Top 6 Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6245

"Sang thu" của Hữu Thỉnh là bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Tác phẩm là những...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa.

Trả lời: 

- Thời khắc giao mùa là thời khắc vô cùng đặc biệt, thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.

- Trong thời khắc đặc biệt ấy, em cảm thấy vô cùng xúc động; không chỉ cảm nhận được sự kì diệu của tự nhiên với những chuyển biến, thay đổi tinh tế của vạn vật mà còn cảm nhận rõ được sự rung động của tâm hồn mình khi được trải nghiệm thời khắc đó. Mọi thứ đều mơ hồ nhưng lại khiến em xao xuyến, mơ mộng; khiến em cảm thấy trân trọng và muốn níu giữ, nâng niu mọi thứ…


* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”?

Đây quả là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ, nhà thơ gợi ra trước mắt người đọc đám mây mùa hạ mỏng nhẹ, kéo dài như một dải lụa trên bầu trời mùa thu đã bắt đầu trong xanh. Hình ảnh này vừa có sức tạo hình trong không gian nhưng lại diễn tả sự vận động tinh tế của thời gian. Đám mây ấy như một nhịp cầu nối liền giữa hai mùa khiến ranh giới giữa hai mùa thu và mùa hạ trở nên mơ hồ, mong manh, không rõ rệt.

  • Theo dõi: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

- Đây đều là các từ ngữ thể hiện trạng thái chuyển động, thay đổi chậm rãi, không rõ rệt với nhiều lưu luyến, không dứt khoát. Qua đó thể hiện bước chuyển mình đầy tinh tế của tự nhiên, khắc hoạ vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa sang thu.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nói về đất trời từ cuối hạ sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh mùa thu bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.


Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đầu em nhận biết được điều đó?

Trả lời: 

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu

- Dấu hiệu: Sự biến đổi đất trời sang thu với những tín hiệu chuyển mùa:hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ - thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa. Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như.


Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?

Trả lời: 

- Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên:

+ Hương ổi… Phả vào trong gió se

+ Sương chùng chình qua ngõ

+ Sông dềnh dàng

+ Chim vội vã

+ Đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình…

→ Đây đều là những hình ảnh miêu tả những chuyển động hết sức mơ hồ của thiên nhiên, tất cả đều chưa có gì rõ rệt mà đậm nét. Và cũng chính vì thế mà cho thấy tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ: một tâm hồn yêu thiên nhiên, hoà nhập cùng thiên nhiên.


Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Trả lời: 

- Ngắt nhịp vô cùng linh hoạt (1/2/2; 2/3)

- Gieo vần chân: se – về; vã – hạ…

 Góp phần thể hiện nội dung của văn bản: những cảm nhận tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc


Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời: 

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày cuối hạ sang thu giữa thời khói lửa.

- Thông điệp: Thời gian chảy trôi, cùng với sự thay đổi của thời cuộc, con người cũng sẽ trưởng thành, không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi trẻ. Chúng ta sẽ biết lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi.


Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Trả lời: 

- Không. Vì Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời. Nếu chuyển thành Thu hay Mùa thu thì sẽ đánh mất nét nghĩa này, không thể hiện được nội dung của bài thơ.


Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Trả lời: 

- Cách quan sát và cảm nhận của tác giả vô cùng tinh tế, rất chi tiết và cụ thể nhưng vẫn nắm bắt được cái thần của cảnh

→ Điều em có thể học hỏi:

- Trình tự quan sát và cảm nhận: từ khái quát đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng, gửi gắm suy ngẫm

- Lựa chọn thể hiện những đặc điểm đặc trưng của cảnh, những chuyển biến của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa

- Cảm nhận thông qua những hình ảnh thơ giàu giá trị biểu tượng


Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Trả lời: 

- Có thể lựa chọn một trong các từ ngữ đặc sắc trong bài thơ, thể hiện những bước chuyển mình tinh tế của thiên nhiên thời khắc sang thu

- Ví dụ: “Hình như”: Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi “bỗng” nhận ra “thu đã về”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Chuẩn bị đọc

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.

Gợi ý:

Thiên nhiên thời khắc giao mùa có những biển chuyển tinh tế, đem đến cho con người cảm xúc, rung động đẹp đẽ.


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”?

  • Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” gợi tả về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên.
  • “Mây” được nhân hóa với hành động “vắt” gợi tả trạng thái sự lửng lơ. Chúng ta có thể hình dung đám mây giống như một dải lụa, một bên đã ngả về mùa thu, một bên còn nghiêng về mùa hạ.

=> Tác giả đã mượn sự chuyển biến của không gian để nói đến sự thay đổi của thời gian.


Câu 2. Điểm chung của các từ ngữ như “chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần” là gì?

  • chùng chình: cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian.
  • dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết.
  • vắt nửa mình: trạng thái lửng lơ, giống như một dải lụa nửa ngả về mùa thu, nửa vẫn còn nghiêng về mùa hạ.
  • vơi dần: trạng thái bớt đi, cạn dần đi.

=> Các từ trên đều gợi tả sự chậm rãi, thong thả của sự vật, từ đó cho thấy sự lưu luyến mùa hạ của thiên nhiên khi sắp bước sang thu.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa, khi mùa thu sắp sang.

- Dựa vào: Nhan đề của bài thơ là “Sang thu”; Những tín hiệu của mùa thu: hương ổi, gió se, cơn mưa vơi dần.


Câu 2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ?

- Từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se , sương chùng chình , chim vội vã , đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần.

- Qua cách miêu tả có thể cảm nhận được một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.


Câu 3. Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?

  • Cách ngắt nhịp linh hoạt: 3/2 hoặc 2/3.
  • Cách gieo vần: Vần chân (se - về, vã - hạ)

=> Tạo sự liên kết giữa các câu thơ, nhạc điệu cho bài thơ.


Câu 4. Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?

- Chủ đề: Bài thơ Sang thu đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

- Thông điệp: Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Những con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.


Câu 5. Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

- Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì không phù hợp với nội dung của bài thơ.

- Nguyên nhân: Với nhan đề “Sang thu”, tác giả muốn nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời - mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu


Câu 6. Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

- Nhà thơ đã quan sát thiên nhiên dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau.

- Cách cảm nhận thiên nhiên đầy tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của trời đất.


Câu 7. Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

- Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất: phả, chùng chình, dềnh dàng, vắt…

- Nguyên nhân: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được sử dụng thật độc đáo, nhằm gợi tả hình ảnh sương đang cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Soạn bài Sang thu

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Thời khắc giao mùa thường diễn ra với những thay đổi rõ rệt của thiên nhiên. 

- Các dấu hiệu giao mùa được rõ rệt mà em thấy được:

+ Từ mùa đông chuyển sang mùa xuân: Mùa đông tiết trời giá lạnh nhưng khi sang xuân khí hậu mát mẻ, kèm theo nhiều mưa phùn. Lộc non trên các cành cây đâm chồi mạnh mẽ.

+ Từ mùa xuân sang mùa hè: Vào hè thời tiết sẽ nóng hơn, đôi khi cảm thấy oi bức, ngột ngạt vì mặt trời chiếu nắng chói chang. Mùa hè các loài hoa đua nhau khoe sắc hơn, trái cây cũng chín ngọt hơn.

+ Từ mùa hè sang mùa thu: Thời tiết mát mẻ hơn, không khí có phần tươi mới, trong lành hơn. 

- Mỗi khoảnh khắc giao mùa, thiên nhiên đều để lại một chút tiếc nuối, một chút chờ đợi gì đó. Người ta háo hức, chờ mong về một mùa mới đang dâng trào trong trái tim nhưng những kỉ niệm tươi đẹp về mùa cũ vẫn còn đọng lại trong tâm trí. Tiết trời giao mùa, tâm hồn con người cũng như được "lột xác" với những cảm xúc mới.


* Trải nghiệm cùng văn bản

1.

"Có đám mây mùa hạ/vắt nửa mình sang thu" là hình ảnh ấn tượng nhất trong bài thơ.

- Biện pháp nhân hóa đã giúp đám mây có hành động, suy nghĩ. Trạng thái lơ lửng "vắt" khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Đám mây vừa muốn rướn mình vào trời thu, tận hưởng bầu không khí tươi mới nhưng vẫn còn lưu luyến lại một chút dư âm của mùa hạ. 

- Tác giả đã vô cùng tinh tế khi lấy sự biến chuyển của không gian (đám mây) để gợi nhắc sự thay đổi của thời gian ( khoảnh khắc mơ hồ lúc giao mùa qua từ "vắt").

=> Đám mây giống như nhịp cầu nối kết hai mùa, nó như vẫn vương vấn mùa cũ và đón chào với mùa mới.

2. 

- Chùng chình: Gợi cảm giác chần chừ, muốn kéo dài thời gian. Trong bài thơ, từ láy gợi ra hình ảnh làn sương đang cố ý đi chậm lại vì còn lưu luyến mùa hạ.

- Dềnh dàng: không khẩn trương mà thong thả làm việc. Trong bài thơ, từ láy biểu thị tốc chảy trôi của dòng nước trên sông. Nó chậm chạp, thong thả gợi tả dòng nước êm ả, lững lờ.

- Vắt nửa mình: Mô tả trạng thái lơ lửng của đám mây. Đám mây lúc này giống như một cây cầu, một nửa đang muốn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu mất rồi.

- Vơi dần: Biểu thị mức độ, cảm giác nhẹ dần đi, không còn mạnh mẽ, dồn dập nữa.

=> Điểm giống nhau: cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả được sự thong thả, chậm rãi của sự vật. Vạn vật đang khao khát hòa mình vào thu nhưng vẫn còn lưu luyến chút dư vị của mùa hạ đang dần biến mất.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Khoảnh khắc giao mùa của trời đất, thiên thiên khi vào thu được thể hiện tinh tế qua sự cảm nhận, quan sát của tác giả, qua đó thể hiện những suy ngẫm về thời gian, cuộc đời của ông.


Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Từ nhan đề bài thơ: "Sang thu", nhan đề đã nói nên khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên rõ rệt. Đất trời từ hạ sang thu và cũng là sự biến chuyển của lòng người.

+ Qua những từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ: sương chùng chình qua ngõ, chim bắt đầu vội vã, vẫn còn bao nhiêu nắng. đã vơi dần cơn mưa.

+ Câu thơ biểu thị trạng thái giao mùa: "Hình như thu đã về".


Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần.

- Cách miêu tả đó cho thấy sự tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên trong tâm hồn nhà thơ. Nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, thị giác được kết hợp cùng nhau để cảm nhận sự giao hảo của thiên nhiên trời đất khi vào thu.


Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Ngắt nhịp: Nhịp thơ linh hoạt 3/2, 2/3

- Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) trong mỗi khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc, vừa gợi cảm giác vội vã lại vừa muốn chậm lại.

=> Tác dụng: Bài thơ có sự liên kết rõ rệt, mạch lạc trong nhịp điệu, góp phần thể hiện rõ nội dung của văn bản. Thiên nhiên nửa muốn vươn mình chào mùa thu, nửa lại lưu luyến chẳng muốn rời xa mùa hạ.


Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Chủ đề: Khoảnh khắc giao mùa của trời đất, thiên thiên khi vào thu được thể hiện tinh tế qua sự cảm nhận, quan sát của tác giả, qua đó thể hiện những suy ngẫm về thời gian, cuộc đời của ông.

- Thông điệp của tác giả muốn gửi gắm: Hãy lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên, qua đó là những chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc đời của những người trưởng thành, có tuổi.


Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì không phù hợp với nội dung của bài thơ.

=> Nhan đề Thu/Mùa Thu sẽ không thể hiện trọn vẹn được không khí và thiên nhiên đất trời khi vào thu. Đây đơn giản chỉ như cách gọi tên của một mùa trong năm mà thôi. Sang thu vừa thể hiện được khoảnh khắc giao rõ rệt của thiên nhiên, lại vừa bộc lộ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mình của đất trời khi vào thu.


Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả:

+ Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác. Nhận ra hương ổi qua khứu giác, nhìn thấy đám mây vắt mình, thấy sương chùng chình, dòng sông dềnh dang, cánh chim vội vã,... qua thị giác, nghe thấy tiếng sấm qua thính giác,...

+ Phải có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên thì nhà thơ mới có thể phát hiện ra được những thay đổi đơn giản nhất của thiên nhiên khi vào thu. Phải chăng giữa nhà thơ và thiên nhiên đều có những rung cảm đồng điệu, nửa muốn vươn mình vào thu, nửa lại lưu luyến dư âm mùa hạ. 

- Bài học về cách quan sát thiên nhiên từ tác giả:

+ Chúng ta phải yêu thiên nhiên, say mê tìm hiểu, quan sát, khám phá vạn vật xung quanh.

+ Quan sát bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ khác nhau, bằng cả tầm mắt và tâm hồn để thấy được vẻ của thiên nhiên ở nhiều góc độ.


Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Chọn từ theo ý thích của bản thân.

Ví dụ một số từ hay để phân tích: Vắt, phả, bất ngờ,...

- Giải thích: Trạng thái lơ lửng "vắt" của đám mây khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Đám mây vừa muốn vươn mình vào trời thu, tận hưởng bầu không khí tươi mới nhưng vẫn còn lưu luyến lại một chút dư âm của mùa hạ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

I. Tác giả 

- Hữu Thỉnh sinh năm 1942

- Quê quán: Vĩnh Phúc 

- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của ông thể hiện, tình cảm sâu lắng, thiết tha, sự gắn bó với quê hương đất nước 

-Tác phẩm chính: Đường tới thành phố (1979), Thương lượng với thời gian (2005), Tiếng hát trong rừng (2015)


II. Tác phẩm Sang thu

  • Thể loại: thơ 5 chữ
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Đây là bài thơ được sáng tác  năm 1977 trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố của Hữu Thỉnh.

  • Phương pháp biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Tóm tắt tác phẩm Sang thu: Bài thơ miêu tả khoảnh khắc cảnh vật giao mùa từ hạ sang thu. Bức tranh thu tuyệt đẹp ở một miền quê. Từ đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình và thể hiện những suy ngẫm, triết lý cuộc đời 
  • Bố cục tác phẩm Sang thu

- Phần 1 khổ thơ 1: Những tín hiệu giao mùa

- Phần 2 khổ thơ thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu

- Phần 3 khổ thơ thứ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.

  • Giá trị nội dung tác phẩm Sang thu

-  Cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp của thiên nhiên, và những suy ngẫm chân lý cuộc đời

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Sang thu

- Thể thơ năm chữ

- Sử dụng  hình ảnh sinh động hấp dẫn

- Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sang thu

  • Bức tranh mùa thu 

- Tín hiệu giao mùa được tác giả cảm nhận qua xúc giác, khứu giác,thị giác,tri giác

+ Hương ổi, gió se, sương chùng chình 

+ Tác giả đã sử dụng “ bỗng” ngạc nhiên khi mùa thu đến

+ Gió se  là gió đặc trưng của mùa thu, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô

+ Sử dụng tính từ “phả” để sự nhẹ nhàng, hòa quyện, huơng thu hòa trong làn gió se trải đều khắp các ngõ ngách làng quê

+ Hình ảnh “sương chùng chình” là làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai

  - Vẻ đẹp mùa thu tại vùng nông thôn thật trầm mặc, dịu dàng

+ “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”

+ Sông mùa nước cạn chảy chậm rãi

+ Chim  vội vã bay vào phương đông tránh rét 

+ Mây còn chút vấn vương của mùa hạ 

- Mùa thu vẫn còn nắng 

- Những con mưa đã vơi dần 

🡪 Bức tranh mùa thu thật đẹp, giản dị, rất đỗi yên bình. Tất cả được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan

  • Chân lý cuộc đời

-  Hình ảnh “sấm”  mang cả 2 ý nghĩa thiên nhiên và đời người

+ Sấm là một hiện tượng của thiên nhiên báo hiệu trời sắp mưa

+ Đối với cuộc đời sấm là những khó khăn, thử thách con người vượt qua

-  “ Hàng cây đứng tuổi” là những cây cổ thụ già lâu năm không dễ bị quật ngã

+ Với đời người là tuổi đã từng trải, nếm đủ sương gió cuộc đời

 - Suy ngẫm về triết lý sống cuộc đời khi người ta đã đến tuổi, đã trải qua đủ sóng gió của cuộc đời, nhiều khinh nghiệm, những khó khăn thử thách cũng chẳng còn bất ngờ.


Chuẩn bị đọc

(trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Phương pháp giải:

Em quan sát và cảm nhận thiên nhiên đất trời vào khoảnh khắc giao mùa để chia sẻ

Lời giải chi tiết:

- Các dấu hiệu giao mùa được hiện lên rõ rệt: 

+ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn…

+ mùa đông sang xuân: những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm

- Đó là thứ cảm xúc chờ đợi nhưng xen chút tiếc nuối. Biết bao những chờ mong về một mùa mới đang dâng trào trong trái tim, những kỉ niệm tươi đẹp về mùa cũ vẫn còn tồn đọng.


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai câu thơ để hiểu nội dung và chú ý vào những từ ngữ hay, đặc biệt

Lời giải chi tiết:

- Vắt: trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu.

- Tác giả đã lấy sự biến chuyển của không gian (đám mây) để nói đến sự thay đổi của thời gian ( khoảnh khắc mơ hồ lúc giao mùa).

=> Đám mây chính là nhịp cầu nối kết hai mùa, nó như vẫn vương vấn mùa cũ và đón chào với mùa mới.


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Phương pháp giải:

Em phân tích các từ ngữ về mặt từ loại và ý nghĩa để nhận thấy được sự giống nhau giữa các từ chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần

Lời giải chi tiết:

Cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả được sự thong thả, chậm rãi của sự vật. Và đặc biệt, những từ đó đều diễn tả được trạng thái của các sự vật như chờ mùa thu và lưu luyến mùa hạ


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em dựa vào nhan đề và các câu thơ trong bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu.

Dấu hiệu nhận biết:

- Nhan đề khái quát được thời điểm khung cảnh

- Những tín hiệu qua các từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên:

+ sương chùng chình qua ngõ

+ chim bắt đầu vội vã

+ vẫn còn bao nhiêu nắng

+ đã vơi dần cơn mưa


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát các câu thơ trong bài và tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện được sự chuyển động của thiên nhiên (thường được tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa)

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ, hình ảnh: phả, se, chùng chình, vội vã, vắt, vơi

=> Sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ khi kết hợp nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, thị giác,... để cảm nhận thiên nhiên.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm ngắt nhịp và gieo vần của thể thơ năm chữ em hãy xác định được cách ngắt nhịp và gieo vần của bài Sang thu. Từ đó em nhận xét sự ảnh hưởng của nhịp điệu và gieo vần đến nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

- Gieo vần: chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ)

=> Tác dụng: tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ toàn bài, rút ra được nội dung chính, từ đó nhận biết chủ đề của tác phẩm

Dựa vào chủ đề của tác phẩm em hãy liên tưởng đến cảm xúc của tác giả, từ đó rút ra được thông điệp của nhà thơ

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thiên nhiên, những suy ngẫm về bước đi của thời gian

- Thông điệp: Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Phương pháp giải:

Em phân tích được ý nghĩa nhan đề, em nhận xét về sự liên kết giữa nhan đề và nội dung, từ đó nêu suy nghĩ về hai nhan đề được đề xuất thay liệu có phù hợp với nội dung của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Sang thu: nhan đề thể hiện được khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. 

- Thu/Mùa Thu: nhan đề thể hiện được không khí và thiên nhiên đất trời của mùa thu 

=> Không thể thay nhan đề Sang thu thành Thu hay Mùa thu bởi toàn bộ bài thơ này tập trung miêu tả khoảnh khắc đất trời chuyển mình từ hè sang thu.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em cảm nhận cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả qua các hình ảnh thơ trong bài. Từ đó em rút ra được bài học về cách quan sát thiên nhiên từ tác giả

Lời giải chi tiết:

- Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh

+ Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.

+ Nhà thơ có những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời. 

=> Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.


Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Phương pháp giải:

Em chọn từ ngữ bất kì mà mình thấy ấn tượng, phân tích cái hay của từ ngữ đó để giải thích cho sự lựa chọn của mình

Lời giải chi tiết:

- Từ "Vắt": chỉ trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu.

- Từ "Phả": là một động từ có sắc thái mạnh dùng để diễn tả sự chủ động như đã đợi sẵn để được lan tỏa trong không gian của hương ổi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Chuẩn bị đọc bài Sang thu

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.

Lời giải 

Thiên nhiên vào thời khắc giao mùa, em cảm nhận thường không biến đổi một cách đột ngột. Thiên nhiên vào thời khắc này, sẽ có những dấu hiệu khe khẽ để mọi người nhận ra. Cụ thể, từ mùa xuân sang mùa hạ, những lộc xuân đâm chồi nảy lộc bắt đầu bung những đóa hoa khoe sắc. Từ mùa hạ sang mùa thu, dần nhượng chỗ cho thời tiết se lạnh vào ban đêm thay vì những ngày nóng oi ả. Từ mùa thu sang mùa đông, tiết trời lạnh buốt. Và từ mùa đông quay về với mùa xuân, mưa bay lất phất. Thời tiết ở độ này, người ta thường ví như “con gái độ mới lớn”.


Trải nghiệm cùng bài Sang thu

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/vắt nửa mình sang thu”?

Lời giải 

Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nữa mình sang thu” là hình ảnh gợi tả đám mây. Ở đây, động từ “vắt” chỉ trạng thái lơ lửng, nửa muốn níu giữ mùa hạ, nửa muốn đẩy mình chào thu. Những thay đổi về không gian cũng chính là sự thay đổi về thời gian. Khoảnh khắc giao mùa sắp đến gần! Đám mây kia, không nỡ rời mùa hạ song lại muốn đến mùa thu. Có lẽ, đám mây là nhịp cầu kết nối giữa hai mùa.


Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Điểm chung của các từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

Lời giải 

Điểm chung của các từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là diễn tả sự lưỡng lự của không gian. Sự vật còn vương vấn mùa hạ, đến nỗi, nó chần chừ, kéo dài thời gian; nó chậm chạp; nó lơ lửng giữa hai mùa; rồi dần vơi đi.

- Chùng chình: là động từ diễn tả sự cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian

- Dềnh dàng: là tính từ diễn tả sự chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết

- Vắt nửa mình: là trạng thái chỉ sự lơ lửng trên không trung.

- Vơi dần: là từ chỉ tính chất sự vật đang dần vơi đi, nhưng không nhanh chóng mà từ từ, chậm rãi.


Suy ngẫm và phản hồi bài Sang thu

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)  

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Lời giải 

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa giữa mùa hạ sang màu thu.

- Dựa vào những từ ngữ trong văn bản:

Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về.

Sông dềnh dàng – chim vội vã.

Đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu.

Vẫn còn bao nhiêu nắng – Đã vơi dần cơn mưa.

- Ngoài ra, dựa vào tựa đề bài viết “Sang thu” để nhận biết.


Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ

Lời giải 

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình, vơi dần cơn mưa, sấm hơi bất ngờ.

Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận được sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ. Hẳn, Hữu Thịnh phải là một người yêu thiên nhiên nên mới có thể cảm nhận được sự thay đổi đến từng chi tiết của thiên nhiên bởi sự kết hợp qua nhiều giác quan.


Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?

Lời giải 

- Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

- Gieo vần: chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) trong mỗi khổ 

Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ trở nên hay hơn, cuốn hút hơn. Ngoài ra, tạo ra sự liền mạch, ý thơ uyển chuyển, tự nhiên.


Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?

Lời giải

- Chủ đề: miêu tả sự chuyển mình từ cuối hạ sang đầu thu.

- Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến thông điệp phải biết lắng nghe, trân trọng thiên nhiên. Mỗi sự vật, theo thời gian, đều mang một ý nghĩa. Sự chuyển mình của thiên nhiên, cũng chính là bước đi thời gian về con người.


Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Lời giải 

- Nếu nhanh đề Sang thu được đổi Thành thu hay Mùa thu thì không còn phù hợp với nội dung của bài thơ. Bởi lẽ, sang thu thể hiện được chuyển mình một cách tinh tế thời khắc chuyển giao. Còn Thành thu, tựa đề không quá nổi bật và không thể hiện được đúng nội dung bài viết. Nếu sửa thành nhan đề Mùa thu không vậy, không truyền tải được đầy đủ thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Mà nó như là bài thơ để tả về mùa thu đúng nghĩa.


Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Lời giải 

Đọc bài thơ Sang thu, em học được cách quan sát tỉ mỉ, cảm nhận thiên nhiên bằng hết thảy giác quan có thể của tác giả. Hữu Thỉnh để ý từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, tưởng chừng như không là gì, thế nhưng, nó lại làm rõ được sự chuyển mình giữa mùa hạ sang mùa thu. Và nhà thơ, không chỉ cảm nhận bằng ánh mắt, mà ông, còn cảm nhận mùa thu bằng thính giác, xúc giác và khứu giác. Sự cảm nhận bao quát làm chúng ta thấy được sự thay đổi rõ ràng của tiết trời. Đây là một nhà thơ tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên. Theo lẽ thường, chúng ta thường ít để ý đến sự thay đổi này, bởi nó quá nhỏ bé. Song, dưới nhãn quan của người say mê thiên nhiên, yêu thiên nhiên da diết, thì mỗi một sự biến chuyển đó, dù là nhỏ nhất, cũng gợi lên nhiều cảm xúc.


Câu 7 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)  

Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Lời giải 

Một từ ngữ trong bài thơ mà em cho hay nhất, chính là từ “hình như”. Ở dòng cuối của khổ một, “hình như” mang hàm nghĩa chỉ sự không chắc chắn. Soi chiếu vào bài viết, ngay từ mở đầu, nhà thơ cảm nhận được thu đang về. Tuy nhiên, ông cũng không chắc chắn rằng, đấy có phải là thời khắc chuyển giao hay là sự nhạy cảm quá mức. Sau dần, đọc các khổ thơ tiếp theo, chính tác giả và người đọc phải thốt lên “Ồ, thì ra, mùa thu sắp đến”. Như vậy, “hình như” ở khổ đầu lại là sự khẳng định chắc nịch ở hai khổ sau, mùa thu đã đến gần. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sang thu" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả Hữu Thỉnh

  • Tiểu sử

- Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu.

- Quê quán: Quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc.

- Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

- Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V.

- Năm 2000 ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.

- Ông là nhà thơ trưởng thành vào thời kì hòa bình.

  • Sự nghiệp

Tác phẩm chính

“Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…


Phong cách nghệ thuật

 Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.


II. Tác phẩm Sang thu

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991.


Bố cục Sang thu

Văn bản Sang thu được chia thành 3 phần:

- Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.

- Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.

- Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu


Thể loại

Văn bản Sang thu thuộc thể loại thơ năm chữ


Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Sang thu là biểu cảm kết hợp miêu tả


Mạch cảm xúc

- Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu


Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung của văn bản Sang thu

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.


Giá trị nghệ thuật của văn bản Sang thu

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc


Chuẩn bị đọc

(trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Phương pháp giải:

Em quan sát và cảm nhận thiên nhiên đất trời vào khoảnh khắc giao mùa để chia sẻ

Lời giải chi tiết:

- Các dấu hiệu giao mùa được hiện lên rõ rệt: 

+ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn…

+ mùa đông sang xuân: những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm

- Đó là thứ cảm xúc chờ đợi nhưng xen chút tiếc nuối. Biết bao những chờ mong về một mùa mới đang dâng trào trong trái tim, những kỉ niệm tươi đẹp về mùa cũ vẫn còn tồn đọng.


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai câu thơ để hiểu nội dung và chú ý vào những từ ngữ hay, đặc biệt

Lời giải chi tiết:

- Vắt: trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu.

- Tác giả đã lấy sự biến chuyển của không gian (đám mây) để nói đến sự thay đổi của thời gian ( khoảnh khắc mơ hồ lúc giao mùa).

=> Đám mây chính là nhịp cầu nối kết hai mùa, nó như vẫn vương vấn mùa cũ và đón chào với mùa mới.


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Phương pháp giải:

Em phân tích các từ ngữ về mặt từ loại và ý nghĩa để nhận thấy được sự giống nhau giữa các từ chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần

Lời giải chi tiết:

Cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả được sự thong thả, chậm rãi của sự vật. Và đặc biệt, những từ đó đều diễn tả được trạng thái của các sự vật như chờ mùa thu và lưu luyến mùa hạ


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em dựa vào nhan đề và các câu thơ trong bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu.

Dấu hiệu nhận biết:

- Nhan đề khái quát được thời điểm khung cảnh

- Những tín hiệu qua các từ ngữ, hình ảnh thiên nhiên:

+ sương chùng chình qua ngõ

+ chim bắt đầu vội vã

+ vẫn còn bao nhiêu nắng

+ đã vơi dần cơn mưa


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát các câu thơ trong bài và tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện được sự chuyển động của thiên nhiên (thường được tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa)

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ, hình ảnh: phả, se, chùng chình, vội vã, vắt, vơi

=> Sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ khi kết hợp nhiều giác quan như xúc giác, thính giác, thị giác,... để cảm nhận thiên nhiên.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm ngắt nhịp và gieo vần của thể thơ năm chữ em hãy xác định được cách ngắt nhịp và gieo vần của bài Sang thu. Từ đó em nhận xét sự ảnh hưởng của nhịp điệu và gieo vần đến nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

- Gieo vần: chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ)

=> Tác dụng: tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ toàn bài, rút ra được nội dung chính, từ đó nhận biết chủ đề của tác phẩm

Dựa vào chủ đề của tác phẩm em hãy liên tưởng đến cảm xúc của tác giả, từ đó rút ra được thông điệp của nhà thơ

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thiên nhiên, những suy ngẫm về bước đi của thời gian

- Thông điệp: Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Phương pháp giải:

Em phân tích được ý nghĩa nhan đề, em nhận xét về sự liên kết giữa nhan đề và nội dung, từ đó nêu suy nghĩ về hai nhan đề được đề xuất thay liệu có phù hợp với nội dung của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Sang thu: nhan đề thể hiện được khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. 

- Thu/Mùa Thu: nhan đề thể hiện được không khí và thiên nhiên đất trời của mùa thu 

=> Không thể thay nhan đề Sang thu thành Thu hay Mùa thu bởi toàn bộ bài thơ này tập trung miêu tả khoảnh khắc đất trời chuyển mình từ hè sang thu.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Em cảm nhận cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả qua các hình ảnh thơ trong bài. Từ đó em rút ra được bài học về cách quan sát thiên nhiên từ tác giả

Lời giải chi tiết:

- Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh

+ Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.

+ Nhà thơ có những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời. 

=> Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.


Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Phương pháp giải:

Em chọn từ ngữ bất kì mà mình thấy ấn tượng, phân tích cái hay của từ ngữ đó để giải thích cho sự lựa chọn của mình

Lời giải chi tiết:

- Từ "Vắt": chỉ trạng thái lơ lửng của đám mây như một cây cầu bắc ngang mùa hạ để bước đến cánh cửa của mùa thu. Nửa mình như vẫn giữ lại chút hương vị của mùa hạ nhưng nửa còn lại đã rướn mình hòa vào trời thu.

- Từ "Phả": là một động từ có sắc thái mạnh dùng để diễn tả sự chủ động như đã đợi sẵn để được lan tỏa trong không gian của hương ổi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .