Top 6 Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) hay nhất

6123

'Vua chích chòe" là truyện cổ tích nước ngoài, trích "Truyện cổ Gờ-rim", theo Lương Văn Hồng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018. Truyện khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) - mẫu 1

Tóm tắt

Xưa có cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng và luôn chế giễu người khác. Có lần, nhà vua tổ chức kén phò mã cho công chúa nhưng gặp ai nàng cũng nhạo báng họ. Thấy vậy, nhà vua rất tức giận và ban truyền rằng sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một người hát rong đi qua và hát, vua quyết định gả công chúa cho anh. Công chúa van xin vô ích, kết quả là nàng phải kết hôn với anh hát rong và ra khỏi cung. Nàng công chúa phải tự mình ra chợ bán hàng, song còn xe ngựa lao vào vỡ hết hàng. Rồi chồng lại hỏi cho công chúa làm phụ bếp trong cung vua. Kết thúc câu chuyện, công chúa mới nhận ra chàng hát rong chính là Vua chích chòe, những điều chàng làm là vì yêu công chúa và muốn uốn nắn tính kiêu ngạo của cô. 


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...theo chồng ra khỏi cung): Công chúa bị gả cho người hát rong.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...để hai vợ chồng cùng ăn): Cuộc sống của hai vợ chồng.

- Phần 3 (Còn lại): Công chúa thay đổi tính tình.


Nội dung chính

“Vua chích chòe” là câu chuyện cổ Gờ-rim khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

“Vua chích chòe” khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai. 

+ Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”

+ Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”. 

+ Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”. 

+ Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”. 

- Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều. 


Câu 2 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. 

- Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa, bởi ngay sau đó, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung. 


Câu 3 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. 

- Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình. 


Câu 4 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hòa nhã cùng mọi người. 


Câu 5 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

“Tôi” tức là người kể chuyện và “bạn” tức là người đọc, người nghe. Khi người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới” thì người đọc, người nghe hiểu rằng đây là một câu thoại có ý hài hước, bông đùa vì đó là một giả định không có thật. Lời kể này cho thấy câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của người kể. Thậm chí ở một số truyện cổ tích nước ngoài, người kể chuyện còn nhấn mạnh hàm ý “công thức” này: “thế là hết chuyện, đến đây thì tôi không còn gì bịa cho anh nghe nữa đâu”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) - mẫu 2

I. Tác giả

- Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Truyện cổ tích nước ngoài.
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Trích Truyện cổ Gờ-rim, theo Lương Văn Hồng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018.

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Người kể chuyện: Ngôi thứ ba


Tóm tắt:

Ngày xưa, có một nàng công chúa tính tình kiêu ngạo và không một anh chàng nào vừa mắt. Nhà vua quá tức giận thề sẽ gả công chúa cho người ăn mình đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau, cô công chúa được gả cho một người hát rong và bị đuổi ra khỏi cung. Từ đó, cuộc sống nghèo khó của cô công chúa bắt đầu. Đan sót, dệt vài cô đều không làm được thế là hai vợ chồng buôn nồi và bát đĩa. Đang làm ăn tốt thì có một chàng hiệp sĩ phi ngựa từ xa khiến đồng hàng vỡ. Thế là chồng xin cho cô vào làm phụ bếp trong hoàng cung. Trong lúc nhìn lén hôn lễ của nhà vua thì bị kéo ra ngoài, cô phát hiện ra chồng mình là vua chích chèo, người đã sửa đổi tính nết của mình.


Bố cục:

Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa.

- Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong.

- Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe.


Giá trị nội dung:

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.


Giá trị nghệ thuật:

Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

Công chúa kiêu ngạo, chế giễu mọi người

- Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều.

- Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.

- Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

- Cuộc tuyển chọn phò mã:

+ Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ.

+ Ai cũng bị công chúa giễu cợt:

Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô.

Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê mảnh khảnh thế thì gió sẽ thổi bay.

Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.

Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.

Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.

Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.

Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ nên đặt tên là Vua chích chòe.

→ Nhà vua quá tức giận trước cách hành xử của công chúa nên tuyên bố: sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.


Công chúa trải qua thử thách

- Hoàn cảnh:

+ Lời ban truyền của nhà vua. → Hành động dứt khoát, muốn trừng trị con gái.

+ Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong.

- Những thử thách mà công chúa phải trải qua:

+ Ban đầu:

Công chúa luôn thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố mĩ lệ,... khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.

Công chúa không thể chấp nhận sự thật: "Người hầu của anh đâu?".

Công chúa không biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không biết dệt sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ.

→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.

+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

Dậy sớm nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.

Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu).

Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).

Làm chị phụ bếp.

→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

→ Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ.


Kết thúc có hậu cho công chúa

- Khi nhận ra nhà vua chích chòe:

+ Từ chối, cố sức gạt ra.

+ Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.

→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng.

- Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.".

→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.

→ Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng hạnh phúc: Kết hôn cùng Vua chích chòe.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người, chẳng tha một ai:

  • Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”
  • Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”.
  • Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”.
  • Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”.
  • Người mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ.
  • Người đứng dáng hơi cong, nàng chê “cây non sấy lò cong cớn”.
  • Người có cái cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn anh ta chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ khiến từ đó mọi người gọi là Vua chích chòe.

- Điều này thể hiện rằng công chúa này là một người kiêu ngạo, ngông cuồng và hay coi thường người khác.


Câu 2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.

- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.

- Hình phạt này đã khiến công chúa phải ra khỏi hoàng cung, đi theo người hát rong về nhà. Cô phải tự lao động để kiếm sống.


Câu 3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

- Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa tự nấu ăn, làm việc nhà, đan sọt, quay sợi, bán nồi và bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung.

- Mục đích là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.


Câu 4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

Chủ đề: Phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.


Câu 5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Điều này hoàn toàn hợp lý. Cách nói như vậy muốn người đọc nhận ra bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Và người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) - mẫu 3

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung văn bản, chú ý các đối tượng bị công chúa giễu cợt.

Lời giải chi tiết:

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai cũng có lý do để công chúa giễu cợt bằng cách khích bác ngoại hình của mọi người. 

- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô

- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay

- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm

- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối

- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ

- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn

- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ

=> Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí. Công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng và hay chê bai mọi người. 


Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, chú ý hình phạt của nhà vua.

Lời giải chi tiết:

- Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong đúng như lời vua đã truyền.

- Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ. 


Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn về người hát rong và tìm ý trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Vua chích chòe đã đóng giả làm người hát rong.

- Người hát rong này đã yêu cầu công chúa nấu ăn, đan sọt, dệt vải, buôn bán nồi, bát đĩa và đi phụ bếp.

- Những việc đó đều có mục đích đó là giúp cho nàng nhận ra giá trị của lao động, giúp nàng nhận ra nàng đã kiêu ngạo và xốc nổi đến mức nào, để từ đó nàng có thể sửa đổi được đức tính kiêu ngạo của mình.


Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, em tự nêu ra chủ đề được nhắc tới.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề chính của truyện là phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng của những kẻ xem thường người khác.


Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ vì sao người kể chuyện lại nói như thế.

Lời giải chi tiết:

- Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này hợp lý.

- Tác giả tưởng tượng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tìm hiểu tác phẩm Vua chích chòe sách Kết nối tri thức để soạn bài Vua chích chòe

Bố cục bài Vua chích chòe

Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa.

- Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong.

- Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe.


Tóm tắt bài Vua chích chòe

   Nhà vua nọ có một cô con gái xinh đẹp nhưng tính tình kiêu ngạo. Một lần, vua cho mời các chàng trai ở khắp nước gần xa tới thiết tiệc linh đình để chọn phò mã. Công chúa chê hết người này đến người khác, đặt cho họ những biệt danh kì lạ. Nhà vua vô cùng tức giận liền ra lệnh sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một người hát rong đi qua, nhà vua liền gọi vào và gả công chúa cho. Công chúa rời khỏi hoàng cung, theo người ăn xin. Trên đường đi, cô tiếc nuối vì đã không lấy Vua chích chòe khi biết rừng, thảo nguyên, thành phố mình đi qua là của vua. Những ngày tháng sau đó, công chúa phải làm những công việc nhà: đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Một lần trong cung tổ chức lễ cưới cho vua, cô cũng lén vào xem. Công chúa đã biết được sự thật người hát rong chính là Vua chích chòe. Cô nhận ra lỗi lầm, hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau


II. Hướng dẫn soạn Vua chích chòe sách Kết nối tri thức

Sau khi đọc – Trả lời văn bản

Câu 1: Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

+ Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô

+ Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay

+ Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm

+ Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối

+ Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ

+ Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn

+ Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ

Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí khi chế giễu mọi người. Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng.


Câu 2: Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.

- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.

- Hình phạt này đã khiến công chúa phải ra khỏi hoàng cung, đi theo người hát rong về nhà. Cô phải tự lao động để kiếm sống.


Câu 3: Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

  Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. 

- Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình. 


Câu 4: Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

  Chủ đề chính của truyện là thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng. 


Câu 5: Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

 Điều này hoàn toàn hợp lý. Cách nói như vậy muốn người đọc nhận ra bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Và người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn.


III. Tổng kết bài soạn Vua chích chòe sách Kết nối tri thức

Giá trị nội dung bài Vua chích chòe

  Vua chích chòe” khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương. 


Đặc sắc nghệ thuật bài Vua chích chòe

 Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Tìm hiểu chung

- Thể loại: Truyện cổ tích.

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến Vua chích chòe): Sự kiêu căng của nàng công chúa.

+ Phần 2 (Tiếp đến giật tay lại): Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn.

+ Phần 3 (Còn lại): Nàng công chúa được hạnh phúc.


II. Đọc hiểu văn bản

Công chúa kiêu ngạo, chế giễu mọi người

- Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều.

- Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.

- Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

- Cuộc tuyển chọn phò mã:

+ Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ.

+ Ai cũng bị công chúa giễu cợt:

  •  Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô.
  •  Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê mảnh khảnh thế thì gió sẽ thổi bay.
  •  Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.
  •  Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.
  •  Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.
  •  Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.
  •  Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ nên đặt tên là Vua chích chòe.

→ Nhà vua quá tức giận trước cách hành xử của công chúa nên tuyên bố: sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.


Công chúa trải qua thử thách

- Hoàn cảnh:

+ Lời ban truyền của nhà vua. → Hành động dứt khoát, muốn trừng trị con gái.

+ Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong.

- Những thử thách mà công chúa phải trải qua:

+ Ban đầu:

  • Công chúa luôn thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố mĩ lệ,... khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.
  • Công chúa không thể chấp nhận sự thật: "Người hầu của anh đâu?".
  • Công chúa không biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không biết dệt sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ. 

→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.

+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

Làm việc nhà.

  •  Dậy sớm nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.
  •  Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu).
  •  Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).
  •  Làm chị phụ bếp.

→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

→ Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ.


Kết thúc có hậu cho công chúa

- Khi nhận ra nhà vua chích chòe:

+ Từ chối, cố sức gạt ra.

+ Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.

→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng.

- Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.". 

→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.

→ Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng hạnh phúc: Kết hôn cùng Vua chích chòe.


III. Tổng kết

Nội dung

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

Nghệ thuật

Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.


* Sau khi đọc

Câu 1: Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai cũng có lý do để công chúa giễu cợt:

- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô.

- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay.

- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.

- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.

- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.

- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.

- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ.

Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí khi chế giễu mọi người. Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng.


Câu 2: Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa?

Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong đúng như lời vua đã truyền. Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ. 


Câu 3: Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe đã đóng giả thành người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

- Nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.

- Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu).

- Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).

- Làm chị phụ bếp.

Mục đích những yêu cầu này của người hát rong để trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tính kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. 


Câu 4: Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

Chủ đề chính của truyện là thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng. 


Câu 5: Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.". Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng Vua chích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Vua chích chòe" (Ngữ văn 6 - SGK kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức Ngữ văn

Truyện cổ Grimm
Truyện cổ Grimm hay còn có tên gọi khác là Truyện kể gia đình cho trẻ em viết bằng tiếng Đức, xuất bản lần đầu năm 1812 bởi anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm. Đây là một tập hợp các truyện cổ tích như Cô bé lọ lem, Công chúa ngủ trong rừng, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô bé quàng khăn đỏ, Chú bé tí hon, Chú mèo Đi-hia, Ba sợi tóc vàng của con quỷ.. được trẻ em trên toàn thế giới yêu thích, đón nhận.

Truyện cổ Grimm có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa phương Tây, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hội họa, âm nhạc và điện ảnh. Truyện cổ Grimm đã được dịch ra 160 thứ tiếng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Truyện Vua chích chòe
- Tóm tắt
Truyện kể về một nàng công chúa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không một ai vừa mắt nàng. Một lần, nhà vua mới các chàng trai ở khắp các nước xa gần đến để dự tiệc, chọn phò mã. Nàng kiếm cớ chế giễu tất cả. Nhà vua quá tức giận tuyên bố sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đi qua hoàng cung. Sau đó, cô công chúa được gả cho một người hát rong và phải theo chồng rời khỏi cung. Cuộc sống nghèo khó của cô công chúa bắt đầu từ đó. Cô phải làm đủ việc: Đan sọt, dệt vải, bán bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung. Thực chất, tất cả đều là thử thách mà vua chích chòe, giả mạo làm người hát rong – chồng nàng bày ra để giúp công chúa thay đổi. Biết được sự thật, công chúa xúc động khóc nức nở. Sau đó, họ tổ chức lễ cưới và sống hạnh phúc.

- Nội dung
Truyện Vua chích chòe phê phán thói kiêu căng, ngạo mạn, coi thường, nhạo báng người khác. Truyện cũng thể hiện sự bao dung, tình yêu thương đối với những người biết sửa đổi, biết trân trọng người khác và biết trân trọng bản thân mình.

- Nghệ thuật
Cách kể chuyện hấp dẫn qua những tình tiết bất ngờ, lôi cuốn..

Trả lời câu hỏi trang 41 – Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?
- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai:
"Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ".
- Điều đó thẻ hiện tính cách kiêu ngạo, ngông cuồng, coi thường người khác của công chúa.

Câu 2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.
- Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy. Sau đó vua gả công chúa cho người hát rong đầu tiên đi ngang qua cung điện và yêu cầu công chúa rời hoàng cung theo chồng.
- Hình phạt này đã khiến công chúa phải sống cuộc sống cực khổ, phải tự lao động để kiếm ăn, dần dần tính nết công chúa thay đổi.

Câu 3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?
- Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong. Vua đã yêu cầu công chúa làm những việc như đan sọt, dệt vải, bán bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung.
- Mục đích: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

Câu 4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Bài học cuộc sống:
- Không nên kiêu căng, ngạo mạn, coi thường người khác.
- Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng.

Câu 5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Đây là kết thúc giả tưởng nhưng hợp lý. Mọi người đều dõi theo câu chuyện của công chúa, nên kết truyện, tất cả đều vui mừng cho công chúa, chúc phúc cho công chúa như đang có mặt trong lễ cưới vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .