Top 6 Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

615

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Trả lời:

- Những so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau: thuyền và bến, biển và sóng…


Câu hỏi 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.

Trả lời:

- Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ: Sóng, Thuyền và Biển…

- Trong đó em ấn tượng nhất là bài Thuyền và Biển, bài hát mượn hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện sự khăng khít, bền chặt và chung thủy của tình yêu. Nó không thể tách rời nhau dẫu có xa cách.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Những dấu hiệu chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ là:

- Cụm từ: kể anh nghe

- Nhân vật: thuyền và biển

Theo dõi diễn biến câu chuyện.

- Diễn biến câu chuyện: Câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.

Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này.

- Dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này có tác dụng giải thích cho hai dòng thơ trước đó: sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.

Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

- Nhận thức rút ra từ câu chuyện: Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì, là sự thấu hiểu của những con người khi yêu.

Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

- Tác gỉa sử dụng hình ảnh ẩn dụ: thuyền và biển là người con trai và người con gái. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng đi người yêu giống như thuyền từ giã biển, cô gái chỉ còn thấy bão tố. Người con gái chỉ luôn muốn ở cạnh người mình yêu, tận hưởng niềm hạnh phúc.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện nỗi niềm mong ngóng, nhớ thương và buồn đau của những người yêu nhau trong tháng ngày xa cách. Bài thơ là lời nhắn gửi sâu sắc, muốn được gắn bó và luôn hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về ngày gặp lại.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Trả lời:

- Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.


Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

Trả lời:

- Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái.

- Những cung bậc tình cảm đã được “người kể” soi rọi, khám phá là:

+ Sự thủy chung, lãng mạn của hai người yêu nhau.

+ Sự thấu hiểu chỉ những người yêu nhau

+ …


Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời:

- Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”.

+ Hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu.

+ Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.

+ Gặp là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.

= > Ba yếu tố trên là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian.


Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Trả lời:

- Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.


Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

- Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình là một người có tâm hồn đa sầu, đa cảm khát khao hạnh phúc, sống hết mình với sự thủy chung son sắt. Nhân vật trữ tình luôn mong tình yêu của mình sẽ đến ngày đơm hoa, kết trái, có kết quả như ý sau những tháng ngày xa cách. Từ đó cũng gửi gắm đến một thông điệp về khát khao hạnh phúc, tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình.


Câu 6 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ:

- Giúp cho hai sự vật thuyền và biển tưởng như xa lạ lại trở nên gần gũi hơn, chạm đến sự đồng cảm của người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

- Làm cho thông điệp về tình yêu được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

- Giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả.

- …


* Kết nối đọc – viết

Câu hỏi (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Đoạn văn tham khảo

- Tìm đọc: Tình thuyền và biển (Hoàng Minh Tuấn).

- Viết đoạn văn.

Tình yêu vốn là thứ tình cảm khó nói, vì vậy trong thơ ca xưa để nói về tình yêu đôi lứa tác giả đã mượn những hình ảnh: thuyền, bến, sóng, biển… Đặc biệt hình ảnh thuyền và biển là những hình ảnh ta dễ dàng bắt gặp nhất trong các bài thơ, ca dao… Trong đó bài thơ “Thuyền và biển” của tác giả Hoàng Minh Tuấn cũng đã mượn hai hình ảnh này để làm rõ nét và sâu sắc sự đa dạng những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Cái đẹp của tình yêu chính là sự đa dạng khi dồn dập mãnh liệt khi lại dịu êm, buồn tủi… tình yêu là thứ tình cảm luôn vận hành, biến đổi khi chúng ta biết thấu hiểu và sẻ chia. Tình yêu là sự nâng niu, hòa quyện và quấn quýt, cũng như thuyền và biển song hành và tiến bước cùng nhau trong một lộ trình. Thông qua hình ảnh thuyền và biển ta cũng thấy được hiện thân của tình yêu – những người yêu nhau luôn mãnh liệt, luôn khát khao trong từng cảm xúc, từng hoàn cảnh.


Tóm tắt tác phẩm Thuyền và biển

Thuyền và biển là khúc ca tình yêu dạt dào nhung nhớ, với nhiều cung bậc và cảm xúc tình yêu. Thuyền và biển mang đến cho người đọc những cảm xúc, những tâm sự và khát khao về tình yêu, những trăn trở âu lo…trong tình yêu.


Bố cục tác phẩm Thuyền và biển

- Phần 1: 3 khổ đầu: tình yêu vừa mới chớm

- Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: khi cả hai đã yêu nhau

- Phần 3: 2 khổ thơ tiếp: khi tình yêu đã trở nên sâu đậm

- Phần 4: khổ cuối: nếu cuộc tình phải chia xa


Nội dung chính tác phẩm Thuyền và biển

Bài thơ nói lên một tình yêu chân thành, với những cảm xúc lãng mạn của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Nội dung chính

Bài thơ nói lên một tình yêu chân thành, với những cảm xúc lãng mạn của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

 

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Em đã biết những số sáng thú vị về tình yêu như là hình ảnh “biển” và “bến bờ”, “thuyền” và “biển”, “sóng”… 


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một số ca khúc ấy.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Những ca khúc của Xuân Quỳnh được phổ thành nhạc là Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Thuyền và biển, Mẹ của anh,...

 - Trong đó, ấn tượng với em nhất là bài hát “Thơ tình cuối mùa thu”. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã nên duyên với cuộc tình thứ hai là nhà thơ Lưu Quang Vũ, bởi vậy mà những bài thơ của Xuân Quỳnh thời kỳ này đều thấm đượm tình yêu, niềm hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng êm đềm. Thông qua hình ảnh cuối mùa thu, tác giả khẳng định dù vạn vật có biển đổi, nhưng có một thứ luôn là vĩnh viễn, đó là tình yêu. Đây là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thay đổi của cuộc sống. Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất khi viết về tình cảm đôi lứa, tình yêu đích thực của con người. 


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Chú ý vào khổ 1 của bài thơ

Lời giải chi tiết:

2 dấu hiệu chỉ ra đây là một câu chuyện là:

- Cụm từ “kể anh nghe”

- Nhân vật “con thuyền và biển” 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo dõi diễn biến câu chuyện.

Phương pháp giải:

Chú ý khổ thơ 2, 3, 4

Lời giải chi tiết:

Diễn biến câu chuyện: câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng này. 

Phương pháp giải:

Chú ý khổ thơ thứ 5

Lời giải chi tiết:

Dấu ngoặc đơn trong 2 dòng này như một lời giải thích cho 2 câu trên. Câu trên tác giả miêu tả cảnh sóng biển xô thuyền, đây là một hiện tượng hết sức bình thường nhưng qua cái nhìn trữ tình của tác giả thuyền và biển giống như chàng trai cô gái yêu nhau. Bởi vậy, tác giả vì sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ 6 để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình rút ra được rằng: chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì. Đó chính là sự thấu hiểu của những con người khi yêu. 


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn thơ cuối. 

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện. Hình ảnh thuyền và biển chính là ẩn dụ của người con trai và con gái trong tình yêu. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng người yêu như thuyền từ giã biển thì trong cô gái sẽ chỉ còn bão tố (nỗi mong nhớ, trông đợi và buồn tủi). Tác giả thấy hình ảnh của mình trong đó, vì quá yêu mà không muốn cách xa, chia rẽ, chỉ muốn ở bên nhau, tận hưởng niềm vui hạnh phúc. 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, câu chuyện trong tác phẩm thực chất là câu chuyện của tác giả. Xuân Quỳnh mượn hình ảnh “thuyền” và “biển” để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình đến người yêu của mình. Tình yêu của bà với chồng của mình cũng rộng lớn, mênh mông, thắm thiết như thuyền và biển. Tình cảm ấy đôi khi nồng thắm, mạnh mẽ nhưng có lúc lại dịu êm, sâu lắng khiến con người càng không thể thoát ra. Nó đẹp như một giấc mơ khiến người ta không muốn tỉnh giấc, bởi vậy khi xa cách, tác giả dùng từ “bão tố” để chỉ tâm trạng, cảm xúc khi phải xa người yêu. Từ đó, ta có thể khẳng định tình yêu đối với tác giả là rất quan trọng.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể" soi rọi, khám phá?

Phương pháp giải:

Chú ý vào 2 hình ảnh “thuyền” và “biển”.

Lời giải chi tiết:

- Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái đang yêu nhau. 

 - Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá: 

+ Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi

+ Tình yêu của hai người cứ vậy mà lớn dần, ngày càng đi xa

+ Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi

+ Tác giả khẳng định chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau

+ Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư. 


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Phương pháp giải:

Chú ý vào diễn biến của 2 đối tượng trong câu chuyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”. Hiểu ở đây có thể hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu. Nó giúp chúng ta phân biệt được điểm đặc biệt hơn của mình so với một người bạn. Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh. Cuối cùng là gặp, đó là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu. Bởi vậy, ba yếu tố trên là những thành phần không thể thiếu trong một tình yêu đẹp, là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những câu thơ nói về câu chuyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

 - Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng. 

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu 

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Phương pháp giải:

Chú ý vào tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm

Lời giải chi tiết:

 Bài thơ giúp em hiểu được tác giả là một người đa sầu, đa cảm, luôn khao khát hạnh phúc trong tình yêu. Bà luôn muốn tình yêu của mình được bền vững, thấu hiểu, biết và trân trọng, nâng niu thứ tình cảm ấy. Bà luôn mong muốn tình yêu của mình sẽ đơm hoa, kết trái, có kết quả tốt bởi vậy bà luôn tìm cách để vun đắp, dựng xây cho tình yêu đó. Nó là thứ khiến con người ta có thể vui buồn lẫn lộn, đặc biệt là khi phải chia xa, sự nhớ mong, chờ đợi sẽ khiến người trong cuộc như gặp bão tố ở trong lòng. Bởi vậy, ta càng khẳng định Xuân Quỳnh rất coi trọng và khao khát tình yêu, niềm hạnh phúc lứa đôi. 


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào vai trò của câu chuyện thuyền và biển trong bài 

Lời giải chi tiết:

- Vai trò: câu chuyện đóng vai trò như một chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm đến sự đồng cảm nơi người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất. Tác giả đã rất tinh tế, dùng bóng tả trăng, dùng hương tả hoa, kéo người đọc đi từ hai sự vật tưởng chừng xa lạ trở lên gần gũi hơn. Nhờ vậy, thông điệp được truyền tải càng trở lên sâu sắc hơn bao giờ hết. 

- Ý nghĩa: hình ảnh thuyền và biển là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa của tác giả. Việc sử dụng hình ảnh đó không chỉ thể hiện cái tài hoa của Xuân Quỳnh mà nó còn giúp người đọc bị hấp dẫn, bị thu hút hơn vào câu chuyện tình yêu của tác giả. Mọi thứ đều có quá nhiều sự tương đồng, nó như hiện thân của tình yêu của tác giả khiến người đọc không khỏi cảm thán và thấu hiểu tâm tư, tình cảm của tác giả. 


Viết

Câu hỏi (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Phương pháp giải:

Dựa vào kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Thuyền và biển vốn là hình ảnh được các nhà thơ sử dụng để chỉ tình yêu, tình cảm đôi lứa sâu đậm. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Tình yêu vốn dĩ không đứng yên, nó luôn vận động biến đổi, nếu chúng ta thấu hiểu, biết và chia sẻ thì tất cả những điều đó sẽ là những tình cảm đáng nhớ, đáng nâng niu và trân trọng. Sự hòa quyện, quấn quýt của thuyền và biển khiến người đọc không khỏi thấy cảm thông, ngưỡng mộ bởi chúng là hiện thân của những người yêu nhau, luôn mãnh liệt trong từng cung bậc cảm xúc, từng hoàn cảnh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Câu 1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ

Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ là câu chuyện về tâm trạng của những người đang yêu nhau, được tác giả ví như thuyền và biển với xuất phát của thuyền và biển là từ ca dao nhưng dường như chúng ta khó nhận ra được dấu ấn của ca dao trong bài thơ này của Xuân Quỳnh.


Câu 2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được "người kể" soi rọi, khám phá

Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan gần gũi, có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Thuyền và biển là hai hình ảnh thường được dùng để ví von về tình yêu trong thơ ca và nghệ thuật. Người kể đã soi rọi, khám phá những cung bậc, cảm xúc phong phú trong tình yêu qua hình ảnh thuyền và biển. Trước tiên là cảm xúc lãng mạn, nồng cháy trong tình yêu, tiếp theo là sự thủy chung son sắt của hai phía. Và trong đó có cả những cảm xúc ngại ngùng, say đắm khi bày tỏ tình cảm của hai bên cùng với cả sự hứa hẹn về chung một nhà xây hạnh phúc chung.


Câu 3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề "hiểu", "biết" và "gặp" trong tình yêu đôi lứa?

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em đã có những suy nghĩ thú vị về vấn đề hiểu, biết , gặp trong tình yêu đôi lứa. Khi yêu nhau, chúng ta thường sẽ tìm hiểu về cả thế giới xung quanh và nội tâm của người còn lại nên hiểu rõ và toàn diện con người nhau là một điều chắc chắn. Khi hiểu rõ nhau, chúng ta sẽ dễ đoán ý, biết được sự mong ngóng, tâm trạng của đối phương đôi khi chỉ qua ánh mắt, hành động. Cuối cùng là gặp, khi yêu nhau con người sẽ luôn muốn gần nhau hơn nên sẽ luôn muốn gặp nhau mọi lúc không kể khoảng cách địa lý là gì? Hai người sẽ hút lấy nhau như nam châm vậy


Câu 4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.


Câu 5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Bài thơ giúp em hiểu về những tâm sự thầm kín và khát vọng của nhân vật trữ tình là nhà thơ Xuân Quỳnh luôn khát khao hạnh phúc, luôn hết mình trong tình yêu và suy nghĩ sâu sắc về đối phương. Nhà thơ ví mình và người yêu một người là biển, một người là thuyền, đây là hình ảnh quen thuộc, gắn liền với nhau như một chân lí hiển nhiên. Từ đó Xuân Quỳnh muốn hiện thực hóa ước mơ hạnh phúc cùng người mình yêu, muốn dành cho người mình yêu một tình cảm chân thành, sâu sắc nhất. Đây như một lý tưởng trong tình yêu của tác giả.


Câu 6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Trong bài thơ, yếu tố tự sự có vai trò, ý nghĩa lớn góp phần làm nên thành công của nó. Nhờ vào yếu tố tự sự mà tác phẩm của Xuân Quỳnh trở nên thật chân thật, cảm xúc nào về tình yêu trong bài thơ cũng sâu sắc, chạm vào trái tìm người đọc mà không hề miễn cưỡng, làm cho chúng ta thấy tình yêu thật tự nhiên, nó là một điều hiển nhiên trên thế gian này. Trong bài thơ, hình ảnh con thuyền xa biển chỉ có sóng và gió chính là dẫn chứng cụ thể về yếu tố tự sự thành công của Xuân Quỳnh, con thuyền như là anh, xa biển là em chỉ còn có sóng gió, có khổ sở trong tâm hồn mà thôi. Đây là lời tự sự về một tình yêu nồng nàn, chân chính khiến độc giả cho tới hiện nay khi đọc vẫn không khỏi xuýt xoa về tài năng sáng tác của Xuân Quỳnh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Thuyền và biển

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. 

- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ.


II. Tìm hiểu tác phẩm Thuyền và biển

Thể loại

Thuyền và biển thuộc thể loại thơ năm chữ.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc (1963).  Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.

Phương thức biểu đạt

Văn bản Thuyền và biển có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

Bố cục văn bản Thuyền và biển

- Phần 1: 3 khổ đầu: tình yêu vừa mới chớm

- Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: khi cả hai đã yêu nhau

- Phần 3: 2 khổ thơ tiếp: khi tình yêu đã trở nên sâu đậm

- Phần 4: khổ cuối: nếu cuộc tình phải chia xa

Giá trị nội dung

Mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm, khát khao được một tình yêu của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy. Dù có ra sao vẫn không lìa xa nhau.

Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ.

- Thể thơ 5 chữ, đặc sắc.

- Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thuyền và biển

Tình yêu mới chớm nở (3 đoạn thơ đầu)

Những câu thơ đầu tiên tựa như những lời thủ thỉ ngọt ngào của người con gái đang tâm sự với chàng trai, gợi mở về một câu chuyện lãng mạn.

- Bài thơ bắt đầu bằng hình tượng của thuyền và biển. Thuyền và biển là hai hình tượng sóng đôi với nhau, không thể tách rời, mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình giản dị, đồng thời gắn kết chặt chẽ.

-  “Từ ngày nào chẳng biết. Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ như một lời thú nhận bẽn lẽn, e ấp, rằng từ lâu em đã phải lòng anh, nguyện cùng anh xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Không biết em đã yêu anh từ thời điểm nào, nhưng tình yêu đó là chân thật, là vĩnh cửu. 

“Cánh hải âu, sóng biếc /Đưa thuyền đi muôn nơi”. à Ta có thể thấy câu thơ ngập tràn tiếng sóng lòng, vỗ về trái tim nhỏ bé của người còn gái, ta nghe âm vang của biển cả rộng lớn, đang bảo vệ tình yêu của mình. Câu thơ hiện lên thật yên bình, êm ả như những cảm xúc ban đầu của tình yêu.

=> Như vậy, cứ một câu thơ nói về thuyền thì tương ứng là một lời thơ viết về biển. Sự song đôi này ngầm thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời của hai hình tượng thuyền – biển. Đúng là chỉ có thuyền mới “xô sóng dậy” và sóng mới “đẩy thuyền lên”. Tình yêu tìm đến một không gian, thời gian lãng mạn.


Khi anh và em yêu nhau (2 đoạn thơ tiếp)

- Thuyền và biển như tình anh và em, đã phải lòng nhau nhưng khi đứng trước nhau vẫn còn đôi chút ngại ngùng.

- Lời khẳng định tình yêu vững bền giữa thuyền và biển, hình ảnh sóng đôi:

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

→→ Thông thường, biển tượng trưng cho người con trai bởi sự mạnh mẽ của nó, song Xuân Quỳnh lại có sự đảo ngược, nhà thơ dùng hình ảnh biển để ẩn dụ cho người con gái, bởi biển cũng có sự dịu dàng, chân thật, đặc biệt có sự rộng lớn như chính tình yêu của nhà thơ.

- Biển bao la là thế mà nay ví như “cô gái nhỏ” bé bỏng, đáng yêu. Cô đang thầm thì gửi gắm tâm tư, ấp ôm “mạn thuyền sóng vỗ”. Lại bất chợt “vô cớ”: “Ào ạt xô thuyền”:

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

→→ Đây là những cảm xúc rất thật khi yêu, mãnh mẽ và ồ át không thể dự đoán được phương hướng. Khi yêu con người ta chỉ tuân theo cảm xúc, để mặc mình cho tình yêu đưa lối.

=> Cảm xúc đôi lứa vận động không ngừng nghỉ, không bao giờ có thể gói gọn trong một vài câu từ mà nó là cả một thế giới đầy sống động và đẹp đẽ. Tình yêu không phải ai cũng có thể miêu tả được nó, vậy mà Xuân Quỳnh đã làm rất tốt công việc đó.


Tình nghĩa sâu nặng (2 khổ thơ tiếp)

- Đối với Xuân Quỳnh, tình yêu được định nghĩa bằng sự cảm thông, thấu hiểu và hi sinh:

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

→→ Tình yêu tất yếu gắn liền với sự khao khát kiếm tìm, mong hiểu lòng nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh khéo léo tách từ “hiểu biết”, đồng thời nhà thơ sử dụng hai lần điệp từ “chỉ có”, khẳng định đúng là chuyện này chỉ riêng của “thuyền và biển”, cũng là riêng “anh và em” chứ không một người thứ ba thấu hiểu.

=> Cảm giác hãnh diện, tự tin trong tình yêu hai ta. Đó vừa là xúc cảm, vừa là khát vọng của mỗi người khi yêu. Hình ảnh thuyền và biển vẫn gắn liền với nhau tượng trưng cho tình yêu không thể tách rời.

- Yêu và khát khao, cuộc đời Xuân Quỳnh trở thành một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Với trái tim sôi nổi lúc bấy giờ Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu lý tưởng, thuỷ chung, duy nhất và thấu hiểu đến trọn vẹn.

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ

→→ Một lời khẳng định anh tựa như hơi thở, thiếu anh không khác già hoa thiếu nắng, cây thiếu nước cũng như vậy, trái tim em làm sao có thể đập nếu như bắt buộc phải sống thiếu anh? Một tình yêu trọn vẹn thủy chung, chân thành và không kém phần cao thượng.

=> Tình em thì êm đềm, nhẹ nhàng và sâu lắng còn biển thì dữ dội, đôi khi rất hung hãn. Mặc dù vậy thông qua cử chỉ, hành động, ánh mắt đã hiểu lòng nhau như thế nào. Đem lại một cảm giác hãnh diện, tin tưởng khi ở bên nhau.


Nếu cuộc tình chia xa (2 đoạn thơ cuối)

- Khao khát được sống một lần trọn vẹn với tình yêu của nữa thi sĩ.  Không thể rời xa nhau dù chỉ trong một giây phút nào, luôn mong muốn được vĩnh viễn bên nhau.

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố

Khi tình đã sâu, nghĩa đã nặng mà vì lý do này, lý do khác phải chia xa thì cả 2 bên đều đau khổ. Nhưng theo Xuân Quỳnh thì bên phía phụ nữ nỗi khổ đau sâu hơn, lớn hơn gấp bội. Hai câu kết:

- Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố

chính là nỗi đớn đau đã lên đến tột độ, biểu lộ một tình yêu nồng thắm, mãnh liệt. Tác giả đã bước ra khỏi phép ẩn dụ, bôi hết son phấn trên mặt, cởi bỏ hết lớp vỏ hóa trang, không còn Biển Thuyền bóng gió và đã hét thật to, xưng gọi đúng tên hai kẻ yêu nhau say đắm. Bài thơ kết thúc ở đúng cao trào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Thuyền và biển
(Xuân Quỳnh)

* Nội dung chính: Bài thơ Thuyền và biển thể hiện nỗi niềm mong ngóng, nhớ thương và buồn đau của những người yêu nhau trong tháng ngày xa cách. Bài thơ là lời nhắn gửi sâu sắc, muốn được gắn bó và luôn hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về ngày gặp lại.


I. Trước khi đọc.

Câu hỏi 1. Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Trả lời:

– Những so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau: thuyền và bến, biển và sóng…


Câu hỏi 2. Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.

Trả lời:

– Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ: Sóng, Thuyền và Biển…

– Trong đó em ấn tượng nhất là bài Thuyền và Biển, bài hát mượn hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện sự khăng khít, bền chặt và chung thủy của tình yêu. Nó không thể tách rời nhau dẫu có xa cách.


II. Đọc văn bản.

Câu 1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Trả lời:

Những dấu hiệu chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ là:

– Cụm từ: kể anh nghe

– Nhân vật: thuyền và biển


Câu 2. Theo dõi diễn biến câu chuyện.

Trả lời:

– Diễn biến câu chuyện: Câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.


Câu 3. Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này.

Trả lời:

– Dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này có tác dụng giải thích cho hai dòng thơ trước đó: sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.


Câu 4. Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

Trả lời:

– Nhận thức rút ra từ câu chuyện: Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì, là sự thấu hiểu của những con người khi yêu.


Câu 5. Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Trả lời:

– Tác gỉa sử dụng hình ảnh ẩn dụ: thuyền và biển là người con trai và người con gái. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng đi người yêu giống như thuyền từ giã biển, cô gái chỉ còn thấy bão tố. Người con gái chỉ luôn muốn ở cạnh người mình yêu, tận hưởng niềm hạnh phúc.


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Trả lời:

– Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.


Câu 2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

Trả lời:

– Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái.

– Những cung bậc tình cảm đã được “người kể” soi rọi, khám phá là:

+ Sự thủy chung, lãng mạn của hai người yêu nhau.

+ Sự thấu hiểu chỉ những người yêu nhau

+ …

Câu 3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời:

– Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”.

+ Hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu.

+ Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.

+ Gặp là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.

Ba yếu tố trên là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian.


Câu 4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Trả lời:

– Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.

– Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

– Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.


Câu 5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

– Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình là một người có tâm hồn đa sầu, đa cảm khát khao hạnh phúc, sống hết mình với sự thủy chung son sắt. Nhân vật trữ tình luôn mong tình yêu của mình sẽ đến ngày đơm hoa, kết trái, có kết quả như ý sau những tháng ngày xa cách. Từ đó cũng gửi gắm đến một thông điệp về khát khao hạnh phúc, tình yêu đôi lứa của nhân vật trữ tình.


Câu 6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ:

– Giúp cho hai sự vật thuyền và biển tưởng như xa lạ lại trở nên gần gũi hơn, chạm đến sự đồng cảm của người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

– Làm cho thông điệp về tình yêu được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

– Giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả.

– …

IV. Kết nối đọc – viết.

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Với Xuân Quỳnh, tình yêu không chỉ là sự “gắn bó giữa hai người xa lạ” mà cao hơn đó là sự gắn bó máu thịt “Khi đó em là máu thịt của anh rồi/ Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn…”, sự gắn bó ấy cũng như con tàu với đường ray, như sóng với bờ, như thơ với tình yêu và như thuyền với biển: “Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố…”. Chính vì thế, thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ trước và cho đến nay nó vẫn đủ sức làm xao xuyến những trái tim đang được hưởng cái thần tiên ban sơ của mối tình đầu, vẫn xúc động mọi tình nhân đang ấp ủ những khát mong luyến ái.Hành trình đi tìm một tình yêu lý tưởng, một tình yêu sống cho nhau và sống vì nhau của Thuyền và biển khi gặp Lưu Quang Vũ mới thật sự thăng hoa, với Thuyền và biển, với tình yêu Quỳnh- Vũ, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một câu chuyện tình bất tử. Để chúng ta mãi thấy Xuân Quỳnh “Tự hát” cho trái tìm mình và cho tình yêu nhân thế: “Em trở về đúng nghĩa trái tìm em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”. Trên thế giới này một khi tình yêu còn tồn tại, một khi những tâm hồn vẫn biết rung động, biết yêu thương, biết sống vì nhau thì khi đó “Thuyền và biển” còn làm xúc động lòng người, còn dư âm như lời hát ân tình, tha thiết: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu…”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thuyền và biển" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Dàn ý Phân tích bài thơ Thuyền và biển

Mẫu số 1

Lập dàn ý bài thơ “Thuyền và biển” của nhà thơ Xuân Quỳnh:

Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm. 

Thân bài

- Giới thiệu chung về tác giả Xuân Quỳnh

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Phân tích bài thơ:

+ 6 câu đầu “ em sẽ kể...còn xa”: Mượn hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện sự khăng khít, bền chặt và chung thủy của tình yêu. Nó không thể tách rời nhau dẫu có xa cách.

+ 4 câu tiếp “ những đêm... sóng vỗ”: Thuyền và biển như tình anh và em, đã phải lòng nhau nhưng khi đứng trước nhau vẫn còn đôi chút ngại ngùng.

+ 8 câu tiếp theo “ cũng có khi... về đâu”: tình em thì êm đềm, nhẹ nhàng và sâu lắng còn biển thì dữ dội, đôi khi rất hung hãn. Mặc dù vậy thông qua cử chỉ, hành động, ánh mắt đã hiểu lòng nhau như thế nào. Đem lại một cảm giác hãnh diện, tin tưởng khi ở bên nhau.

+ Những câu còn lại: khao khát được sống một lần trọn vẹn với tình yêu của nữa thi sĩ.  Không thể rời xa nhau dù chỉ trong một giây phút nào, luôn mong muốn được vĩnh viễn bên nhau.

Kết bài

- Nghệ thuật: sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ

+ Thể thơ 5 chữ, đặc sắc

+ Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.

- Nội dung:  Mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm, khát khao được một tình yêu của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy. Dù có ra sao vẫn không chia lìa xa nhau.

- Đánh giá: Những triết lí sâu sắc về tình yêu của nhà thơ


Mẫu số 2

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược những hiểu biết của em về tác giả và bài thơ Thuyền và biển

II. Thân bài

- Tác giả Xuân Quỳnh (tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật,..)

- Tác phẩm

“Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi”

=> Lời thủ thỉ tâm tình ngọt ngào mà người con gái đang chia sẻ, giãi bày tâm sự với chàng trai, qua đó gợi mở về một câu chuyện mộng mơ, lãng mạn.

“Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa… còn xa”

=> Lời khẳng định chắc nịch cho tình yêu bền vững giữa thuyền và biển.

“Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)”

=> Những cảm xúc rất chân thật khi yêu, nó mãnh mẽ và ồ ạt vì vậy chẳng thể dự đoán được chính xác phương hướng. Khi đắm chình trong tình yêu con người ta chỉ nghe theo cảm xúc, mặc mình để tình yêu dẫn lối.

“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu”

=> Tâm trạng của những người đang yêu, đồng thời nhà thơ thể hiện khao khát về một hạnh phúc trọn vẹn.

- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong tác phẩm Thuyền và biển.


Phân tích, đánh giá bài thơ " Thuyền và Biển" của nhà thơ Xuân Quỳnh

Mẫu số 1

Như Tolkien đã từng viết “Thế giới thực sự đầy hiểm họa, và tồn tại rất nhiều nơi tăm tối; nhưng vẫn có nhiều thứ đẹp đẽ, và dù tất cả các miền đất, tình yêu trộn lẫn với đâu khổ, tình yêu có lẽ vẫn sinh trưởng nhanh hơn” Thật vậy, làm sao có ai có thể sống mà không yêu, bởi vậy nên mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được một tình yêu trọn vẹn. 


Đúng như lời nhận định của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi giông bão của cuộc đời”. Bà viết về rất nhiều cỏ, hoa lá, thuyền...khi nói về những thứ nhỏ nhoi, dễ đi vào lãng quên ấy lại chính là Xuân Quỳnh đang viết về cuộc đời, số phận lênh đênh của chính mình. Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, bà luôn mang trong mình một tình yêu bất diệt. Khi đến với bài thơ “ Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh ta càng cảm nhận được rõ những băn khoăn, khát khao, trăn trở... về tình yêu lý tưởng của nhà thơ. Bài thơ chính là kết quả của chiến đi thực tế lên vùng đất Thái Bình. Bà viết nên bài thơ với nỗi nhớ nhung, cùng với nhiều cung bậc cảm xúc.


Câu chuyện tình yêu được kể lại qua sự mượn hình ảnh của thuyền và biển, nhằm thể hiện sự khăng khít, bền chặt, chung thủy của tình yêu. Ngay từ những câu đầu của bài thơ, một phần nào đó người đọc cũng hình dung ra được tình cảm chân thành, sâu sắc mà tác giả đã dành cho người bạn đời của mình. Tình yêu luôn đem đến cho ta sự ngọt ngào, hạnh phúc nhưng khi lìa xa nó lại khiến ta đau khổ, nỗi ở trong nồi buồn, luyến tiếc về tình yêu ấy:


Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:


Câu mở đầu tuy đơn giản, không cầu kì, mĩ từ nhưng lại chất chứa bên trong đó biết bao nhiêu là nỗi nhớ của nhà thơ.

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa... còn xa


Biển tình mênh mông, con thuyền thì căng buồm ra khơi nghe theo lời vẫy gọi của biển cả. Vì thuyền, biển sẵn sàng vỗ sóng “đưa thuyền đi muôn nơi” đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tình yêu đó. Nếu thuyền có thật “nhiều khát vọng” thì biển cũng “bao la”. Thuyền thì đi hoài không đến, nhưng biển lại vẫn ở rất rất xa. Giống như thuyền hỏi thì biển đáp lại. Nó thể hiện một sự gắn bó không thể tách rời, luôn cùng nhau tồn tại lênh đênh trôi ra cuối dòng đại dương xa xăm kia. Chỉ có thuyền mới khơi được sóng dậy, và cũng chỉ có sóng mới đưa thuyền đi với những “khát  vọng” kia. Và cứ thế, cũng chẳng biết tự bao giờ thuyền và biển lại phải lòng nhau, nhưng vẫn còn ngại ngùng e thẹn, khi cạnh nhau. Khi đứng trước biển khơi, Xuân Quỳnh như hòa mình vào biển cả để thấu hiểu tâm tư của biển:


Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ bé

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ


Biển bao la, sóng nước mạnh mẽ lại được tác giả ví như “một cô gái bé nhỏ” xinh xắn, nhỏ nhắn, đáng yêu. Cô gái ấy nhờ sóng gửi ” tâm tư” của mình đến với thuyền đang ngoài đại dương xanh xanh kia. Tình em thì dịu nhẹ, êm đềm còn tình sóng thì lại hung bạo, dữ dội một cách bất ngờ:


Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)


Tình yêu và lòng người cũng giống nhau sẽ chẳng bao giờ chịu đứng yên mà tình yêu tự tìm đến với chính họ. Muốn có tình yêu, thì dĩ nhiên là phải kiếm tìm, phải tìm được tình yêu đem lại cho nhau bình yên, một tình yêu cả hai phải cố gắng vì nhau, vun đắp. Biển lúc ấy không khác gì hình ảnh của người con gái đang yêu. Tất cả diễn tả một mạch cảm xúc sâu sắc. Khi yêu con người thường để mặc mình cho tình yêu đưa lối, tình yêu là một thế giới đầy sắc màu và nhiều cung bậc cảm xúc rất khó để biểu đạt ra hết được vậy mà Xuân Quỳnh đã thành công trong việc miêu tả tình yêu ấy. Nhà thơ khéo léo khi không diễn tả tâm trạng kẻ ở người đi mà diễn tả chung tình trạng của những người đang yêu và đang được yêu. Tình yêu được định nghĩa bằng sự cảm thông, thống hiểu và hi sinh:


Chỉ có thuyền mới thấu hiểu

Biển mênh mông

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu


Xuân Diệu đã từng nói :” Làm sao sống mà không yêu không nhớ một kẻ nào”. Khi họ thực sự yêu nhau thì luôn đặt nhau tong tâm trí, là luôn hiểu được ý nghĩa của đối phương. Chỉ đơn giản là một cử chỉ, một lời nói, một cái nhìn đều mang một ý nghĩa đặc biệt mà chỉ có những người thực sự yêu nhau mới hiểu được. Nhà thơ đã rất khéo léo khi tách từ” hiểu biết” và sử dụng thêm biện pháp điệp từ để khẳng định chuyện này là của riêng giữa tình anh và em và không có thêm một người nào nữa. Đấy chính là sự hãnh diện, cảm thấy bản thân được trân trọng trong tình yêu. Tất cả tượng trưng cho một tình yêu bền chặt, không gì có thể tách rời được. Có lẽ chính vì vậy mà những vần thơ của bà luôn ngọt ngào, da diết và dào dạt cảm xúc. Ngày lúc ấy, trái tim Xuân Quỳnh lại khao khát một tình yêu lí tưởng, được yêu chân thành, và trọn vẹn trong từng giây phút: 


Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió


Một lời khẳng định tựa như hơi thở, thiếu anh chẳng khác gì cá thiếu nước, giống như em cũng không thể thiếu được anh. Một tình yêu trọn vẹn thủy chung, chân thành và cao thượng. Chính vì vậy, mà thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ, nó đã làm xao xuyến biết bao trái tim của người nghệ sĩ. Sự xa cách tính từng ngày làm cho “kẻ đầu bạc thương nhớ” ngươi thì “rạn vỡ” tâm can. Đây chính là một tình yêu chân thành một tình yêu biết nhớ, biết thương, biết đau.  Bài thơ thực sự là một lời tự sự của tình yêu, đầy da diết và mãnh liệt, đã làm nổi bật được tình yêu chân thành của nhà thơ.


Bằng tài năng của mìn nhà thơ đã sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh, nhiều thủ pháp nghệ thuật giúp cho độc giả khi đọc bài thơ Thuyền và biển của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ cảm thấy đây như là hai người đang yêu nhau. Lúc đầu là sự theo đuổi của chàng trai rồi sau đó là tình yêu nồng cháy, cuồng nhiệt, sâu đậm giữa anh và em. Qua đây tác giả vẫn muốn nói tình yêu sẽ có ngọt bùi nhưng đôi lúc vẫn sẽ có đan xen chút đắng cay đó mới chính là dư vị của tình yêu. 


Qua bài thơ ta cảm nhận được sự bình dị, gần gũi cũng như sự tinh tế về cái nhìn tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, ẩn sau đó chính là những triết lí sâu sắc được hình thành từ cuộc sống hàng ngày. Tình yêu trong Xuân Quỳnh vẫn mãi nồng nàn, thật say đắm, nhưng ẩn sâu bên trong là những bão tố, rạn nứt. Đối với thi sĩ luôn khao khát một tình yêu được bất tận như đại dương xanh bao la kia. Chị muốn vượt qua giới hạn của người phụ nữ, muốn trải lòng với mặt biển bao la, nơi tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ với tâm hồn nhạy cảm, thổn thức.


Mẫu số 2

Thuyền và biển là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã gây được nhiều tiếng vang tới công chúng, nó được ghi chép lại trong rất nhiều cuốn sổ tay và truyền qua nhiều thế hệ. Chắc hẳn những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu khi thưởng thức bài thơ này sẽ vô cùng muốn cảm ơn nữ thi sĩ.


“Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi”


Những câu thơ đầu tựa như những lời thủ thỉ tâm tình ngọt ngào mà người con gái đang chia sẻ, giãi bày tâm sự với chàng trai, qua đó gợi mở về một câu chuyện mộng mơ, lãng mạn. Bài thơ bắt đầu với hai hình tượng là thuyền và biển. Đó là là hai hình tượng sóng đôi, có mỗi quan hệ gắn kết chặt ché với nhau, không thể tách rời, đồng thời mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình mà mộc mạc, giản dị. Trong ca dao có câu:


“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”

Hay Xuân Diệu, chính nữ thi sĩ cũng đã từng viết nên những vần thơ:

“Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê...”


Qua đây càng chứng tỏ, thuyền và biển là hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong những bài thơ, bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Và rồi theo dòng cảm xúc, câu chuyện của tác giả dần được hé mở. Đó là câu chuyện về một tình yêu thủy chung “Từ ngày nào chẳng biết/Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ hiện lên như một lời thú nhận ngại ngùng, e thẹn, bẽn lẽn, nàng bày tỏ rằng mình đã phải lòng chàng từ lâu, nguyện đời này cùng anh xây nên hạnh phúc đôi ta. Chẳng biết em đã yêu anh từ lúc nào, em chỉ biết tình yêu đó là sự chân thật, chân thành và là vĩnh cửu. Quả là một câu chuyện tình yêu tràn ngập niềm hạnh phúc:


“Cánh hải âu, sóng biếc

Đưa thuyền đi muôn nơi”

Không khó để cảm nhận được, tiếng sóng lòng tràn ngập trong câu thơ trên, vỗ về trái tim nhỏ bé đang loạn nhịp của người còn gái, ta nghe thấy âm vang của biển cả bao la, dường như đang bảo vệ cho tình yêu của mình. Gợi cảm giác thật bình yên, êm ả, du dương như những xúc cảm ban đầu của tình yêu. Như vậy, cứ một câu thơ nói về biển thì lại được xen kẽ với một lời thơ viết về thuyền. Sự sóng đôi này đã ngầm khẳng định sự gắn bó mật thiết, khăng khít không thể tách rời của hai hình tượng. Quả thật, chỉ có thuyền mới có thể “xô sóng dậy” và chỉ có sóng mới “đẩy thuyền lên”. 


“Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa… còn xa”


Câu thơ như một lời khẳng định chắc nịch cho tình yêu bền vững giữa thuyền và biển, và hình ảnh sóng đôi càng giúp làm nổi bật ý nghĩa đó.


“Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ”


Theo lẽ thường, biển sẽ tượng trưng cho hình ảnh người con trai bởi sự dữ dội, mạnh mẽ của nó, song với Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ lại có sự đảo ngược rất độc đáo và thú vị. Nhà thơ đã sử dụng biển để ẩn dụ cho hình ảnh người con gái, bởi qua đôi mắt của mình, bà thấy biển cũng có sự dịu dàng, êm ả, đặc biệt có sự rộng lớn, bao la như chính tình cảm của nhà thơ trong tình yêu.


“Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)”


Đây là những cảm xúc rất chân thật khi yêu, nó mãnh mẽ và ồ ạt vì vậy chẳng thể dự đoán được chính xác phương hướng. Khi đắm chình trong tình yêu con người ta chỉ nghe theo cảm xúc, mặc mình để tình yêu dẫn lối. Không phải ai cũng có thể miêu tả, hay viết nên những câu thơ về tình yêu, nhưng với Xuân Quỳnh, bà đã làm rất tốt công việc đó. Và vì vậy mà Xuân Quỳnh đã nói hộ nỗi lòng của biết bao đôi lứa. Nhà thơ đã biến hóa đầy sáng tạo và độc đáo cách nói của dân gian:


“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”

Nhà thơ đan diễn tả rất rõ nét về tâm trạng chung của những người đang yêu:

“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu”


Người ta vẫn thường nói rằng khi yêu hai người rất có thể sẽ đoán được ý nghĩ của nhau, dường như họ vẫn truyền cho nhau những thông tin, tín hiệu, bức điện vô hình, giữa những người đang yêu dường như tồn tại một trường "điện từ" có lẽ vậy nên họ có "thần giao cách cảm”. Bằng kinh nghiệp và sự từng trải, Xuân Quỳnh đã khẳng định và diễn tả rất rõ nét điều này. 


Đọc tác phẩm Thuyền và biển của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, chắc hẳn độc giả sẽ cảm nhận được rõ nét những tâm sự, niềm khao khát hạnh phúc cùng, những lo âu và trăn trở trong chuyện tình yêu. Thuyền và Biển là hai hình tượng được hoài thai khi tác giả còn là một tâm hồn giàu ước mơ, nhiệt huyết say mê với vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, trọn vẹn – một tình yêu mang đậm tính chất lý tưởng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .