Top 6 Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất

6138

Văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Đinh Trọng Lạc thuộc thể loại văn bản nghị luận. Văn bản phân tích vẻ đẹp, nội dung, ý nghĩ sâu...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 1

Nội dung chính

Văn bản giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học.


Chuẩn bị

(trang 87, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Tiếng gà trưa(Xuân Quỳnh)

Phương pháp giải:

Đọc thêm: Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền ký ức (sachhay24h.com)


Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 88, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định yếu tố hình thức được chú ý.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý là dòng thơ thứ tư với việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng tiếng gà một cách chân thực


Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 88, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Lời giải chi tiết:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác


Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Tìm ra điểm khác thường của nhịp thơ

Lời giải chi tiết:

Điểm đặc biệt của nhịp thơ là: tuy sáu dòng đều có năm tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau


Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là "hay nhất, cảm động nhất"?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên đường hành quân


CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. Nhan đề văn bản đã khái quát lại nội dung chính đó


CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích tuần tự từ khổ thơ đầu cho tới khổ thơ cuối. Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để cho thấy vẻ đẹp của bài thơ


CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải chi tiết:

Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng:

“Này con gà mái mơ”

“Này con gà mái vàng”

Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

– Trong đoạn văn bản trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi ... để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước ... trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng,... là bằng chứng.


CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Trong văn bản trên, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Có thể lấy ví dụ như trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa


CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, khái quát nội dung

Lời giải chi tiết:

Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là phân tích và làm rõ vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Các phần trong văn bản lần lượt đưa ra các lí lẽ, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm đó, thực hiện mục đích nghị luận


CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, nhớ lại bài thơ Tiếng gà trưa để trả lời

Lời giải chi tiết:

Văn bản giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 3
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 2

I. Tác giả văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Đinh Trọng Lạc (1928 – 2000), quê ở Hà Nội.

II. Tìm hiểu tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

  1. Thể loại: Nghị luận văn học
  2. Phương thức biểu đạt : Nghị luận
  3. Tóm tắt: Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
  4. Bố cục:

Chia văn bản làm 3 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “kỉ niệm của tuổi thơ”: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ.

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4

- Đoạn 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng


Giá trị nội dung:

- Văn bản phân tích vẻ đẹp, nội dung, ý nghĩ sâu sắc của bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

- Ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Đinh Trọng Lạc.


Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể để thấy được tình cảm thiêng liêng, da diết giữa hai bà cháu.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

  • Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

- Anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ.

+ “Cục…cục tác cục ta với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát tiếng gà

+ Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác nghe thay cho thín giác thấy và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại

→ Tiếng gà làm ta quay lại với những kí ức tuổi thơ.

  • Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ.

- Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng

- Đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lỗng lẫy

- Biện pháp tu từ so sánh “Lông óng như màu ánh nắng” à làm cho bức tranh gà mái trở nên đẹp đẽ.

→ Đưa anh chiến sĩ trở về với kỉ niệm người bà tẩn tảo, suốt đời lo toan cho cháu để được vui sướng

  • Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4

- Tất cả sáu dòng thơ của khổ thơ dưới đây chỉ làm thành một câu đơn phát triển với những thành phần chính và phụ được tách biệt ra thành từng dòng riêng “Cứ hằng năm, hằng năm…Cháu được, quần áo mới”

→ Nhịp điệu thơ chậm rãi, độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng

  • Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng

- Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý của tác giả

- Phép lặp “vì” à thể hiện ý chí mạnh mẽ chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân trong đó có cả bà với bao kỉ niệm tuổi thơ


Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài thơ “Tiếng gà trưa”.

- Liên hệ những hiểu biết của em sau khi học bài thơ Tiếng gà trưa (bài 2) để hiểu thêm về văn bản nghị luận này.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

- Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” bàn luận về tình huống, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tiếng gà trưa.


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Yếu tố nghệ của khổ thơ được tác giả chú ý với việc lặp âm và dấu chấm lửng nhằm mô phỏng tiếng gà ở câu “Cục… cục tác cục ta”.


Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là một hình thức của biện pháp tu từ ẩn dụ chỉ sự chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau.


Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tác dụng của các yếu tố nghệ thuật: nhằm tạo nên một khung cảnh gần gũi, thân thương với tiếng gà từ nỗi nhớ của tác giả.


Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhịp điệu của đoạn thơ này đặc biệt ở chỗ không theo một nhịp nhất định mà sử dụng linh hoạt nhiều nhịp như 3/2, 1/4, 2/3… là một nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, chứa đựng đầy chất suy tưởng.


Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó không chỉ thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ với bà của mình mà nó còn thể hiện lí tưởng thiêng liêng, cao cả cùng với ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc của Xuân Quỳnh.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là bàn luận về nội dung và hình thức bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

- Nhan đề của văn bản đã thể hiện rõ nhất, bao quát nhất về nội dung của văn bản.


Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự từ đầu đến cuối.

- Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu của mỗi khổ, sau đó phân tích nghệ thuật, nội dung và tâm tư tình cảm tác giả gửi gắm qua mỗi phần.


Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc:

- Lí lẽ: Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân.

- Bằng chứng: 

+ Không nén lại được tình cảm yêu quý và biết ơn đối với bà, anh chiến sĩ đã thốt lên tiếng gọi cảm động, làm cho lời nói độc thoại bên trong biểu hiện như lời đối thoại sống động.

+ Việc lặp lại nhiều lần từ Vì ở đầu mỗi dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân,…


Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Ví dụ 

Nghe sao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại… những kỉ niệm tuổi thơ.


Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là làm nổi bật vẻ đẹp từ ngôn từ đến tình cảm của tác giả trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó bằng việc phân tích nội dung, nghệ thuật và tình cảm của tác giả Xuân Quỳnh qua từng khổ thơ.


Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu rõ thêm về biện pháp nghệ thuật, tâm tư tình cảm mà Xuân Quỳnh thể hiện qua từng khổ thơ. Đặc biệt là tình cảm bà cháu thiêng liêng và tình yêu Tổ quốc thể hiện qua ý chí chiến đấu mãnh mẽ ở khổ cuối.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 3

I. Tác giả

- Đinh Trọng Lạc, quê ở Hà Nội.

- Nhà phê bình ngôn ngữ nổi tiếng.


II. Tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

  1. Thể loại: Nghị luận văn học
  2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
  3. Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

Văn bản phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.


4, Bố cục tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Phần 1: Từ đầu ... "kỉ niệm của tuổi thơ.": Giá trị của các biện pháp tu từ.

- Phần 2: Tiếp ... "vô bờ bến của bà.": Cách ngắt nhịp trong bài thơ.

- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh đặc sắc.


5, Giá trị nội dung tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Văn bản phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa.


6, Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Lí lẽ xác đáng, sâu sắc.

- Dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

Giá trị của biện pháp tu từ trong việc miêu tả các hình ảnh thơ

- Tác giả đặc biệt chú ý đến âm thanh tiếng gà xuất hiện ở khổ thơ đầu. Tác giả so sánh tiếng gà trong bài thơ với tiếng gà Ò... ó... o của Trần Đăng Khoa để làm rõ sự khác biệt.

→ Tiếng gà như vang lên trong những câu thơ, gợi ra sự lắng đọng, làm người đọc xao xuyến, bồi hồi. 

- Đặc biệt, bài thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả sự vật vốn được nhận biết bằng giác quan này lại được miêu tả bằng từ ngữ của giác quan khác. Cụ thể ở đây, các hình ảnh phải được cảm nhận bằng thị giác, cảm giác (thấy) nhưng lại được tác giả cảm nhận bằng thính giác (nghe).

→ Đinh Trọng Lạc đã phân tích rất cụ thể, sâu sắc giá trị của biện pháp tu từ, giúp người đọc hiểu hơn về câu thơ.

- Kết cấu sóng đôi, lặp từ vựng: mở đầu bằng từ này, một câu kể xen một câu tả.

- Kết hợp biện pháp đảo ngữ, so sánh.

→ Hình ảnh những con gà đẹp đẽ, "có thật mà xuất hiện như do một phép lạ". Qua việc phân tích những biện pháp nghệ thuật, tác giả giúp người đọc thấy được vẻ đẹp, tình cảm sâu sắc được gửi gắm trong những hình ảnh thơ Xuân Quỳnh, thêm yêu mến những hình ảnh đó.


Cách ngắt nhịp trong khổ thơ

- Là một chuyên gia ngôn ngữ, Đinh Trọng Lạc rất am hiểu về cấu tạo câu. Ông đã vận dụng để phân tích đặc sắc về nhịp điệu của câu thơ.

- Các câu thơ được ngắt nhịp khác nhau cho thấy sự "chậm rãi của độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng". Theo dòng suy tưởng của cháu, những kỉ niệm đẹp đẽ, chứa đầy tình yêu thương, sự quan tâm vô bờ bến của bà xuất hiện - một hình ảnh đã gây ấn tượng, xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.


Hình ảnh đặc sắc

- Tác giả chỉ ra hình ảnh ấn tượng, chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc của người cháu - nay là người lính: tình yêu Tổ quốc, xóm làng, tình yêu thương bà, những kỉ niệm tuổi thơ chính là niềm tin, là động lực cho cháu vững bước. 


Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

- Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài thơ “Tiếng gà trưa”.

- Vận dụng hiểu biết của em về bài thơ Tiếng gà trưa (bài 2) để hiểu thêm về văn bản nghị luận này.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

- Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Yếu tố hình thức nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Trả lời:

- Yếu tố hình thức được tác giả chú ý trong khổ thơ này là âm thanh tiếng gà “cục…cục tác”


Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

Ví dụ 1: “Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật”

Ví dụ 2: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên”


Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý tác dụng của các yếu tố nghệ thuật.

Trả lời:

- Tác dụng của đảo khắp mình lên trước đốm hoa trắng làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy

- Tác dụng của phép so sánh Lông gà như màu nắng làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.


Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cứ hằng năm hằng năm

Cháu được quần áo mới

Nhịp điệu của đoạn thơ trên đặc biệt ở chỗ sáu dòng thơ đều gồm 5 tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau. Do đó nhịp điệu của dòng thơ là nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, đầy chất suy tưởng


Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất. 

Trả lời:

Cháu chiến đấu hôm nay

Ổ trứng hồng tuổi thơ

- Tác giả coi khổ thơ trên là hay nhất cảm động nhất vì nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ trên con đường hành quân.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa

- Nhan đề của văn bản liên quan trực tiếp đến nội dung, ngay từ nhan đề tác giả đã nêu lên nội dung chính của văn bản


Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự quá khứ tới hiện tại.


Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân.

“ Cháu chiến đấu hôm nay

Ô trứng hồng tuổi thơ”

Không nén lại được tình cảm yêu quý và biết ơn đối với bà anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi thật cảm động, làm cho lời nói độc thoại bên trong thể hiện như lời đối thoại sống động. Việc lặp lại nhiều lần từ Vì ở đầu các dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình mình, mà ở đây ghi đậm dấu ấn là người bà yêu quý với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.


Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó. 

Trả lời:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

→ Tác giả đã sử dụng điệp từ “vì” ở đầu dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả  những người thân yêu trong gia đình mình mà ở đây ghi đậm dấu ấn của người bà kính yêu


Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào? 

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là phân tích vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ này.

- Phần 1: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

- Phần 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ.

- Phần 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4

- Phần 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng


Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2

Trả lời:

- Qua bài nghị luận này em hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Tiếng gà trưa và hình thức nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 4

1. Chuẩn bị

- Tác giả Xuân Quỳnh:

  • Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
  • Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
  • Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
  • Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...

- Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.

- Một số kỉ niệm với người thân như đi du lịch cùng nhau, bữa cơm đoàn viên ngày Tết…


2. Đọc hiểu

Câu 1. Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không đủ năm tiếng. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?

  • Dòng thơ không đủ năm tiếng: “Tiếng gà trưa”.
  • Số dòng trong mỗi khổ không giống nhau.

Câu 2. Xác định vần và nhịp của bài thơ.

  • Cách gieo vần linh hoạt: xa - ta, trắng - nắng, tới - mới, quốc - thuộc
  • Nhịp thơ: chủ yếu là 2/3 hoặc 3/2

Câu 3. Những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại từ “tiếng gà trưa”.

- Hình ảnh:

  • Con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng.
  • Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
  • Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

- Kỉ niệm: Người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng.


Câu 4. Từ diễn tả cảm xúc của người cháu.

Từ diễn tả cảm xúc của người cháu: hạnh phúc, yêu.

Câu 5. Những dòng thơ có cấu trúc giống nhau trong khổ thơ cuối.

- Vì lòng yêu Tổ quốc

- Vì xóm làng thân thuộc

- Vì tiếng gà cục tác


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?

  • Cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa: nỗi nhớ
  • Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa.
  • Người xưng “cháu” trong bài thơ là người chiến sĩ đã nhiều năm xa nhà.

Câu 2. Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỷ niệm nào nhất? Vì sao?

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ba lần.

- Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ:

  • Hình ảnh: Con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng; Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu; Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.
  • Kỉ niệm: Người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng.

- Ấn tượng với hình ảnh bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu. Vì hình ảnh trên đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của bà dành cho cháu, đó cũng là sự tần tảo hy sinh của bà.


Câu 3. Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết:

Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!

Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu

Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

- Qua đó, người bà hiện lên với vẻ đẹp giản dị, tần tảo và giàu đức hình sinh. Tình cảm bà cháu vô cùng chân thành, cảm động.


Câu 4. Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn bởi họ chính là điểm tựa vững chắc - những người gắn bó nhất, luôn yêu thương và chia sẻ trong mọi hoàn cảnh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 5

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 88, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Yếu tố hình thức nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Lời giải 

- Yếu tố hình thức được tác giả chú ý trong khổ thơ này là âm thanh tiếng gà “cục…cục tác”


Câu 2 (trang 88, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Lời giải

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác


Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Lời giải 

Điểm đặc biệt của nhịp thơ là: tuy sáu dòng đều có năm tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau


Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

Lời giải 

Khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó thể hiện quyết tâm, ý chí kiên cường của người chiến sĩ , mọi tình cảm của người chiến sĩ đối với Tổ quốc và nhân dân, của người cháu đối với ngươi bà yêu quý.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Lời giải 

- Nội dung chính của văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.

- Nhan đề đã thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản ấy.


Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Lời giải 

Điểm đặc biệt của nhịp thơ là: tuy sáu dòng đều có năm tiếng nhưng mỗi dòng lại có cách ngắt nhịp khác nhau


Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Lời giải 

Ở phần 3, tác giả đã nhìn ra điểm độc đáo của đoạn thơ: sáu dòng thơ làm thành một câu đơn với cách ngắt nhịp khác nhau ở mỗi dòng. Kết cấu và cách ngắt nhịp như vậy đã tạo nên nhịp điệu chậm rãi, tính chất suy tưởng cho bài thơ. Phải đọc và cảm thật sâu thì tác giả Đinh Trọng Lạc mới có thể nhìn và cảm được những chi tiết đắt giá như vậy


Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Lời giải 

 Một số ví dụ trong văn bản mà tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật làm nổi bật nội dung của bài thơ:

- Ở đoạn (1), tác giả phân tích việc lặp âm và dấu chấm lửng trong dòng thơ thứ tư của bài thơ: Cục... cục tác cục ta

- Ở đoạn (2), tác giả phân tích kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng: này; phân tích tác dụng của việc đảo ngữ.

- Ở đoạn (3), tác giả phân tích nhịp điệu của đoạn thơ.

- Ở đoạn (4), tác giả phân tích tiếng gọi "Bà ơi" và điệp từ "Vì".


Câu 5 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Lời giải 

Khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó không chỉ thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ với bà của mình mà nó còn thể hiện lí tưởng thiêng liêng, cao cả cùng với ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc của Xuân Quỳnh.


Câu 6 (trang 90, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Lời giải 

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu rõ thêm về biện pháp nghệ thuật, tâm tư tình cảm mà Xuân Quỳnh thể hiện qua từng khổ thơ. Đặc biệt là tình cảm bà cháu thiêng liêng và tình yêu Tổ quốc thể hiện qua ý chí chiến đấu mãnh mẽ ở khổ cuối.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 6

I. Khái quát tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Theo Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4,5 - NXB Giáo dục, 2002

2. Thể loại: Văn bản nghị luận

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

3. Bố cục

Văn bản được chia thành 4 phần: 

- Phần 1 (từ đầu đến “những kỉ niệm của tuổi thơ”): Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa

- Phần 2 (tiếp theo đến “cho cháu được vui sướng”): Phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ Tiếng gà trưa

- Phần 3 (tiếp đến “vô bờ bến của bà”):  Điểm độc đáo của 6 dòng thơ

- Phần 4 (còn lại)

4. Giá trị nội dung

Văn bản giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học.

5. Đặc sắc nghệ thuật 

- Lí lẽ xác đáng, sâu sắc.

- Dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.


ĐỌC HIỂU

Câu 1. Yếu tố hình thức nào của khổ thơ (khổ 1) được tác giả chú ý?

Trả lời: Dòng thớ thứ tư " Cục...cục tác, cục ta" có việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng sát với tiếng gà.


Câu 2.  Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác.


Câu 3. Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời: Nhịp của đoạn thơ này là nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, bên trong chất đầy suy tưởng.


Câu 4. Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

Trả lời: Khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó thể hiện quyết tâm, ý chí kiên cường của người chiến sĩ , mọi tình cảm của người chiến sĩ đối với Tổ quốc và nhân dân, của người cháu đối với ngươi bà yêu quý.


CÂU HỎI

Câu 1. Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời: 

  • Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là nói về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.
  • Nhan đề của văn bản liên đã thể hiện rõ nội dung chính của văn bản.

Câu 2. Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời: Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự các khổ thơ. Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh:

  • Khổ 1: Chi tiết tiếng gà cục tác và hình ảnh không gian nắng trưa.
  • Khổ 2: Hình ảnh ổ gà, gà và trứng.
  • Khổ 5: Hình ảnh bà lo lắng đàn gà toi khi gió mùa đông tới.
  • Khổ cuối: Chi tiết tiếng gà cục tác, chi tiết tiếng gọi bà cảm động.

Câu 3. Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời: Một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc:

  •  Ý kiến: "Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân".
  • Lí lẽ và bằng chứng: "Không nén lại được tình cảm yêu quý và biết ơn đối với bà, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi thật cảm động, làm cho lời nói độc thoại bên trong hiển hiện như lời đối thoại sống động."

Câu 4. Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Trả lời:

Một số ví dụ trong văn bản mà tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật làm nổi bật nội dung của bài thơ:

  • Ở đoạn (1), tác giả phân tích việc lặp âm và dấu chấm lửng trong dòng thơ thứ tư của bài thơ: Cục... cục tác cục ta
  • Ở đoạn (2), tác giả phân tích kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng: này; phân tích tác dụng của việc đảo ngữ.
  • Ở đoạn (3), tác giả phân tích nhịp điệu của đoạn thơ.
  • Ở đoạn (4), tác giả phân tích tiếng gọi "Bà ơi" và điệp từ "Vì".

Câu 5. Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Trả lời: 

  • Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là làm rõ vẻ đẹp (nội dung và hình thức) của bài thơ Tiếng gà trưa.
  • Mỗi phần trong văn bản đã làm rõ vẻ đẹp về hình thức và nội dung của từng khổ thơ của bài.

Câu 6. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Trả lời:  Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được nhũng cái hay và nghệ thuật được tác giả khéo léo sử dụng trong bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .