước hiên nhà”
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.
Trả lời:
Hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy: Dượng Bảy chia tay dì Bảy khi đơn vị phải chuyển đi.
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý ngôi kể của văn bản
Trả lời:
Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Trả lời:
Dì Bảy biết dượng Bảy còn sống vì dượng Bảy đã nhờ một người đi đường báo tin và gửi tặng dì Bảy chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.
Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy
Trả lời:
Hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn.
Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.
Trả lời:
Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả, đó là tình cảm xót xa trước sự cô đơn của dì.
Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Trả lời:
Trước hoàn cảnh của dì, tác giả có suy nghĩ rằng nếu dì đi bước nữa thì dì có được hưởng hạnh phúc không. Tác giả băn khoăn.
Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng xác thực câu chuyện, để người đọc tin câu chuyện là có thật và nhân vật dì Bảy cũng là có thật.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?
Trả lời:
Bài tản văn viết về dì Bảy, về việc dì mòn mỏi ngóng trông ngày dượng Bảy trở về.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
Trả lời:
Sự kiện chính theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ta tác dụng của việc kết hợp đó
Trả lời:
- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả, biểu cảm.
- Tác dụng: thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết bên cạnh việc kể chuyện.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.
Trả lời:
- Câu văn, đoạn văn thể hiện trực tiếp tình cảm suy nghĩ của tác giả:
+ "Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không. [...]"
+ "Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ."
- Tác giả thể hiện sự quan tâm, yêu thương, lo lắng và cả xót xa khi dì phải sống một mình. Tác giả cầu mong cho dì được sống bình an, mạnh khỏe.
Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hòa bình?
Trả lời:
Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta là những người được sống trong hòa bình cần phải biết ơn những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc cũng như cần giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Em cũng đồng tình với ý kiến này. Bởi dì Bảy đã dành cả một đời để ngóng trông ngày dượng Bảy trở về.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .