Top 9 Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" của Bình Nguyên (Ngữ văn 6- SGK Cánh diều) hay nhất
"À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời...xem thêm ...
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 1
“À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “bàn tay mẹ”. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"
Với hình ảnh này, người đọc có thể cảm nhận được sức mạnh phi thường của mẹ.
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Điệp ngữ “à ơi…” khiến cho bài thơ mang âm hưởng của một lời ru ngọt ngào. Từ đó đánh thức tình cảm của người đọc với những kí ức của tuổi thơ. Tiếp đến, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Người đọc đã nhận ra sự nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”. Những câu thơ tiếp theo giúp người đọc hiểu được giá trị từ trong lời ru của mẹ:
“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.
“Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo vì những năm tháng vất vả. Nhưng bàn tay đó vẫn mang phép nhiệm màu. Bàn tay đã chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.
Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm thấy xúc động về những hy sinh của người mẹ. Từ đó, mỗi người thêm yêu, thêm hiểu hơn về người mẹ của mình.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 2
Có rất nhiều tác phẩm đã viết về tình mẹ. Nhưng bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến cho tôi nhiều cảm xúc hơn cả.
Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng - “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu mang phép nhiệm màu che chở cho con:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"
Chỉ là một đôi bàn tay rất bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Những câu thơ tiếp theo khiến cho bài thơ mang âm hưởng của một lời ru, gợi nhớ người đọc về tuổi thơ:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Ai lớn lên mà không từng được nghe lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết, ngọt ngào:
“Ru con, con ngủ cho lâu
Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về
Ru con, con ngủ cho mê
Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày
Ru con, con ngủ cho say
Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng
Ru con, con ngủ cho nồng
Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người…”
Trong “À ơi tay mẹ”, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biển chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống:
“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Và đôi bàn tay của mẹ đã làm nên phép màu. Nó không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Hai câu thơ rất ngắn gọn, nhưng đã khẳng định được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.
Khi đọc bài thơ, người đọc thấm thía hơn về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. À ơi tay mẹ của Bình Nguyên đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 3
Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
Tác giả đã dùng sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - hình ảnh “bàn tay” để chỉ người mẹ, từ đó gửi gắm tình yêu thương bao la của người mẹ. Đôi bàn tay của mẹ hiện lên với một sức mạnh kì diệu:
“Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”
Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng có thể che chắn cho đứa con mọi bão táp mưa sa của cuộc đời. Những câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc cảm nhận đến giai điệu của lời ru:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Chắc hẳn chúng ta đều đã từng được nghe lời ru của bà, của mẹ. Trong lời hát đó, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh so sánh cho thấy con có vai trò thật to lớn, giống như nguồn sống của mẹ vậy. Và tình yêu đó là mãi mãi, dù “biển cạn non mòn”. Những câu thơ tiếp theo, tác giả cho người đọc thấy được sức mạnh to lớn của lời ru:
“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Bàn tay của mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Người mẹ thật vĩ đại biết bao. Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại có thể làm nên những điều thật phi thường. Biết bao khó nhọc, vất vả cũng không thể khiến mẹ vơi bớt đi tình yêu thương dành cho con.
Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 4
Tình mẹ thật to lớn, vĩ đại. Bài thơ “À ơi tay mẹ” đem đến cho người đọc cảm nhận vô cùng ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Hình ảnh “đôi bàn tay” muốn chỉ người mẹ. Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại có một sức mạnh phi thường:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"
Chúng ta có thể hiểu được rằng sức mạnh phi thường đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng” - những điều giông bão, khó khăn trong cuộc đời.
Những câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc nhớ đến những lời ru ầu ơi của bà, của mẹ:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Chắc hẳn trong cuộc đời mỗi người đều từng được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Những lời ru ngọt ngào đã đưa đứa trẻ vào giấc ngủ say. Lời ru trong bài “À ơi tay mẹ” cũng vậy. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Thật kì lạ khi lời ru cũng có một sức mạnh phi thường:
“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:
“Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Đôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó.
Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử đẹp đẽ.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 5
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Một trong những bài thơ hay viết về tình cảm đó là “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên.
Bài thơ được mở đầu với những phép nhiệm màu từ đôi bàn tay của mẹ. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - hình ảnh “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"
Đó là sức mạnh phi thường của người mẹ. Những câu thơ tiếp theo giống như lời ru của người mẹ:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng đã đi vào giấc ngủ của đứa con nhỏ. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”. Nhưng những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời. Lời ru của mẹ dường như có một sức mạnh thần kì nào đó, tác động đến vạn vật:
“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.
“Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Theo thời gian, bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.
Bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”. Đồng thời, nỗi khổ cực vất vả của người mẹ cũng được nhà thơ khắc họa thật cảm động.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 6
Tình mẹ - tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Đã có biết bao lời thơ, câu hát nói về tình cảm đó. Một trong những bài thơ đó là “À ơi tay mẹ” của nhà thơ Bình Nguyên. Tác giả đã sử dụng hình ảnh “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay đã tạo ra những phép màu:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"
Đôi bàn tay của người mẹ thật bình thường, nhưng lại ẩn chứa những điều phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Tiếp đến, tác giả đã đem lời ru của người mẹ vào những câu thơ trong bài:
"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
Đôi bàn tay của mẹ bế bồng con trong giấc ngủ yên bình.Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống:
“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây”
Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:
“Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Đôi bàn tay mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Đôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Hai câu thơ rất ngắn gọn, nhưng đã khẳng định được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.
Bài thơ “À ơi tay mẹ” đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Đó là thứ tình cảm đáng trân quý nhất trong cuộc sống của mỗi người.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 7
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, mà từ những ngày ấu thơ, khi chúng ta còn chưa biết đến tình thương là gì, chúng ta đã cảm nhận được tình cảm của mẹ qua những câu hát lời ru. À ơi tay mẹ là bài thơ nhẹ nhàng thể hiện tình mẫu tử đó.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ với những phép nhiệm mầu. Tác giả dùng “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ có thể chắn mưa sa, có thể chặn bão giông để che chở và bảo vệ cho đứa con.
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Tiếp theo, chúng ta có thể nghe âm thanh hát ru à ơi của người mẹ qua những câu thơ sau:
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng ru cái “vầng trăng” đi vào giấc ngủ và những giấc mơ thần tiên. Người mẹ yêu thương gọi con mình là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ.
Tình yêu thương của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”, những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời. Bàn tay mẹ có thể thần kỳ đến thế sao? Bàn tay mẹ có thể “Ru cho mềm ngọn gió thu / Ru cho tan đám sương mù lá cây”. Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Bàn tay mẹ vốn rất bình thường, thậm chí còn nhăn đi theo năm tháng. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm mầu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy chắt chiu và chịu bao nhiêu dãi dầu sương gió mới có thể tạo ra phép mầu cho cuộc đời của con.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Bàn tay ấy “ru cho sóng lặng bãi bồi” cho mưa không còn dột chỗ ngoại ngồi khâu áo, ru cho cuộc đời con không còn những đau đớn, những cực khổ mà người mẹ đã phải chịu. Nhưng “À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”. Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.
Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng và cách lặp đi lặp lại từ à ơi, bài thơ như âm điệu của một bài hát ru của mẹ ru con vào giấc ngủ an lành. Bài thơ còn là tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”. Đồng thời, qua bài thơ, chúng ta cũng phần nào hiểu được những nỗi vất vả và khó khăn mà mẹ đã phải trải qua để cho con một cuộc sống tốt đẹp.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 8
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái mặt trời bé con…
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu tự những dãi dầu đấy thôi
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.
"À ơi tay mẹ" của Bình Nguyên là một trong những đóng góp đáng trân trọng về đề tài người mẹ được mở rộng và sâu sắc hơn qua nhiều bình diện. Thi phẩm là khúc ru con, ru đời dạt dào cảm xúc, thể hiện tình cảm yêu thương vô hạn và tấm lòng bao dung lớn lao của người mẹ Việt Nam.
Bàn tay mẹ trước mưa bão cuộc đời thật mạnh mẽ, cứng cỏi, sẵn sàng che chắn tất cả để đem lại bình yên và hạnh phúc cho con. Nhìn bề ngoài trông mẹ mảnh mai, bé nhỏ là vậy, nhưng với bản năng và tấm lòng thương con vô hạn từ tình mẫu tử, mẹ không quản ngại điều gì. Hình ảnh mẹ như vị nữ thần uy nghiêm, vượt mọi gian nan thử thách, quyết “chắn mưa sa”, “chặn bão qua mùa màng” để giữ gìn những điều bình yên, tốt đẹp: "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng".
Khi gặp thách thức trước cuộc đời, mẹ hiện lên cứng rắn, vững chãi là vậy. Nhưng trước đứa con thương yêu của mình, bàn tay mẹ lại dịu dàng đùm bọc, nâng niu. Khổ thơ thứ hai được tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ để diễn tả tình cảm âu yếm, chở che, nâng đỡ ngọt ngào từ đôi bàn tay mẹ. Mẹ nựng con bằng nhiều cách gọi trìu mến, thiết tha qua các hình ảnh tu từ: “cái trăng vàng”, “cái trăng tròn”, “cái trăng còn nằm nôi”. Qua đó, chúng ta thấy được biết bao yêu thương đằm sâu, dịu ngọt như suối nước mát lành tỏa ra từ tấm lòng người mẹ: "Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng/ À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon/ À ơi này cái trăng tròn/ À ơi này cái trăng còn nằm nôi"...
Từ hình ảnh “cái trăng vàng” khi ru con bằng lời ru dịu dàng, trìu mến, bàn tay tần tảo “thức một đời” của mẹ để nuôi nấng con nên người cũng được tác giả diễn tả thật hay, thật xúc động ở khổ thơ thứ ba khi gọi con bằng “cái mặt trời bé con”. Đọc đến đây ta chạnh nhớ đến hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Mẹ là thế, lớn lao, bao dung hơn cả biển rộng sông dài. Vì thế, hai tiếng “à ơi” qua bàn tay mẹ bỗng hóa thành thiêng liêng, sâu nặng biết chừng nào: "Bàn tay mẹ thức một đời/ À ơi này cái mặt trời bé con…/ Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru".
Từ bàn tay vỗ về, yêu thương dành cho con trẻ, tác giả mở rộng liên tưởng đến những gì lớn lao, sâu sắc hơn nhiều qua lời ru của người mẹ trước cuộc đời. Với con, lời ru mẹ mang lại cái mát lành, xua tan bao lạnh lẽo, đắp bồi cho những khuyết hao khi thiếu vắng tình thương… Nhưng trước cuộc đời, lời ru của mẹ còn gửi vào đó biết bao khát khao về sự an lành, trọn vẹn, đủ đầy và cả nhớ thương trước những chia xa, cách trở. Phép lặp cấu trúc “Ru cho…” đã thể hiện niềm mong mỏi thiết tha, sâu thẳm đến day dứt từ đáy lòng của mẹ về những gì tốt đẹp sẽ đến với con yêu, đến với cuộc sống mỗi người: "Ru cho mềm ngọn gió thu/ Ru cho tan đám sương mù lá cây/ Ru cho cái khuyết tròn đầy/ Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau".
Lời ru vì thế mà “mang phép nhiệm mầu”, thiêng liêng, bởi biết chắt chiu từ những dãi dầu, cay đắng suốt cả cuộc đời độ lượng, hy sinh cao cả của mẹ. Hai câu thơ đứng tách thành một khổ thơ thứ năm như lời đúc kết, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về phẩm chất qua hình ảnh người mẹ Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử: "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi".
Bài thơ khép lại bằng khổ thơ cuối cùng với giọng điệu đằm sâu da diết như tiếng lòng mong mỏi thiết tha của mẹ đối với cuộc đời. Mẹ cầu mong bình yên sóng lặng, mọi người hạnh phúc, nơi ngoại ngồi khâu vá mưa đừng dột ướt mà thương. Có điều, mẹ không có lời ru nào dành cho mình, một nguyện ước nào cho cá nhân mẹ cả. Cái tứ thơ của thi phẩm được nâng lên cũng nằm ở chỗ đó: "Ru cho sóng lặng bãi bồi/ Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu/ Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình". “À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”, càng đọc lòng ta càng xót xa, cảm phục về mỗi người mẹ trong cuộc đời của chính mình.
Viết về lời ru của mẹ, do là đề tài rất quen thuộc, một số nhà thơ thường dẫm ý tứ lên nhau, nên không dễ có được những thi phẩm thành công. Tuy nhiên, với "À ơi tay mẹ", Bình Nguyên lại mang đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn qua hình ảnh, ngôn ngữ và nghệ thuật biểu đạt ấn tượng nhờ kết hợp nhiều biện pháp tu từ độc đáo cũng như thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, sáng tạo. Thi phẩm khắc họa hình tượng người mẹ giàu lòng yêu thương, sẵn sàng hy sinh đến quên mình để cuộc đời con và tất cả mọi người được tràn đầy hạnh phúc. Bài thơ vừa đậm cảm xúc vừa sâu sắc về sức nghĩ, sức khái quát nên sẽ lưu lại bền lâu trong mỗi trái tim chúng ta.
Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" số 9
ĐBP - Đã từ rất lâu nay, những bài thơ hay viết về mẹ cũng thường viết theo thể lục bát, có nhiều bài được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa. Nhiều bài đã hằn sâu trong tâm trí người đọc như Mẹ của Trần Quốc Minh, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn... Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 - bộ Cánh diều theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với đơn vị kiến thức Thơ lục bát, các nhà biên soạn có chọn bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên.
Nhà thơ Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959 tại Ninh Bình. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình. Ông đã xuất bản khá nhiều tập thơ và sở hữu nhiều giải thưởng lớn. Thơ Bình Nguyên viết khá phong phú về thể loại nhưng ông thành công hơn cả ở thể thơ lục bát. Thơ lục bát của ông giản dị, nhẹ nhàng mà dạt dào cảm xúc.
Bình Nguyên cũng không có ý làm mới thể thơ truyền thống này, ông vẫn trung thành với cách lập ý, cấu tứ, phân bố các dòng thơ theo cách truyền thống mà nhiều người đi trước đã làm. Bài À ơi tay mẹ là một trong những bài lục bát tiêu biểu của ông. Nhan đề bài thơ đã gợi bao nỗi niềm, gợi về hình ảnh người mẹ cùng khúc hát ru ngọt ngào đưa ta vào giấc ngủ tuổi thơ.
Bài thơ được gợi cảm hứng từ hình ảnh bàn tay mẹ với bao công việc như chắn mưa sa, chặn bão qua mùa màng, bàn tay mẹ thức một đời, bàn tay nhiệm màu... tất cả nhằm gợi nỗi vất vả, lam lũ của người mẹ chịu thương, chịu khó. Đôi bàn tay mẹ nhỏ bé mà như chống chọi với cả mưa gió bão giông để che chở đời con qua những hình ảnh ẩn dụ mang đầy sức gợi nhớ cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái mặt trời bé con... Và phải chăng chính đứa con thơ dại cũng là điểm tựa, là động lực để người mẹ vượt qua những lam lũ, nhọc nhằn (Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng - Nguyễn Khoa Điềm).
Nếu ở 10 câu thơ đầu gợi đến hình ảnh bàn tay mẹ thì 10 câu thơ sau dành nhiều cho lời ru, đó chính là nguồn sữa tinh thần ngọt lành cho con lớn khôn. Thơ ca truyền thống và hiện đại đã có biết bao bài viết về lời ru, dường như mỗi nhà thơ khi viết về lời ru của mẹ đều cho người đọc những cảm nhận về sự hi sinh lặng lẽ mà lớn lao của mẹ. Chúng ta hẳn còn nhớ bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh trong SGK Tiểu học của nhiều lớp học sinh trước kia: Lặng rồi cả tiếng con ve/ Con ve cũng mệt vì hè nắng oi/ Nhà em vẫn tiếng ạ ời/ Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru/ Lời ru có gió mùa thu/ Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Hay những câu thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa: Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn/ Bà ru mẹ... mẹ ru con/ Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.
Nhà thơ Bình Nguyên lại có cách khai triển lời ru theo lối riêng của mình, lời ru làm át đi sự khắc nghiệt của gió, của sương, cho sóng lặng, bãi bồi, không còn chỗ dột nơi ngoại ngồi, lời ru mong sự tròn đầy, mong thương nhớ ăm ắp. Lời ru trở thành điệp khúc cho cả đoạn thơ để toát lên sự hi sinh cao cả của mẹ, mẹ giành biết bao tốt đẹp cho con mà không hề nghĩ đến bản thân.
Thành công về nghệ thuật của bài thơ chính là ngôn từ giản dị, mang âm hưởng những câu hát ru, những bài ca dao truyền thống. Bên cạnh đó là các phép tu từ như ẩn dụ, phép điệp cùng thể thơ lục bát truyền thống góp phần tạo âm hưởng du dương, sâu lắng và truyền cảm. Đọc bài À ơi tay mẹ, học sinh cảm nhận được sự cao cả của người mẹ khi dành trọn sự yêu thương cho con cái, bài thơ cũng giúp học sinh có sự liên hệ đến rất nhiều những vần thơ viết về mẹ trong văn học dân gian cũng như văn học viết nhằm bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .