Top 6 Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

6127

Thơ lục bát là thể loại thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" số 1

1. Định hướng Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó

Khi viết các em cần chú ý:

+ Đọc kĩ dể hiểu bài thơ

+ Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

+ Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ?


2. Thực hành Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát:” À ơi tay mẹ”,” về thăm mẹ”) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học


Gợi ý

Bài thơ Về thăm mẹ là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Bằng lối diễn đạt giản dị kết hết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gùi thân thương.


Câu thơ mở đầu:” Con về thăm mẹ chiều đông/ bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” như một lời kể lại nhưng người đọc dường như cảm nhận được hơi ấm của tình mẹ con. Có mẹ trong nhà tràn ngập ấm áp. Hình ảnh mẹ gắn liền với khơi khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà, cũng như đang nói về cuộc đời lam lũ, thảo thơm của mẹ. Khi mẹ vắng nhà, ngồi trước mái hiên, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhìn những đồ vật thân quen đều khiến con gợi nhớ tới hình ảnh mẹ. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dẳm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra).


Hay như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn dưới đồng sâu với mẹ tuy đã cũ mòn những vẫn còn lủn củn khóa hờ người rơm; cái nơm, hỏng vành, đàn gà con nối đuôi mẹ tránh mưa,… tất cả đều gợi nhớ về mẹ, về hình ảnh mẹ tần tảo sớm khuya. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gắn gũi, mang tình nghĩa thẳm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng uêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: ” bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” Một trái na cuối vụ đõ chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái câu do tự tay mình trồng, mình chăm. Không nhiều lời, chỉ còn một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con.


Bằng cách dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tỏ vò giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo, vất vả lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ củo Định Nam Khương.


Chẳng riêng tác giả mà ngay như chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày..

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" số 2

Định hướng

a)

- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? 

- Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

b) Để có thể viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ.

- Lựa chọn một yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ? Vì sao?


Thực hành

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (“À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ”) hoặc một về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát đã học hoặc một bài ca dao đã học.

- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

- Đọc lại bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Bài thơ lục bát mà em thích là: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn.

+ Nội dung trong bài thơ làm em thích là nói về mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên – tình cảm gia đình.

+ Nghệ thuật trong bài thơ làm em thích là so sánh.

+ Khi đọc bài thơ, em suy nghĩ về việc ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cảm xúc trân trọng những gì ông cha ta đã làm.

- Lập dàn ý đoạn văn:

+ Mở đoạn: Bài ca dao là tác phẩm hay thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

+ Thân đoạn:

Ÿ Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. 

Ÿ Hình ảnh so sánh: cây có cội, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển giống con người nhờ có ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay.

Ÿ Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị.

Ÿ Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước.

+ Kết đoạn: Bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.


c) Viết

Ông cha ta từng viết:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" số 3

1. ĐỊNH HƯỚNG - SOẠN BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT SÁCH CÁNH DIỀU

Định hướng - trang 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

b) Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

+ Đọc kĩ dể hiểu bài thơ.

+ Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

+ Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ?


2. THỰC HÀNH - SOẠN BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT SÁCH CÁNH DIỀU

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát:” À ơi tay mẹ”,” về thăm mẹ”) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a) Chuẩn bị

(trang 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ.

- Đọc lại bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý (trang 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như:

+ Bài thơ lục bát em thích là bài thơ nào?

Gợi ý: Về thăm mẹ.

+ Nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ làm cho em thích? Vì sao em thích?

Gợi ý:

  • Em yêu thích bởi vì bài thơ nêu lên tình cảm của người con với mẹ của mình.
  • Yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là: Bài thơ sử dụng hình ảnh giản dị nhưng nêu bật được sự yêu thương, chăm sóc của người mẹ dành cho người con

Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.


+ Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài thơ?

Gợi ý: Bài thơ viết về tình mẫu tử thiêng liêng, từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống giúp chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con sự thương xót và lòng kính trọng dạt dào dành cho người mẹ. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng.

- Lập dàn ý đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý:

+ Mở đoạn: Nêu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

+ Thân đoạn:

Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,...
Nêu lên các lí do khiến em thích. Ví dụ: Về nội dung, bài thơ gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ , cha và những người thân,...; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;...

+ Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. Ví dụ: Bài thơ nói giúp em được những gì (tình cảm đối với ông, bà, cha, mẹ, người thân)?


c) Viết (trang 84 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

Gợi ý:

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.


Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:


Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.


Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.


d) Kiểm tra và chỉnh sửa (trang 84 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

Đọc lại đoạn văn đã viết. Đối chiếu với yêu cầu đã nêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý ở mục 2. Thực hành để tự phát hiện các lỗi và biết cách sửa lỗi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" số 4

1. Định hướng

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì?

Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

b) Để có thể viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

– Đọc kĩ để hiểu bài thơ.

– Lựa chọn một yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

– Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ? Vì sao?


2. Thực hành

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (“À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ”) hoặc một về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a) Chuẩn bị

– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát đã học hoặc một bài ca dao đã học.

– Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ:

Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

– Đọc lại bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý:

+ Bài thơ lục bát mà em thích là: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn.

+ Nội dung trong bài thơ làm em thích là nói về mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên – tình cảm gia đình.

+ Nghệ thuật trong bài thơ làm em thích là so sánh.

+ Khi đọc bài thơ, em suy nghĩ về việc ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cảm xúc trân trọng những gì ông cha ta đã làm.

– Lập dàn ý đoạn văn:

+ Mở đoạn: Bài ca dao là tác phẩm hay thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

+ Thân đoạn:

  •  Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình.
  •  Hình ảnh so sánh: cây có cội, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển giống con người nhờ có ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay.
  •  Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị.
  •  Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước.

+ Kết đoạn: Bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.


c) Viết

Ông cha ta từng viết:


Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.


Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như câynhư sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.


d) Kiểm tra và chỉnh sửa.

Các em viết thành bài văn, kiểm tra và sửa lỗi chính tả (nếu có).


BÀI VIẾT THAM KHẢO

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào cùa mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:


“Công cha như núi ngất trời,
Nglũa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”


Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nglũa me”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao


“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”


Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ


“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”


Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" số 5

1. Định hướng

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Sách Cánh Diều, kiến thức Ngữ văn 6
A) Định hướng:
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.
- Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì?
- Đoạn văn em viết có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

B) Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:
- Đọc kĩ bài thơ, vừa đọc vừa liên tưởng, hình dung để hiểu nội dung bài thơ.
- Lựa chọn một số yếu tố chi tiết, hình ảnh trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất để nêu cảm xúc, ấn tượng.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố.. nào trong bài thơ? Vì sao (nêu lí lẽ, dẫn chứng là cân thơ, từ ngữ để chứng minh)

Thực hành - Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, Sách Cánh Diều, Ngữ Văn 6
Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: "À ơi tay mẹ", "về thăm mẹ") hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

(Gợi ý: Các em nên chọn bài ca dao, hoặc bài thơ lục bát có số dòng ngắn thì sẽ dễ viết hơn, dễ trình bà cảm nghĩ hơn; đoạn văn sẽ không bị thiếu ý, sót ý).

a) Chuẩn bị - trang 83
- Đọc kĩ đề bài và xác định nội dung, yêu cầu của đề: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát đã học hoặc một bài ca dao đã học.
- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ: Ví dụ bài ca dao
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
- Đọc lại, đọc chậm rãi, đọc để hiểu nội dung bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý – trang 83
* Bước 1 - Tìm ý:
Em tìm ý cho đoạn văn em sẽ viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bài thơ lục bát hoặc bài ca dao mà em thích là bài nào?
Trả lời:
Thích bài ca dao:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

- Nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ làm cho em thích? Vì sao em thích?
Trả lời:
+Nội dung trong bài thơ làm em thích là bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, nói về mối quan hệ giữa con cháu với ông bà, tổ tiên
+ Hình thức nghệ thuật trong bài thơ làm em thích là thể loại ca dao dân gian, ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời thường; biện pháp điệp ngữ và so sánh.

- Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài thơ?
Trả lời:
Đọc bài thơ, em nhớ đến công ơn của tổ tiên, và từ đó có cảm xúc biết ơn, tự hào, trân trọng những gì ông cha đã gây dựng nên.

* Bước 2 – Lập ý:
Em sẽ lập dàn ý đoạn văn mình sẽ viết theo các gợi ý trong Sách giáo khoa:
- Mở đoạn: Giới thiệu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ của em về cả bài thơ.
- Thân đoạn:
Cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của từng phần trong bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
Nêu lên các lí do khiến em thích, ấn tượng với bài thơ này.
Ví dụ: Về nội dung, bài thơ (bài ca dao) gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ, cha và những người thân.. ; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát giản dị, các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;..
- Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. Lời khuyên chung cho mọi người cùng thực hiện.

Gợi ý trả lời:
- Mở đoạn: Bài ca dao Con người có cố, có ông là tác phẩm hay thuộc chủ đề tình cảm gia đình, ca ngợi công lao của ông bà, tổ tiên
- Thân đoạn:
+Bài ca dao nói về lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên của mình.
+Biện pháp điệp ngữ: Chữ có được lặp lại hai lần để nhắc nhở chúng ta rằng ai cũng có tổ tiên, cội nguồn, gốc gác nên dù đi đâu đi xa cách mấy chăng nữa thì hãy nhớ về nguồn gốc của mình.
+Hình ảnh so sánh: Con người có gốc gác như cây có cội rễ, như sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển. Chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay là nhờ có ông bà, tổ tiên.
+Bài học: Con cháu phải biết ghi nhớ công lao của tổ tiên, cha mẹ ông bà. Phải biết chung thủy hiếu thuận không được vong ơn bội nghĩa.
+ Kết đoạn: Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở con cháu biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước.

c) Thực hành Viết – trang 84
Các em triển khai dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh, lô gic, mạch lạc. Tham khảo bên dưới:

Đoạn văn mẫu
Kho tàng ca dao Việt Nam có nhiều bài hay về chủ đề tình cảm gia đình ca ngợi cội nguồn, tổ tiên, các lớp người đi trước. Trong đó, bài "Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn" là một trong những bài ca dao hay nhất ca ngợi chủ đề này. Bài ca dao ca ngợi lòng biết ơn, sự thủy chung của con cháu đối với tổ tiên, cội nguồn, giống nòi của mình. Biện pháp điệp ngữ sử dụng thật giản dị mà thật hay. Chữ có được lặp lại hai lần để nhắc nhở chúng ta rằng ai cũng có tổ tiên, cội nguồn, gốc gác nên dù đi đâu đi xa cách mấy chăng nữa thì hãy nhớ về nguồn gốc của mình. Hình ảnh so sánh con

d) Kiểm tra và chỉnh sửa – trang 84
Đọc lại đoạn văn đã viết. Đối chiếu với yêu cầu đã nêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý ở mục 2. Thực hành để tự phát hiện các lỗi và biết cách sửa lỗi.

Cần kiểm tra và sửa lỗi ở cả 2 khía cạnh: Nội dung (đảm bảo đúng vấn đề mà đề bài đã nêu) và hình thức của đoạn văn (bố cục, chính tả, diễn đạt).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát" số 6

1. Định hướng

  • Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.
  • Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ dể hiểu bài thơ

- Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ?


2. Thực hành

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát ( “À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ”) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

Chuẩn bị

- Đọc kĩ đề bài xác định yêu cầu của đề là: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát

- Chọn bài thơ: Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương

- Đọc thật kĩ lại bài thơ nhiều lần.


Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

+ Bài thơ lục bát mà em thích là bài thơ Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương.

+ Điều em ấn tượng nhất trong bài thơ là tình cảm người con dành cho mẹ của mình. Vì điều đó đã chạm được đến cảm xúc của em, làm em thấy rằng mình cũng cần phải yêu thương và biết ơn hơn nữa người mẹ thân yêu của mình

+ Em cảm thấy bài thơ có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật.

- Lập dàn ý

+ Mở đoạn:

  • Bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là bài thơ em ấn tượng và yêu thích nhất trong chương trình Ngữ Văn của mình.

+ Thân đoạn:

  • Điều em ấn tượng nhất ở bài thơ là nội dung sâu sắc của nó.
  • Đây là bài thơ viết về tình cảm gia đình thiêng liêng, thân thương và đầy xúc động
  • Được thể hiện qua hình ảnh người con xúc động vô cùng khi thấy cảnh sống đơn sơ của mẹ, khi thấy sự tần tảo, chịu thương chịu khó của người mẹ.
  • Còn thơ hiện qua sự yêu thương khi người mẹ chắt chiu phần những quả na cuối cùng đợi con trở về
  • Từ đó đã chạm tới cảm xúc trong em khiến em thấy yêu thương và biết ơn mẹ của mình nhiều hơn.

+Kết bài:

  • Ấn tượng sâu sắc của em về bài thơ

c.Viết

Trong chương trình Ngữ Văn 6 em đã được tìm hiểu rất nhiều bài thơ lục bát, những bài thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là một bài thơ sâu sắc khi viết về đề tài tình cảm gia đình. Ở đó em thấy sự xót xa thương mẹ vô cùng của người con khi về thăm quê. Chứng kiến cảnh sống giản dị đơn sơ của mẹ với “chiếc nón mê đã cũ” “áo tơi đã cộc”, mặc dù vậy nhưng mẹ vẫn lo toán vun vén cho căn nhà của mình để chờ con về mẹ vẫn nấu tương vẫn nuôi gà mấy chú gà dường như là màu sắc tươi tắn duy nhất nổi bật trên cảnh sống đơn xơ, u ám của mẹ. Đặc biệt hơn cảm xúc của người con còn trào dâng, xúc động khi ngước mắt nhìn thấy những quả na cuối vụ mẹ vẫn phần mình. Chỉ từ những điều rất nhỏ nhặt giản dị, đơn sơ ở cuộc sống thường ngày thôi nhưng ta thấy được tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng và da diết. Bài thơ “Về thăm mẹ” không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học dạy tôi phải biết yêu thương, quan tâm, lo lắng hơn với những người thân yêu của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .