Top 6 Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

647

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 1

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử:

- Không gian: Địa bàn hoạt động của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thời gian: Tháng 8 năm 1945.

- Những sự kiện quan trọng: Kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.

Cảm hứng của tác giả: vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.


Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Trả lời:

- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ rõ cảm xúc tự hào, vui sướng khi đất nước giành chiến thắng, đồng thời cũng thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, xót thương cho những khó khăn vất vả mà chiến sĩ, nhân dân đã trải qua.

- Theo em, đây là cảm xúc chung của cộng đồng. Vì cộng đồng khao khát được tự do, vì cộng đồng sót thương cho những người đã nằm xuống, đã hi sinh xương máu để bảo vệ đất nước cũng là người con, người chồng, người cha… đã dũng cảm chiến đấu để bảo vệ cho gia đình, cho Tổ quốc.


Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích.

Trả lời:

- Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: “Đường tự do” khi Cách mạng giành thắng lợi.

- Những hình ảnh khác trong đoạn trích có mối liên hệ với hình ảnh trên là:

+ Hình ta đi…

+ Hình ảnh đất nước đẹp vô cùng

+ Hình ảnh đất nước tự do

+ …


Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Các địa danh xuất hiện trong đoạn trích: Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên; sông Lô, bến nước Bình Ca; Phú thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội; Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, Bến hải, Cửa Tùng...

- Hiệu quả: Tái hiện lại hiệu quả các địa danh trong cuộc kháng chiến chống Pháp – một phần quan trọng của hành trình chiến đấu, đồng thời thể hiện cảm xúc vui sướng tự hào khi giành thắng lợi.


Câu 5 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Trả lời:

- Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”:

+ Nhấn mạnh khung cảnh tự do, niềm ao ước lớn lao của dân tộc.

+ Thể hiện tinh thần phấn khởi, vui sướng của nhà thơ tràn ngập trên mọi nẻo đường của đất nước.

+ Làm tăng sức biểu cảm cho bài thơ.

+ …

Câu 6 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ.

Trả lời:

- Nhan đề bài thơ “Ta đi tới” thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

+ Nhan đề thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.

+ Nhan đề vừa ngợi ca chiến thắng, niềm tự hào, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.

=> Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 2

Câu 1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng....) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.


Câu 2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Cảm xúc này là cảm xúc chung của cộng đồng. Vì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến của nhân dân, niềm sung sướng và tự hào khi thắng lợi cũng là của cộng đồng.


Câu 3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: “Ta đi…”

Hình ảnh này có mối liên hệ gắn bó, giúp gợi mở ra những hình ảnh khác trong đoạn trích.


Câu 4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

- Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội, Việt Nam, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Việt Bắc, miền Nam, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, miền Trung, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.

- Một loại địa danh xuất hiện góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn: Niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc.


Câu 5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy.

Việc sử dụng điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…” nhằm nhấn mạnh vào những khó khăn, vất vả mà người người chiến sĩ cách mạng phải trải qua, từ đó bộc lộ niềm cảm phục và yêu mến dành cho họ.


Câu 6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ. Em có cảm nhận, suy nghĩ gì về nhan đề đó?

Nhan đề “Ta đi tới” là một câu hoàn chỉnh, thể hiện hành động tiến về phía trước của nhân vật “ta”. Cách đặt nhan đề độc đáo, ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Tác giả vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà dân tộc Việt Nam đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 3

Câu 1 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ trích đoạn để hình dung về bối cảnh.

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh của bài thơ:

- Không gian: rộng lớn, được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc.

- Thời gian: ban ngày

- Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

=> Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.


Câu 2 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài thơ để xác định cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.

Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.


Câu 3 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài để xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là nhân vật trữ tình "ta". Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.


Câu 4 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Phương pháp giải:

Câu 4 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Lời giải chi tiết:

Những địa danh được nhắc trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kon Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.

Việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy chứng tỏ niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng Điện Biên đã trải khắp từ Bắc vào Nam. Đồng thời cho thấy tình yêu cách mạng, lòng yêu nước được hiện diện trong mỗi người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.


Câu 5 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức biện pháp tu từ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc "Ai...", "Đường..." đã nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của người lính khi hành quân. Đồng thời ca ngợi những tấm gương anh hùng không ngại gian khó, vất vả để tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc. Đem hòa bình ấm no về cho nhân dân, cho Tổ quốc


Câu 6 (trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Phương pháp giải:

Dựa vào chủ đề và ý nghĩa của bài thơ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ta đi tới là nhan đề được tác giả Tố Hữu đặt mang ý nghĩa vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà nhân dân đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 4

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng....) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Bài giải:

Không gian: rộng được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc. 

Thời gian: ban ngày 

Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. 

=> Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao. 


Câu hỏi 2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp "ba ngàn ngày không nghỉ" nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Bài giải:

Chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp "ba ngàn ngày không nghỉ " nhà thơ đã bộc lộ tình cảm yêu cách mạng, yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ. 

Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam, nên cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng. 


Câu hỏi 3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Bài giải:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là nhân vật trữ tình "ta". Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt. 


Câu hỏi 4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện mỗi loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Bài giải:

Những địa danh được nhắc trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kom Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng. 

Việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy chứng tỏ niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng Điện Biên đã trải khắp từ Bắc vào Nam cho thấy tình yêu cách mạng, lòng yêu nước được hiện diện trong mỗi người dân Việt Nam trên khắp cả nước. 


Câu hỏi 5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: "Ai...", "Đường...". Hãy phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy.

Bài giải:

Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc "Ai...", "Đường..." đã nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của người lính khi hành quân và ca ngợi những tấm gương anh hùng không ngại gian khó, vất vả để tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc. 


Câu hỏi 6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Bài giải:

Ta đi tới là nhan đề được tác giả Tố Hữu đặt mang ý nghĩa vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà nhân dân đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.  

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 5

Câu 1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Trả lời:

Bối cảnh của bài thơ:

– Không gian: rộng lớn, được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc.

– Thời gian: ban ngày

– Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.


Câu 2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Trả lời:

– Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.

– Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.


Câu 3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Trả lời:

– Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là nhân vật trữ tình “ta”. Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.


Câu 4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

– Những địa danh được nhắc trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kon Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.

– Việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy chứng tỏ niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng Điện Biên đã trải khắp từ Bắc vào Nam. Đồng thời cho thấy tình yêu cách mạng, lòng yêu nước được hiện diện trong mỗi người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.


Câu 5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Trả lời:

– Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai…”, “Đường…” đã nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của người lính khi hành quân. Đồng thời ca ngợi những tấm gương anh hùng không ngại gian khó, vất vả để tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc. Đem hòa bình ấm no về cho nhân dân, cho Tổ quốc


Câu 6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Trả lời:

– Nhan đề bài thơ “Ta đi tới” thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

+ Nhan đề thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.

+ Nhan đề vừa mang ý nghĩa vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà nhân dân đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ta đi tới" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 6

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Ta Đi Tới

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ta đi tới thì nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ trong cuốn hồi ký “Nhớ lại một thời” của mình như sau:

Sau khi được gặp Bác (8/5/1954), tôi ra về, vừa phấn khởi vừa lo lắng về công việc của mình. Bác nói: “… kẻ thù mới sẽ hùng mạnh và hung ác hơn nhiều”, bởi vậy công tác tư tưởng sắp tới phải chú ý khắc phục tính chủ quan và nhất là tâm lý “xả hơi” ngay trong Đảng ta.

Khi tôi viết câu thơ “Đây mới là bài học đầu tiên” (trong Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) là ngắm nói tới những chiến công khác trong tương lai. Thực tế đã diễn ra đúng như tiên đoán của Bác. Cũng chính nhận định quan trọng này của Bác đã thúc giục tôi viết tiếp bài Ta đi tới ngay trong tháng 8/1954, vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.


Ý Nghĩa Bài Thơ Ta Đi Tới

Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.

Đọc Hiểu Bài Thơ Ta Đi Tới Của Tố Hữu


Hướng dẫn bạn đọc cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Ta đi tới:

Đọc đoạn thơ sau:

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng.
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao – Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

Ta đi tới, không thể gì chia cắt
Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau
Trời ta chỉ một trên đầu
Bắc Nam liền một biển
Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!


👉 Câu 1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ nào? 

Đáp án: Thể thơ tự do. 

👉 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất. 

Đáp án: Biện pháp tu từ nhân hóa/ hoán dụ “bàn chân một dân tộc” hoặc biện pháp tu từ điệp ngữ “những bàn chân” 

=>Tác dụng: nhằm tăng thêm sự sinh động cho đoạn thơ, nhấn mạnh sự vững vàng và sức mạnh của dân tộc ta. 

👉 Câu 3. Câu thơ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” nhắc đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Cảm xúc của tác giả khi nhắc đến sự kiện lịch sử này là gì? 

Đáp án: Câu thơ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” nhắc đến sự kiện lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954) của dân tộc ta. Cảm xúc của tác giả khi nhắc đến sự kiện lịch sử này là niềm tự hào và ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. 

👉 Câu 4. Theo em, nhân vật trữ tình “ta” trong đoạn thơ là ai? 

Đáp án: Theo em, nhân vật trữ tình “ta” trong đoạn thơ có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.Nghệ Thuật Bài Thơ Ta Đi Tới


Tổng kết giá trị nghệ thuật trong bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu.

  • Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
  • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, nhân hóa “những bàn chân” nhằm nhấn mạnh sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
  • So sánh (ta – rắn như thép, vững như đồng, cao như núi, dài như sông) để nhấn mạnh sức mạnh và ý chí kiên cường, bất khuất của đất nước ta, quân đội ta, thể hiện niềm tin chiến thắng và sự tự hào của tác giả đối với đất nước ta.
  • Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai…”, “Đường…” đã nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của người lính khi hành quân và ca ngợi những tấm gương anh hùng không ngại gian khó, vất vả để tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc. 
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .