Top 6 Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" (Ngữ văn 7- ShGK Cánh diều) hay nhất
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” ca ngợi thiên nhiên trù phú, đa dạng và những con người chất phác, mạnh mẽ trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng...xem thêm ...
Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" - mẫu 1
Chuẩn bị
Hiển thị nội dung
Yêu cầu (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
+ Mục đích của văn bản là gì?
+ Các ý kiến, lí lẽ bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng
- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi học đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này
Trả lời:
- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên nhan đề đã thể hiện đầy đủ, rõ ràng vấn đề đó.
+ Mục đích của văn bản là hướng độc giả có cái nhìn cụ thể, chính xác về thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.
+ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng xác thực cụ thể nhằm mục đích thể hiện nội dung của văn bản.
- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng
Tác giả Bùi Hồng
- Tên khai sinh: Bùi Văn Hồng, sinh ngày 5/12/1931. Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
- Tác phẩm chính:Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
- Phần I đã nêu khái quát đặc điểm đa dạng của các nhân vật trong truyện Đất rừng phương Nam
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Trả lời:
- Nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh là viết về các loài vật với sự am hiểu sâu sắc không chỉ về loài, họ, thói quen sinh thái mà phần nhiều là viết về nhưng mẩu chuyện có thật, xen lẫn với những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi về các loài vật đó.
Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết
Trả lời:
Lí lẽ
Bằng chứng
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời:
- Được lấy từ tác phẩm Đất rừng phương Nam– Đoàn Giỏi
Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính của phần 3 là về những con người Nam Bộ
Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này?
Trả lời:
- Các nhận vật được nhắc tới trong phần 3 là: dì Tư béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng, vợ Tư Mắm.
Câu 7 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.
Trả lời:
- Lí lẽ: Những màu sắc lỗng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo, lạ lùng.
Câu 8 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
- Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời:
- Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề con người và thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam
- Nhan đề của văn bản đã nêu cụ thể, rõ ràng vấn đề ấy.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết; tham khảo mẫu sau:
Lí lẽ
Bằng chứng
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
Trả lời:
Lí lẽ
Bằng chứng
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
Cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh mặt trời vàng óng
Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng
Nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn
“Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng… con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…”
Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng . Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
Chú Võ Tòng
Ông Hai bán rắn
Giống nhau
- Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ, bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ, đánh trả và đi tù
- Cả hai đều có phẩm chất gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ.
- Đều có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc
Khác nhau
Chú Võ Tòng gây án , tự đến nhà việc nộp mình, mãn hạn tù trở về con chết, vợ đi làm lẽ cho chủ đất. Chú vào rừng làm nghề sẵn bẫy thú
Ông Hai bán rắn trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh, cả gia đình trên con thuyền nhỏ lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề.
→ Cả hai nhân vật là đại diện cho những con người ở Nam Bộ, mạnh mẽ, gan dạ, phóng khoáng sống hòa mình với thiên nhiên, sông nước.
Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
- Mục đích của văn bản nghị luận là muốn người đọc hiểu về thiên nhiên và con người trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
- Để làm được điều này người viết đã đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng logic, rõ ràng để làm rõ mục đích ấy.
Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở bài 1?
Trả lời:
Thông qua văn bản này giúp em hiểu được tính cách, phẩm chất của nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. Hiểu được phẩm chất của những người dân Nam Bộ chất phác, gan dạ và phóng khoáng
Câu 6 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời:
- Qua văn bản đã giúp em hiểu rằng văn học có vai trò vô cùng to lớn, với những cuốn tiểu thuyết về từng vùng miền khác nhau sẽ giúp ta hiểu về thiên nhiên về tính cách của những con người ở mảnh đất đó.
- Văn học như một môn khoa học đặc biệt, nó không đưa ra những số liệu cụ thể mà nó để con người tự cảm nhận thông qua những dòng chữ, những câu văn.
Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" - mẫu 2
I. Giới thiệu tác giả Bùi Hồng
Nhà văn Bùi Hồng tên tên khai sinh là Bùi Văn Hồng, quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông có bút danh khác là Văn Hồng, Tân Đình, Thanh Hương.
Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
II. Khái quát tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
1.Thể loại
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Bố cục
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “phù hợp với đại chúng trẻ em”): Giới thiệu về truyện Đất rừng phương Nam
- Phần 2 (tiếp theo đến “dãy trường thành vô tận…”): Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam
- Phần 3 (còn lại): Nghệ thuật miêu tả con người trong truyện Đất rừng phương Nam
3. Giá trị nội dung
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thông qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Đọc tác phẩm của Đoàn Giỏi, người đọc đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ rõ ràng, mạch lạc
- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục
Nội dung chính
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thông qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Đọc tác phẩm của Đoàn Giỏi, người đọc đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và chú ý nhan đề của văn bản
Lời giải chi tiết:
- Văn bản viết về vấn đề nghị luận về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
- Nhan đề đã thể hiện rõ về vấn đề "thiên nhiên" và "con người" truyện Đất rừng phương Nam
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Mục đích của văn bản là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Mục đích của văn bản là nghị luận về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Chuẩn bị 3
Câu 3 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản rất rõ ràng và mạch lạc.
- Ý kiến khái quát về truyện Đất rừng phương Nam
- Ý kiến nhỏ 1: Thiên nhiên lộng lẫy, cuồn cuộc, tràn trề sức sống
- Ý kiến nhỏ 2: Con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng
Chuẩn bị 4
Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”; tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi)
Phương pháp giải:
Tham khảo sách báo, Internet
Lời giải chi tiết:
Những nét đặc sắc của tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam
Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ
Bạn có còn nhớ đoạn trích Đất Rừng Phương Nam trong những cuốn sách văn học ngày xưa? Qua ngòi bút của Đoàn Giỏi, thiên nhiên Nam Bộ nhuốm một màu sắc sơ khai nhưng hấp dẫn khó tả. Khu rừng đước cao to với các dòng nước len lỏi đục ngầu, nơi đại ngàn đầy nắng muôn loài muôn vật, xen lẫn trong đó mùi đất ẩm ướt mát lành và những con vật đồ sộ dữ dằn như chẳng thuộc về trần thế.
“Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối -thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.
Tôi đã kịp nhận ra. Rễ cây mốc thếch quấn vào nhau trông như những nùi rắn đang chen nhau lặn xuống nước, đầu khuất dưới nước rồi mà khúc mình còn mắc trên bờ.
Một tiếng tiu… u… ụt nổi lên đột ngột, vang dội cả khu rừng. Con chim ụt to tướng, lông rằn rục, từ trong bóng tối chập chờn lao vèo ngang qua đầu chúng tôi, luồng gió từ đôi cánh rộng quạt ra một mùi tanh, lờm lợm, ngửi thấy phát buồn nôn. Tiếng “u… u… ụt” của con chim đêm kinh tởm vọng rền trên mặt nước như đuổi theo sau lưng chúng tôi, càng làm cho chiếc xuồng như sợi hãi trôi nhanh.”
(Trích Đất Rừng Phương Nam)
Người miền Nam hồn hậu, nhiệt thành
Bức tranh Đất Rừng Phương Nam sẽ thiếu đi cái hồn khi không nhắc tới những con người chân thật, hào sảng. Đó là lão Ba Ngù vui tính nhưng có thể trở nên nghiêm túc bất cứ lúc nào, là cậu bé An tinh ranh, lanh lợi và có óc phán đoán. Là dì Tư béo chất phác, lương thiện, sẵn sàng cưu mang đứa trẻ đi lạc hay gia đình thằng Cò đã ấm áp nhận An làm con nuôi.
Ở đâu cũng có người này người kia. Nhưng con người và dân quân Nam Bộ luôn làm người ta ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu nước và nhất quyết trung thành với dân tộc.
Con người và thiên nhiên trong Đất Rừng Phương Nam đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.
(Nguồn: revisach.com)
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định nội dung phần 1
Lời giải chi tiết:
Phần 1 nêu khái quát Đất rừng phương Nam là một truyện có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống, không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định nội dung phần 2
Lời giải chi tiết:
Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh là kiến thức và vốn sống phong phú, từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định nội dung phần 2 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định nội dung phần 3 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là những con người Nam Bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi
Đọc hiểu 5
Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, liệt kê các nhân vật được nhắc tới trong phần 3
Lời giải chi tiết:
Trong phần 3, tác giả nhắc tới các nhân vật: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng
Đọc hiểu 6
Câu 6 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định câu nêu đánh giá chung
Lời giải chi tiết:
Câu nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam là: Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định vấn đề được bàn luận
Lời giải chi tiết:
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về đặc điểm thiên nhiên và con người được Đoàn Giỏi mô tả trong Đất rừng phương Nam. Nhan đề của văn bản đã khái quát được vấn đề bàn luận.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:
Lí lẽ
Bằng chứng (dẫn chứng)
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, tìm kiếm lí lẽ và dẫn chứng
Lời giải chi tiết:
Lí lẽ
Bằng chứng (dẫn chứng)
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng.
Những thân cây tràm vỏ trắng…xanh thẳm không cùng.
Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn
Nước ầm ầm đổ ra biển…như hai dãy trường thành vô tận…
Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét
Những lời nói ngọt nhạt,…lão Ba Ngù.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chủ Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định điểm giống và khác nhau
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau:
- Đều không có đất, quanh năm làm thuê cho địa chủ.
- Bị bọn địa chủ cướp công, cướp người yêu, cướp vợ.
- Đánh trả lũ địa chủ và bị tù.
* Khác nhau:
- Ông Hai bán rắn:
+ Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.
+ Gương mặt khoáng đạt, dễ mến, làn da mặt như người trẻ.
+ Phong thái phóng khoáng, tự tin, tự do và từng trải.
- Võ Tòng:
+ Gây án, tự đến nhà việc nộp mình.
+ Mãn hạn trở về, con chết, vợ thành vợ nhỏ của chủ đất.
+ Không trả thù, vào rừng săn thú.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, xác định mục đích chính
Lời giải chi tiết:
Mục đích chính của văn bản là làm rõ đẹp của thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Nội dung các phần đã liên kết, làm rõ cho ý kiến trên, giúp tác giả thực hiện được mục đích nghị luận
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, nhớ lại văn bản trong bài 2 để trả lời
Lời giải chi tiết:
Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về nghệ thuật viết truyện đặc sắc cũng như nét hay, nét đẹp của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đã học ở bài 1
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, nêu ý kiến của em
Lời giải chi tiết:
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Thông qua việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của Đoàn Giỏi, tác giả Bùi Hồng đã cho người đọc thấy được vốn sống phong phú và hiểu biết sâu sắc của Đoàn Giỏi về thiên nhiên, các loài vật và con người ở vùng Cửu Long sông nước. Đọc tác phẩm của Đoàn Giỏi, người đọc đồng thời được mở mang hiểu biết về thiên nhiên con người nơi đây
Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" - mẫu 3
I. Tác giả văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Tên khai sinh: Bùi Văn Hồng, sinh ngày 5/12/1931. Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
+ Tác phẩm chính:Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
II. Tìm hiểu tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Thể loại: Văn bản nghị luận
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt: Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Bố cục:
Chia văn bản thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “hợp với đại chúng trẻ em”: Giới thiệu chung về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “hai dãy trường thành vô tận”: Khung cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Đoạn 3: Còn lại: Tính cách, phẩm chất của những con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
Giá trị nội dung:
- Văn bản ca ngợi thiên nhiên trù phú, đa dạng và những con người chất phác, mạnh mẽ trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Bùi Hồng.
Giá trị nghệ thuật:
- Tác giả đã thành công khi liệt kê những chi tiết đắt giá trong tác phẩm.
- Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể về thiên nhiên, con người trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Khung cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Với vốn sống phong phú tác giả đã đưa người đọc hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong Đất rừng phương Nam.
+ Ba ba to bằng cái nìa.
+ Kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản.
+ Cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
- Ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh mặt trời vàng óng
Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng
- Nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn
“Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng… con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…”
- Tính cách, phẩm chất của những con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
Nhân vật Võ Tòng và ông Hai bán rắn
- Giống nhau
+ Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ, bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ, đánh trả và đi tù
+ Cả hai đều có phẩm chất gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ.
+ Đều có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc
- Khác nhau:
+ Chú Võ Tòng: Chú Võ Tòng gây án , tự đến nhà việc nộp mình, mãn hạn tù trở về con chết, vợ đi làm lẽ cho chủ đất. Chú vào rừng làm nghề sẵn bẫy thú
+ Ông Hai bán rắn: Ông Hai bán rắn trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh, cả gia đình trên con thuyền nhỏ lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề.
→ Cả hai nhân vật là đại diện cho những con người ở Nam Bộ, mạnh mẽ, gan dạ, phóng khoáng sống hòa mình với thiên nhiên, sông nước.
Các nhân vật khác
- Dì Tư Béo: Lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng.
- Lão Ba Ngù: Cái áo vắt vai, những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say.
1. Chuẩn bị
- Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản.
- Mục đích là làm rõ về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản rõ ràng, mạch lạc.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Phần (1) nêu khái quát đặc điểm hình thức của truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 2. Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Điểm mạnh: Từng viết một loạt sách về các con vật.
Câu 3. Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.
- Lí lẽ: Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
- Dẫn chứng: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
Câu 4. Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai?
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.
Câu 5. Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Con người Nam Bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi.
Câu 6. Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3)?
Những nhân vật được nhắc tới: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng.
Câu 7. Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
- Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Nhan đề văn bản thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản.
Câu 2. Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:
Lí lẽ
Dẫn chứng
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:
ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng:
Những thân cây tràm vỏ trắng… xanh thẳm không cùng
Và nỗi ngợp trước dòng sông Năm Căn:
nước ầm ầm… trường thành vô tận.
Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét:
những lời nói… Ba Ngù.
Câu 3. Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.
- Giống nhau: Không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ; bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ; họ đánh trả và bị tù.
- Khác nhau:
Ông bán rắn: Trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh; Một con người tự tin, phóng khoáng
Võ Tòng: Tự đến nộp mình, mãn hạn trở về con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất, không trả thù và bỏ vào rừng là nghề săn bẫy thú.
Câu 4. Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
- Mục đích: Làm rõ vẻ đẹp về thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam.
- Phần 1: Khái quát chung; Phần 2: Vẻ đẹp thiên nhiên; Phần 3: Vẻ đẹp con người. Các phần có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung.
Câu 5. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
Văn bản giúp em hiểu thêm về nhân vật Võ Tòng, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam).
Câu 6. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Tác giả có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng của Đoàn Giỏi về thiên nhiên và con người phương Nam. Từ đó, ông vận dụng để sáng tác nên tác phẩm Đất rừng phương Nam.
Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" - mẫu 4
I. Tác giả
- Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948.
- Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951.
- Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
- Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
II. Tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Thể loại: Nghị luận văn học
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Văn bản phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc (như khung cảnh thiên nhiên và con người...) trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Bố cục tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Phần 1: Từ đầu ... "hợp với đại chúng trẻ em.": Giới thiệu về những đặc sắc của tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Phần 2: Tiếp ... "dãy trường thành vô tận...": Nghệ thuật miêu tả khung cảnh trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Phần 3: Còn lại: Nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Giá trị nội dung tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Lí lẽ xác đáng, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Những đặc sắc của Đất rừng phương Nam
- Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề.
- Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.
→ Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm.
- Thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam
- Tác giả có vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật.
→ Dẫn chứng:
+ Ông đã từng viết nhiều sách về các con vật.
+ Các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ.
- Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc.
+ Chi tiết miêu tả các con vật: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
→ Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc.
+ Tác giả đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: "Những thân cây tràm... xanh thẳm không cùng..." vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: "nước ầm ầm đổ ra biển... trường thành vô tận...".
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật
- Tác giả chỉ dùng một vài chi tiết để khắc họa con người Nam Bộ sắc sảo, mang những phẩm chất, đặc điểm tính cách riêng.
- Điều đó được làm rõ qua các dẫn chứng:
+ Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo.
+ Cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù.
+ Nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng cùng có hoàn cảnh giống nhau. Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Đều đánh trả và bị tù.
+ Ông Hai: Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,... Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn
+ Chú Võ Tòng: Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ. Làm nghề săn bẫy thú. Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào...
1. CHUẨN BỊ
Câu 1:
- Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
- Mục đích của văn bản là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản đã nêu rõ vấn đề được thể hiện trong văn bản.
- Mục đích của văn bản là cho thấy đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 2.
- Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam", tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng.
Trả lời:
- Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản: bằng chứng để chứng minh cho lí lẽ; lí lẽ để chứng minh cho ý kiến.
- Thông tin về nhà văn Bùi Hồng:
- Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
- Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
2. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
- Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
- Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì
Trả lời:
- Phần (1) nêu khái quát đặc điểm hình thức của truyện Đất rừng phương Nam: kết cấu chương hồi truyền thống, dễ đọc, dễ hiểu, hợp với đại chúng trẻ em.
- Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh: viết văn dựa trên vốn sống phong phú khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Câu 2.
- Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.
- Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời:
- Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết:
- Lí lẽ: "Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm nười đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác".
- Bằng chứng: "ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi".
- Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.
Câu 3.
- Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?
- Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3)?
- Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
- Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là nói về nét sắc sảo của con người Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam.
- Những nhân vật được nhắc tới trong phần (3): dì Tư Béo, lão Ba Ngủ, ông Hai, chú Võ Tòng, An, vợ ông Hai, vợ chú Võ Tòng, địa chủ.
- Câu nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam: "Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.".
CÂU HỎI
Câu 1. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời:
- Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn luận về những đặc trưng của thiên nhiên và con người trong "Đất rừng phương Nam".
- Nhan đề của văn bản đã nêu rõ vấn đề ấy.
Câu 2. Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:
Trả lời:
Lí lẽBằng chứng (dẫn chứng) Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khácba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
Câu 3. Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
Ông HaiChú Võ TòngGiống
- Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ.
- Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ.
- Đều đánh trả và bị tù.
Khác
- Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.
- Kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,...
- Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn
- Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ.
- Làm nghề săn bẫy thú.
- Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào...
Câu 4. Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là cho thấy đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Phần (1): Nêu khái quát đặc điểm nghệ thuật của truyện Đất rừng phương Nam.
- Phần (2): Nêu đặc điểm thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Phần (3): Nêu đặc điểm con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 5. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
Trả lời: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ông Hai và chú Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1.
Câu 6. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã cho em hiểu thêm về đặc điểm thiên nhiên vùng sông nước và tính cách con người Nam Bộ vùng châu thổ Cửu Long Giang.
Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" - mẫu 5
A. Nội dung chính Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
B. Bố cục Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Chia văn bản thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “hợp với đại chúng trẻ em”: Giới thiệu chung về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “hai dãy trường thành vô tận”: Khung cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
- Đoạn 3: Còn lại: Tính cách, phẩm chất của những con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.
C. Tóm tắt tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Văn bản miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, sôi động ở mảnh đất phương Nam con vật, cây cối, thiên nhiên lồng lộng, cuồn cuộn tràn trề sức sống. Đồng thời tác giả còn miêu tả những con người nơi đây chất phác, thật thà, vui vẻ trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản
- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý
+ Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
→ Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Tên nhan đề đã thể hiện đầy đủ, rõ ràng vấn đề đó.
+ Mục đích của văn bản là gì?
→ Mục đích của văn bản là hướng độc giả có cái nhìn cụ thể, chính xác về thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.
+ Các ý kiến, lí lẽ bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
→ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng xác thực cụ thể nhằm mục đích thể hiện nội dung của văn bản.
- Tìm hiểu thông tin về nhà văn Bùi Hồng.
Thông tin về nhà văn Bùi Hồng
+ Tên khai sinh: Bùi Văn Hồng, sinh ngày 5/12/1931; mất ngày 22/11/2012. Nhà văn Bùi Hồng tên tên khai sinh là Bùi Văn Hồng, quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông có bút danh khác là Văn Hồng, Tân Đình, Thanh Hương.
+ Bùi Hồng là nhà văn chuyên viết thể loại truyện ký
+ Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
ADVERTISING
+ Tác phẩm chính:
- Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968);
- Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969);
- Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987);
- Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997);
- Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001);
- Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002);
- Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002);
- Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)
+ Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
2. Đọc hiểu - Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Câu 1 trang 84 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời
Phần (1) đã nêu khái quát về các nhân vật và kết cấu của truyện Đất rừng phương Nam
Câu 2 trang 85 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều:
Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Trả lời
Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh là kiến thức sâu rộng và vốn sống phong phú.
Câu 3 trang 85 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết
Trả lời
Lí lẽDẫn chứngTrong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một bài thơ, một "thi sĩ của đất rừng phương Nam"
- Cảm giác ngây nhất trước vẻ đọe rừng U Minh dưới ánh Mặt trời vàng óng: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn...tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng...
- Nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,....rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...
Câu 4 trang 85 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều:
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời
Được lấy từ tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi
Câu 5 trang 85 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Trả lời
Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là: ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên với "những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống", tác giả bàn về vẻ đẹp con người Nam bộ.
Câu 6 trang 85 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này?
Trả lời
Các nhận vật được nhắc tới trong phần 3 là: dì Tư béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng, vợ Tư Mắm.
những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo; cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của Ba Ngù... Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng... khi chú sửa soạn nhô lên ngắm bắn thì bất ngờ lọt vào ống nhòm của con Việt gian (vợ Tư Mắm)
Câu 7 trang 86 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ
Trả lời
- Lí lẽ: Những màu sắc lỗng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo, lạ lùng.
Câu 8 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời
Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
3. Câu hỏi cuối bài Soạn Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Câu 1 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam bàn luận về vấn đề gì?? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về đặc điểm thiên nhiên và con người được Đoàn Giỏi mô tả trong Đất rừng phương Nam. Và nhan đề của văn bản đã nêu khái quát được vấn đề ấy.
Câu 2 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết; tham khảo mẫu sau:
Trả lời
Xem chi tiết ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết
Câu 3 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này
Trả lời
So sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng được nêu chi tiết ở điểm giống nhau và khác nhau giữa ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng
Câu 4 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy như thế nào?
Trả lời chi tiết Mục đích chính của văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Câu 5 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở bài 1?
Trả lời:
Văn bản giúp em hiểu thêm gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng: tính cách, phẩm chất của nhân vật Võ Tòng; hiểu được phẩm chất của những người dân Nam Bộ chất phác, gan dạ và phóng khoáng
Câu 6 trang 87 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời
- Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học có vai trò vô cùng to lớn, với những cuốn tiểu thuyết về từng vùng miền khác nhau sẽ giúp ta hiểu về thiên nhiên về tính cách của những con người ở mảnh đất đó.
- Văn học như một môn khoa học đặc biệt, nó không đưa ra những số liệu cụ thể mà nó để con người tự cảm nhận thông qua những dòng chữ, những câu văn.
Bài soạn "Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam" - mẫu 6
Chuẩn bị
Yêu cầu trang 84 Ngữ văn 7 Tập 1: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
+ Mục đích của văn bản là gì?
+ Các ý kiến, lí lẽ bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng
- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi học đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này
Trả lời:
- Văn bản viết về vấn đề: nghị luận về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề: thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Mục đích của văn bản: là nghị luận về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Các ý kiến, lí lẽ phục vụ cho mục đích của văn bản: một cách rõ rang, mạch lạc.
- Nhà văn Bùi Hồng: Tên khai sinh là Bùi Văn Hồng (1931-2012). Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945. Công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Ông bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 nhà văn Bùi Hồng làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng. Các tác phẩm chính:Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007). Ông được tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” phân tích những nét đặc sắc về thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 trang 84 Ngữ văn 7 Tập 1: Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
Phần 1 nêu khái quát đặc điểm của truyện là một truyện có kết cấu chương hồi truyền thống, không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.
Câu 2 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1: Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Trả lời:
Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có vốn sống phong phú.
Câu 3 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1: Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết
Trả lời:
- Lí lẽ: Đoàn Giỏi từng viết…. có xuất xứ hẳn hoi
- Dẫn chứng: tác giả liệt kê những loài vật được nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả trong Đất rừng phương Nam.
Câu 4 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1: Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời:
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.
Câu 5 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1: Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Trả lời:
Câu mở đầu của phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là con người Nam Bộ trong truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 6 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1: Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này?
Trả lời:
Nhân vật được nhắc tới trong phần 3 này là: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng.
Câu 7 trang 86 Ngữ văn 7 Tập 1: Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.
Trả lời:
Lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách của con người Nam Bộ: “Trước kẻ thù họ chống trả quyết liệt. Với bạn bè giai cấp, họ gắn bó thủy chung. Họ hào hiệpphóng khoáng kiểu Lương Sơn Bạc.”
Câu 8 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
Câu nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam: “Có thể nói Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.”
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời:
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rưng phương Nam” bàn luận về thiên nhiên và con người được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong truyện Đất rừng phương Nam.
Nhan đề của văn bản đã khái quát được vấn đề cần bàn luận trong văn bản.
Câu 2 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết; tham khảo mẫu sau:
Lí lẽ
Bằng chứng
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
Trả lời:
Lí lẽ
Bằng chứng
Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng.
những thân cây….xanh thẳm không cùng.
Và nỗi rợn ngợp trước dòng Năm Căn
nước ầm ầm…. dãy trường thành vô tận
Ông không nhièu lời, đôi khi chỉ vài ba nét
những lời nói ngọt nhạt củ dì Tư Béo..dở say của lão Ba Ngù
Chuyện bác Hai và chú Võ Tòng kết bạn… màu huyền thoại
Võ Tòng tẩm thuốc…. suốt ngày lầm lì không nói một tiếng.
Câu 3 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng . Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ở hai nhân vật này.
Trả lời:
- Giống nhau: Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Họ đánh trả và bị tù.
- Khác nhau:
+ Ông Hai bán rắn – tía nuôi An - trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.
+ Chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất. Chú vào rừn làm nghề săn bắt thú.
Câu 4 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
- Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là làm rõ ý kiến “Đất rung phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.”
- Nội dung các phần của văn bản đã liên kết với nhau để làm rõ cho mục đích nghị luận của tác giả.
Câu 5 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở bài 1?
Trả lời:
Văn bản nghị luận này đã giúp em hiểu them về nghệ thuật viết truyện đặc sắc cũng nhưn những nét hay nét đẹp của đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
Câu 6 trang 87 Ngữ văn 7 Tập 1: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời:
Văn bản nghị luận “Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng Phuong Nam” này đã giúp em hiểu văn học giúp con gnười khám phá về thiên nhiên và con người ở các vùng đất khác nhau và qua đó cũng hiểu được vốn sống của tác giả, những hiểu biết của tác giả về thiên nhiên, con người.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .