Top 6 Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

6172

Bài thơ "Những cánh buồm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông in năm 1976 nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Chuẩn bị

Hiển thị nội dung

Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

-Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Những cánh buồm là một bài thơ tự do, không quy định bắt buộc về số dòng, số tiếng, câu thơ dài ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần,... Các văn bản thơ trong Bài 7 đều là thơ tự do.

- Khi đọc một văn bản thơ, trong đó có bài thơ tự do, cần chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh...

- Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông

-Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những mơ ước ấy.

Trả lời: 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- Chia sẻ ước mơ: các bạn chia sẻ cá nhân về ước mơ của bản thân cho thầy/cô và các bạn cùng nghe.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu.

Trả lời: 

- Bối cảnh bài thơ: hai cha con cùng nhau dạo bờ biển.


Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?

Trả lời: 

Các từ láy có trong bài:

Từ láy

Nghĩa của từ láy

Lênh khênh

Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ đổ, dễ ngã

Rả rích

Từ gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt

Phơi phới

Trạng thái mở rộng, tung bay trước gió

Trầm ngâm

Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì

Thầm thì

Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy


Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?

Trả lời: 

- Cử chỉ và tâm sự của người cha:

+ Người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con- cũng chính là ước mơ thuở nhỏ của cha. 

+ Cha tâm sự với con, đó là nơi cha chưa hề đến=> Lời nói chân thật với người con.


Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Trả lời: 

- Dấu chấm lửng trong khổ thơ có tác dụng: thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng đồng thời làm giãn nhịp điệu câu thơ, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung mới.


Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?

Trả lời:

- Ý dòng thơ cuối bài là: Ước mơ của con cũng giống với ước mơ của cha, khi con nói ra ước mơ của mình, cha như thấy lại bản thân mình ngày đó.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...

Trả lời: 

- Đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm:

+ Mỗi dòng thường có 5 đến 7 chữ.

+ Số dòng trong mỗi khổ khác nhau, linh hoạt.

+ Được viết theo thể thơ tự do, được chia thành nhiều khổ nhỏ khác nhau 

+ Vần thơ tự do


Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?

Trả lời: 

- Người cha và người con trò chuyện về thế giới bao la, ước mơ được khám phá thế giới của con và lời giải đáp của cha.

- Miêu tả bằng lời cảnh cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển: Một ngày mặt trời rực rỡ, biển xanh cát mịn, hai cha con cùng nhau dạo biển. Mặt biển mênh mông, con thốt lên hỏi cha sao không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người. Cha nhẹ nhàng giảng giải cho con. Mặt trời lên cao, ánh nắng chan hòa, hai cha con cùng ngắm cảnh biển và thấy cánh buồm xa xa. Con lại hỏi cha mượn buồm trắng để con đi. Cha như bắt gặp mình trong ước mơ của con, ước mơ khám phá thiên nhiên vô tận. 


Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Trả lời: 

- Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến 2 lần.

- Hình ảnh đó tượng trưng cho khao khát, ước mơ được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.


Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Trả lời: 

- Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ: được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.

=> Đó là ước mơ đẹp, thể hiện tinh thần học hỏi và muốn khám phá thế giới bằng khả năng của bản thân.


Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Trả lời: 

- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến ước mơ của mình ngày đó: cũng là ước mơ được khám phá thế giới, đi đến chân trời mới.

- Diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của người cha trước lời đề nghị của người con: Khi con đề nghị mượn buồm trắng để con đi….lòng tôi nghẹn ngào, mênh mang, mọi thứ xung quanh cứ nhòe đi, thay vào đó là hình ảnh tôi trên chiếc buồm trắng lênh đênh ngoài biển khơi.


Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời: 

Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ thứ 1: Hình ảnh giàu sức gợi, vừa đối lập vừa thể hiện sự khác biệt thế hệ.

+ Thiên nhiên: mặt trời rực rỡ, biển xanh => khoáng đạt, rực rỡ, long lanh, tràn đầy sức sống

+ Hai cha con: bóng cha lênh khênh, bóng con chắc nịch => Sự đối lập vừa thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ, đồng thời thấy được sự tiếp nối bởi cha có gầy và già đi “lênh khênh” thì con mới ngày càng lớn khôn “chắc nịch”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

A. Nội dung chính Những cánh buồm

Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, có hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được đi khắp đó đây, khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống, ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến chính mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ ấu.


B. Bố cục Những cánh buồm

Chia bài thơ làm 3 đoạn:

- Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

- Phần 2: Tiếp đến “để con đi…”: Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

- Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.


C. Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm

Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm (mẫu 1)

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.


Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm (mẫu 2)

Sau trận mưa đêm rả rích, bầu trời và bãi biển sạch bóng. Có hai cha con dạo chơi dưới ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai. Bóng họ trải dài trên cát. Người cha cao gầy bóng lênh khênh, còn người con trai bạ bẫm, lon xon bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch. Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.


D. Tác giả, tác phẩm Những cánh buồm

I. Tác giả

- Hoàng Trung Thông - bên trái (1925 - 1993)

- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.


II. Tác phẩm Những cánh buồm

  1. Thể loại: Thể thơ tự do
  2. Xuất xứ: In năm 1976.
  3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  4. Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

  • Bố cục tác phẩm Những cánh buồm

Chia văn bản thành 3 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. 

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

  • Giá trị nội dung tác phẩm Những cánh buồm

- Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những cánh buồm

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (05/05/1925 – 1993).

- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Đầu sóng (thơ – 1968),...


Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Chia sẻ với các bạn về ước mơ của mình.

Lời giải chi tiết:

Hồi nhỏ, em mơ ước trở thành cô giáo. Em muốn học thật tốt, trở thành một người cô hiền dịu và mẫu mực được các em học sinh yêu quý, kính trọng.


Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Không gian: cát, biển xanh

- Thời gian: buổi bình minh sau trận mưa đêm


Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải chi tiết:

Từ láy

Nghĩa của từ láy

rực rỡ

dùng để chỉ vẻ đẹp của ánh mặt trời. Mặt trời sớm mai chiếu ánh sáng lấp lánh, vàng rực lên biển xanh. Vẻ đẹp ấy tượng trưng cho tương lai tươi sáng, rộng mở của con.

lênh khênh

từ láy tượng hình dùng để diễn tả cái bóng cao lớn của cha, qua đó nói lên vai trò che chở, bảo vệ và nâng đỡ để con trưởng thành

rả rích

từ láy tượng thanh dùng để tả trận mưa đêm nhưng nó cũng ẩn dụ cho những gì lạnh lẽo, tối tăm đã qua, đối lập với buổi bình minh lộng lẫy hiện tại, cho thấy niềm tin của cha vào tương lai tốt đẹp của con.

phơi phới

có tác dụng nhấn mạnh niềm vui trào dâng trong lòng người cha khi thấy con tiếp bước mình thực hiện ước mơ.

trầm ngâm

người cha vừa nhìn phía chân trời vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.

thầm thì

tiếng sóng vỗ rì rào nhỏ nhẹ như tiếng người nói nhỏ nhẹ bên tai.


Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải chi tiết:

Thái độ của cha đối với con vô cùng nhẹ nhàng, trìu mến.

- Cử chỉ: ân cần giải thích cho con về những thắc mắc

- Tâm sự: tình yêu thương và sự dịu dàng


Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ 4

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: biểu thị lời nói ngân dài, chưa kết thúc.


Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ cuối

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: người cha nhớ lại những ước mơ của mình qua những câu nói thể hiện ước mơ hồn nhiên của người con.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý số dòng, số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng: 5 đến 7 tiếng.

- Số dòng: mỗi khổ thơ không cố định.

- Cách hiệp vần: tự do, không theo niêm luật quy tắc thông thường


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Hai cha con trò chuyện về phía chân trời có những gì

- Miêu tả:

Sau trận mưa đêm rả rích, bầu trời và bãi biển sạch bóng. Có hai cha con dạo chơi dưới ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai. Bóng họ trải dài trên cát. Người cha cao gầy bóng lênh khênh, còn người con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh cánh buồm được nhắc lại 2 lần chứa đựng nhiều ý nghĩa:

+ Tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ.

+ Tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Người con đã bộc lộ ước mơ được đi xa, khám phá nhiều điều mới lạ trong cuộc sống.

=> Nhận xét: tâm hồn ngây thơ, yêu đời, yêu cuộc sống của một đứa trẻ, đó cũng là những ước mơ khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và đặt mình vào vị trí người cha.

Lời giải chi tiết:

- Gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ thuở nhỏ.

- Đóng vai người cha:

Tôi vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. Những khát vọng của con cũng là những khát vọng của tôi ngày thơ ấu. Gặp lại những khát vọng ấy nơi con, lòng tôi nhen nhóm lên bao hi vọng. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cả của tôi đi xa hơn nữa trong cuộc đời. Những điều tôi chưa làm được từ nay sẽ được gửi gắm nơi con


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Phương pháp giải:

Chọn khổ thơ/ hình ảnh em thích nhất và lí giải.

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất hình ảnh “cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” trong bài thơ này.

Lí do: Hình ảnh “cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha. Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

CHUẨN BỊ

CH1. Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông.

Trả lời:

- Thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông:

+ Hoàng Trung Thông (1925 - 1993), quê ở Nghệ An.
+ Còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm.
+ Là nguyên tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam).
+ Là người có học vấn uyên bác.
+ Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. "Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông". (Phan Ngọc)


CH2. Nhớ lại những ước mơ của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những ước mơ ấy.

Trả lời:

  • Những ước mơ của em khi còn nhỏ: trở thành nghệ sĩ piano, trở thành nhà văn,... Khi còn nhỏ, em rất thích đánh đàn và làm thơ, chính vì vậy em mới có những ước mơ đó.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỌC HIỂU

Câu 1.  Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu.

=> Xem hướng dẫn giải

- Các từ ngữ chỉ không gian cho thấy không gian ở biển, rộng lớn. Các từ ngữ chỉ thời gian cho thấy thời gian là buổi sáng.


Câu 2. Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

Các từ láy có trong bài thơ và nghĩa của chúng:

+ Rực rỡ: có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý.
+ Lênh khênh: cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, khó đứng vững.
+ Rả rích: từ gợi tả những âm thanh không to, không cao lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt.
+ Phơi phới: vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ.
+ Trầm ngâm: có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì.
+ Thầm thì: nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy (nói khái quát).


Câu 1. Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

- Người cha có:

+ Những cử chỉ ấm áp, yêu thương người con: mỉm cười, xoa đầu.

+ Tâm sự: Những cánh buồm sẽ đưa con người đi đến những vùng đất mới, cho con người những trải nghiệm và hiểu biết mới.


Câu 2. Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

=> Xem hướng dẫn giải

  • Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng: thể hiện lời nói ngập ngừng.

Câu 3. Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài có nghĩa: Người con có những ước mơ, khát vọng như người cha khi xưa, khiến người cha nhớ lại bản thân mình khi còn nhỏ/trẻ.


CÂU HỎI

Câu 1. Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,...

=> Xem hướng dẫn giải

- Số tiếng ở các dòng thơ: dài ngắn theo tùy theo nội dung.

- Số dòng ở mỗi khổ thơ: tùy theo nội dung.

- Cách hiệp vần: kết hợp cả vần lưng và vần chân.


Câu 2. Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.

=> Xem hướng dẫn giải

- Người cha và người con trò chuyện về phía chân trời có những gì.

- Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển:

   Trời hửng sáng. Phía chân trời, mặt trời ló rạng những tia nắng đầu tiên, lấp lánh trên sóng biển dạt dào. Người cha dắt tay con đi dạo biên, không khí lúc này trong lành biết mấy. Cậu bé hỏi: 'Bố ơi! Sao ở xa kia không có nhà, cây cối mà chỉ có mặt nước và bầu trời ạ?". Người cha xoa đầu con, cười âu yếm: "Đi theo những cánh buồm kia đến nơi xa, con sẽ thấy ở đó cũng đất, có nhà, có cây cối. Nơi đó vẫn là nước mình nhưng bố chưa đặt chân đến bao giờ". Hai cha con họ lại tiếp tục đi trên cát mịn. Lúc này ánh nắng đã nhiều hơn, chảy đầy vai họ. Cậu bé ngẫm nghĩ và nói: "Bố cho con mượn một cánh buồm trắng để con đi đến đó, bố nhé?!" Người cha nhìn con rồi lại nhìn phía chân trời xa xăm...


Câu 3. Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

=> Xem hướng dẫn giải

- Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến ba lần.

- Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão,... của bao thế hệ.


Câu 4. Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

=> Xem hướng dẫn giải

  • Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ vươn ra thế giới bên ngoài để khám phá.
  •  Em thấy đó là một ước mơ, khát vọng tốt, có ích. Con người cần phải biết có ước mơ, vượt khỏi những giới hạn của bản thân.

Câu 5. Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

=> Xem hướng dẫn giải

  • Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Câu 6. Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Em thích nhất hình ảnh "ánh nắng chảy đầy vai". Vì hình ảnh này cho thấy sự tinh tế trong cái nhìn và cách miêu tả cả tác giả. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai, ánh nắng được miêu tả là "rực rỡ biển xanh" và "ánh mai hồng". Những từ ngữ đó mới chỉ nói đến vẻ sáng và lấp lánh của ánh nắng. Nhưng "ánh nắng chảy đầy vai" lại cho thấy một cái nhìn khác. Đó là ánh nắng đã chiếu lên vai của con người, cụ thể ở đây là hai cha con. "Chảy" là một động từ biểu thị cho một sự vật nào đó rất nhiều, rất dài, đi từ nơi này đến nơi khác. Chỉ một từ "chảy", người đọc có thể hình dung ánh nắng lúc này không còn là nắng sớm mà đã là nắng của buổi sáng, đã nhiều hơn buổi ban mai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Những cánh buồm là một bài thơ tự do, không quy định bắt buộc về số dòng, số tiếng, câu thơ dài ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần,... Các văn bản thơ trong Bài 7 đều là thơ tự do.

- Khi đọc một văn bản thơ, trong đó có bài thơ tự do, cần chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh...

- Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông

- Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những mơ ước ấy.

Trả lời: 

Tác giả Hoàng Trung Thông: Hoàng Trung Thông (1925-1993), bút danh khác: Đặc Công, Bút Châm.

- Quê quán: Hoàng Trung Thông sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

- Sự nghiệp văn học: 

+ Ông là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới; nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam; nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).

+ Trong các thi sĩ Việt Nam Thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. Nhà nghiên cứu - giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".

+ Ông viết nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, giới thiệu thơ Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Đỗ Phủ, Lục Du, Puskin, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v.

- Tác phẩm chính: Quê hương chiến đấu (1955), Đường chúng ta đi (1960), 15 bài thơ, Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)

* Mơ ước của em khi còn nhỏ là trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.


Đọc hiểu

* Nội dung chính Những cánh buồm: Bài thơ ghi lại tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả.


* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lưu ý bối cảnh bài thơ.

Trả lời: 

Bối cảnh của bài thơ: Hai cha con đứng trước bãi biển xanh rực rỡ ánh Mặt Trời.


Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?

Trả lời: 

Từ láy có trong bài:

- rực rỡ: có màu sắc tươi sang, nổi bật.

- lênh khênh: cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối.

- rả rich: mưa nhiều liên tục.

- phơi phới: phấn chấn, vui tươi tràn đầy sức sống.


Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào?

Trả lời: 

Thái độ và tâm sự của người cha: Cha trìu mến, mỉm cười giảng giải tận tình cho con về những nơi xa thẳm cha chưa từng đến đó.


Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Trả lời: 

Câu thơ có dấu chấm lửng như để thể hiện những ước mơ hoài bão của người con. Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.


Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?

Trả lời:

Những ước mơ của con đã gợi lại cho cha những ước mơ hoài bão một thời cuả cha. Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.


* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...

Trả lời: 

Đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm là bài thơ viết theo thể thơ tự do:

- Số tiếng ở các dòng và số dòng ở mỗi khổ thơ dài ngắn không giống nhau.

- Cách hiêp vần: vần chân xa – ta – nhà,..


Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?

Trả lời: 

Người cha và người con trong bài thơ trò chuyện về những cánh buồm ngoài khơi xa và ước mơ của người con.

Cảnh hai cha con đi dạo trên biển và cuộc trò chuyện trên bãi biển: Sau một đêm mưa rả rích, Mặt Trời lên rực rỡ biển xanh hia cha con đã đi dạo trên bãi biển. Người con tò mò về những thứ ngoài khơi xa và hỏi cha. Cha mỉm cười giải thích cho con về những thứ ngoài khơi xa kia. Con nhìn những cánh buồm và mong muốn sẽ khám phá thế giới rộng lớn ấy. Nghe lời nói của con cha xúc động nhớ lại những ước mơ hồi trẻ của mình.


Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Trả lời: 

Trong bài thơ hình ảnh “cánh buồm” được nhắc lại 3 lần.

Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho:

- Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão của biết bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.

- Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sang đương đầu với những thử thách, đối mặt với song gió để vươn tới thành công.

- Cánh buồm xuất hiện vào buổi sớm mai sau con mưa hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.


Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Trả lời: 

Qua những câu hỏi, lời nói của mình người con đã bộc lộ ước mơ được khám phá thế giới, được đi đến những vùng đất mới lạ. Ước mơ đó của con phù hợp với mong muốn khám phá thế giới của các bạn trẻ.


Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Trả lời: 

Ước mơ của con làm cha nhớ đến những ước mơ thời trẻ của cha. Ngày còn trẻ cha cũng đã từng gửi gắm tâm hồn mình trong những ước mơ. Cha từng ước mơ mình được đi khắp mọi nơi trên đất nước ta, được khám phá những điều mới mẻ. Thế nhưng cha chưa thực hiện được và hôm nay khi nghe nhưungx ước mơ của con cha thấy nhớ quá. Cha như được trở về những năm tháng tuổi trẻ ấy, trở lại với những ước mơ của mình.


Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời: 

Em thích nhất hình ảnh “cha dắt con đi trên bãi cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai” vì hình đó vừa gần gũi chân thực lại vừa lãng mạn. Hai cha con mải mê tâm sự đến cả khi nắng đã lên cao và đổ xuống người. Hình ảnh thơ vừa thể hiện được tình cảm cha con lại vừa thể hiện được sự bền bỉ của những bước đi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

1. Chuẩn bị

- Tác giả: Hoàng Trung Thông (1925 - 1993) là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, từng đảm nhận nhiều chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương… Một số tác phẩm tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (thơ, 1955), Chặng đường mới của văn học chúng ta (tiểu luận, 1961), Những cánh buồm (thơ, 1964), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (tiểu luận, 1979), Hương mùa thơ (thơ, 1984)...

- Một số ước mơ: Trở thành ca sĩ, Được bay vào vũ trụ…


2. Đọc hiểu

Câu 1. Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng.

- Các từ láy: rực rỡ, lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì.

- Nghĩa của các từ:

  • rực rỡ: có màu tươi sáng, nổi bật
  • lênh khênh: gợi tả hình dáng cao quá mức, không cân đối
  • rả rích: gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt
  • phơi phới: gợi tả vẻ vui tươi đầy sức sống của cái gì đang phát triển, đang dâng lên mạnh mẽ
  • trầm ngâm: có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì
  • thầm thì: gợi tả âm thanh, nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy

Câu 2. Người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?

Ân cần, ấm áp: xoa đầu, mỉm cười


Câu 3. Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.


Câu 4. Em hiểu ý của dòng thơ cuối này là gì?

Người con có ước mơ giống cha hồi nhỏ.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần…

  • Số tiếng ở các dòng thơ: Ít nhất là 3 tiếng, dài nhất là 11 tiếng.
  • Số dòng ở mỗi khổ thơ: Không cố định.
  • Cách hiệp vần: Vần chân (phới - ơi - trời, xa - nhà - ta…)

Câu 2. Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.

- Người cha và người con trò chuyện về: Những thứ có ở phía chân trời ngoài bãi biển.

- Miêu tả: Ánh mặt trời rực rỡ, biển xanh trong. Sau trận mưa đêm, cát càng mịn và càng trong. Người cha dắt con đi. Bỗng nhiên, con hỏi: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời, không thấy nhà thấy cây hay người ở đó?”. Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đến những nơi xa, sẽ có cây có nhà có cửa. Nơi đó vẫn là đất nước mình, nhưng ba chưa đặt chân tới bao giờ”. Hai cha con lại tiếp tục bước đi, con trỏ cánh buồm khẽ nói: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng để con đi…”. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn nhỏ.


Câu 3. Trong bài thơ, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

  • “Cánh buồm” được nhắc lại hai lần.
  • Hình ảnh này tượng trưng cho khát vọng, hoài bão được chinh phục, khám phá thế giới.

Câu 4. Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

  • Ước mơ: Được khám phá cuộc sống.
  • Nhận xét: Đây là một ước mơ đẹp đẽ, có ích cho cuộc sống.

Câu 5. Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ về ước mơ của mình khi còn nhỏ.

- Đóng vai: Khi nghe con bày tỏ về ước mơ của mình, ba cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Ba nhớ lại khi còn nhỏ, mình cũng từng mơ ước như vậy. Chính vì vậy, ba hy vọng con có thể thực hiện được ước mơ của mình.


Câu 6. Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

- Hình ảnh cha và con: cha dắt con đi dạo trên bờ biển, bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Nguyên nhân: Hình ảnh trên đã khắc họa tình cảm gắn bó, thắm thiết của cha và con.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

I. Tác giả

- Hoàng Trung Thông - bên trái (1925 - 1993)

- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.


II. Tác phẩm Những cánh buồm

  1. Thể loại: Thể thơ tự do
  2. Xuất xứ: In năm 1976.
  3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  4. Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

  • Bố cục tác phẩm Những cánh buồm

Chia văn bản thành 3 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. 

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

  • Giá trị nội dung tác phẩm Những cánh buồm

- Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những cánh buồm

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những cánh buồm

  • Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.

- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.

- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

  • Cuộc trò chuyện của hai cha con

- Người con tò mò hỏi cha: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó”.

- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa... Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”.

- Người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo: “Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé, để con đi...”

→ Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình.

  • Ý nghĩa hình ảnh những cánh buồm

- Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: 

+ Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão,… của bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. 

+ Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công. 

+ Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm là một hình ảnh đẹp, lãng mạn. Trận mưa đêm gợi liên tưởng đến những âm u, ảm đạm đã qua, nhường chỗ cho một bình minh tươi sáng, rục rỡ, ấm áp, hứa hẹn một tương lai với bao điều tốt đẹp. 


Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,...

Trả lời:

- Số tiếng ở các dòng không hạn định

- Số dòng ở mỗi khổ thơ cũng không cố định, khổ nhiều, khổ ít.

- Các hiệp vần không rõ ràng, gieo một cách ngẫu hứng.


Câu 2 (trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.

Trả lời:

- Người cha và người con trò truyện với nhau về biển cả rộng lớn

- Em có thể tưởng tượng ra đó là hình ảnh hai cha con đang đi dọc bờ biển dưới ánh nắng chói chang của mặt trời. Bóng hai cha con in hằn trên cát. Hai người đang nhìn ra biển xanh rộng lớn với những cánh buồn xa xăm của những con tàu đánh cá. Cha dắt tay con đi trên cát, vừa đi vừa trò truyện.


Câu 3 (trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Trả lời:

- Hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến 2 lần

- Hình ảnh đó tượng trưng cho sự tự do đi đây đi đó, khám phá những vùng đất mới, mở mang kiến thức.


Câu 4 (trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Trả lời:

Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ được ra xa tận biển khơi, khám phá những vùng đất, những điều kì thú mới mẻ, mở mang kiến thức cho bản thân.

→ Đó là một ước mơ lớn lao, vĩ đại mà nhiều người muốn thực hiện được, cả cha của cậu bé cũng chưa thực hiện được nó, nó thể hiện một sự hơi mơ mộng của trẻ con.


Câu 5 (trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Trả lời:

- Ước mơ của người con khiến người cha bất giác nhớ về mình trước kia, cũng có một thời nhìn cánh buồm xa xăm trên biển mà cũng mong ước được khám phá, chinh phục chân trời xa tít kia.

- Phải, đã từng có một thời như vậy, mình ngắm nhìn biển xanh thẳm bao la kia mà tự hỏi bản thân sẽ thế nào nếu ta đi đến đó, khám phá nó? Đã bao lần ta đứng trước biển mà không hề có cảm giác này, mọi thứ dường như đang lặp lại câu chuyện của trước kia. Nó khiến ta cảm thấy thật tiếc nuối, thật hoài niệm…


Câu 6 (trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất khổ thơ cuối của bài thơ. Không phải là câu hỏi ngây thơ của người con nữa mà là trực tiếp cảm xúc của người cha. Dường như những kí ức trước kia đang ùa về, cũng chính tại bờ biển, người cha cũng mang theo mong ước được khám phá, được đi về nơi chân trời kia như con của mình hiện tại. Nó gợi nên cảm giác về sự hoài niệm về một thời xa xưa mang theo cả sự tiếc nuối khôn nguôi bởi chưa thể hoàn thành được ước mơ đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .