Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6238

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Câu 1

Giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

a) Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b) Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

c) Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

d) Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về từ Hán Việt

Dựa vào ngữ cảnh của câu để giải thích nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

a.

- “Tiên triều”: đời trước

- “Hàn sĩ”: học trò

b. 

- “Khoan dung”: lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải.

- “Hiếu sinh”:quý trọng sinh mệnh, tránh những hành động gây hại đến sự sống muôn loài.

c. 

- “Nghĩa khí”:chí khí của người hay làm việc nghĩa.

d.

- “Hoài bão tung hoành”: ấp ủ trong lòng những điều lớn lao, tốt đẹp, mạnh mẽ.


Câu 2

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

     Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cám cái tấm lòng biệt nhõn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

a) Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý

nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.

c) Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về từ Hán Việt để giải thích nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

- Nhất sinh: cả một đời

- Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt.

- Liên tài: biết quý cái tài

- Thiên hạ: Tất cả những gì dưới trời đất

- Quyền thế: quyền hành và thế lực

b. 

Ví dụ thay từ “biệt nhỡn”: 

Ta rất cám cái tấm lòng trân trọng đặc biệt liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ

Nhận xét: Câu văn ban đầu được sử dụng hay hơn và đúng với tinh thần văn bản.

c.

Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được hết những thông điệp tác giả muốn truyền tải.


Câu 3

Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức với từ Hán Việt để tìm các từ phù hợp

Lời giải chi tiết:

Lời giải chi tiết

- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ "cương trực": cương quyết, cương trực

Mặc kệ sự ngăn cản của gia đình, người thanh niên trẻ cương quyết tham gia quân đội để cứu nước 

Ông ấy là một nhà lãnh đạo cương trực

- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ "hàn sĩ": bần hàn, nho sĩ

Kẻ bần hàn thường bị xem thường

Ông ấy là nho sĩ nổi tiếng nhất của vùng này

- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ "hiếu sinh": hiếu khách, sinh vật

Việt Nam là một quốc gia hiếu khách

Vườn quốc gia là nơi nuôi dưỡng những loài sinh vật đang cần được bảo tồn


Câu 4

Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều tri thức bổ ích.

b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Phương pháp giải:

Đọc câu văn, dựa vào ngữ cảnh để xác định từ được dùng có phù hợp hay không

Lời giải chi tiết:

a) Từ dùng sai: tri thức

Sửa lại: thay bằng từ "kiến thức"

b) Từ dùng sai: hàn sĩ

Sửa lại: thay bằng từ "nho sĩ"

c) Từ dùng sai: yếu điểm

Sửa lại: thay bằng từ "khuyết điểm"

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

1. Giải thích nghĩa của những từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

  • Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

  • Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

  • Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Trả lời: 

    - "Hàn sĩ": người học trò nghèo

    - "hiếu sinh": quí trọng sinh mệnh, tránh động đến sự sống của vạn vật

2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tử bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Trả lời:

5 từ Hán Việt trong đoạn văn:

- Nhất sinh: cả một đời

- Quyền thế: quyền hành và thế lực

- Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt

- Liên tài: biết quý cái tài

- Thiên hạ: Tất cả những gì trong trời đất.

Ví dụ, thay thế từ "nhất sinh":

"Ta cả một đời không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ."

c. Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được một cách chính xác nhất thông điệp của tác giả.


3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

Trả lời:

- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ "cương trực": cương quyết, chính trực

+ Người lính cương quyết không làm theo lệnh chỉ huy và anh ta đã bị kỷ luật.

+ Ông ấy là một người chính trực, trước sau như một.

- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ "hàn sĩ": bần hàn, sĩ tử

+ Trong xã hội xưa, những con người bần hàn, thấp cổ bé họng không có quyền lên tiếng trước những bất công, tàn ác.

+  Các sĩ tử nô nức lên kinh ứng thi.

- Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ "hiếu sinh": hiếu khách, sinh vật

+ Việt Nam là một quốc gia hiếu khách.

+ Vườn quốc gia là nơi nuôi dưỡng những loài sinh vật đang cần được bảo tồn.


4. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

Trả lời:

  • Từ dùng sai: tri thức

Sửa lại: thay bằng từ "kiến thức"

  • Từ dùng sai: hàn sĩ

Sửa lại: thay bằng từ "nho sĩ"

  • Từ dùng sai: yếu điểm

Sửa lại: thay bằng từ "khuyết điểm"

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Sử dụng từ Hán Việt

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

a.- “Tiên triều”: đời trước

- “Hàn sĩ”: học trò nghèo thời phong kiến

b. - “Khoan dung”: lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải.

- “Hiếu sinh”: quý trọng sinh mệnh, tránh những hành động gây hại đến sự sống muôn loài.

c. - “Nghĩa khí”: chí khí của người hay làm việc nghĩa.

d.- “Hoài bão tung hoành”: ấp ủ trong lòng những điều lớn lao, tốt đẹp, mạnh mẽ.


Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Đời ta cũng mới viết có hai bộ tranh gồm 4 bức treo liền với nhau và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi.

=> Sự thay thế khiến câu văn trở nên dài dòng, làm giảm đi tính trang trọng của tranh tứ bình và không phù hợp với bối cảnh câu chuyện

3. Ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt

- Tạo ra một không khí cổ kính của một thời vang bóng

- Khiến lời nói của nhân vật thêm phần tôn nghiêm, trang trọng.


Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Cương chính: Một người cương chính sẽ không bao giờ làm trái pháp luật. 

- Chính trực: Anh ấy là một người chính trực, công tư phân minh

- Cơ hàn: Khi dịch bệnh xảy ra, gia đình ấy đã lâm vào cảnh cơ hàn.

- Tiến sĩ: Cô ấy học rất giỏi, đã lên đến bậc tiến sĩ.

- Hiếu thảo: Mỗi người con cần biết bày tỏ tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Sát sinh: Phật dạy mỗi người cần tu tâm tích đức, không được sát sinh. 


Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

=> tri thức (những hiểu biết về vạn vật xung quanh do con người tích luỹ được)

2. Lỗi dùng từ: hàn sĩ 

=> Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của kẻ sĩ 

3. Lỗi dùng từ: yếu điểm 

=> sửa: điểm yếu (phần còn nhiều hạn chế, khó khắc phục)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

a) Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b) Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

c) Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

d) Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Lời giải 

a.

- tiên triều: triều đại trước

- hàn sĩ: người học trò nghèo

b.

- khoan dung: rộng lượng, dễ tha thứ.

- hiếu sinh: ham sống

Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cám cái tấm lòng biệt nhõn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

a) Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý

nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.

c) Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Lời giải 

a. Các từ hán việt trong đoạn văn:

- Nhất sinh: cả một đời

- Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt.

- Liên tài: biết quý cái tài

- Thiên hạ: Tất cả những gì dưới trời đất

- Quyền thế: quyền hành và thế lực

b. 

Ví dụ thay từ “biệt nhỡn”: 

Ta rất cám cái tấm lòng trân trọng đặc biệt liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ

Nhận xét: Câu văn ban đầu được sử dụng hay hơn và đúng với tinh thần văn bản.

c.

Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được hết những thông điệp tác giả muốn truyền tải.


Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

Lời giải 

- Cương chính: Một người cương chính sẽ không bao giờ làm trái pháp luật. 

- Chính trực: Anh ấy là một người chính trực, công tư phân minh

- Cơ hàn: Khi dịch bệnh xảy ra, gia đình ấy đã lâm vào cảnh cơ hàn.

- Tiến sĩ: Cô ấy học rất giỏi, đã lên đến bậc tiến sĩ.

- Hiếu thảo: Mỗi người con cần biết bày tỏ tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Sát sinh: Phật dạy mỗi người cần tu tâm tích đức, không được sát sinh. 


Câu 4 trang 29 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều tri thức bổ ích.

b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Lời giải 

  • Lỗi dùng từ: trí thức (người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình). Không thể nói tích luỹ nhiều “người làm việc lao động trí óc”

=> sửa: tri thức (những hiểu biết về vạn vật xung quanh do con người tích luỹ được)

Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều tri thức bổ ích.

  • Lỗi dùng từ: hàn sĩ (người học trò nghèo) không phù hợp nghĩa với “sự cứng cỏi, ngang tàng”, ngoài ra, đây là danh từ chỉ chung một chức danh, cần một số từ đứng trước để phù hợp với chủ ngữ

Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của một bậc dũng sĩ.

  • Lỗi dùng từ: yếu điểm (điểm lớn nhất, giữ vị trí quan trọng). Không thể nói: thói quen học tập “nước đến chân mới nhảy” là điểm quan trọng nhất của nhiều bạn học sinh.

=> sửa: điểm yếu (phần còn nhiều hạn chế, khó khắc phục)

Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một điểm yếu của nhiều bạn học sinh.


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 28)

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

  • Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều , nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ , sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

  • Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh .

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

  • Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

  • Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Gợi ý:

a.

  • tiên triều: triều đại trước
  • hàn sĩ: người học trò nghèo

b.

  • khoan dung: rộng lượng, dễ tha thứ.
  • hiếu sinh: ham sống
    1. nghĩa khí: hay làm việc tốt, ghét điều sai trái
    2. hoài bão tung hoành: mong ước, ấp ủ những điều tốt đẹp, lớn lao

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Gợi ý:

b.

  • Thử thay thế: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong dưới trời”.
  • Câu văn ban sử dụng từ “thiên hạ” sẽ phù hợp với bối cảnh thời đại hơn, cũng như mang sắc thái trang trọng hơn.
    1. Ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên: Phù hợp với bối cảnh thời đại, toát lên vẻ trang trọng và thiêng liêng.

Câu 3. Hãy tìm sáu từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

- Các từ:

  • cương: cương quyết
  • trực: chính trực
  • hàn: bần hàn
  • sĩ: sĩ tử
  • hiếu: hiếu chiến
  • sinh: sinh tử

- Đặt câu:

  • Chúng tôi cương quyết không bán nhà cho anh ta.
  • Bác Hoàng là một người chính trực.
  • Gia cảnh của chàng rất bần hàn.
  • Các sĩ tử chuẩn bị bước vào kì thi.
  • Cậu ta là một kẻ hiếu chiến.
  • Trận đấu hôm nay có tính chất sinh tử.

Câu 4. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

Gợi ý:

    1. Từ dùng sai: trí thức (người có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó), thay bằng từ: kiến thức
    2. Từ dùng sai: hàn sĩ (học trò nghèo); thay bằng từ: nho sĩ
    3. Từ dùng sai: yếu điểm (điểm quan trọng), thay bằng từ: điểm yếu.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Sử dụng từ Hán Việt" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức tiếng Việt
Từ Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.
Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra lâu dài, tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã xâm nhập vào việt Nam và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Với chính sách đồng hóa củ phong kiến phương Bắc, chữ Hán đã được dùng làm chữ viết chính thức của ta trong hàng thế kỷ. Chính vì thế, tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, số lượng từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán Việt là từ đa âm tiết.

Ví dụ từ Hán Việt: Độc lập, tự do, gia đình, hạnh phúc, chính sách, pháp luật, thi nhân, văn nhân, khoan dung, vị tha, nhân ái, nhân nghĩa..

Hướng dẫn học bài: Thực hành tiếng Việt trang 28 - Văn 10 - Kết nối tri thức
Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:
a) Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
​b) Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
​c) Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)​
d) Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)​


Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
"Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm ông biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)​
a) Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn trên.
b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn bằng một từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu với câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới để rút ra nhận xét về sự thay thế này.
c) Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Câu 3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mối từ Hán Việt tìm được.

Câu 4. Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:
a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.
b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.
c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 28 - Văn 10 - Kết nối tri thức
Câu 1. Nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm:
- tiên triều: triều đại trước.
- hàn sĩ: người học trò nghèo.
- khoan dung: rộng lòng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
- hiếu sinh: có lòng quý trọng sinh mệnh, không làm những hành động gây hại đến sự sống của muôn loài.
- nghĩa khí: là chí khí của người hay làm việc nghĩa.
- hoài bão: ấp ủ trong lòng ý muốn làm những điều lớn lao và tốt đẹp
- tung hoành: ngang dọc.

Câu 2.
a) 5 từ Hán Việt trong đoạn trên: nhất sinh, quyền thế, tứ bình, trung đường, biệt nhỡn liên tài, thiên hạ.
b) Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn bằng một từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương: biệt nhỡn liên tài thay bằng cái nhìn thể hiện sự kính trọng đối với người tài.
Câu văn sau khi được thay thế sẽ trở thành:
Ta cảm cái tấm lòng thể hiện cái nhìn kính trọng đối với người tài của các người.
Nhận xét: sự thay thế này sẽ làm cho câu văn trở nên lủng củng, tối nghĩa.
c) Ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt trong đoạn văn trên: Làm cho lời văn hàm súc, mang sắc thái trang trọng, cổ kính, phù hợp với một phần nội dung của văn bản: ca ngợi thú chơi chữ Nho thanh cao của các bậc tiền bối.

Câu 3. 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh là: trực tuyến, trực giác; bần hàn, thi sĩ; hiếu thảo, sinh tử.
Đặt câu:
- Học trực tuyến là giải pháp được sử dụng rộng rãi khi học sinh buộc phải dừng đến trường trong mùa dịch.
- Trực giác mách bảo tôi đã nhìn nhận đúng người.
- Trải qua những lúc bần hàn mới hiểu rõ lòng bằng hữu.
- Thi sĩ đã để tiếng lòng ngân lên thành những vần thơ tuyệt bút.
- Đạo làm con là phải biết hiếu thảo với cha mẹ.
- Sinh tử là quy luật tất yếu của đời người.

Câu 4. Lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau:
a) Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.
Lỗi: từ "trí thức" (dùng sai nghĩa - trí thức là để chỉ người người có kiến thức sâu xa về một hay nhiều lĩnh vực...)
Sửa: thay bằng từ "tri thức"
b) Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.
Lỗi: từ "hàn sĩ" (dùng từ không hợp văn cảnh)
Sửa: thay bằng "mình"
c) Thói quen học tập theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.
Lỗi: từ "yếu điểm" (sai nghĩa - "yếu điểm" là điểm quan trọng nhất)
Sửa: "điểm yếu".

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .