Top 6 Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

615

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 101 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.

Trả lời:

- Vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình “Táo quân”.

+ Chú không cao lắm, có vóc dáng cân đối, nước da ngăm và gương mặt góc cạnh. Chú là người mộc mạc, giản dị, trên sân khấu chú là người nhiệt tình và chuyên nghiệp còn bên ngoài chú giản dị, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chú ở những địa điểm bình dân. Em mong rằng chú luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản

  • Theo dõi: Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại)

- Chỉ dẫn: nêu rõ các hồi chương cụ thể.

- Văn bản trình bày dưới dạng lời thoại.

  • Theo dõi: Chi tiết thợ may may ngược áo hoa

Phó may: Những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.

=> Ông Giuốc-đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

  • Tưởng tượng: Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo

- Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

  • Theo dõi: Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.

- Cách gọi: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

=> Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

  • Suy luận: Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Lời thoại của Ni-côn chủ yếu là tiếng cười bởi vì: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền.

  • Theo dõi: Lời đề nghị của Ni-côn.

Lời đề nghị của Ni-côn: Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản là một trong những vở kịch nổi tiếng của nước Mỹ. Vở kịch do Mô-li-e xây dựng thành công phản ánh sinh động và chân thực bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII và tiếng cười đầy châm biếm với những tên trọc phú đua đòi trở thành quý tộc và những gã quý tộc tham lam, xảo trá.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

- Áo bị may ngược hoa.

- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kì công tuyệt tác.

- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.


Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Trả lời:

- Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.


Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Trả lời:

- Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

- Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.

- Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.


Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

- Ngôn ngữ trực tiếp có khi là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Cũng có khỉ là lời độc thoại như đoạn Giuốc-đanh tự nói với mình. Đoạn kể về cảnh bác phó may và bọn thợ phụ mặc lễ phục cho Giuốc-đanh là ngôn ngữ kể chuyện. Trong kịch nói thì đối thoại là ngôn ngữ chính, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật.


Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Trả lời:

- Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật: Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.


Câu 6 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Trả lời:

Một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích: tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười…


Câu 7 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Trả lời:

- Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân.


Câu 8 (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Trả lời:

Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh. Đó là những người ưa nịnh, ngu dốt, không biết nhìn nhận lại bản thân…


* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích.

Đoạn văn tham khảo

Chi tiết phó máy may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của Giuốc-đanh được may bằng thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều đó nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra chuyện những người quý phải đều mặc như thế này cả là lão chấp nhận ngay. Sau đó, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình khi may bộ lễ phục trước nên lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Bác phó may chống đỡ khéo léo: Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc và gỡ thế bí bằng cách hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái láu lỉnh đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nôn nóng muốn thành “quý tộc” để phớt lờ chuyện ăn bớt vải của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Trước khi đọc

(trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phi, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết:

Em được biết đến bác Công Lý qua vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV. Ngay từ lần đầu tiên, em đã hết sức ấn tượng với nét diễn tự nhiên và duyên dáng của bác.

Bác Công Lý không cao lắm, có vóc dáng cân đối, khỏe mạnh. Với nước da ngăm và khuôn mặt góc cạnh, trông bác ấy rất nam tính. Con người của bác rất mộc mạc và giản dị. Ở bên ngoài sân khấu, thật dễ dàng gặp bác ăn và đi chơi ở những địa điểm bình dân. Tuy rất nổi tiếng, nhưng bác Lý rất thân thiện với mọi người.

Suốt bao năm làm nghề, ngoài phim hài, nghệ sĩ Công Lý cũng tham gia đóng nhiều bộ phim chính kịch hay và nổi tiếng. Lúc nào bác cũng tận tâm với nghề, nói không với các scandal. Chính vì vậy, em luôn yêu quý và ngưỡng mộ bác.

Em mong rằng, bác Công Lý sẽ tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước ta. Em sẽ mãi là fan hâm mộ trung thành của bác ấy.


Đọc văn bản

(trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lý do lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết:

- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

- Áo bị may ngược hoa.

- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.

- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy. Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười. Lý do:

Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa.Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

- Ở cảnh đầu của lớp kịch, tính cách ngu dốt, ngu muội của Giuốc-đanh thể hiện trong cuộc đối thoại với bác phó may.

- Tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta.

- Ông dễ dàng bị thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu bởi ông hám danh đến mức lóa mắt, mù quáng, mê muội, không nhận ra được thật giả, thích những lời tâng bốc, tự huyễn hoặc về mình


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Điều đáng chú ý của lời thoại trong các lớp kịch: sự đối nghịch, biểu hiện ở sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc (bít tất chật, giày chật, áo hoa ngược >< thợ tài nhất thiên hạ; áo hoa >< bộ lễ phục đẹp nhất triều đình; cởi tuột quần cộc, lột áo ngắn, mặc theo nhịp nhạc >< cách thức mặc của những nhà quý phái); sự tranh luận của ông Giuốc-đanh với phó may (ông Giuốc-đanh phát hiện lỗi của trang phục >< phó may biện hộ => ông Giuốc-đanh thỏa hiệp); ngữ điệu và lời lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng >< cười vào mặt chủ). Bên cạnh đó, lời thoại hướng đến tính khẩu ngữ, ngôn ngữ thông dụng, bình dân thể hiện ở những từ cảm thán, từ tượng thanh, hô ngữ, câu hỏi, câu trả lời, thoại bỏ lửng…


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của nhân vật này và các nhân vật khác.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời

Lời giải chi tiết:

Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục:

- Ông Giuốc-đanh với phó may: chỉ ra những bất cập của trang phục, thỏa hiệp với thợ may >< phản đối, biện hộ, ve vuốt, lúc tiến lúc lùi

- Ông Giuốc-đanh với thợ bạn: gọi ông Giuốc-đanh bằng các danh xưng quý tộc (lừa mị bằng danh ảo) >< đắc ý, cho tiền (mất tiền thật)

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: sai bảo, quát mắng, dọa đánh >< cười, xin được cười


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số thủ pháp trào phúng được sử dụng trong đoạn trích: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng.

- Thủ pháp đối nghịch: biểu hiện ở sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc

- Thủ pháp tăng tiến: nhóm thợ bạn sử dụng các danh xưng tăng dần cấp độ quý phái, theo đó, ông Giuốc-đanh ban tiền không tiếc tay, nhấn mạnh sự mỉa mai đối với kẻ trưởng giả tưởng rằng danh xưng và trang phục đã là đủ để mình thành quý tộc

- Sử dụng nghi lễ kì cục: nghi lễ mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh không theo quy tắc và chuẩn mực nào

- Thoại bỏ lửng: loài thoại của ông Giuốc-đanh bị bỏ dở do Ni-côn ngắt lời ông chủ bằng tiếng cười hoặc lời xin được cười


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và đặt mình vào vị trí nhân vật để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê, quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc ôm hơn và không phồng ra như váy ở thời kỳ baroque. Mũ tricorne trở nên phổ biến trong thời gian này, thường viền với bím tóc và trang trí bằng lông đà điểu. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên phổ biến trong giai đoạn này với tóc được cuộn ngang trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.


Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc- đanh bởi thói học đòi làm sang, bên ngoài diêm dúa nhưng bên trong rỗng không ít hiểu biết.


Sau khi đọc Viết

(trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản đã được học để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị Giuốc- đanh phát hiện là may ngược hoa), đột ngột chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà và Xin ngài cứ việc bảo. Thế là Giuốc-đanh sợ, cứ lùi mãi. Lão ta sợ là phải vì nếu bác phó nổi cơn tự ái may hoa lại cho đúng hướng thì còn gì là quý tộc nữa? Cho nên lão vội hỏi bác phó may rằng liệu bộ lễ phục lão mặc có vừa vặn không. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của giai cấp quý tộc châu Âu trước kia thường được may bằng loại vải tốt, đắt tiền, màu đen. Còn bác phó lại may lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều đó nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra chuyện những người quý phải đều mặc như thế này cả là lão chấp nhận ngay. Sau đó, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình khi may bộ lễ phục trước nên lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Bác phó may chống đỡ khéo léo: Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc và gỡ thế bí bằng cách hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái láu lỉnh đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nôn nóng muốn thành “quý tộc”để phớt lờ chuyện ăn bớt vải của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi trang 101 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.

Trả lời

Chương trình “Táo quân”

Táo Quân tập trung vào phản ánh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm diễn ra thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội một cách hài hước, được thể hiện trong buổi chầu cuối năm, khi các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã làm suốt một năm qua. Táo Quân cũng là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch, dân ca cải lương, chèo, ca trù và nhạc chế.


ĐỌC VĂN BẢN

Gợi ý trả lời câu hỏi trong quá trình đọc văn bản để soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8 KNTT đầy đủ nhất.

Theo dõi: Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại)

Trả lời

Văn bản trình bày dưới dạng lời thoại.

Theo dõi: Chi tiết thợ may may áo ngược hoa

Trả lời

Phó may: Những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.

=> Ông Giuốc-đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

Tưởng tượng: Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo

Trả lời

Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục:

Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

Theo dõi: Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.

- Cách gọi: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

=> Ông Giuốc-Đanh Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

Suy luận: Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Trả lời

Lời thoại của Ni-côn chủ yếu là tiếng cười bởi vì: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền.

Theo dõi: Lời đề nghị của Ni-côn.

Trả lời

Lời đề nghị của Ni-côn: Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!


SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT để giúp các em soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8 chi tiết.

Câu 1 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Trả lời

Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

- Áo bị may ngược hoa.

- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.

- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.


Câu 2 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Trả lời

- Phản ứng của Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc-đanh rất tức cười. Đến một người hầu như Ni-côn còn nhận ra sự lố lăng của nó mà ông Giuốc-đanh lại không hề tự biết được. Điều này cho thấy sự thấp kém vẽ thẩm mĩ cũng như sự thiếu hiểu biết của nhân vật. Cái hài thường hướng đến những hiện tượng lệch chuẩn. Những tác phẩm hài bao giờ cũng để cho người đọc nhận thấy sự lệch chuẩn đó qua tương quan giữa nhân vật chính với những nhân vật khác. Ở đây, nhân vật Ni-côn đại diện cho thị hiếu có tính chuẩn mực thông thường thời đó để cười nhạo những cái không phù hợp.

Nếu đặt trang phục của ông Giuốc-đanh vào bối cảnh hiện nay, chiếc áo khoác may hoa ngược, đôi bít tất chật,... chưa hẳn đã là đáng cười do thị hiếu thẩm mĩ ngày nay đã thay đổi. Song, đặt vào bối cảnh thời đó, khi đã có những quy chuẩn về lễ phục, thì việc vi phạm nó sẽ bị coi là lố lăng. 

- Em thấy rằng bộ trang phục đáng cười do kệch cỡm. Nhưng cũng có thể có HS căn cứ vào thị hiếu thẩm mĩ có tính tự do trong bối cảnh đương đại, trả lời rằng không thấy trang phục đó đáng cười.


Câu 3 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Trả lời

Ông Giuốc-đanh may trang phục theo lỗi quý tộc là có mục đích rõ ràng, đó là ông đang muốn trở thành một quý ông. 
Bối cảnh xã hội Pháp thế kỉ XVII, thời điểm đó trang phục phản chiếu địa vị xã hội (có những quy định về trang phục cho giới quý tộc), ông Giuốc-đanh muốn dựa vào trang phục – cái bề ngoài – để được coi là quý tộc cho dù ông thuộc đẳng cấp thấp trong xã hội thời bấy giờ. Ông muốn trưng diện để đi ra phố, khoe với thiên hạ vẽ điều đó. Hành động này thể hiện sự háo danh, sự học đòi ở nhân vật.

Nhân vật kịch thường có tính loại hình, được tô đậm một vài nét tính cách (nhân vật tự sự đầy đặn hơn, tính cách có thể đa dạng hơn và có sự vận động, phát triển). Nhân vật trong hài kịch Mô-li-e thường biểu lộ một thói xấu của con người (nhân vật được nhấn mạnh ở thói xấu đó, song cũng có khi được pha trộn thêm các nét tính cách khác). Ông Giuốc-đanh dễ dàng bị những người thợ may láu cá lừa mị, lợi dụng và trở thành trò cười với người hầu là do ông hám danh đến mức loá mắt, mù quáng, mê muội, không nhận ra được thật giả, thích những lời tâng bốc, tự huyễn hoặc về mình.


Câu 4 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Trả lời

Đặc trưng của lời thoại trong hài kịch nói chung, đó là sự đối nghịch. Ở đoạn trích này, đối nghịch trong thoại biểu hiện ở sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc (bít tất chật, giày chật, áo hoa ngược >< thợ tài nhất thiên hạ; áo hoa >< bộ lễ phục đẹp nhất triều đình; cởi tuột quần cộc, lột áo ngắn, mặc theo nhịp nhạc >< cách thức mặc của những nhà quý phái); sự tranh luận của ông Giuốc- đanh với phó may (ông Giuốc-đanh phát hiện lỗi của trang phục >< phổ may biện hộ => ông Giuốc-đanh thoả hiệp); ngũ điệu và lời lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng >< cười vào mặt chủ).

Lời thoại trong kịch thường đi liền cử chỉ (kịch bản viết để diễn).
“Phó may: Ngài có muốn mặc thử áo không? 

Ông Giuốc-đanh: Có, đưa tôi”.

Ngoài ra, lời thoại trong hài kịch thời cổ điển đã hướng đến tinh chất khẩu ngữ, ngôn ngữ thông dụng, bình dân (điều này có lẽ là lí do để giải thích vì sao trong buổi đấu du nhập văn chương kịch nghệ phương Tây vào Việt Nam, hài kịch luôn được dịch và đón nhận trước). Tính chất khẩu ngữ biểu hiện ở những từ ngữ cảm thán, từ tượng thanh, hổ ngữ, câu hỏi, câu trả lời, thoại bỏ lửng...


Câu 5 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Trả lời

Vấn đề cốt lõi của thể loại kịch, đó là hành động kịch và liền với đó là xung đột kịch. Hành động của nhân vật kịch bao giờ cũng được thúc đẩy bởi ý chí (động cơ). Ông Giuốc-đanh xuất phát từ mục đích muốn được trở thành quý tộc (động cơ) mà có chuỗi hành động như mời thầy dạy múa, nhạc, triết; may và mặc trang phục quý tộc; kết thân với quý tộc; phản đối con gái lấy người không thuộc hàng quý tộc, chấp nhận việc kết hồn của con gái vì tưởng người cầu hôn là hoàng tử;... Ở đoạn trích này, hành động chính là mặc trang phục. Từ hành động chính (xuyên suốt), xuất hiện hàng loạt hành động nhỏ. Các hành động nhỏ phản ánh quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác:

- Ông Giuốc-đanh với phó may: chỉ ra những bất cập của trang phục, thoả hiệp với thợ may >< phản đối, biện hộ, ve vuốt, lúc tiến lúc lùi.

– Thợ bạn với ông Giuốc-đanh: gọi ông Giuốc-đanh bằng các danh xưng quý tộc (lừa mị bằng danh ảo) >< đắc ý, cho tiền (mất tiền thật).

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: sai bảo, quát mắng, dọa đánh >< cười, xin được cười.

Từ việc phân tích hành động của các nhân vật đến việc nhận thức xung đột kịch. Xung đột kịch hiện lên ở động cơ mong muốn trở thành quý tộc (háo danh) và sự thiếu hiểu biết, mê muội của ông Giuốc-đanh. Hình thức xung đột ở đây là xung đột giữa khả năng và ý đồ.


Câu 6 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Trả lời

Một số thủ pháp trào phúng trong đoạn trích: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng, cụ thể:

  • Thủ pháp đối nghịch trong cảnh mặc lễ phục của ông Giuốc-đanh.(xem lại phần trả lời câu 5)
  • Thủ pháp phóng đại (cường điệu): thực tế ai cũng nhận ra bộ trang phục khôi hài, nhưng tác giả cứ để cho nhân vật Giuốc-đanh chấp nhận để cường điệu độ ngây ngô của nhân vật.
  • Thủ pháp tăng tiến: nhóm thợ bạn sử dụng các danh xưng tăng dẫn cấp độ quý phái, theo đó, ông Giuốc-đanh ban tiền không tiếc tay, nhấn mạnh sự mỉa mai đối với kẻ trưởng giả tưởng rằng danh xưng và trang phục đã là đủ để mình thành quý tộc.
  • Sử dụng nghi lễ kì cục: nghi lễ mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh không theo quy tắc và chuẩn mực nào.
  • Thoại bỏ lửng (đã được nhắc đến ở câu 4, ở cầu này đi vào cụ thể hơn): Lời thoại của ông Giuốc-đanh bị bỏ dở do Ni-côn ngắt lời ông chủ bằng tiếng cười hoặc lời xin được cười (người hầu gái không để ý đến lời sai bảo, chỉ chú ý đến bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh).

Câu 7 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Trả lời

- Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

- Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân. 

Chi tiết hơn

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê, quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc ôm hơn và không phồng ra như váy ở thời kỳ baroque. Mũ tricorne trở nên phổ biến trong thời gian này, thường viền với bím tóc và trang trí bằng lông đà điểu. Tóc giả cũng được sử dụng và thường là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên phổ biến trong giai đoạn này với tóc được cuộn ngang trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc quần áo đặc biệt xa hoa và thường được gọi là “Macaroni”.


Câu 8 trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Trả lời

Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh. Đó là những thích vẻ bề ngoài, ưa xu nịnh, thiếu hiểu biết mà vẫn cố tỏ vẻ trịch thượng.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích.

Đoạn văn tham khảo

Trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang chi tiết phó may may áo ngược hoa đã cho thấy ông Giuốc-đanh là một kẻ ngu dốt, ưa nịnh, học đòi làm sang còn tên phó may thì ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Ông Giuốc-đanh trách thì bác phó may lại kêu ông có dặn may xuôi đâu. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Qua đây có thể thấy được nhà viết kịch Mô-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh này đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.


KIẾN THỨC VĂN BẢN

TÁC GIẢ

Mô-li-e (1622 – 1673) là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất nước Pháp và thế giới.

Hài kịch Mô-li-e là tiếng cười khoẻ khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Mô-li-e là hiện thân của một tính cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, ảo tưởng...

Những vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673)...


Tác phẩm

Nội dung chính: Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả. 


Giá trị nội dung

Trưởng giả học làm sang phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những người giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không nhận ra được thật hay giả, tốt hay xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc đến mức bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng.


Giá trị nghệ thuật

  • Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động
  • Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

- Khi những tên thợ mặc lễ phục cho ông, ôn thích thú đi qua đi lại khoe bộ đồ mới, chân ông bước đều bước theo từng điệu nhạc chẳng khác gì trò hề.

- Ông Guốc-đanh vốn là người tằn tiền mà vì những lời nịnh nọt của bọn thợ phụ mà tiền trong túi ông cứ thế mà vào trong túi của chúng. Chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.

⇒ Nhân vật Giuốc- đanh vì sự ngu ngốc, kém hiểu biết, ngờ nghệch và mêm muội dễ dàng bị nắm thóp, lợi dụng chỉ vì thói học đòi làm quý tộc của mình.


Câu 2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Hành động cười của nhân vật Ni-côn ở hồi thứ ba cho ta thấy bộ trang phục của ông Guốc-đanh rất lố bịch, vì kém hiểu biết nên ông bị tên phó may lừa một cách trắng trợn. Chuyện đáng cười ở đây là hoa cài đáng nhẽ phải may hướng lên trên nhưng bị tên phó may may ngược xuống dưới. Ấy thế mà chỉ bằng vài câu nịnh nọt, khôn lỏi, tên phó may  vừa không phải sửa lại, vừa được lòng Guốc-đanh. Hắn nói rằng quý tộc thường mặc thế, ông Guốc-đanh tức giận lắm nhưng khi nghe vậy lại ậm ừ khen đẹp, miễn là ông mặc giống quý tộc là ông vui rồi. Chính điều đó khiến ông trở thành trò cười cho thiên hạ. 


Câu 3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Ông Guốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn mình giống như những quý tộc cao sang thực thụ. Ông Guốc-đanh là một người rất thích ăn diện nhưng lại ngu dốt, không có một chút nào am hiểu về ăn mặc. Được thể hiện khi bộ trang phục ông đặt làm mang đến muộn lại còn bị may hoa ngược, đôi bít tất và giày cũng trật ghê gớm, ông tức giận lắm. Nhưng tên phó may nhanh nhảu chữa cháy rằng người quý tộc họ mặc như vậy, thì ông Guốc-đanh lại nguôi giận và khen bộ đồ rất đẹp rất ưng ý. Không những ngu dốt, quê kệch, Guốc-đanh còn là người ưu nịnh, trở thành con dối, đáng cười trong mắt người hầu. Khi ông mặc bộ lễ phục lên người, bọn người hầu thi nhau gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” để moi tiền của ông. Biết là nịnh nọt nhưng Guốc-đanh vẫn sung sướng kêu chúng nhắc lại và cứ thế rút tiền ra thưởng cho chúng.


Câu 4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Lời thoại trong các lớp kịch lột tả chân thưc, sinh động tính cách nhân vật Guốc-đanh. Kết hợp với ngôn từ trào phúng và nghệ thuật tăng cấp, hình tượng nhân vật Guốc-đanh khắc họa rõ nét là người ngũ dốt, kệch cỡm, trở thành con dối và làm trò cười trong mắt mọi người.


Câu 5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Guốc-đanh, những nét tương phản giữa hành động của ông Guốc-đanh và các nhân vật được hiện lên rõ nét. Đó là sự chênh lệch, mất đối xứng của nội dung và hình thức, bên ngoài ngoài với cái nội tâm, từ đó tạo nên nét bi hài của tác phẩm. Nét đối lập giữa cái ngu ngơ, kệch cỡm với cái sang trọng học đòi ở nhân vật Guốc-đanh với sự khôn lỏi, danh ma, hám lợi của những tên thợ phụ. Tiếng cười trào phúng được tạo nên nhờ những chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa khâu ngược, sự vênh vào, tự phụng của Guốc-đanh khi được người hầu khen và sự sảo trá của tên phó may lừa ông Guốc-đanh rằng quý tộc họ mặc như vậy, nịnh nọt ông để bòn rút tiền từ trong túi ông. Qua đó, nhà văn chế giếu thói học đòi làm sang vẫn còn hiện diện rất nhiều trong xã hội và phê phán thói nịnh hót, khôn lói, tham lam, bì ổi của đám người chỉ biết sống trên sự lừa lọc, sảo trá. Tất cả được bậc thầy Mô-li-ê thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm, tạo nên tiếng cười thoái mái cho khán giả. Xong cũng là những suy tư, trăn trở về những trò lố bịch diễn ra trên sân khấu hay chính là những điều diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Tiếng cười mà Mô-li-ê tạo ra mang giá trị lên án sâu sắc, mang hơi thở của một xã hội tiến bộ.


Câu 6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

- Khi thấy hoa của bộ lễ phục may ngược nhưng ông Guốc-đanh vẫn khen là đẹp khi tên phó may nói rằng quý tộc thường mặc như vậy. 

- Hình ảnh ông Guốc-đanh là điển hình cho con người với thói học đòi kệch cỡm, ngu dốt, thiếu hiểu biết, uwua nịnh với khát vọng viển vông được làm quý tộc.

- Bản chất lố lăng, xảo trá, lươn lẹo của một bộ phận con người trong xã hội thông qua nhân vật những tên thợ phụ, bác phó may hùa vào nịnh hót, khen đểu ông Guốc-đanh để vơ vét tiền của ông.


Câu 7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Nếu em là nhân vật Guốc-đanh trong đoạn trích, em sẽ chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình. Em vẫn sẽ thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức để trau đồi thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng tiếp thu bằng thái độ nghiêm túc, tinh thần ham học thực thụ. Bởi khi mình có tư duy, kiến thức, trở thành người tài, tự khắc sẽ thu hút những người tài đến với mình mà nâng cao giá trị của bản thân. Từ đó sẽ có cơ hội để phát triển, chẳng khác gì những quý tộc cao sang, quyền quý. Bên cạnh đó, em sẽ răn đe, chỉn đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân. 


Câu 8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

Xã hội đang trong thời kì hội nhập, có rất nhiều nền văn hóa đa dạng nên đòi hỏi con người ta càng phải học hỏi, nổ lực tiến bộ từng ngày để theo kịp nhịp sống. Song song với những con người cầu tiến, tài giỏi thì luôn có những con người kém hiểu biết, đi sai hướng, lệch lạc. Họ cứ nghĩ có tiền là có tất cả, họ có điều kiện để học nhưng lại học một cách ngu dốt, mu muội. Họ chỉ ưa nịnh hót mà không biết tự nhìn nhận lại bản thân. Những con người như thế nếu không biết tự giác kiểm điểm và sửa đổi thì mãi muôn đời họ chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”.


Câu 9. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên. 

Qua chi tiết phó may may áo ngược hoa cho ông Guốc-đanh, ta mới thấy nhân vật Guốc-đanh quả thật là một người ngu dốt, mu mội và ngờ ngệch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tính cách đó thể hiện rõ qua quộc đối thoại của ông với bác phó may. Khi bác phó may mang đến bộ lẽ phụ quá chậm trễ, đã thế Guốc-đanh còn phát hiện hoa cài trên bộ lễ phục may bị ngược. Ông giận lắm nhưng khi nghe bác phó may nói rằng quý tộc họ toàn mặc như vậy thì Guốc-đanh lại tặc lưỡi cho qua và khen rằng: “Bộ lễ phục này cũng đẹp đấy”. Dù có tức tối khi không vừa ý nhưng chỉ vì thói học đòi lố bịch và sự thiếu hiểu biết của mình mà Guốc-đanh đã bị bác phó may lươn lẹo dắt mũi. Guốc-đanh còn xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại đung đưa chân theo điệu nhạc trước sự cười cợt, làm trò hề cho mọi người. Chỉ với một chi tiết đó đã đủ thấy tính cách học đòi làm âng của ông Guốc-đanh mạnh mẽ đến nhường nào. Mô-li-ê đã xây dựng thành công nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra con người với nhân cách khập khiễng, nhầm lẫn giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với cái học đòi sang trọng. quả là chi tiết chinh phục tiếng cười của khán giả, cũng như hiện thực đáng suy ngẫm về một phần con người trong xã hội có tính cách như ông Guốc-đanh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin

- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

   + Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

   + Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”

  • Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang) sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự.

  • Thể loại

- Tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang) thuộc thể loại: Kịch

  • Giá trị nội dung tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.


Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - Mẫu số 1

Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” kể về lão Guốc-đanh cậy gia đình có cửa hiệu buôn bán lớn nên lão ấp ủ khao khát muốn trở thành quý tộc. Để cho giống quý tộc, lão thuê hai tên người hầu nhưng không biết sai bảo chúng chuyện gì, lão mời cả thầy dạy nhạc, thầy dạy múa. Thậm chí lão còn mặc bộ áo dài khi nghe nhạc để trông giống dáng nhà quý phái. Tuần nào lão cũng tổ chức một buổi hòa nhạc vì lão nghe được rằng các nhà quý tộc đều làm như vậy. Guốc-đanh còn bảo thầy dạy nhạc dạy cách chào bà hầu tước Đôrimen, lão còn năn nỉ thầy dạy cho hắn viết được bứ thư gửi cho bà quý tộc. Bi hài hơn rằng lão tức giận vì bác phó may may hoa ngược cho bộ lễ phục nhưng khi nghe bác ta nói rằng quý tộc đều mặc như vậy thì Guốc-đanh lại tỏ vẻ hài lòng. Guốc-đanh được đà nịnh hót của đám thợ lại càng sĩ diện hão, bà Guốc-đanh hết lòng ngăn cản trước những trò hề của chồng nhưng đều vô ích. Để rồi lão phải trả giá khi bị tên quý tộc “bợm già” lợi dụng, hắn cướp công của Guốc-đanh, mưu mô quỷ quyệt khiến nữ hầu tước Đôrimen tưởng rằng chính hắn đã tiếp đãi bà chứ không phải Guốc-đanh. Lão còn không cho con gái của mình lấy Cleong vì chàng không phải quý tộc. Thế nhưng khi dính bẫy của Cleong và tên đày tớ, lão đồng ý cho con gái Luyxin cưới chàng Cleong – giả danh hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ. Vở kịch trên là một trong những vở kịch xuất sắc đạt thành công vang dội của Molie. Với ngòi bút tài ba, lợi dùng tiếng cười làm vũ khí sắc bén phê phán thói học đòi, sĩ dởm, kệch cỡm của những tên người giàu kém hiểu biết, đầy tham vọng hão huyền, ảo tưởng đến mù quáng. Từ đó, ông đề cao giá trị của bản thân, gửi gắm niềm tin về những thế hệ trẻ giàu tri thức và lòng nhân ái qua nhân vật Luyxin và Cleong.


Tóm tắt Trưởng giả học làm sang - Mẫu số 2

“Trưởng giả học làm sang” là vở kịch hài phê phán thói học đòi kệch cỡm của ông Guốc-đanh ngờ nghệch, cậy bố mẹ kinh doanh buôn bá nên giàu có mà ông mong muốn mình trở thành quý tộc. Ông mời thầy về dạy cho mình tất cả những lĩnh vực từ học tiếng La-tinh cho đến nhà chính trị, vật lí, thậm chí còn cả thầy dạy chính tả để ông có thể viết thư cho bà quý tộc. Không những thế, ông còn muốn có những bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Khi bác phó may mang bộ lễ phụ đến cho Guốc-đanh ông bực tức quát vì bác đã may hoa ngược cho ông. Nhưng khi nghe bác nói rằng người quý tộc họ đều mặc như vậy thì ông lại tỏ ra vẻ hài lòng. Ta có thể thấy được sự ngốc nghếch được thể hiện trong từng câu nói của ông. Biết được tính ông thích khen nịnh, bác phó may và thợ phụ lại càng vào hùa tâng bốc ông lên chín tầng mây, họ gọi ông là ông lớn, cụ lớn để moi tiền, ấy thế mà ông lại càng tự đắc mà vui sướng, đường đường là một người rất chặt tiền nong vậy mà tiền trong túi ông cứ thế bay dần vào tay đám thợ.
Chính cái tính sĩ diện hão, mu muội đó đã đẩy ông vào trò lừa gạt bịp bợm của tên quý tộc “bợm già”, hắn mượn công sức tiền bạc của ông để lấy danh uy với bà quý tộc nữ. Ông Guốc-đanh còn có một cô con gái tên là Luyxin. Cô đem lòng yêu anh chàng Cleong nhưng bị ông từ chối vì anh ta không phải quý tộc. Thế nhưng ông lại bị mắc bẫy do tên người hầu của Cleong bày ra, Cleong giả làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến hỏi cưới cô con gái xinh đẹp của ông. Ông không nhận ra mà chỉ quan tâm cái danh hiệu dởm mà gả con gái cho chàng.



Trưởng giả học làm sang
(trích, Mô-li-e)

* Nội dung chính: Văn bản là một trong những vở kịch nổi tiếng của nước Mỹ. Vở kịch do Mô-li-e xây dựng thành công phản ánh sinh động và chân thực bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII và tiếng cười đầy châm biếm với những tên trọc phú đua đòi trở thành quý tộc và những gã quý tộc tham lam, xảo trá.


I. Trước khi đọc.

Câu hỏi. Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.

Trả lời:

– Vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình “Táo quân”.

+ Chú không cao lắm, có vóc dáng cân đối, nước da ngăm và gương mặt góc cạnh. Chú là người mộc mạc, giản dị, trên sân khấu chú là người nhiệt tình và chuyên nghiệp còn bên ngoài chú giản dị, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chú ở những địa điểm bình dân. Em mong rằng chú luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.


II. Đọc văn bản.

  • Theo dõi: Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại)

Trả lời:

– Chỉ dẫn: nêu rõ các hồi chương cụ thể.

– Văn bản trình bày dưới dạng lời thoại.

  • Theo dõi: Chi tiết thợ may may ngược áo hoa.

Trả lời:

– Phó may: Những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.

Ông Giuốc-đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

  • Tưởng tượng: Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo.

Trả lời:

– Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

  • Theo dõi: Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.

– Cách gọi: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không biết. Còn tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.

  • Suy luận: Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

– Lời thoại của Ni-côn chủ yếu là tiếng cười bởi vì: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền.

  • Theo dõi: Lời đề nghị của Ni-côn.

– Lời đề nghị của Ni-côn: Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!


II. Sau khi đọc.

Câu 1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

– Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

– Áo bị may ngược hoa.

– Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kì công tuyệt tác.

– Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.


Câu 2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Trả lời:

– Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

– Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.


Câu 3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Trả lời:

– Ông Giuốc – đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

– Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.

– Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuôc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.


Câu 4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Trả lời:

– Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

– Ngôn ngữ trực tiếp có khi là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Cũng có khỉ là lời độc thoại như đoạn Giuốc-đanh tự nói với mình. Đoạn kể về cảnh bác phó may và bọn thợ phụ mặc lễ phục cho Giuốc-đanh là ngôn ngữ kể chuyện. Trong kịch nói thì đối thoại là ngôn ngữ chính, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật.


Câu 5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Trả lời:

– Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật: Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.


Câu 6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Trả lời:

– Một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích: tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười…


Câu 7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Trả lời:

– Trang phục: Chọn những trang phục nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh, lối sống của mình.

– Dáng vẻ điệu bộ: Thuê thầy dạy mình lễ nghi, kiến thức. Răn đe, chỉnh đốn những tên phó may, thợ phụ nhốn nháo, khôn lỏi, chỉ biết nịnh hót, tranh thủ bòn rút tiền của chủ nhân.


Câu 8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh. Đó là những người ưa nịnh, ngu dốt, không biết nhìn nhận lại bản thân…


III. Viết kết nối với đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích.

Đoạn văn tham khảo:

Chi tiết phó máy may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của Giuốc-đanh được may bằng thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều đó nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra chuyện những người quý phải đều mặc như thế này cả là lão chấp nhận ngay. Sau đó, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình khi may bộ lễ phục trước nên lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Bác phó may chống đỡ khéo léo: Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc và gỡ thế bí bằng cách hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái láu lỉnh đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nôn nóng muốn thành “quý tộc” để phớt lờ chuyện ăn bớt vải của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trưởng giả học làm sang" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Dàn ý phân tích Trưởng giả học làm sang

a, Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

b, Thân bài

Phân tích nét bi hài, kệch cỡm của các nhân vật trong vở kịch với hai phần:

- Phần 1: Guốc-đanh và bác phó máy

- Phần 2: Guốc-đanh và đám thợ phụ

c, Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của vở kịch.

- Cảm nhận của em về bức tranh xã hội Pháp sinh động với những con người ngờ nghệch, kệch cỡm, tham lam.


Phân tích Trưởng giả học làm sang

“Trưởng giả học làm sang” là một trong những vở kịch nổi tiếng của nước Mỹ. Vở kịch do Mô-li-e xây dựng thành công phản ánh sinh động và chân thực bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII và tiếng cười đầy châm biếm với những tên trọc phú đua đòi trở thành quý tộc và những gã quý tộc tham lam, xảo trá.


Vở kịch xoay quanh nhân vật Giuốc-đanh với hai phần, phần một là ông Guốc-đanh và bác phó máy, phần hai là ông Guốc-đanh và đám thợ phụ. Guốc-đanh là một tư sản đang học đòi, bày ra mọi thứ kệch cỡm với mong muốn trở thành quý tộc. Không chỉ sắm sửa, ăn diện quần áo giống quý tộc. Ông còn mời cả thầy dạy múa, dạy thanh nhạc, học cả kiếm. Hơn thế nữa ông còn tổ chức cả buổi hòa nhạc sang trọng. Ông còn đặt bác phó may thiết kế cho những bộ lễ phục lộng lẫy, khi biết bác phó may mang đến bộ lễ phục ngược, Guốc-đanh rất tức giận nhưng chỉ vài câu nịnh hót răng quý tộc họ mặc như vậy nên ông lại tỏ vẻ hài lòng. Mô-li-e không hổ danh là nhà kịch vĩ đại của nước Pháp, ông đã lột tả rõ sự đối lập đến lố bịch giữa khát khao được khoác trên mình bộ đồ quý tộc kiêu hãnh với cái đầu óc mu muội, chỉ ưa nịnh hót của nhà tư sản Guốc-đanh. Thêm phần đặc sắc hơn là sự khôn lỏi của bác phó may càng điểm thêm cho bản chất sĩ dởm, đua đòi của tên trưởng giả học làm sang.


Vở kịch được mở đầu với vẻ mặt tức tối của Guốc-đanh khi bác phó lụa may cho ông đôi tất quá chật. Nhưng tên phó may mồm mép nhanh nhảu đáp rằng: “Rồi nõ dãn ra thì lại rộng quá ý chứ”, lí do đó lại thuyết phục khi lọt vào tai của kẻ ưu nịnh. Không chỉ có thế, khi Guốc-đanh than giày bác đóng cho cũng trật thì gã phó may nhanh nhảu chuyển sang khen bộ lễ phục mình may cho ông là đẹp đẽ và lộng lẫy nhất. Lão còn thách tất cả các thợ may giỏi trong vùng không thể may được. Quả là một lời nhịnh nọt đến nực cười, ấy thế mà lại vừa ý Guốc-đanh bởi có lẽ với ông đây là bộ lễ phục “đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất”.


Đỉnh điểm của vở kịch khiến khán giả cười phá lên là cuộ tranh luận của Guốc-đanh và bác phó may về vấn đề may hoa. Khi nhận thấy chi tiết hoa may ngược, Guốc-đanh vội vàng tra hỏi: “Thế này là sao? Bác may hoa ngược mất rồi?”. Gã phó may lươn lẹo đáp: “Những người quý tộc toàn mặc như thế này cả”. Thế là Guốc-đanh bị đánh trúng tim đen, đành phải lấp liếm đi cái đầu rỗng tuếch của mình: “Thế thì bộ quần áo này may tốt đấy!”. Nực cười hơn nữa khi bác phó may dọa rằng sẽ đổi lại xuôi hoa theo ý ông muốn thì Guốc-đanh dãy nảy lên “Không!không!” vì ông muốn ăn mặc giống quý tộc. Ông như một con bù nhìn ngoan ngoãn nghe theo lời gã phó may, cả bị bị gã ăn bớt vải ông cũng chỉ chẹp miệng cho qua.


Cho đến phần hai của vở kịch, yếu tố bi hài càng được bộc lộ mãnh mẽ. Gã phó may đã đổi cách xưng hô gọi Guốc-đanh là “ông lớn” khi nắm thóp được trưởng giả muốn trở thành quý tộc. Đương nhiên rằng điều đó làm Guốc-đanh rất thích thú và sung sướng. Trong đầu Guốc-đanh bây giờ, bộ lễ phục đó có thể quyết định hoàn toàn thân phận của ông từ “ngày” lên “bẩm ông lớn”. Được đà, lão phó may lại càng tung hứng “Bẩm cụ lớn!”. Đến giờ thì tên trưởng giả đã sướng rên lên đắc chí cười lớn “Ồ, cụ lớn, cụ lớn..!”, tiền của lão cũng từ từ phân phát trong sự thỏa mãn, hả hê. Dẫu biết bọn thợ làm vậy để tranh thủ bòn rút thêm tiền những lão vẫn sung sướng và ảo tưởng mình đã trở thành quý tộc thực sự. Đến bây giờ thì sự mỉa mai càng trở nên sâu sắc.


Hai phần của vở kịch ngắn gọn nhưng quá đủ để chứng minh tài năng kiệt xuất của Mô-li-ê. Ông đã khắc họa rõ nét kiểu người đáng bị lên án trong xã hội bấy giờ. Ông vận dụng tiếng cười để làm công cụ sắc bén tiêu diệt tư tưởng lố bịch của kẻ như tên trưởng giả và lối sống cầu toàn đểu cáng của tầng lớp quý tộc Pháp. Từ đó, ông thổ lộ niềm tin, mong mỏi của mình ở thế hệ sau này sống có tri thức, hiểu biết, giàu lòng vị tha, nhân ái.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .