Top 6 Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6375

"Trái đất - cái nôi của sự sống" thuộc văn bản thông tin của tác giả Hồ Thanh Trang. Văn bản có luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn đã...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" số 1

Tóm tắt

Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời. Nhờ có nước, Trái Đất là cái nôi của sự sống, mọi dạng sự sống đều tồn tại và phát triển lạ lùng, bí ẩn. Con người là động vật bậc cao, có bộ não, hệ thần kinh phát triển, có ý thức, tình cảm, ngôn ngữ. Con người đã cải tạo Trái Đất nhưng con người lại cũng khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tại, nhiều loài thú bị giết vô tội, đại dương bị khai thác quá mức, đất đai, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Mọi sự sống trên hành tinh này, trong đó có con người đang đứng trước những thách thức lớn. 


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...phát triển của sự sống trên Trái Đất): Giới thiệu và chứng minh Trái Đất là cái nôi của sự sống

- Phần 2 (Còn lại): Thực trạng Trái Đất hiện nay


Nội dung chính

Đây là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng. Bên cạnh đó văn bản cũng nhằm tới mục tiêu tác động vào độc giả, nâng cao ý thức của mỗi người trước trách nhiệm bảo vệ “ngôi nhà chung”. Văn bản có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn và tất cả đều hướng đến làm sáng tỏ chủ đề được chính nhan đề - “Trái Đất- cái nôi của sự sống” xác định. 


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Bài hát “Trái Đất này là của chúng mình” – Trương Quang Lục. 

- Ấn tượng, cảm xúc: Yêu quý, thương mến, … 

- Để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta cần phải tìm đến những nguồn thông tin khác hay loại tài liệu khác như: báo, tạp chí, sách khoa học, …


Câu 2 (trang 78 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Sự sống muôn màu: sự sống trên Trái Đất đa dạng, phong phú với nhiều loài thực vật, động vật và cả con người. 

Ví dụ: Thế giới hữu sinh thật muôn màu muôn vẻ. 

+ Có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long,… Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…Tất cả tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn. 

+ Con người – đỉnh cao tiến hóa của vật chất sống trên Trái Đất. Sự xuất hiện của loài người dường như có quan hệ với khởi nguồn của một đại dương ở Đông Phi. Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã không ngừng đấu tranh để tồn tại và phát triển. Với năng lực trí tuệ ngày càng hoàn thiện, con người đã vươn lên làm chủ thiên nhiên, đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực hoạt động.

Trái Đất là một hành tinh xanh tràn đầy sự sống và là cái nôi diệu kỳ của sự sống. 


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Theo dõi: Phần sa-pô với những dòng chữ in đậm.   

- Phần sa-pô: chính là phần nội dung mở đầu nằm ở phía trên cùng của bài viết. Đoạn sa-pô có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều câu văn hoàn chỉnh khác nhau. Những câu văn này có thể ngắn, có thể dài nhưng nó phải mang tính khái quát để người đọc hiểu được nội dung phần thông tin mà người viết cung cấp phía dưới.

­- Trong văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”, phần sa-pô đưa ra dưới dạng hàng loạt các câu hỏi: “Vì sao Trái Đất thường được gọi là hành tinh xanh? Trên hành tinh ấy, sự sống đã nảy nở tốt đẹp như thế nào? Con người có thể làm gì để bảo vệ Trái Đất?” 

  • Theo dõi: Văn bản được triển khai với nhiều đề mục in đậm    

- Các đề mục in đậm: 

+ Trái Đất trong hệ Mặt Trời 

+ “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất

+ Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài

+ Con người trên Trái Đất 

+ Tình Trạng Trái Đất hiện ra sao? 

  • Theo dõi: Những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất.   

- Nước chính là “vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất. 

- Nhờ có nước, đặc biệt là dạng lỏng, Trái Đất trở thàn nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống….

- Hành tinh của chúng ta quả là giàu nước: 

+ Nước bao phủ gần ¾ ….vô cùng phức tạp. 

  • Theo dõi: Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?   

- Có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long,… 

- Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…

- Tất cả tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn. 

  • Theo dõi: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất? 

- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống vì: 

+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực…. 

  • Suy luận: Ý sau cùng của bài có lạc đề không?    

- Ý sau cùng này không lạc đề. Nó chứa đựng 2 nội dung: 

+ Xác định lí do làm vật lên lời tự vấn nhức nhối. 

+ Phát biểu nhận thức của bản thân về vấn đề.   


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Đây là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng. Bên cạnh đó văn bản cũng nhằm tới mục tiêu tác động vào độc giả, nâng cao ý thức của mỗi người trước trách nhiệm bảo vệ “ngôi nhà chung”. Văn bản có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn và tất cả đều hướng đến làm sáng tỏ chủ đề được chính nhan đề - “Trái Đất- cái nôi của sự sống” xác định. 


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn. 

- Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.

- Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ. 


Câu 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”. 

- Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta. 


Câu 3 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản: 

+ Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào). 

+ Vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”) 

- Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ. 


Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất: 

+ động vật – thực vật 

+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước

+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, … 


Câu 5 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình. 

- Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là: 

+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực…. 

+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn. 

- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu. 


Câu 6 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay. 

+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này. 

+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn. 


Câu 7 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: 

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có) 

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn. 

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng. 


* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…. 

Đoạn văn tham khảo:

Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" số 2

Phần I: Trước khi đọc

Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?

Phương pháp giải:

Nhớ lại các bài hát, bài thơ ở lớp dưới mà em đã được biết.

Lời giải chi tiết:

- Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ viết về Trái Đất:

+ Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục)

+ Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận)

- Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.

- Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,...


Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát cuộc sống chung quanh em và giải nghĩa từ ngữ đã cho trong đề bài.

Lời giải chi tiết:

Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này là: Trên Trái đất không biết có biết nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ hoa lá,... Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. 


Phần II: Đọc văn bản

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Sự sống trên Trái Đất vô cùng phong phú và tồn tại ở khắp nơi:

- Có loài nhỏ bé với kích thước hiển vi: vi sinh vật.

- Có loài khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long.

- Muôn loài tồn tại ở khắp nơi, trên các cánh rừng nguyên sinh, các đại dương bao la.

=> Tất cả muôn loài tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học của tự nhiên.


Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Con người trên Trái Đất để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất vì:

- Con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực.

- Con người đã trực tiếp cải tạo bộ máy Trái Đất, khiến nó thay đổi để phục vụ cho con người.


Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ý sau cùng của bài có lạc đề không?

Phương pháp giải:

Em theo dõi đoạn văn cuối, đối chiếu với toàn văn bản và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ý sau cùng của bài không lạc đề vì bài văn này nói về sự sống của Trái Đất, trong các phần đầu, tác giả đã liệt kê những thông tin và vai trò quan trọng của đối tượng, phần cuối này tác giả đặt ra câu hỏi về sự tồn tại và vấn đề an nguy của Trái Đất.


Phần III: Sau khi đọc

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc?

Phương pháp giải:

Em đọc toàn văn bản, tóm tắt ý chính của từng phần.

Lời giải chi tiết:

Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc:

- Trái đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Nước chiếm 2/3 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

- Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn. 

- Con người là đỉnh cao ỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.

- Tình trạng của Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ. 


Câu 2 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

Phương pháp giải:

Quan sát các bức tranh vẽ gì và trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Các bức tranh đã hỗ trợ cho em trong việc nắm bắt thông tin của văn bản:

Bức tranh 1: Cuộc sống thiên nhiên hoang dã, xanh ngắt, trong lành của các loài động vật.

Bức tranh 2: Con người tấp nập xây tháp Ba-ben. Cuộc sống có sự can thiệp, phát triển bằng cách xây dựng của con người.


Câu 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) tập trung thông tin về vấn đề gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 2 và liệt kê nội dung được nhắc tới.

Lời giải chi tiết:

- Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) tập trung thông tin về vấn đề:

+ Trái đất là cái nôi của sự sống, nước bao phủ trên 2/3 bề mặt Trái đất: Nước trong các lòng đại dương, nước đông cứng thành những khối băng ở hai địa cực, nước tuôn chảy ở các sông ngòi khắp các hệ thống sông trên các lục địa.

+ Nếu không có nước thì Trái đất chỉ là một hành tinh khô chết. Nhờ có nước, sự sống trên khăp hành tinh vô cùng phong phú.

- Việc nói về vấn đề đó liên quan đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp. Phần 3, phần 4 tác giả nêu vấn đề chính vì cuộc sống phát triển và vô cùng phong phú nhờ tài nguyên nước, nên các loài động vật cũng phát triển phong phú theo, nhất là động vật bậc cao - con người. Con người sẽ khai thác Trái đất để phục vụ những mục đích khác nhau. Trong đó có cả mục đích tích cực và tiều cực.


Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ những thông tin, kiến thức bên ngoài mà em biết về Trái Đất và bổ sung vấn đề mà văn bản này chưa có.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản phần nào chưa nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất.

- Em có thể bổ sung thêm về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chính là sự tương tác, ảnh hưởng của các hành tinh khác trong hệ ngân hà tới Trái Đất cũng như nguồn gốc sự hình thành của Trái Đất.


Câu 5 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bằng hiểu biết của mình, em hãy thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên Trái đất?

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức của bản thân hoặc các thông tin trên internet, sách vở để thêm bằng chứng khẳng định cho điều này.

Lời giải chi tiết:

Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:

- Điều đó được minh chứng qua những tác động của con người tới Trái Đất. Với trí thông minh, con người đã tạo nên những điều phi thường.

- Con người thậm chí đã vượt ra khỏi Trái Đất và thâm nhập vào hệ ngân hà, khám phá vũ trụ, khám phá Mặt Trăng và những hành tinh khác.

- Chính con người với những thiết bị tân tiến, hiện đại của mình đã tạo nên cây cầu nối biển, nối sông và khắc phục được nhiều thiên tai mà tự nhiên gây nên.

- Chúng ta còn thực hiện rất nhiều cuộc thăm dò lòng Trái Đất, đi sâu tìm hiểu về chính hành tinh xanh mà ta đang sinh sống. 


Câu 6 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Làm rõ lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn cuối cùng và lí giải vì sao lại có câu hỏi đó.

Lời giải chi tiết:

Lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản là vì: con người đã tác động vào Trái đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tồn tại và phát triển sự sống trên Trái đất. Câu hỏi dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về việc bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh. 


Câu 7 (trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?

Phương pháp giải:

Quan sát hình thức, nội dung và cách triển khai thông tin của tác giả để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: Đọc văn bản thông tin cần nhấn mạnh những phần có đề mục, cách ngắt quãng rõ ràng để phân biệt được rõ từng phần của văn bản. 


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh...

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và bám sát vấn đề đề bài yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

     Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" số 3

Trước khi đọc

Câu 1. Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng tao còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?

Gợi ý

- Bài hát “Trái Đất này là của chúng mình” – Trương Quang Lục.

- Ấn tượng, cảm xúc: Yêu quý, thương mến, …

- Để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta cần phải tìm đến những nguồn thông tin khác hay loại tài liệu khác như: báo, tạp chí, sách khoa học, …


Câu 2. Người ta thường nói: "Sự sống muôn màu." Em hiểu điều này như thế nào?

Gợi ý

- Sự sống muôn màu: sự sống trên Trái Đất đa dạng, phong phú với nhiều loài thực vật, động vật và cả con người.

Ví dụ: Thế giới hữu sinh thật muôn màu muôn vẻ.

+ Có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long,… Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…Tất cả tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.

+ Con người – đỉnh cao tiến hóa của vật chất sống trên Trái Đất. Sự xuất hiện của loài người dường như có quan hệ với khởi nguồn của một đại dương ở Đông Phi. Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã không ngừng đấu tranh để tồn tại và phát triển. Với năng lực trí tuệ ngày càng hoàn thiện, con người đã vươn lên làm chủ thiên nhiên, đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực hoạt động.

Trái Đất là một hành tinh xanh tràn đầy sự sống và là cái nôi diệu kỳ của sự sống.

Soạn bài Trái đất - cái nôi của sự sống phần Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Theo dõi: Phần sa-pô với những dòng chữ in đậm.

Gợi ý  

- Phần sa-po: chính là phần nội dung mở đầu nằm ở phía trên cùng của bài viết. Đoạn sa-pô có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều câu văn hoàn chỉnh khác nhau. Những câu văn này có thể ngắn, có thể dài nhưng nó phải mang tính khái quát để người đọc hiểu được nội dung phần thông tin mà người viết cung cấp phía dưới.

­ Trong văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”, phần sa-pô đưa ra dưới dạng hàng loạt các câu hỏi: “Vì sao Trái Đất thường được gọi là hành tinh xanh? Trên hành tinh ấy, sự sống đã nảy nở tốt đẹp như thế nào? Con người có thể làm gì để bảo vệ Trái Đất?”

Theo dõi: Văn bản được triển khai với nhiều đề mục in đậm

Gợi ý

- Các đề mục in đậm:

+ Trái Đất trong hệ Mặt Trời

+ “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất

+ Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài

+ Con người trên Trái Đất

+ Tình Trạng Trái Đất hiện ra sao?

Theo dõi: Những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất.

Gợi ý

- Nước chính là “vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất.

- Nhờ có nước, đặc biệt là dạng lỏng, Trái Đất trở thàn nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống….

- Hành tinh của chúng ta quả là giàu nước:

+ Nước bao phủ gần 3/4 ….vô cùng phức tạp.

Theo dõi: Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?

Gợi ý

- Có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long,…

- Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…

- Tất cả tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.

Theo dõi: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?

Gợi ý

- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống vì:

+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….

Suy luận: Ý sau cùng của bài có lạc đề không?

Gợi ý

- Ý sau cùng này không lạc đề. Nó chứa đựng 2 nội dung:

+ Xác định lí do làm vật lên lời tự vấn nhức nhối.

+ Phát biểu nhận thức của bản thân về vấn đề.

Soạn bài Trái đất - cái nôi của sự sống phần Sau khi đọc

Tìm hiểu văn bản

- Tác giả: Hồ Thanh Trang.

- Tác phẩm: Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.

Nội dung

Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.

Nghệ thuật

Văn bản đa phương tiện luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.

Trả lời câu 1 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.

- Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.

- Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.


Câu 2. Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

Trả lời câu 2 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”.

- Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta.


Câu 3. Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 ("Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai của những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

Trả lời câu 3 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản:

+ Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào).

+ Vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”)

- Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ.


Câu 4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

Trả lời câu 4 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất:

+ động vật – thực vật

+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước

+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, …


Câu 5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.

Trả lời câu 5 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Khi Soạn bài Trái đất - cái nôi của sự sống em đã tìm thêm được những bằng chứng khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:

- Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình.

- Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là:

+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….

+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.

- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu.


Câu 6. Làm rõ lí do xuất hiện của câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Trả lời câu 6 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.

+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.

+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.


Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?

Trả lời câu 7 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.


Viết kết nối với đọc 

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh….

Bài viết tham khảo

Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.

(Bài viết của học sinh)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" số 4

Kiến thức Ngữ Văn

1. Văn bản

Văn bản là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc.

2. Đoạn văn trong văn bản

Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ. Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

3. Các yếu tố và cách triển khai của văn bản

  • Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề, đề mục…
  • Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng.

4. Văn bản đa phương thức

Là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh…

5. Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ

  • Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác.
  • Tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp.

Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống

1. Trước khi đọc

Câu 1. Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?

- Những ca khúc, bài thơ:

  • Một số bài thơ: Trái đất còn quay (Huy Cận), Em nghĩ về trái đất…
  • Một số bài hát: Trái đất này là của chúng mình, Em yêu màu xanh…

- Cảm xúc: trân trọng, yêu quý trái đất

- Cần tìm hiểu từ các thông tin nghiên cứu về trái đất.


Câu 2. Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào.


2. Trong khi đọc

Câu 1. Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?

  • Có loài chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật.
  • Có loài mang kích thước khổng lồ như cây bao báp, cá voi xanh hay các động vật thuộc họ khủng long…
  • Có vô số loài thực vật, động vật khác nhau sinh sôi nảy nở…

Câu 2. Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?

  • Con người có, bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực.
  • Con người đã trực tiếp cải tạo bộ máy Trái Đất, khiến nó thay đổi để phục vụ cho mình.

Câu 3. Ý sau cùng của bài có lạc đề không?

Không bị lạc đề. Vấn đề được nói đến chính là sự tồn tại của trái đất.


3. Sau khi đọc

Câu 1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc?

  • Trái Đất nằm trong hệ Mặt Trời.
  • Nước - vị thần hộ mệnh của sự sống trên Trái Đất.
  • Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài.
  • Con người trên Trái Đất.
  • Tình trạng của Trái Đất hiện tại.

Câu 2. Các bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

Các bức tranh minh họa làm sáng tỏ sự đang dạng của sự sống trên Trái Đất.


Câu 3. Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) tập trung thông tin về vấn đề gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

Phần 2 tập trung làm rõ vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất. Vấn đề này liên quan đến nội dung của các phần kế tiếp. hần 3, phần 4 tác giả nêu vấn đề chính vì cuộc sống phát triển và vô cùng phong phú nhờ tài nguyên nước, nên các loài động vật cũng phát triển phong phú theo, nhất là động vật bậc cao - con người. Con người sẽ khai thác Trái đất để phục vụ những mục đích khác nhau.


Câu 4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

Sự ảnh hưởng của Trái Đất đến các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.


Câu 5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao sự kỳ diệu của sự sống trên Trái đất?

  • Con người đã sáng tạo ra những sản phẩm hiện đại phục vụ nhu cầu của mình.
  • Con người còn khám phá nhiều điều bí ẩn vượt ra khỏi phạm vi Trái Đất: các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vũ trụ…
  • Con người đang dần chinh phục và cải tạo thiên nhiên.

Câu 6. Làm rõ lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Câu hỏi trên đã đặt ra một vấn đề có tính cấp thiết trong cuộc sống hiện tại. Câu hỏi đó gợi cho người đọc những suy nghĩ về việc Trái Đất đang chịu những tác động xấu từ con người, và cần phải có biện pháp để bảo vệ Trái Đất.


Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?

  • Cần quan sát hình thức của văn bản thông tin.
  • Năm được mục đích, nội dung của văn bản.
  • Rút ra được ý nghĩa của văn bản sau khi đọc…

4. Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh...

Gợi ý:

Môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước nhiễm chất thải hóa học. Không khí không còn trong lành. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Nhiều cánh rừng bị phá hủy… Tất cả sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường. Từ những hành động nhỏ như trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng bao bì ni-lông… Để hành tinh xanh mãi mãi, mỗi người hãy là một chiến sĩ trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" số 5

I. Tác giả

Tác giả: Hồ Thanh Trang 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Văn bản thông tin
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.

  • Tóm tắt: 

Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời. Nhờ có nước, Trái Đất là cái nôi của sự sống, mọi dạng sự sống đều tồn tại và phát triển lạ lùng, bí ẩn. Con người là động vật bậc cao, có bộ não, hệ thần kinh phát triển, có ý thức, tình cảm, ngôn ngữ. Con người đã cải tạo Trái Đất nhưng con người lại cũng khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tại, nhiều loài thú bị giết vô tội, đại dương bị khai thác quá mức, đất đai, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Mọi sự sống trên hành tinh này, trong đó có con người đang đứng trước những thách thức lớn. 

  • Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...phát triển của sự sống trên Trái Đất): Giới thiệu và chứng minh Trái Đất là cái nôi của sự sống

- Phần 2 (Còn lại): Thực trạng Trái Đất hiện nay

  • Giá trị nội dung: 

Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.

  • Giá trị nghệ thuật: 

Văn bản có luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

  • Trái Đất - một hành tinh 

a) Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. 

- Vừa tự quay quanh trục của nó (một vòng hết 23.934 giờ), vừa quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình e-lip (vận tốc ~ 30km/s, hết 365.25 ngày).

b) Nước và sự sống trên Trái Đất

- Nhờ có nước, Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống.

- Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất. 

- Nếu không có nước, Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi. 

- Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú.

  • Sự sống trên Trái Đất

a) Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài

- Kích thước của sinh vật tồn tại trên Trái Đất vô cùng đa dạng.

- Động vật được con người khai thác hằng ngày để phục vụ cho cuộc sống của mình.

- Tất cả mọi dạng sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.

b) Con người trên Trái Đất

- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống,

- Con người cải tạo tự nhiên khiến nó "người" hơn, thân thiện hơn.

- Đáng buồn thay, con người đã khai thác thiên nhiên bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu đến sự sống trên Trái Đất.

c) Tình trạng Trái Đất

- Hiện tại, Trái Đất đang bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức, bất chấp của con người.

- Hậu quả: Hoang mạc xâm lấn, động vật tuyệt chủng, rác thải ngập tràn, khí hậu nóng dần, nước biển dâng nhấm chìm nhiều thành phố, cánh đồng, tầng ô-dôn thủng, ô nhiễm, đe dọa sự sống muốn loài.

- Câu hỏi nhức nhối: Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ? Con người đứng trước thách thức lớn.


Trả lời câu hỏi

Bằng hiểu biết của mình, em hãy thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao sự kỳ diệu của sự sống trên Trái đất:

  1. Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?
  2. Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất:

Bài hát Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục)

Bài thơ Trái đất còn quay (Huy Cận)

Những bài thơ, bài hát này đã gợi lên trong em hình ảnh trái đất là một hành tinh xanh rộng lớn, quay mãi.

Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin nghiên cứu khoa về trái đất, lịch sử hình thành trái đất,...

  • Người ta thường nói: “Sự sống muôn màu”. Em hiểu điều này là: Trên Trái đất không biết có biết nhiêu sự sống của con người, loài vật, cây cỏ hoa lá,...Mỗi một sự sống đều là một câu chuyện từ lúc xuất hiện, được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Mỗi một sự vật lại mang một nét riêng biệt khác nhau, không sự vật nào giống sự vật nào. Vì thế, nên người ta đó là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. 


Sau khi đọc

  1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc?
  2. Các bức tranh đã hỗ trợ gì cho em trong việc nắm bắt thông tin của văn bản?
  3. Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đắt) tập trung thông tin về vấn đề gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?
  4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?
  5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao sự kỳ diệu của sự sống trên Trái đất?
  6. Làm rõ lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?
  7. Bức tranh ở trang 92 lấy cảm hứng từ huyền thoại về tháp Ba-ben, thể hiện cảnh con người thực hiện ý đồ xây một toà tháp cao đến tận trời. Bức tranh đó gợi lên trong em suy nghĩ gì về khát vọng và khả năng của con người?
  8. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đắt - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?

Hướng dẫn giải:

  • Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc:

- Trái đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Nước chiếm 2/3 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

- Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn. 

- Con người là đỉnh cao ỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.

- Tình trạng của Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ. 

  • Các bức tranh đã hỗ trợ cho em trong việc nắm bắt thông tin của văn bản:

Bức tranh 1: Cuộc sống thiên nhiên hoang dã, xanh ngắt, trong lành của các loài động vật.

Bức tranh 2: Con người tấp nập xây tháp Ba-ben. Cuộc sống có sự can thiệp, phát triển bằng cách xây dựng của con người.

  • Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đắt) tập trung thông tin về vấn đề:

Trái đất là cái nôi của sự sống, nước bao phủ trên 2/3 bề mặt Trái đất: Nước trong các lòng đại dương, nước đông cứng thành những khối băng ở hai địa cực, nước tuôn chảy ở các sông ngòi khắp các hệ thống sông trên các lục địa.

Nếu không có nước thì Trái đất chỉ là một hành tinh khô chết. Nhờ có nước, sự sống trên khăp hành tinh vô cùng phong phú.

Việc nói về vấn đề đó liên quan đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp. Phần 3, phần 4 tác giả nêu vấn đề chính vì cuộc sống phát triển và vô cùng phong phú nhờ tài nguyên nước, nên các loài động vật cũng phát triển phong phú theo, nhất là động vật bậc cao - con người. Con người sẽ khai thác Trái đất để phục vụ những mục đích khác nhau. Trong đó có cả mục đích tích cực và tiều cực.

  • Văn bản đã nói bao quát về Trái đất nhưng có thể chưa được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ.  sung về vấn đề: Sự tương tác của Trái đất với các hành tinh khác.
  • Bằng hiểu biết của mình, em hãy thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao sự kỳ diệu của sự sống trên Trái đất:

Loài người  là loài duy nhất còn tồn tại của phân tông Hominina, thuộc lớp Động vật có vú. Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các tư duy trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.

Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn, có sự phân thứ bậc nhất định xác định từ cọ xát và truyền thống. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi mới về văn hóa như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc.

Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lý cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống.

  • Lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ trong đoạn cuối của văn bản là vì con người đã tác động vào Trái đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tồn tại và phát triển sự sống trên Trái đất. Câu hỏi dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về việc bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh. 
  • Bức tranh ở trang 92 lấy cảm hứng từ huyền thoại về tháp Ba-ben, thể hiện cảnh con người thực hiện ý đồ xây một toà tháp cao đến tận trời. Bức tranh đó gợi lên trong em suy nghĩ gì: Khả năng của con người là vô cùng vô tận. Tương lai, không chỉ là tòa tháp cao đến tận trời mà còn là các công trình kiến trúc, xây dựng thông minh,....Sự chinh phục đỉnh cao của con người luôn luôn tiếp diễn và phát triển, điều đó vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực lên Trái đất.
  • Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đắt - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: Đọc văn bản thông tin cần nhấn mạnh những phần có đề mục, cách ngắt quãng rõ ràng để phân biệt được rõ từng phần của văn bản. 


Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh...

Hướng dẫn giải:

Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác!


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trái đất - cái nôi của sự sống" số 6

* Trước khi đọc

Câu 1 - Trang 78: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Em từng nghe, đọc hay đã thuộc những ca khúc, bài thơ nào viết về Trái Đất? Chúng đã gợi lên trong em ấn tượng, cảm xúc gì? Theo em, để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta còn cần phải tìm đến những nguồn thông tin hay loại tài liệu nào khác?
Trả lời:
- Em đã từng đọc, nghe rất nhiều ca khúc, bài thơ về Trái Đất, như:
Bài thơ: Em nghĩ về trái đất
Em vươn vai đứng dậy
Trái Đất đã xanh rồi
Giữa biêng biếc mây trời
Tiếng chim vui ngọt quá

Quàng khăn xanh biển cả
Khoác áo thơm hương rừng
Trái Đất mang trên lưng
Những đứa con của đất

Tuy màu da có khác
Nhưng vẫn chung nụ cười
Như biển cả không vơi
Một màu xanh thăm thẳm

Như ban mai nắng ấm
Lung linh bờ thảo nguyên
Hãy giữ được bình yên
Cho hoa thơm thơm mãi

Em vươn vai đứng dậy
Mong Trái Đất hoà bình
Đừng bao giờ chiến tranh
Mà đau hòn máu đỏ

Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.

Nguyễn Lãm Thắng

- Các bài hát, bài thơ ấy gợi lên cho em: tình yêu thương, quý mến dành cho Trái Đất và niềm tự hào khi được sống ở đây
- Ngoài thơ ca, chúng ra cần phải tìm đến nguồn thông tin tài liệu trên sách báo, tạp chí khoa học, phóng sự, phim tài liệu...

Câu 2 - Trang 78: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Người ta thường nói: "Sự sống muôn màu." Em hiểu điều này như thế nào?
Trả lời:
- Sự sống muôn màu: sự sống trên Trái Đất đa dạng, phong phú với nhiều loài thực vật, động vật và cả con người. 
Ví dụ: Thế giới hữu sinh thật muôn màu muôn vẻ. 
+ Có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long,… Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…Tất cả tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn. 
+ Con người – đỉnh cao tiến hóa của vật chất sống trên Trái Đất. Sự xuất hiện của loài người dường như có quan hệ với khởi nguồn của một đại dương ở Đông Phi. Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã không ngừng đấu tranh để tồn tại và phát triển. Với năng lực trí tuệ ngày càng hoàn thiện, con người đã vươn lên làm chủ thiên nhiên, đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực hoạt động.
Trái Đất là một hành tinh xanh tràn đầy sự sống và là cái nôi diệu kỳ của sự sống. 

* Đọc văn bản

Theo dõi 1 - Trang 78: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Phần sa-pô với những dòng chữ in đậm.
Trả lời:
- Phần sa-pô: chính là phần nội dung mở đầu nằm ở phía trên cùng của bài viết. Đoạn sa-pô có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều câu văn hoàn chỉnh khác nhau. Những câu văn này có thể ngắn, có thể dài nhưng nó phải mang tính khái quát để người đọc hiểu được nội dung phần thông tin mà người viết cung cấp phía dưới.
­- Trong văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”, phần sa-pô đưa ra dưới dạng hàng loạt các câu hỏi: “Vì sao Trái Đất thường được gọi là hành tinh xanh? Trên hành tinh ấy, sự sống đã nảy nở tốt đẹp như thế nào? Con người có thể làm gì để bảo vệ Trái Đất?” 

Theo dõi 2- Trang 78: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Văn bản được triển khai với nhiều đề mục in đậm.
Trả lời:
Các đề mục in đậm chính là các luận điểm chính được triển khai ở trong bài:
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- "Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất
- Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài
- Con người trên Trái Đất
- Tình trạng Trái Đất hiện ra sao?

Theo dõi 3 - Trang 78: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Những miêu tả về sự hiện diện của nước trên Trái Đất.
Trả lời:
Sự hiện diện của nước trên Trái Đất được miêu tả như sau:
- Nước là "vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất
- Nước ở dạng lỏng giúp Trái Đất trở thành nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống
- Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất
- Nước dào dạt trong lòng các đại dương
- Nước đông cứng trên những chóp núi được ví là nóc nhà của thế giới
- Nước tuôn chảy không ngừng với hệ thống sông ngòi được phân bố ở khắp bề mặt các lục địa

Theo dõi 4 - Trang 79: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Sự sống trên Trái Đất phong phú như thế nào?
Trả lời:
Sự sống trên Trái Đất vô cùng phong phú:
- Có loài chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật
- Có loài mang kích thước khổng lồ như cây bao báp, cá voi xan, các loài động vật thuộc họ khủng long
- Vô số loài thực vật, động vật khác nhau sinh sôi nảy nở
- Những hoa cỏ, gia súc, gia cầm ngày càng gắn bó thân thiết với mỗi gia đình

Theo dõi 5 - Trang 80: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?
Trả lời:
Có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất vì:
- Con người là động vật bậc cao, có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực
- Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người cải tạo bộ mặt Trái Đất trở nên "người" hơn, thân thiện hơn

Suy luận - Trang 80: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Ý sau cùng của bài có lạc đề không?
Trả lời:
- Ý sau cùng này không lạc đề. Nó chứa đựng 2 nội dung: 
+ Xác định lí do làm vật lên lời tự vấn nhức nhối. 
+ Phát biểu nhận thức của bản thân về vấn đề.   


* Trả lời câu hỏi

Câu 1 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.
Trả lời:
Các thông tin chủ yếu của văn bản:
- Trái Đất là một hành tinh xanh nằm trong hệ Mặt Trời, là hành tinh duy nhất có sự sống
- Nước là "vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất và nó hiện diện ở khắp mọi nơi, chiếm 3/4 bề mặt Trái Đất
- Sự sống trên Trái Đất vô cùng phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ bởi đây là nơi cư trú của muôn loài động thực vật, vi sinh vật
- Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất
- Tình trạng của Trái Đất đang ngày càng xấu đi bởi những tổn thương do con người gây ra. Chúng ra cần phải hành động ngay để không phải hối hận

Câu 2 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
Trả lời:
- Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”. 
- Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta. 

Câu 3 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 ("Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai của những nội dung khác ở các phần kế tiếp?
Trả lời:
- Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 là: nước chính là yếu tố quyết định giúp tạo nên sự sống trên Trái Đất
- Viêc lập luận như vậy ở phần 2 đã giúp dẫn đến nội dung ở các phần sau: Trái Đất có nước giúp tạo nên sự sống, thì tiếp đó mới có sự cư ngụ đa dạng, phong phú của muôn loài (phần 3).

Câu 4 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?
Trả lời:
- Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất: 
+ động vật – thực vật 
+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước
+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, … 

Câu 5 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.
Trả lời:
- Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình. 
- Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là: 
+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực…. 
+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn. 
- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu. 

Câu 6 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Làm rõ lí do xuất hiện của câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay. 
+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này. 
+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn. 

Câu 7 - Trang 81: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?
Trả lời:
- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: 
+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có) 
+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn. 
+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng. 

* Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…
Trả lờii:
Bài 1:
Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.

Bài 2:
Môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước nhiễm chất thải hóa học. Không khí không còn trong lành. Đất đai khô cằn, thiếu dưỡng chất. Nhiều cánh rừng bị phá hủy… Tất cả sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường. Từ những hành động nhỏ như trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng bao bì ni-lông… Để hành tinh xanh mãi mãi, mỗi người hãy là một chiến sĩ trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .